Khái Niệm Và Thẩm Quyền Bảo Đảm Quyền Trẻ Em Trong Các Vụ Án Xâm Hại Tình Dục

hưởng, được từ bỏ và được yêu cầu chủ thể khác phai tôn trọng, thực hiện hay đảm bảo cho mình” [7]. Quyền thường gắn liền với nghĩa vụ, quyền của một chủ thể sẽ làm phát sinh nghĩa vụ của những chủ thể khác. Mỗi người đều là chủ thể của cả quyền và nghĩa vụ chính vì thể mà có thể đòi hỏi chủ thể khác tôn trọng, bảo đảm quyền của mình và đồng thời cũng phải tôn trọng, đảm bảo quyền của người khác.

Như vậy, từ các khái niệm trên, quyền có thể được hiểu theo hai dấu hiệu. Thứ nhất, quyền phải có sự thừa nhận về mặt pháp lý và được đảm bảo thực hiện bởi các quy định của pháp luật. Thứ hai, quyền gắn liền với mỗi cá nhân, cá nhân được hưởng, được làm được đòi hỏi theo các quy định của pháp luật mà không ai được ngăn cản, hạn chế hay tước bỏ.

Khái niệm quyền có đặc điểm trung tính. Khi gắn với con người (quyền con người) nó trở nên đặc định theo nghĩa đó là những gì mà chỉ dành riêng cho nhân loại chứ không phải cho toàn bộ động vật của thế giới tự nhiên. Quyền con người theo nghĩa phổ quát đó là nhu cầu và lợi ích bẩm sinh, vốn có mà mọi thành viên của nhân loại đều được hưởng mà không phải chịu bất kỳ sự tước bỏ, hạn chế tùy tiện bởi bất kỳ chủ thể nào, bao gồm cả nhà nước.[7]

Và vì trẻ em là một phần của nhân loại nên quyền trẻ em cũng là quyền con người (quyền con người của trẻ em). Nếu quyền con người là quyền mang tính chung, tính phổ biến còn quyền trẻ em vừa mang tính phổ biến, vừa mang tính đặc thù chỉ rành riêng cho chủ thể đặc biệt – chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất và chưa hoàn thiện về mặt tinh thần. Trẻ em có những quyền mà đã số người lớn không có như quyền được bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng.. song cũng có những quyền của người lớn mà trẻ em chưa được hưởng hoặc mới hưởng được một phần như quyền được bầu cử, ứng cử..

Như vậy, ta có thể rút ra khái niệm quyền trẻ em được là quyền con

người dành riêng cho trẻ em, là những quyền tự nhiên mà trẻ em được hưởng, được làm, được các chủ thể khác tôn trọng thực hiện nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển toàn diện.

Trong Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, quyền của trẻ em bao gồm các nhóm quyền cơ bản như: Quyền được sống cùng không tách rời khỏi gia đình; Quyền được sống trong môi trường có sự quan tâm, chăm sóc và tình yêu thương; Quyền có cơ hội bình đẳng; Quyền được hướng dẫn chỉ bảo từ phía những người lớn có trách nhiệm; Quyền được lắng nghe và thấu hiểu, được suy nghĩ độc lập, được tự do biểu đạt ý kiến, quan điểm, được tham gia quyết định về những vấn đề có liên quan đén cuộc sống của trẻ em; Quyền được chuẩn bị đây đủ cho việc trở thành công dân tích cực và có trách nhiệm; Quyền được bảo vệ chống mọi sự lạm dụng, hành hạ, ngược đãi và bỏ mặc; Quyền được sống trong môi trường bảo đảm phẩm giá và tự do; Quyền được phát triển bản sắc và cá tính của mình.

Cho tới hôm nay, về cơ bản, chúng ta có một hệ thống pháp luật về quyền trẻ em tương đối đầy đủ, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, hài hòa với pháp luật quốc tế và ứng phó kịp thời với những mối quan hệ xã hội mới, tạo hành lang pháp lý toàn diện nhằm bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em ở mức cao nhất. Đặc biệt, trong Hiến pháp năm 2013 đã cụ thể hóa đường lối của Đảng bằng việc quy định rõ: các quyền công dân, trong đó có các quyền trẻ em phù hợp với điều kiện phát triển mới; quyền và bổn phận của trẻ em; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức trong việc bảo vệ quyền trẻ em. Hiến pháp coi quyền trẻ em là một bộ phận của quyền con người; đặt quyền và bổn phận trẻ em trong mối quan hệ với quyền và nghĩa vụ của công dân và coi đó là một bộ phận không thể tách rời... Cụ thể hơn, Luật trẻ em năm 2016 đã quy định rõ 25 quyền của trẻ em và 5 bổn phận của trẻ em đối với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng và nhà nước.

Các nhóm quyền cơ bản của trẻ em đều phán ánh những nguyên tắc cốt lõi của CRC đó là: không bị phân biệt đối xử; lợi ích tốt nhất cho trẻ em; quyền sống còn và phát triển; quyền được tôn trọng và lắng nghe. Các quy định về bổn phận của trẻ em trong pháp luật Việt Nam phản ánh cân bằng giữa quyền và bổn phận của trẻ em, nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện, phù hợp và tiến bộ của trẻ em.

1.1.4. Quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Quyền trẻ em trong mọi lĩnh vực, được coi là giá trị của nhân loại, phải được tôn trọng và bảo vệ bao gồm cả các quyền cần được đảm bảo bởi pháp luật, trong đó có pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự. Thông qua các điều khoản của Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam hiện hành đã cho chúng ta có thể thấy rất rõ vấn đề quyền trẻ em và đảm bảo quyền trẻ em khỏi xâm hại được thể hiển rất cụ thể.

Từ định nghĩa về quyền trẻ em, ta có thể định nghĩa về quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục như sau : “Quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục là tổng thể những điều mà pháp luật tố tụng hình sự công nhận và đảm bảo thực hiện đối với trẻ em, để theo đó, trẻ em được hưởng, sử dụng trong suốt quá trình tố tụng của vụ án mà không ai được ngăn cản, hạn chế”.

Bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội - 4

Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người được coi là một trong những hành vi phạm tội nghiêm trọng nhất và bị pháp luật nghiêm trị. Để bảo đảm thực hiện nguyên tắc đã được pháp luật ghi nhận, đó là quyền được bảo vệ để không xâm phạm tình dục của trẻ em, Chương XIV Bộ Luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định 05 Điều (142, 144, 145, 146, 147) trong nhóm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi. Quy định việc thực hiện tội phạm với nạn nhân, người bị hại là trẻ em và coi đó là một trong các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cho thấy chính

sách pháp luật hình sự Việt Nam luôn dành sự quan tâm, bảo vệ đặc biệt cho trẻ em – nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, xâm hại.

Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em là người còn non nớt về cà thể chất lẫn tinh thần, dẫn đến việc các em không thể nhận thức được khả năng nguy hiểm cho bản thân như bị xâm hại tình dục, Bộ luật Tố tụng Hình sự đã dành một chương quy định riêng về thủ tục tố tụng với người dưới 18 tuổi sao cho hợp lý với đặc điểm tâm sinh lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ khi tham gia vào quan hệ tố tụng hình sự. Bên cạnh đó, còn có Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT – VKSNDTC – TANDTC – BCA – BTP - BLĐTBXH ngày 21/12/2018 về phối hợp thực hiện một số quy định của BLTTHS về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi nhằm tạo cơ chế chặt chẽ hơn nữa đảm bảo quyền của trẻ em là bị hại trong các vụ án xâm hại tình dục.

Bảo đảm sự tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em thể hiện bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa luôn đề cao và tôn trọng các giá trị của con người, vì lợi ích chính đáng của trẻ em. Các quyền trẻ em được bảo vệ trong các vụ án xâm hại tình dục đó là:

Thứ nhất, quyền được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, tài sản của cá nhân, được quy định tại Điều 11 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 “Mọi người có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh sự, nhân phẩm, tài sản”.

Thứ hai, quyền bình đẳng trước pháp luật, quy định tại Điều 9 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 “Tố tụng hình sự tiến hành theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, nam nữ, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội. Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật”. Trong các vụ án xâm hại tình dục trẻ em, điều này được hiểu là trẻ em dù là dân tộc nào, tín ngưỡng nào, là trẻ em khuyết tật bẩm sinh

hay trẻ em không nơi nương tựa thì đều được đối xử bình đẳng như nhau đều được hưởng những quyền mà pháp luật quy định.

Thứ ba, quyền bí mật đời sống riêng tư, trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác, được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư, Điều này được quy định tại Khoản 2 Điều 414 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015: “Bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi”;

Thứ tư, quyền được bảo đảm sự tham gia tố tụng của người đại diện, nhà trường, tổ chức, người đại diện là cha mẹ hay nhà trường, các tổ chức là những người gần gũi với trẻ và hiểu trẻ em nên việc tham gia tố tụng của những người này góp phần làm cho trẻ được hưởng những quyền và lợi ích tốt nhất. Được quy định tại Điều 420 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 và Điều 4 Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT – VKSNDTC – TANDTC – BCA – BTP

- BLĐTBXH ngày 21/12/2018 về phối hợp thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi.

Thứ năm, quyền được bày tỏ ý kiến, trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em, được cơ quan tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân lắng nghe, tiếp thu và phản hổi chính đáng. Được quy định tại Khoản 4 Điều 414 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015: “Tôn trọng quyền được tham gia, trình bày ý kiến với người dưới 18 tuổi

1.1.5. Khái niệm và thẩm quyền bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục

Theo từ điển Tiếng Việt, bảo đảm được định nghĩa là : “làm cho chắc chắn, thực hiện được, giữ gìn được hoặc có đầy đủ những gì cần thiết….”. Đại từ điển Tiếng Việt cũng đưa ra định nghĩa tương tự, trong đó bảo đảm là “..làm cho có được điều gì. Có đủ trọn vẹn các điều quy định. Chắc chắn, đạt tiêu chuẩn cần thiết..”.

Công ước về quyền trẻ em năm 1989 cũng ghi nhận khá nhiều điều khoản nhấn mạnh đến trách nhiệm của các quốc gia thành viên phải bảo đảm các quyền trẻ em trong tất cả các lĩnh vực mà Công ước đã đề cập, song không có điều khoản nào định nghĩa về khái niệm đảm bảo quyền trẻ em là gì. Pháp luật Việt Nam cũng vậy. Do đó, dựa trên định nghĩa của Đại từ điển Tiếng Việt, dưới góc độ ngôn ngữ, có thể đưa ra cách hiểu chung nhất về bảo đảm quyền trẻ em là việc tạo mọi điều kiện thuận lợi để trẻ em được hưởng các quyền vốn có của mình một cách phù hợp, trọn vẹn và đầy đủ nhất.

Trên thực thế, không thể phủ nhận rằng quyền trẻ em bị xâm hại dưới nhiều hình thức trong đó có xâm hại tình dục trẻ em. Từ khái niệm bảo đảm quyền trẻ em thì thì ta có thể rút ra khái niệm về bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục như sau: Bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục là việc các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vụ án hình sự thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho trẻ em được hưởng các quyền, lợi ích chính đáng của mình mà không bị tước bỏ trái pháp luật.

Việt Nam xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về việc đảm bảo quyền trẻ em bị xâm hại nói chung và xâm hại tình dục nói riêng. Cũng đi theo xu hướng chung là đảm bảo quyền trẻ em bị xâm hại theo hệ thống gồm ba cấp độ là: phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp được quy định cụ thể trong Luật trẻ em năm 2016.

Bảo đảm quyền trẻ em vừa là quyền vừa là trách nhiệm của mọi cá nhân. Như đề cập ở trên thì nhà nước là chủ thể có trách nhiệm chính trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền trẻ em. Để thực hiện được điều đó, Nhà nước phải sử dụng pháp luật. Để thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và của nhà nước trong vấn đề bảo đảm quyền trẻ em, từ rất sớm ở Việt Nam đã hình thành một hệ thống cơ quan tổ chức từ Trung ương đến cơ sở phường, xã có chức năng, nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em, cụ thể:

Các cơ quan dân cử bao gồm Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, chương trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo thẩm quyền phân bổ ngân sách hàng năm để thực hiện quyền trẻ em; giám sát việc thực hiện quyền trẻ em. Trong cơ cấu của Quốc hội có Ủy ban văn hóa, giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng là cơ quan đầu mối về công tác này.

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về trẻ em, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách pháp luật, chương trình, kế hoạch về trẻ em, bảo đảm thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu liên quan đến trẻ em trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, trung hạn và hàng năm của quốc gia, ngành, địa phương, chỉ đạo các Bộ, ngành trong việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý cá vi phạm pháp luật về trẻ em.

Bộ Lao động, Thương Binh, Xã hội là cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách về trẻ em, có nhiệm vụ xây dựng báo cáo quốc gia về việc thực hiện CRC; xây dựng và hướng dẫn và thực hiện tổ chức chính sách pháp luật về bảo vệ trẻ em và bảo đảm các quyền trẻ em; phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em; chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. ban hành các văn bản pháp luật về quyền trẻ em và thực hiện hoạt động giám sát tối cao đối với việc thực hiện pháp luật về quyền trẻ em; cơ quan Hành chính nhà nước tổ chức thực hiện pháp luật về quyền trẻ em, bảo đảm cho các em được hưởng các quyền, lợi ích chính đáng; cơ quan Tòa án thực hiện chức năng xét xử qua đó bảo vệ được các quyền trẻ em bị xâm hại;Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan được nhà nước tin tưởng, giao phó nhiệm vụ bảo vệ quyền nói người nói chung và quyền trẻ em nói riêng.

Bộ Công an và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác hướng dẫn và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục trẻ em và các tội phạm khác liên quan đến trẻ em.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm giám sát, phản biện, tham vấn, kiến nghị đối với cơ quan nhà nước trong việc xây dựng, thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật, phân bổ nguồn lực để đáp ứng quyền trẻ em…..

Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan duy nhất có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền trẻ em…Thông qua chức năng thực hành quyền công tố, Viện kiểm sát truy tố ra trước tòa án đúng người, đúng tội đảm bảo pháp luật được thực hiện nghiêm minh, đưa người thực hiện hành vi xâm hại trẻ em ra xét xử, tạo tính răn đe phòng ngừa tội phạm. Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp cuả các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình điều tra, truy tố và xét xử nhằm đảm bảo cho trẻ em khỏi sự xâm hại, sự vi phạm quyền từ các cơ quan, chủ thể có thẩm quyền khác.

1.2. Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục

1.2.1. Khái quát về Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh

* Về vị trí và cơ cấu tổ chức:

Theo Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam là một hệ thống độc lập và được được tổ chức ở 4 cấp, gồm:

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát nhân dân cấp cao (hiện có 3 Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh);

- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (hiện có 63 Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh).

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 13/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí