Các Qui Định Về Thẩm Quyền Điều Tra Tội Phạm Liên Quan Đến Hoạt Động Mua Bán Phụ Nữ, Trẻ Em

Bên cạnh việc quy định các tội phạm mua bán người, Bộ luật hình sự Việt Nam cũng có các điều luật quy định về các tội phạm khác có liên quan như: mại dâm; lao động cưỡng bức; tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài...

Thứ nhất, để bảo đảm thực hiện các quyền của công dân trong lĩnh vực lao động, Bộ luật hình sự có hai điều luật quy định về tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động (Điều 227) và tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em (Điều 228) nhằm góp phần bảo đảm an toàn, vệ sinh trong lao động, ngăn chặn việc sử dụng trẻ em làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại. Đặc biệt, Bộ luật hình sự quy định xử phạt nặng (có thể đến 7 năm tù) đối với trường hợp sử dụng nhiều lần hoặc sử dụng nhiều trẻ em làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại. Ngoài việc bị phạt tự thì người phạm tội còn có thể bị phạt tiền bổ sung đến 50.000.000 đồng (đối với tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động) hoặc 20.000.000 đồng (đối với tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em).

Thứ hai, để ngăn chặn tệ nạn mại dâm, Bộ luật hình sự có ba điều luật quy định về các tội phạm liên quan đến lĩnh vực này, đó là: tội chứa mại dâm (Điều 254), tội môi giới mại dâm (Điều 255) và tội mua dâm người chưa thành niên (Điều 256). Đây là những tội phạm nghiêm trọng với mức hình phạt có thể đến 5 hoặc 7 năm tù. Phạm tội trong những trường hợp có tình tiết tăng nặng như: có tổ chức, cưỡng bức mại dâm, phạm tội nhiều lần, phạm tội đối với nhiều người, phạm tội đối với trẻ em hoặc người chưa thành niên, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng... thì hình phạt có thể lên đến 15 năm tù (đối với tội mua dâm người chưa thành niên), 20 năm tù (đối với tội môi giới mại dâm) và 20 năm hoặc tù chung thân (đối với tội chứa mại dâm). Ngoài ra, người phạm các tội nói trên còn có thể bị phạt tiền bổ sung đến 10.000.000 đồng (đối với tội môi giới mại dâm), 10.000.000 đồng (đối với tội mua dâm người chưa thành niên). Riêng đối với tội chứa mại dâm thì người phạm tội còn có thể bị phạt tiền đến 100.000.000 đồng, bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Thứ ba, Bộ luật hình sự quy định tại Điều 275 về tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép. Đây là tội phạm hết sức nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý hành chính của Nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh. Bộ

luật quy định hình phạt đối với tội này có thể đến 7 năm tù; trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì hình phạt có thể lên đến 20 năm tù.

Cùng với việc quy định tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, Bộ luật hình sự còn quy định tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 266), tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 267) và tội giả mạo trong công tác (Điều 284), theo đó, hành vi sửa chữa, làm sai lệch nội dung hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch hoặc các loại giấy chứng nhận và tài liệu khác của cơ quan, tổ chức và sử dụng các giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật cũng như hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, giấy tờ, tài liệu đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân thì bị phạt tù đến 3 năm; phạm tội trong trường hợp có tổ chức, phạm tội nhiều lần,... thì có thể bị phạt tù đến 5 năm; riêng trường hợp phạm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức mà gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì có thể bị phạt tù đến 7 năm. Đối với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện việc sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; làm hoặc cấp giấy tờ giả; giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn thì bị phạt tù đến 5 năm; trường hợp phạm tội có tình tiết tăng nặng như: tổ chức, phạm tội nhiều lần, gây hậu quả nghiêm trọng... thì có thể bị phạt tù đến 10 năm; nếu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì có thể bị phạt tù đến 20 năm. Ngoài ra, người phạm các tội này còn có thể bị phạt tiền bổ sung.

Chính sách xử lý về hình sự đối với các tội phạm nói chung, trong đó có các tội mua bán người và các tội phạm khác có liên quan được thể hiện rõ tại Điều 3 Bộ luật hình sự, theo đó pháp luật nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng... Bộ luật hình sự cũng xác định người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm và mỗi người phải chịu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất và mức độ tham gia của mình vào việc thực hiện tội phạm (Điều 20 và 53 Bộ luật hình sự).

Ngoài các tình tiết tăng nặng định khung được quy định trong các điều luật về từng tội phạm cụ thể, Bộ luật hình sự còn quy định tại Điều 48 các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với những trường hợp phạm tội nói chung và phạm các tội liên

quan đến mua bán người, cưỡng bức lao động, mại dâm, xuất cảnh, nhập cảnh nói riêng, như: phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người ở trong tình trạng không thể tự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác; xúi giục người chưa thành niên phạm tội; phạm tội có tổ chức; phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; phạm tội có tính chất côn đồ; phạm tội vì động cơ đê hèn; cố tình thực hiện tội phạm đến cùng; phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm...

Đối chiếu với các quy định về hình sự hóa của Nghị định thư về việc ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (Điều 5) và của Nghị định thư về chống đưa người di cư trái phép bằng đường bộ, đường biển và đường không (Điều 6) thì 3 nhóm hành vi được nêu trong hai nghị định thư (mua, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp, nhận người nhằm bóc lột; đưa người di cư trái phép; làm giả giấy tờ đi lại hoặc giấy tờ tùy thân, mua, cung cấp hoặc sở hữu giấy tờ như vậy nhằm tạo điều kiện cho việc đưa người di cư trái phép hoặc giúp một người ở lại một quốc gia trái phép) đã được Bộ luật hình sự Việt Nam hình sự hóa dưới dạng các tội phạm khác nhau (các điều 119, 120, 227, 228, 254, 255, 256, 266, 267, 275 và 284 Bộ luật hình sự) với mức hình phạt nghiêm khắc. Đặc biệt, Bộ luật hình sự Việt Nam coi tội mua bán phụ nữ, trẻ em là những tội phạm rất nghiêm trọng xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người thể hiện ở mức hình phạt quy định đối với các tội phạm này rất nghiêm khắc, có thể lên đến 20 năm tù; thậm chí đối với tội mua bán trẻ em có thể bị phạt tù chung thân. Ngoài ra, pháp luật xử lý về hình sự không chỉ đối với người thực hành tội phạm (người trực tiếp thực hiện các hành vi phạm tội cụ thể) mà cả đối với người tổ chức, chỉ huy, cầm đầu, người giúp sức, người xúi giục tùy theo tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm (Điều 3 và Điều 53 Bộ luật hình sự).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

2.2.2.4. Các qui định về thẩm quyền điều tra tội phạm liên quan đến hoạt động mua bán phụ nữ, trẻ em

Điều 5 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định:

Hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam hiện nay - 7


Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam. Đối với

người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao [35].

Như vậy, nói chung cơ quan điều tra của Việt Nam có toàn quyền trong việc xử lý các tội phạm nói chung, trong đó có các tội phạm liên quan đến mua bán người, mại dâm, xuất nhập cảnh trái phép, tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài... xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam hoặc do công dân Việt Nam thực hiện, trừ một số ngoại lệ.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định tại Điều 110 về thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự, theo đó, Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Theo Điều 8 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 thì Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền điều tra tất cả các tội phạm liên quan đến hành vi mua bán người (các điều 119 và 120 của Chương XII Bộ luật hình sự năm 1999); vi phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động, sử dụng lao động trẻ em (các điều 227 và 228 của Chương XIX Bộ luật hình sự năm 1999); mại dâm (các điều 254, 255 và 256 của Chương XIX Bộ luật hình sự năm 1999); tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài (Điều 275 của Chương XX Bộ luật hình sự năm 1999); tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 266 của Chương XX Bộ luật hình sự năm 1999) và tội giả mạo trong công tác (Điều 284 của Chương XXI Bộ luật hình sự năm 1999). Trong trường hợp hành vi phạm tội nêu trên do quân nhân thực hiện hoặc gây thiệt hại cho lợi ích của quân đội thì Cơ quan điều tra trong quân đội có thẩm quyền điều tra.

2.2.2.5. Các quy định về tạm giữ tài sản và các khoản thu lời bất chính từ hoạt động phạm tội

Điều 12 và Điều 17 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 quy định một trong những hình thức xử phạt bổ sung đối với người vi phạm hành chính là tịch thu tang

vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, tức là sung vào quỹ nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính. Để bảo đảm thực hiện quy định này, Điều 46 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần để xác minh tình tiết làm căn cứ quyết định xử lý hoặc ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính. Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó; nếu để mất mát, hư hỏng, bị mất hoặc bán thì phải bồi thường. Trường hợp cần thiết phải niêm phong thì tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình, đại diện tổ chức, đại diện chính quyền và người chứng kiến.

Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày 15/10/2004 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm quy định: Người có hành vi góp vốn để sử dụng vào mục đích mại dâm thì ngoài việc bị xử phạt như quy định tại khoản 1 của điều này còn bị tịch thu vốn đã góp để sử dụng vào mục đích mại dâm. Điều 24 Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự còn quy định người có hành vi mại dâm quy định tại điều này thì bị tịch thu toàn bộ tiền do vi phạm mà có.

Bộ luật hình sự năm 1999 (điểm b khoản 1 Điều 41) quy định việc tịch thu, sung quỹ nhà nước được áp dụng đối với công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội; vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành. Để bảo đảm thực hiện quy định này, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (Điều 145) quy định về việc tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét, theo đó khi khám xét, điều tra viên được tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án; đối với loại đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành thì thu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trường hợp cần thiết phải niêm phong thì tiến hành trước mặt chủ đồ vật hoặc đại diện gia đình, đại diện chính quyền và người chứng kiến.

Ngoài ra, theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 (các điều 28 và 40) thì một trong những hình phạt bổ sung có thể được áp dụng đối với người phạm tội là tịch thu tài sản. Để bảo đảm thi hành hình phạt này, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về việc kê biên tài sản (Điều 146), theo đó việc kê biên tài sản được áp dụng đối với bị can,

bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định có thể tịch thu tài sản và chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị tịch thu.

Trong các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về vấn đề tạm giữ tài sản được dựng làm công cụ, phương tiện vi phạm cũng như tiền hoặc các khoản thu lợi khác do vi phạm pháp luật mà có đều có các điều khoản quy định chặt chẽ, cụ thể về trình tự, thủ tục tiến hành tạm giữ.

2.2.2.6. Các quy định về bảo vệ nhân chứng và các nạn nhân bị mua bán


- Các quy định về bảo vệ nhân chứng trong quá trình tố tụng:


Pháp luật tố tụng hình sự của Việt Nam quy định trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng phải áp dụng những biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để bảo vệ người làm chứng cũng như người thân của họ khi những người này bị đe doạn đến tính mạng, sức khỏe, bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, tài sản (Điều 7 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003) (phần này luận văn trích dẫn các điều, khoản của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, nên chỉ trích rõ điều luật, không viện dẫn Bộ luật). Điều 55 cũng quy định quyền của người làm chứng được yêu cầu cơ quan đó triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp của họ khi tham gia tố tụng. Tại phiên tòa, trong trường hợp cần thiết phải bảo đảm an toàn cho người làm chứng và những người thân thích của họ, Hội đồng xét xử phải quyết định thực hiện biện pháp bảo vệ theo quy định của pháp luật (Điều 211).

Có thể nói rằng, việc quy định về trách nhiệm bảo vệ người làm chứng của các cơ quan tiến hành tố tụng và quyền của người làm chứng được yêu cầu bảo vệ trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 là một điểm tiến bộ của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Tuy nhiên, những quy định trên mới chỉ dừng ở mức nguyên tắc, do vậy chỉ có thể được thực hiện khi có văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết về đối tượng được bảo vệ (trong đó cần giải thích khái niệm người thân của người làm chứng), các biện pháp bảo vệ (thay đổi tên tuổi, nhận dạng, chỗ ở, các thủ tục thu thập chứng cứ đặc biệt như lấy lời khai thông qua kết nối video v.v...), thủ tục yêu cầu bảo vệ, kinh phí thực hiện những quy định này, đồng thời, bản thân những quy định trên cũng còn có mâu thuẫn, chưa hợp lý. Cụ thể là theo quy định của Điều 7 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì đối tượng được

bảo vệ bao gồm không chỉ nhân chứng mà cả người thân của họ, nhưng khoản 3 Điều 55 thì lại chỉ quy định quyền của nhân chứng được yêu cầu bảo vệ tính mạng, sức khỏe, quyền, lợi ích cho chính mình mà thôi.

- Các quy định về bảo vệ nạn nhân trong quá trình tố tụng:


+ Bảo vệ nạn nhân (Điều 124): trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra, điều tra viên, kiểm sát viên phải báo trước cho người tham gia tố tụng, người chứng kiến không được tiết lộ bí mật điều tra. Tuy nhiên, quy định này chưa đủ để bảo đảm bảo vệ bí mật và nhận dạng của nạn nhân bị mua bán vì những lý do sau: pháp luật chưa quy định rõ những trường hợp nào thì cần được giữ bí mật điều tra, ngoài những trường hợp cần giữ bí mật điều tra thì pháp luật không ghi nhận quyền của nạn nhân bị mua bán được yêu cầu cơ quan điều tra giữ bí mật, kể cả nhận dạng của mình.

Điều 18 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định:


Việc xét xử của tòa án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì tòa án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai [38].

Như vậy, ở giai đoạn xét xử, nạn nhân bị mua bán, với tư cách là đương sự của vụ án, có thể yêu cầu được xét xử kín vì lý do bảo vệ đời tư hoặc nhận dạng của mình. Tuy nhiên, yêu cầu này có thể được chấp nhận hay không lại phụ thuộc vào việc tòa án có cho rằng đây là yêu cầu chính đáng hay không chính đáng. Bên cạnh đó, việc tuyên án vẫn được tiến hành công khai nên không thể bảo đảm hoàn toàn bí mật và nhận dạng của nạn nhân bị mua bán.

+ Trợ giúp nạn nhân: việc trợ giúp nạn nhân bị mua bán trong quá trình tố tụng được tiến hành theo các quy định chung của pháp luật tố tụng hình sự về bảo vệ quyền, lợi ích đương sự trong vụ án hình sự. Theo quy định của khoản 1 Điều 59, nạn nhân bị mua bán với tư cách là "người bị hại... có quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác được cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án chấp nhận để bảo vệ quyền lợi cho mình". Người bảo vệ quyền lợi của nạn nhân bị mua bán có nghĩa vụ sử

dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để góp phần làm rõ sự thật của vụ án; đồng thời giúp nạn nhân về mặt pháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ (khoản 4 Điều 59). Khi bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nạn nhân, người bảo vệ quyền lợi của nạn nhân có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu trong quá trình tố tụng; đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của người đó sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật; tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà; xem thúc bản phiên tòa; khiếu nại quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch để bảo đảm sự vô tư, khách quan trong việc giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Đối với nạn nhân là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất thì người bảo vệ quyền lợi của họ còn có quyền có mặt khi cơ quan tiến hành tố tụng lấy lời khai của nạn nhân; có quyền kháng cáo phần bản án, quyết định của Tòa án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của nạn nhân (khoản 3 Điều 59).

Bên cạnh đó, Nhà nước có hệ thống trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách (bao gồm người có công với cách mạng và đồng bào dân tộc thiểu số). Mặc dù nạn nhân bị mua bán, không được quy định rõ là đối tượng được trợ giúp pháp luật miễn phí, nhưng trong thực tế, để tăng cường đấu tranh và trợ giúp các nạn nhân của tệ nạn mua bán phụ nữ, trẻ em, Cục Trợ giúp pháp lý Bộ Tư pháp vẫn chỉ đạo các trung tâm trợ giúp pháp lý đưa các đối tượng này vào diện được trợ giúp miễn phí. Như vậy, các đối tượng này có thể đề nghị các trung tâm trợ giúp pháp lý cấp tỉnh giải đáp pháp luật, hướng dẫn những thủ tục cần thiết và cung cấp địa chỉ cơ quan có thẩm quyền giải quyết; cung cấp thông tin pháp lý; trực tiếp bảo vệ hoặc mời luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước tòa án. Tuy nhiên, do chưa được ghi nhận bằng văn bản pháp luật của Nhà nước, nên sẽ có những trường hợp nạn nhân bị mua bán không biết được rằng mình thuộc diện được trợ giúp pháp luật miễn phí, trong khi đó lại không đủ khả năng tài chính để thuê luật sư bảo vệ quyền lợi cho mình trong quá trình tố tụng. Điều này làm hạn chế khả năng được bảo vệ của nạn nhân.

- Sự tham gia của nạn nhân bị mua bán trong quá trình tố tụng:

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí