củng cố, phát triển và đã đạt được những thành tích quan trọng. Qua mỗi giai đoạn cách mạng của đất nước, chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát có thay đổi, nhưng các thế hệ cán bộ, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã không ngừng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội, vào thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước cũng như vào thắng lợi sự nghiệp đổi mới của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, đồng thời góp phần đắc lực vào công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm, tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thủ đô.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội
Hiện tại, cơ cấu Viện kiểm sát hai cấp thành phố Hà Nội gồm 42 đơn vị, trong đó 30 Viện kiểm sát nhân dân quận, huyện, thị xã và 12 phòng nghiệp vụ. 12 Phòng của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, bao gồm:
- Phòng 1: Phòng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự về an ninh, ma túy;
- Phòng 2: Phòng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát sơ thẩm án hình sự về trật tự xã hội;
- Phòng 3: Phòng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra , kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự ,về kinh tế, chức vụ tham nhũng;
- Phòng 7: Phòng thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phúc thẩm án hình sự;
- Phòng 8: Phòng kiểm sát, tạm giữ, tạm giam thi hành án hình sự;
- Phòng 9: Phòng kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình;
- Phòng 10: Phòng kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại và lao động và những việc khác theo quy định của
pháp luật;
- Phòng 11: Phòng kiểm sát thi hành án dân sự;
- Phòng 12: Phòng kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp;
- Phòng 15: Phòng tổ chức cán bộ;
- Phòng Thanh tra;
- Văn phòng tổng hợp.
Nhìn chung, cơ cấu tổ chức Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã được tổ chức đầy đủ và tuân thủ theo đúng Hiến pháp (2013) và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (2014), đảm bảo trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó.
2.1.3. Tổ chức bộ máy Viện kiểm sát nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội
- Về tổ chức bộ máy Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội:
Tổng biên chế: 210, trong đó có 05 lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội (gồm: 01 Viện trưởng, 04 Phó Viện trưởng); 12 Trưởng Phòng và 30 Phó Trưởng phòng.
- Về tổ chức bộ máy Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện:
Tổng biên chế: 596, trong đó có 30 Viện trưởng và 74 Phó Viện trưởng.
Tác giả đi sâu nghiên cứu hoạt động đảm bảo quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục của các Phòng nghiệp vụ tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội qua thực hiễn thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.
2.2. Tình hình bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội
Trong thực hiện các nhiệm vụ công tác hàng năm của mình, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã quan tâm chú trọng đến nhiều công tác nghiệp vụ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đã đặt ra và đồng thời qua đó, đảm bảo tốt quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục như sau:
2.2.1. Về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đối với các vụ xâm hại trẻ em
Đối với các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố có dấu hiệu của vụ việc xâm hại tình dục trẻ em, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội tiến hành phân công các đồng chí Chuyên viên, Kiểm sát viên vào sổ thụ lý và ra Quyết định phân công Kiểm sát viên kiểm sát tố giác, tin báo về tội phạm theo quy định. Kiểm sát viên được phân công kiểm sát theo dõi quá trình xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ của Cơ quan điều tra, đồng thời phối hợp chặt chẽ với Điều tra viên trong quá trình thụ lý giải quyết. Hàng tháng và hàng quý, hai cơ quan (Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát) thống nhất đối chiếu sổ sách về số liệu thụ lý, giải quyết các tin báo để hoàn thành báo cáo thống kê.
Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã chủ động thực hành quyền công tố ngay từ khi kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, đơn cử như sau khi khám nghiệm hiện trường, Kiểm sát viên cùng với Điều tra viên cùng nghiên cứu tài liệu, đánh giá chứng cứ, xem xét việc bắt khẩn cấp đối tượng nghi vấn,… Do vậy, ngay từ khi có tin báo tội phạm về vụ việc có dấu hậu xâm hại tình dục trẻ em, Kiểm sát viên đã nắm chắc nội dung vụ án, định hướng được phương án xử lý. Phối hợp với các cơ quan tổ chức cá nhân có nhiệm vụ bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em để thực hiện việc kiểm tra tính xác thực về hành vi xâm phạm, tình trạng mất an toàn, mức độ nguy cơ gây tổn hại đối với trẻ em. Qua đó tạo sự chủ động trong quá trình kiểm sát giai đoạn tiếp theo, góp phần quan trọng trong việc chống oan, sai, bỏ lọt tội phạm, đảm bảo quyền cho các em.
Các tố giác, tin báo tội phạm thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đều được tiến hành thụ lý, phân loại, xác minh, giải quyết kịp thời. Sau khi tiếp nhận, các cơ quan liên ngành đã thực hiện đúng
các trình tự, thủ tục theo quy định trong Thông tư liên tịch để tiến hành xác minh, điều tra. Viện kiểm sát đã chủ động, phối hợp chặt chẽ, thường xuyên hơn trong công tác kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, những tố giác, tin báo tội phạm phức tạp đều được đưa ra họp liên ngành để thảo luận, bàn bạc thống nhất quan điểm giải quyết. Để đảm bảo tính riêng tư cho trẻ em, tất cả các thông tin về việc trẻ bị xâm hại, thông tin về gia đình đều được VKSND thành phố Hà Nội yêu cầu bảo mật theo quy định, khi cung cấp ra ngoài phải đúng đối tượng và mục đích đảm bảo đúng nguyên tắc bảo mật thông tin theo quy định tại Điều 24 Nghị Định 56/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em.
Hầu như các tin báo, tố giác tội phạm về các vụ xâm hại tình dục trẻ em ở Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội chiếm tỉ lệ rất thấp bởi nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân thứ nhất là do đối tượng thực hiện hành vi xâm hại tình dục trẻ em thường là người quen biết với gia đình nạn nhân, người có trách nhiệm chăm sóc chữa bệnh, thậm chí là cả người trong gia đình có quan hệ ruột thịt. Do đó khi xẩy ra các vụ việc có dấu hiệu xâm hại tình dục trẻ em thì thường được hòa giải hoặc giải quyết trong nội hộ gia đình chứ không có đơn trình báo các cơ quan chức năng để xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự. Vì vậy rất khó khăn trong công tác nắm rõ tin báo, tố giác về tội phạm. Nguyên nhân thứ hai là do vấn đề rào cản tâm lý mà gia đình hay chính các em vì lo sợ ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của gia đình và bản thân nên khi có sự việc phát sinh xẩy ra không đi trình báo cơ quan chức năng. Các em do không nhận thức đầy đủ quyền của mình nên không dám đấu tranh mà cam chịu bị xâm hại dẫn đến việc thời gian xảy ra vụ án quá lâu cơ quan điều tra không thu thập được chứng cứ đầy đủ. Đây cũng là một trong những khó khăn mà Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đang gặp phải.
2.2.2. Về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động điều tra các vụ án xâm hại tình dục trẻ em
Bảng 2.2. Hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động điều tra, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội từ năm 2015 đến 2020:
Tổng số thụ lý | Tổng số đã giải quyết | Số đề nghị truy tố | Số tạm đình chỉ | Số đình chỉ | Tỷ lệ giải quyết (%) | ||||||
Vụ | Bị cáo | Vụ | Bị cáo | Vụ | Bị cáo | Vụ | Bị cáo | Vụ | Bị cáo | ||
2015 | 68 | 75 | 53 | 60 | 51 | 60 | 2 | 78% | |||
2016 | 55 | 55 | 45 | 46 | 43 | 46 | 2 | 82% | |||
2017 | 81 | 86 | 62 | 67 | 55 | 66 | 7 | 1 | 77% | ||
2018 | 71 | 75 | 50 | 57 | 46 | 55 | 4 | 2 | 70% | ||
2019 | 82 | 93 | 67 | 65 | 60 | 61 | 7 | 4 | 82% | ||
2020 | 117 | 121 | 94 | 98 | 86 | 94 | 8 | 4 | 80% | ||
Tổng số | 474 | 505 | 371 | 393 | 341 | 382 | 30 | 11 | 78% |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Và Thẩm Quyền Bảo Đảm Quyền Trẻ Em Trong Các Vụ Án Xâm Hại Tình Dục
- Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Cấp Tỉnh Trong Bảo Đảm Quyền Trẻ Em Trong Các Vụ Án Xâm Hại Tình Dục
- Thực Hành Quyền Công Tố Và Kiểm Sát Việc Tuân Theo Pháp Luật Trong Việc Xét Xử Các Vụ Án Hình Sự
- Vụ Nguyễn Trọng Trình Bị Truy Tố Về Tội Hiếp Dâm Người Dưới 16 Tuổi
- Đánh Giá Chung Về Công Tác Bảo Đảm Quyền Trẻ Em Trong Các Vụ Án Xâm Hại Tình Dục Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Thành Phố Hà Nội
- Hoàn Thiện Các Quy Định Của Pháp Luật Và Quy Chế Phù Hợp Với Thực Tiễn
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
(Nguồn: Văn phòng Tổng hợp – VKSND thành phố Hà Nội)
Bảng số liệu trên được biểu hiện thông qua sơ đồ sau:
Biểu đồ 2.1: Số vụ án xâm hại tình dục tại VKSND thành phố Hà Nội và giải quyết giai đoạn 2015 – 2020
140
120
100
80
60
40
20
0
Năm 2015
Năm2016
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019
Năm 2020
Số vụ án thụ lý Số vụ án đã giải quyết
Thông qua bảng số liệu ta nhận thấy tình hình giải quyết các vụ án hình sự về xâm hại tình dục trẻ em có xu hướng không ổn định trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020. Trong giai đoạn trên thì năm 2015 tỷ lệ giải quyết chiếm 78% đến năm 2016 tỷ lệ giải quyết đạt 82% tăng 4%. Tuy nhiên, đến năm 2017 tỷ lệ giải quyết án giảm còn 77% và năm 2018 giảm còn 70%. Năm 2019 tỉ lệ giải quyết tăng lên 82% và giảm 2% còn 80% vào năm 2020. Nguyên nhân là do tính chất phức tạp, nghiêm trọng của các vụ án xâm hại tình dục trẻ em mà VKSND thành phố Hà Nội thụ lý trong giai đoạn trên.
Năm 2015 là năm đánh dấu mốc quan trọng của đất nước, là năm hội nhập kinh tế sôi động khi mà Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được hình thành tạo thêm cơ hội cho Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế sâu rộng của khu vực và thế giới. Cùng với sự hội nhập là các hệ lụy về tội phạm quốc tế xâm nhập trong đó có tội phạm xâm hại tình dục trẻ em theo phương thức mới và tinh vi hơn. Thích nghi với tình hình mới, tội phạm xâm hại tình dục trẻ em được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã được mở rộng hợn so với Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009. Trong Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định “thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác”, đây là quy định phù hợp với xu thế của sự phát triển xã hội và phù hợp với thực trạng xã hội. Song giai đoạn này lại chưa có hướng dẫn thế nào là hành vi “thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác”. Có quan điểm cho rằng: “hành vi quan hệ tình dục khác” được xác định là hành vi nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục của mình với người khác dưới những hình thức nhất định: Như quan hệ bằng miệng, đường hậu môn, đưa ngón tay, dụng cụ tình dục vào âm đạo nhằm tạo ra hưng phấn tình dục. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng “hành vi quan hệ tình dục khác” như quan hệ bằng miệng, đường hậu môn… đây chỉ là bước khởi động để quan hệ tình dục. Điều này đã dẫn đến các quan điểm giải quyết các vụ án hình sự
khác nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, gây khó khăn trong quá trình giải quyết vụ án.
Hơn nữa, trong một số vụ án về hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ em, việc xác định tuổi của người bị hại gặp nhiều khó khăn, các cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng không xác định được chính xác tuổi của người bị hại để xác định người bị hại có phải là trẻ em hay không. Có trường hợp bị hại không có giấy khai sinh gốc, hoặc có giấy khai sinh nhưng ngày, tháng, năm sinh không chính xác hoặc giấy khai sinh chỉ ghi năm sinh. Có vụ án cha mẹ người bị hại nhớ nhầm ngày sinh của người bị hại (ngày âm lịch, ngày dương lịch) [40].
Chất lượng của các yêu cầu xác minh, yêu cầu điều tra chưa cao, chưa thường xuyên thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm về việc trực tiếp ghi lời khai, trực tiếp xác minh để chủ động làm rõ các vấn đề của vụ việc, vụ án.
Hầu hết trong các vụ án xâm hại tình dục trẻ em thường xẩy ra tại nơi vắng vẻ, ít người qua lại đặc biết tại các vùng nông thôn và lại không có nhân chứng nên lời khai của bị hại đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều tra. Trẻ em bị xâm hại còn nhỏ tuổi, tâm lý dễ bị kích động nên lời khai nhiều lúc còn không nhất quán, khó xác thực. Nhưng do một số cán bộ, kiểm sát viên không có kinh nghiệm trong việc điều tra loại tội phạm này dẫn đến việc lấy lời khai của các em không đầy đủ, chính xác, không thu thập được chứng cứ dẫn đến việc định tội danh rất khó khăn [34].
Nhận thấy những tồn tại trên, Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã quán triệt, nghiêm túc rút kinh nghiệm để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng nghiệp vụ và bảo vệ quyền của đương sự, bị can, bị cáo.
Bên cạnh đó, không thể phủ nhận những kết quả của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm diễn ra trên địa bàn trong những năm qua.
Để đạt được kết quả như trên, trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã có nhiều đổi mới trong công tác nghiệp vụ. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã chủ động phối hợp với các cơ quan Nhà nước nắm chắc tình hình vi phạm pháp luật và phạm tội, quản lý thông tin về tình hình tội phạm để chủ động đề xuất với huyện ủy và chính quyền trong công tác quản lý. Phối hợp chặt chẽ giữa Cơ quan điều tra ngay từ khi bắt đầu tiếp nhận đơn tố cáo của gia đình bị hại. Chủ động thực hiện ngay một số hoạt động như: kịp thời thu giữ dấu vết vật chất đặc biệt là lông, tóc, sợi, dịch, máu, quần áo, công cụ trong các vụ án xâm hại tình dục trẻ em; yêu cầu Cơ quan điều tra đưa ngay nạn nhân đi khám sản phụ khoa, kiểm tra xem xét toàn bộ các dấu vết nghi có liên quan trên thân thể nạn nhân; Công tác khám nghiệm hiện trường phải kịp thời, tỉ mỉ, toàn diện để đánh giá lời khai của bị hại có căn cứ hay không, sau đó là căn cứ để đấu tranh với bị can, thu giữ mẫu vật liên quan vụ án để giám định. Đồng thời, ra Quyết định trưng cầu giám định pháp y về tình dục đối với nạn nhân; Trưng cầu giám định dấu vết sinh học trong trường hợp thu giữ được các dấu vết tinh dịch; dấu vết lông, tóc... vì đây là những chứng cứ quan trọng để truy nguyên đối tượng. [29].
Đặc biệt, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội quan tâm, chú trọng và quán triệt việc thực hiện Chỉ thị số 06/CT-VKSTC của Viện trưởng VKSND tối cao về Tăng cường trách nhiệm công tố, gắn công tố với hoạt động điều tra đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong ngành Kiểm sát nhân dân. Với việc thực hiện tốt trách nhiệm công tố, gắn công tố với hoạt động điều tra, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã giúp Cơ quan điều tra nâng cao chất lượng hoạt động điều tra, xử lý các vụ án hình sự xâm hại tình dục trẻ em. Trong những năm qua, hai cơ quan đã phối hợp chặt chẽ trong công tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, định hướng điều tra để xét hỏi, đối chất, thực nghiệm điều tra,