Cơ Sở Lý Luận, Pháp Lý Về Bảo Đảm Quyền Trẻ Em Trong Các Vụ Án Xâm Hại Tình Dục Tại Viện Kiểm Sát Nhân Cấp Tỉnh.

- Các phương pháp tổng hợp, phân tích các công trình nghiên cứu hiện có và các tài liệu khác để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội trong việc bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục.

- Các phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh các tài liệu, báo cáo chuyên môn của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội và phương pháp quan sát thực tế để đánh giá thực trạng bảo vệ quyền trẻ em trong hoạt động tố tụng hình sự trong 06 năm gần đây.

- Các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh để đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại VKSND thành phố Hà Nội.

6. Tính mới và những đóng góp của đề tài

Xâm hại tình dục trẻ em (XHTDTE) tuy là tội phạm không mới trong luật hình sự Việt Nam nhưng với những diến biến của thực tế khách quan, vấn đề này càng ngày càng trở nên nhức nhối. Luận văn đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ vấn đề lý luận về quyền trè em trong các vụ án xâm hại tình dục.

Luận văn còn có thể được sử dụng là nguồn tài liệu tham khảo cho việc giảng dậy, nghiên cứu các chuyên ngành có liên quan ở các cơ sở đào tạo bồi dưỡng .

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận, pháp lý về bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện kiểm sát nhân cấp tỉnh.

Chương 2: Thực trạng bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện kiểm sát nhân thành phố Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Chương 3: Giải pháp nâng cao công tác bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện kiểm sát nhân thành phố Hà Nội.

Chương 1

Bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội - 3

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN TRẺ EM TRONG CÁC VỤ ÁN XÂM HẠI TÌNH DỤC TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP TỈNH

1.1. Khái niệm bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục

1.1.1. Khái niệm trẻ em

Trước khi nghiên cứu về quyền trẻ em ta cần làm rõ khái niệm trẻ em. Khái niệm trẻ em được tiếp cận từ các ngành khoa học khác nhau như triết học, xã hội học, tâm lý học, sinh học…Trong thực tế, khái niệm “trẻ em” thường được dùng để phân biệt với người lớn dựa trên mức độ trưởng thành của con người. Dưới góc độ pháp lý, trẻ em được xác định theo độ tuổi. Điều này có nghĩa là một cá nhân được xem là người lớn hay trẻ em phụ thuộc vào năm sinh của người đó và tại thời điểm xác định.

Theo Điều 1 của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (CRC), thì trẻ em được định nghĩa là “người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật của quốc gia thành viên áp dụng với trẻ em có quy định độ tuổi trưởng thành sớm hơn”. Tài liệu hướng dẫn thực hiện CRC của UNICEF chỉ ra rằng định nghĩa trẻ em trong CRC nhằm mục đích xác định mốc tuổi từ 18 tuổi đánh dấu sự kết thúc của tuổi thơ để trở thành người đã thành niên. Ta có thể hiểu là các cá nhân ở bất kỳ độ tuổi nào dưới 18 đều được xem là trẻ em. [7].Đoạn cuối của Điều 1“..trừ trường hợp pháp luật quốc gia thành viên áp dụng với trẻ em có quy định độ tuổi trưởng thành sớm hơn”. Quy định này có nghĩa là các quốc gia thành viên có thể xác định độ tuổi trưởng thành sớm hơn những vẫn phải tuân thủ các quy định của Công ước CRC đối với người dưới 18 tuổi. Các quốc gia chỉ có thể quy định mốc tuổi thấp hơn 18 tuổi trong một số lĩnh vực và cho một số mục đích cụ thể nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc chung của Công ước, gồm nguyên tắc lợi ích tốt nhất cho trẻ em, nguyên tắc đảm bảo tối

đa sự tồn tại, phát triển của trẻ em và nguyên tắc không phân biệt đối xử trong đảm bảo quyền trẻ em. [7].

Trong tài liệu Bình luận chung số 4 do Uỷ ban về Quyền trẻ em ban hành năm 2003 có nêu :“Những người đến 18 tuổi là chủ thể của tất cả các quyền nêu trong CRC; các em được hưởng các biện pháp bảo vệ đặc biệt và có thể từng bước thực hiện các quyền phù hợp với năng lực đang phát triển của mình” [45]. Ta cần phải hiểu nguyên tắc này như sau: Thứ nhất, tất cả những người dưới 18 tuổi phải được xem là trẻ em. Thứ hai, trong một số trường hợp, tùy thuộc vào mức độ trưởng thành, trẻ em có thể được hưởng những quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ của người đã thành niên chẳng hạn như những vấn đề mà việc bảo vệ trẻ em là đặc biệt có ý nghĩa như: độ tuổi lao động tối thiểu, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự,.. các quốc gia cần quy định độ tuổi tối thiểu ở mức độ càng cao càng tốt. Còn trong những vấn đề mà có thể thúc đẩy sự tự chủ và việc thụ hưởng các quyền dân sự của trẻ em thì có thể xác định độ tuổi tối thiểu mềm dẻo hơn, dựa trên năng lực và nhu cầu của trẻ.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tại Điều 1 Luật Trẻ em (2016) có quy định : “Trẻ em là người dưới 16 tuổi” [25]. vậy là có độ chênh 2 tuổi so với Công ước Quốc tế về quyền trẻ em. Bên cạnh văn bản luật chuyên ngành, trong hệ thống pháp luật Việt Nam còn có nhiều ngành luật khác cũng đề cập tới vấn đề trẻ em như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Thanh niên, Luật Quốc tịch, Luật Giáo dục…. Ở mỗi một lĩnh vực điều chỉnh cụ thể đều tiếp cận khái niệm trẻ em ở khía cạnh khác nhau. Ví dụ: như Điều 21 Bộ luật dân sự (2015) quy định : “Người chưa thành niên là người là người chưa đủ mười tám tuổi” [26]. Bộ luật Hình sự sửa đổi 2017 quy định người từ đủ 14 tuổi đã phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều 161 Bộ Luật Lao Động (2012) quy định : “Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi” [28]. Điều 5 Luật Xử

lý vi phạm hành chính (2012) quy định người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi. Điều 76 Luật hôn nhân và gia đình (2014) quy định : “Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý” [27]…Từ những quy định này cho thấy, độ tuổi của người chưa thành niên trong pháp luật Việt Nam trùng với quy định về độ tuổi trẻ em theo CRC. Trẻ em theo CRC và người chưa thành niên trong pháp luật Việt Nam đều là những người chưa trưởng thành và còn non nớt về thể chất và tinh thần và cần được bảo vệ đặc biệt. Như vậy trong một chừng mực nhất định, thuật ngữ “người chưa thành niên” và thuật ngữ “trẻ em” có cùng một ý nghĩa dùng để chỉ những người chưa thành niên. Tuy nhiên, xét dưới góc độ tuổi thì khái niệm người chưa thành niên rộng hơn khái niệm trẻ em, nghĩa là người chưa thành niên bao gồm cả trẻ em và những người từ mười sáu tuổi đến dưới mười tám tuổi.

Để đáp ứng được những yêu cầu đặt ra trong vấn đề bảo đảm quyền trẻ em, khắc phục những khoảng trống trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật sao cho phù hợp với pháp luật quốc tế, Quốc hội đã thông qua Luật Thanh niên năm 2005, trong đó quy định nhà nước thực hiện CRC đối với thanh niên từ đủ mười sáu tuổi đến dưới 18 tuổi phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Dù quy định như vậy nhưng chúng ta thấy rằng, ở lứa tuổi này tâm lý vẫn đang trong thời kỳ phát triển và chưa ổn định, dễ bị tổn thương, do đó các em vẫn cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt để định hướng các em được phát triển bình thường và tránh được các nguy cơ xâm hại [32]. Vì vậy trong Luận văn này, tác giả xin được áp dụng thuật ngữ “trẻ em” cho tất cả những người dưới 18 tuổi.

1.1.2. Khái niệm xâm hại tình dục trẻ em

Từ lâu, trẻ em đã được coi là một trong các nhóm xã hội dễ bị tổn thương nhất và được các nhà nước, các cộng đồng quan tâm bảo vệ do đặc trưng của trẻ em là con non nớt cả về thể chất lẫn tinh thần. Bởi vậy đây là

nhóm đối tượng dễ bị xâm hại bởi các loại tội phạm khác nhau, trong đó có xâm hại tình dục.

Người bị hại là trẻ em mang mang đầy đủ mang đầy đủ đặc điểm của người bị hại nhưng gắn liền với trẻ em. Khoản 1 Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: “Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản..” [24]. Như vậy, người bị hại phải là một con người cụ thể bị tội phạm gây nên những thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản. Khái niệm “người bị hại là trẻ em” trong khoa học tư pháp hình sự, một mặt dựa trên khái niệm về trẻ em trong khoa học pháp lý mặt khác bao gồm tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các em khi tham gia vào quan hệ pháp luật hình sự.

Khái niệm xâm phạm tình dục trẻ em đã được đề cập nhiều trong các văn kiện quốc tế hay pháp luật trong nước:

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) định nghĩa xâm hại tình dục trẻ em như sau:“Xâm hại tình dục trẻ em là sự tham gia của một đứa trẻ vào hoạt động tình dục mà đứa trẻ đó không có ý thức đầy đủ, không có khả năng đó ra sự chấp thuận tham gia, hoặc hoạt động tình dục mà đứa trẻ đó chưa đủ phát triển cả về mặt tâm sinh lý để tham gia và không thể chấp thuận tham gia, hoặc hoạt động tình dục trái với các quy định của pháp luật hoặc các thuần phong mĩ tục của xã hội” [44].

Theo Từ điển Tiếng Việt, xâm hại là “xâm phạm đến khiến cho bị tổn thương” còn tình dục là “nhu cầu tự nhiên của con người về quan hệ tính giao” [37]. Vậy xâm hại tình dục trẻ em là xâm phạm đến quyền tự do thân thể, nhu cầu phát triển tự nhiên của trẻ em về quan hệ tính giao, xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.

Trước tình hình gia tăng về số lượng về loại tội phạm này, pháp luật Việt Nam đã quy định cụ thể về hành vi xâm hại tình dục trẻ em, theo Khoản 8 Điều 4 Luật trẻ em 2016, xâm hại tình dục trẻ em là “ việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi

liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức”. [25]

Trong nghiên cứu đề tài, Luận văn sử dụng khái niệm xâm phạm tình dục trẻ em theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 Luật trẻ em năm 2016 đã nêu ở trên.

Các tội xâm hại tình dục trẻ em được quy định tại Chương XIV (Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người) trong Bộ luật Hình sự năm 2015 gồm 5 Điều (Điều 142, 144, 145, 146, 147). Điều 142 Hiếp dâm người dưới 16 tuổi là người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của họ. Điều 144 Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi là người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình hoặc trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác. Điều 145 Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi là người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người tử đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 Luật hình sự 2015. Điều 146 Tội dâm ô với người dưới 16 tuổi là người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác. Điều 147 Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm là người nào đủ 18 tuổi trở lên mà lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức[23]. So với Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Hình sự năm 2015 tăng thêm một điều (Điều 147) quy định về tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm. Đây là quy

định mới được đưa vào Chương XIV Bộ luật Hình sự năm 2015, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đấu tranh, phòng ngừa tội phạm vì trên thực tế, các hình thức khiêu dâm bùng nổ và gia tăng khắp nơi dưới nhiều hình thức. Do vậy, Bộ luật Hình sự năm 2015 bổ sung thêm quy định về tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm nhằm xử lý triệt để mọi hành vi xâm phạm tình dục trẻ em là rất hợp lý, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn đấu tranh, phòng chống tội phạm và hạn chế sự gia tăng của tội phạm này. [42]

Trẻ có thể bị xâm hại tình dục dưới nhiều hình thức khác nhau trong đó phổ biến là hành vi xâm hại có tiếp xúc và hành vi xâm hại không tiếp xúc. Xâm hại tình dục trẻ em bằng hình thức có tiếp xúc là cách đụng chạm thông qua một số hành vi như hôn hít hoặc ôm trẻ theo kiểu tình dục, sờ mó vào bộ phận sinh dục của trẻ, hoặc bắt trẻ sờ mó vào bộ phận sinh dục của người lớn hoặc một đứa trẻ lớn hơn, ép trẻ thực hiện hành vi mại dâm… Còn xâm hại tình dục trẻ em bằng hình thức không tiếp xúc là những hành vi như dùng lời nói hoặc tranh ảnh khiêu dâm để làm cho trẻ sốc, làm cho trẻ hưng phấn tình dục hoặc làm cho trẻ quen với tình dục, cho trẻ nghe hoặc nhìn những cảnh tình dục, bắt trẻ đứng ngồi theo tư thế gợi dục để chụp ảnh khiêu dâm, hoặc cho trẻ xem sách báo khiêu dâm…

Chủ thể xâm hại tình dục trẻ em rất đa dạng có thể là nam, nữ. Đối tượng bị xâm hại tình dục không chỉ có trẻ em nữ mà còn có thể là trẻ em nam, trẻ em thuộc giới tính thứ ba, trẻ em đang khám phá tình dục hoặc trẻ em khuyết tật (tất cả các dạng khuyết tật). Hầu hết, các đối tượng xâm hại tình dục trẻ em đều là những người quen biết, họ hàng của gia đình và đôi khi lại là những người trong gia đình hoặc ai đó mà trẻ tin cậy. Xâm hại tình dục trẻ em còn có thể xẩy ra trong hoạt động du lịch. Một số ít người sử dụng hoạt động du lịch để xâm hại tình dục trẻ em. Chúng có thể là khách du lịch, khách lữ hành, hay công dân nước ngoài, có hành vi xâm hại tình dục trẻ em ở một hay nhiều quốc gia, nơi họ đến du lịch hoặc sinh sống [34].

Hậu quả lớn nhất khi trẻ bị xâm hại tình dục là tổn thương về tinh thần và ảnh hưởng đến tương tai và đặc biệt là tổn thương về sức khỏe. Việc bị xâm hại tình dục trong khi các đặc điểm sinh học chưa hoàn thiện có thể gây ra những tổn thương nặng nề tại bộ phận sinh dục, trẻ có thể bị nhiễm các bệnh xã hội, bệnh lây qua đường tình dục như HIV/AIDS.. Nghiêm trọng hơn, sau khi bị xâm hại tình dục , nhiều trẻ bị hoảng loạn, xuất hiện ảo giác bệnh lý hoặc suy nghĩ tìm đến cái chết do bị sốc về mặt tinh thần. Xâm hại trẻ em gây ra những tổn thương nghiệm trọng không chỉ trong những năm đầu đời mà còn có thể kéo dài suốt quãng thời gian còn lại.

Bên cạnh đó, hậu quả mà hành vi gây ra cho xã hội là không thể nào phủ nhận. Đó là sự tấn công trực tiếp vào nền tảng đạo đức xã hội, gây tâm lý hoang mang, lo lắng hay phẫn nộ trong dư luận.Trẻ em không bao giờ có lỗi trong việc bị xâm hại ngay cả khi việc này làm ảnh hưởng tới gia đình và cộng đồng. Vì vậy bảo vệ trẻ em khỏi xâm hại tình dục là cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết.

1.1.3. Khái niệm Quyền trẻ em

Theo Từ điển Tiếng Việt, nhà xuất bản Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học năm 2006 định nghĩa : “Quyền là điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi..” [37]. Theo cách hiểu này, quyền có thể được hiểu là tất cả những quy định của pháp luật hoặc xã hội thừa nhân cho mỗi công dân như: quyền công dân, quyền bầu cử, quyền ứng cử.. Theo Từ điển Luật học của Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp thì quyền được định nghĩa là : “một khái niệm khoa học pháp lý dùng để chỉ những điều mà pháp luật công nhận và đảm bảo thực hiện đối với cá nhân, tổ chức để theo đó, cá nhân được hưởng, được làm, được đòi hỏi mà không ai được ngăn cản, hạn chế”. Hay theo Vũ Công Giao (2020), Giáo trình Quyền trẻ em và lao động trẻ em, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội có đề cập : “quyền là những gì mà theo lẽ công bằng, chính đáng mà một người được làm, được

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 13/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí