Mối Quan Hệ Giữa Quyền Và Trách Nhiệm Của Trẻ Em

“Nguyên tắc chung” giúp diễn giải các điều khác và đóng vai trò cơ bản trong việc thực hiện tất cả các quyền trong Công ước, dành cho tất cả trẻ em. Bốn nguyên tắc là: Quyền tồn tại và phát triển cuộc sống, Vì lợi ích tốt nhất của trẻ, Quyền tham gia và Không phân biệt đối xử. Trong đó, nguyên tắc “Vì lợi ích tốt nhất của trẻ” là nguyên tắc trung tâm [24]. Tất cả mọi người trong cộng đồng xã hội, trong đó “trụ cột” là cha mẹ, có trách nhiệm thực hiện các Quyền của trẻ em dựa trên các nguyên tắc này. Nếu vi phạm một trong bốn nguyên tắc cũng sẽ vi phạm đến các nguyên tắc còn lại.

Luật trẻ em của Việt Nam năm 2016 [46] cũng quy định Quyền của trẻ em được pháp luật Việt Nam bảo vệ, bao gồm 25 quyền từ điều 12 đến điều 36 và dành riêng chương IV nói về Quyền được bảo vệ, chương V nói về Quyền tham gia của trẻ. Theo đó, các Quyền của trẻ em được quy định trong Luật trẻ em thống nhất với Công ước Liên Hợp Quốc về QTE, như: Quyền sống, Quyền được khai sinh và có quốc tịch, Quyền được chăm sóc sức khỏe, Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng; Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu; Quyền được vui chơi giải trí; Quyền về tài sản; Quyền riêng tư; Quyền được bảo vệ. Quyền của trẻ em cũng được quy định tại Điều 33- Điều lệ trường mầm non với 7 khoản liên quan đến các Quyền được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp; Quyền cho trẻ em khuyết tật; Quyền được đảm bảo an toàn, đối xử bình đẳng; Quyền được tham gia; Quyền được hưởng chế độ chính sách; được hưởng các Quyền khác theo quy định trong Điều lệ trường MN [5] và tại điều 81 Luật giáo dục năm 2019 [47].

1.3.3. Mối quan hệ giữa Quyền và Trách nhiệm của trẻ em

Ngoài các quyền, trẻ em cũng có trách nhiệm, giống như những thành viên trưởng thành trong xã hội. Quyền của trẻ em kết thúc khi quyền của một đứa trẻ khác hoặc một người lớn bắt đầu. Điều này có nghĩa là các quyền đều có giới hạn và một đứa trẻ phải xem xét các quyền của trẻ em và người lớn khác khi thực hiện các quyền của mình, bảo đảm mỗi cá nhân biết tự bảo vệ quyền của mình, đồng thời biết tôn trọng phẩm giá, quyền và tự do của người khác. Quyền lợi và trách nhiệm đi đôi với nhau. Trẻ em có quyền được học hành, nhưng đồng thời cũng có nghĩa vụ đi học. Trẻ em có quyền được bảo vệ sức khỏe, nhưng có nghĩa vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ em. Trẻ em có quyền tự do ngôn luận, nhưng khi thực hiện quyền tự do ngôn luận thì trẻ em đó phải tôn trọng quyền của trẻ em và người lớn khác, hơn hết là quyền được bảo vệ danh dự và nhân phẩm của mình.

Công ước về quyền trẻ em trao cho trẻ em quyền thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Điều này có nghĩa là khi đứa trẻ lớn lên, quyền tự quyết định của chúng sẽ tăng lên và phạm vi trách nhiệm cũng tăng theo. Chỉ khi một đứa trẻ

không thể thực hiện các quyền của mình, cha mẹ hoặc người đại diện của chúng sẽ làm điều đó. Quyền lợi của trẻ phải luôn là điểm khởi đầu.

Sơ đồ 1.3 thể hiện mối quan hệ giữa Quyền và Trách nhiệm của trẻ em, trong đó, trẻ em là đối tượng được hưởng Quyền nhưng đồng thời phải có nghĩa vụ tham gia và chịu trách nhiệm liên quan đến bản thân.

Sơ đồ 1 3 Mối quan hệ giữa Quyền và Trách nhiệm của trẻ em Đây là mối 1

Sơ đồ 1.3. Mối quan hệ giữa Quyền và Trách nhiệm của trẻ em

Đây là mối quan hệ hai chiều diễn ra đồng thời. Trẻ em trước hết là người được hưởng Quyền, nghĩa là trẻ em phải được thực hiện, được trao Quyền để trở thành người có trách nhiệm và chịu trách nhiệm về chính các hoạt động của bản thân. Ngược lại, trách nhiệm của trẻ em là phải thực hiện nghĩa vụ, nghĩa là trẻ em có nghĩa vụ phải thực hiện, tôn trọng và bảo vệ Quyền của bản thân và người khác phù hợp với khả năng. Mối quan hệ giữa Quyền và Trách nhiệm của trẻ được cụ thể hóa theo một số QTE trong bảng 1.2 như sau:

Bảng 1.2. Một số Quyền của trẻ em và Trách nhiệm của trẻ


Nhóm quyền

Một số Quyền

Trách nhiệm của trẻ


Quyền sống còn

Quyền sống

(Công ước LHQ về Quyền trẻ em; Điều 19 Hiến pháp 2013 và Điều 12 Luật Trẻ em 2016

; Khoản 1 Điều 33 Bộ luật Dân sự 2015)

- Ăn uống đủ chất

- Lựa chọn đồ ăn lành mạnh, tốt cho sức khỏe

- Không lãng phí thực phẩm

Quyền được chăm sóc sức khỏe

(Điều 14 và Điều 43 Luật Trẻ em 2016)

- Trách nhiệm chăm sóc, vệ sinh cơ thể

- Trách nhiệm nói cho người lớn biết khi cảm thấy cơ thể mệt mỏi, đau, ốm.

- Trách nhiệm thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ khi điều trị bệnh.

Quyền phát triển

Quyền được vui chơi, giải trí (Điều 17 Luật Trẻ em 2016)

- Trách nhiệm tích cực tham gia các trò chơi

- Trách nhiệm chọn đồ chơi an toàn, chơi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 279 trang tài liệu này.


Nhóm quyền

Một số Quyền

Trách nhiệm của trẻ



những trò chơi lành mạnh

- Trách nhiệm cho bạn khác chơi cùng

- Giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.

- Trách nhiệm thực hiện nội quy an toàn khi chơi, và trong các hoạt động khác (ăn, ngủ, vệ sinh)

- Trách nhiệm giữ cho môi trường lớp học/nhà ở an toàn (sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp, yên tĩnh)

Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu (Điều 16 Luật Trẻ em 2016;

Điều 11 Luật Giáo dục)

- Trách nhiệm học tập chăm chỉ

- Giữ gìn, bảo quản đồ dùng học tập.


Quyền được bảo vệ

Quyền được sống chung với cha mẹ

(Điều 22 Luật trẻ em 2016)

- Vâng lời cha mẹ;

- Giúp đỡ cha mẹ việc nhà vừa sức

- Yêu thương, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

Quyền được bảo vệ không bị bóc lột sức lao động

(Điều 26 Luật trẻ em 2016)

- Tự phục vụ bản thân

- Làm việc nhà vừa sức

- Nói với cha mẹ hoặc người lớn khác có trách nhiệm (cảnh sát, giáo viên mẫu giáo, người bảo vệ trẻ em, tổng đài 111) nếu bản thân hoặc nhìn thấy trẻ em khác bị bóc lột sức lao động.

Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc (Điều 27 Luật trẻ em 2016)

-Trách nhiệm nói cho cha mẹ, cô giáo và những người có trách nhiệm khác (công an, người bảo vệ trẻ em) nếu mình bị đánh, bị xúc phạm;

-Trách nhiệm không đánh, xúc phạm người khác;

- Bảo vệ trẻ em khác nếu phát hiện bị đánh đập, xúc phạm bằng cách nói cho người lớn biết.


Quyền tham gia

Quyền bày tỏ ý kiến và hội họp (Điều 34 Luật trẻ em 2016)

- Trách nhiệm nói lên ý kiến của mình

- Trách nhiệm đóng góp ý kiến trong các hoạt động

- Trách nhiệm lắng nghe ý kiến của người khác

Đảm bảo sự tham gia của trẻ em trong gia đình (Điều 75, Luật trẻ em 2016)

Đảm bảo sự tham gia của trẻ em trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác (Điều 76, Luật trẻ em 2016)

- Trách nhiệm tham gia tích cực;

- Trách nhiệm đóng góp công sức của mình vào các hoạt động của gia đình một cách phù hợp.

Không phải lúc nào trẻ em cũng tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình mà cần được người lớn giúp đỡ và bảo vệ. Trẻ em phải được bảo vệ khỏi bạo lực tinh thần và thể chất, bất công, cẩu thả, lạm dụng, xâm hại tình dục và các mối đe dọa khác. Ngoài ra, người lớn phải đảm bảo rằng trẻ em có những gì chúng cần để sống và thiết lập các điều kiện thích hợp cho sự phát triển các kỹ năng và sở thích của trẻ em. Do đó, để đảm bảo cho trẻ em được hưởng đầy đủ các Quyền của mình, giáo viên và cha mẹ (người giám hộ) cần thực hiện những trách nhiệm đúng với vai trò xã hội đối với trẻ em (được trình bày tại phụ lục). [13.2]

1.4. Quá trình giáo dục tính trách nhiệm dựa trên Quyền trẻ em cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

1.4.1. Khái niệm “Giáo dục tính trách nhiệm cho trẻ 5-6 tuổi”

Walsh (1990) định nghĩa giáo dục là quá trình chuẩn bị cho những người trẻ tuổi thừa kế xã hội của họ và ủng hộ ba khía cạnh của giáo dục - phát triển kiến thức, rèn luyện khả năng tinh thần và phát triển nhân cách [theo 68]. Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê (1997), Giáo dục theo nghĩa rộng “là sự hình thành có mục đích và có tổ chức những sức mạnh thể chất và tinh thần của con người, hình thành thế giới quan, bộ mặt đạo đức và thị hiếu thấm mĩ cho con người” [19, tr.33]. Theo nghĩa hẹp, “giáo dục bao gồm quá trình hoạt động tạo ra cơ sở khoa học của thế giới quan, lí tưởng đạo đức, thái độ thẩm mĩ đối với hiện thực của con người, kể cả việc phát triển nâng cao thể lực” [19, tr 35].

Dựa vào khái niệm giáo dục và khái niệm giáo dục đạo đức, luận án xác định khái niệm “Giáo dục TTN” và “Giáo dục TTN dựa trên Quyền trẻ em” như sau:

Giáo dục TTN cho trẻ 5-6 tuổi là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục đến trẻ nhằm hình thành ở trẻ ý thức về việc mình muốn làm, cần phải làm, phù hợp với vai trò xã hội và tự giác thực hiện công việc, tự chịu hậu quả với việc đã gây ra.

Giáo dục TTN dựa trên Quyền trẻ em cho trẻ 5-6 tuổi là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục đến trẻ theo hướng trao quyền cho trẻ trong các hoạt động, giúp trẻ hiểu rõ quyền của mình, từ đó, có ý thức được việc muốn làm, cần phải làm phù hợp với vai trò xã hội.

1.4.2. Mục tiêu giáo dục tính trách nhiệm dựa trên Quyền trẻ em cho trẻ 5-6 tuổi

Xác định mục tiêu giáo dục trách nhiệm cho trẻ mầm non theo quan điểm giáo dục giá trị, Júlia Klembarová (2016) cho rằng theo tôi, ở các lớp nhỏ, giáo dục giá trị nên được định hướng dựa trên sự thừa nhận các giá trị cá nhân, bao gồm sự tôn trọng, trách nhiệm, trung thực, khoan dung, nhân ái và những giá trị khác. Điều quan trọng là học sinh phải hiểu bản chất của các giá trị và biết cách áp dụng

các giá trị này vào hành vi và hành động của mình, nói cách khác, biết cách cư xử một cách khoan dung, có trách nhiệm, với sự tôn trọng đối với bạn bè, giáo viên, gia đình và những người khác xung quanh trẻ” [74,tr102].

Diane Tillman và Diana Hsu xác định mục tiêu của giáo dục trách nhiệm cho trẻ 3-7 tuổi bao gồm: (1) Tăng cường trải nghiệm về trách nhiệm, (2) Nâng cao nhận thức trách nhiệm cho trẻ, (3) Xây dựng ý thức trách nhiệm.

Trong cuốn “101 Cách dạy trẻ các kỹ năng xã hội”, Lawrence E. Shapiro xác định mục tiêu giáo dục trách nhiệm đi đôi với việc giúp trẻ hiểu về quyền của mình [78].

Vậy mục tiêu giáo dục TTN cho trẻ 5-6 tuổi được xác định là:

1) Nâng cao nhận thức cho trẻ về quyền và trách nhiệm của bản thân

2) Hình thành kĩ năng- hành vi thực hiện trách nhiệm với bản thân, với người khác và môi trường.

3) Xây dựng ý thức trách nhiệm của trẻ với bản thân, với người khác và với môi trường xung quanh

1.4.3. Nội dung giáo dục tính trách nhiệm dựa trên Quyền trẻ em cho trẻ 5-6 tuổi

Căn cứ vào mục tiêu giáo dục TTN cho trẻ 5-6 tuổi, chúng tôi xác định các nội dung giáo dục TTN cho trẻ 5-6 tuổi gồm ba nhóm nội dung:

Nội dung giáo dục nhận thức:

- Nhận thức về nhu cầu: nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu tôn trọng, nhu cầu khẳng định.

- Nhận thức về Quyền: Quyền sống còn, quyền phát triển, quyền được bảo vệ, quyền được tham gia.

- Nhận thức về trách nhiệm:

+ Trẻ biết việc nên làm, cần làm cho bản thân, người khác và môi trường

+ Trẻ hiểu tại sao cần làm các việc đó

+ Trẻ hiểu về hậu quả của việc mình làm không tốt và phải chịu trách nhiệm.

Nội dung giáo dục kĩ năng- hành vi:

- Trẻ thể hiện hành vi trách nhiệm với bản thân, mọi người và mọi vật xung quanh: thực hiện đúng công việc, hoàn thành tốt công việc và chịu trách nhiệm về hậu quả do hành động của mình gây ra.

- Trẻ có một số kĩ năng đảm nhận trách nhiệm: lựa chọn và đưa ra quyết định, hành động độc lập, xem xét hiệu quả của hành động đối với người khác, đáp ứng nhu cầu của chính mình mà không vi phạm quyền của người khác.

Nội dung giáo dục tình cảm – thái độ:

- Trẻ có các biểu hiện hứng thú, mong muốn thực hiện trách nhiệm.

- Phát triển ý chí và niềm tin sẽ hoàn thành công việc.

- Hình thành ở trẻ sự tự giác, tự nguyện thực hiện các trách nhiệm và vui vẻ, sẵn sàng chấp nhận hậu quả, mong muốn, nỗ lực khắc phục hậu quả.

1.4.4. Phương pháp, biện pháp giáo dục tính trách nhiệm dựa trên Quyền trẻ em cho trẻ 5-6 tuổi

Từ hai phương pháp tiếp cận giáo dục TTN: giáo dục nhân văn (Character Education) và giáo dục nhận thức (Cognitive-developmental theorists) [48], các nhà nghiên cứu đã sử dụng các chương trình được thiết kế đặc biệt hoặc các tình huống khó xử về trách nhiệm để làm rõ giá trị trách nhiệm cho trẻ. Nếu như phương pháp là sự vận động của nội dung thì biện pháp là cách làm cụ thể để thực hiện được nội dung đó nhằm đặt được mục tiêu giáo dục. Trong phần này, luận án trình bày các phương pháp chính và biện pháp cụ thể được coi là có ưu thế, đã được các nhà giáo dục vận dụng vào thực tiễn giáo dục TTN.

1.4.4.1. Phương pháp trực quan

Phương pháp trực quan trong giáo dục TTN cho trẻ 5-6 tuổi đề cập tới việc sử dụng các mẫu hành vi. Theo A.Bandura, có ba loại mẫu hành vi: Hành vi của những người gần gũi xung quanh trẻ (cha mẹ, cô giáo, bạn bè); hành vi biểu tượng (những người nổi tiếng, nhân vật trong sách, truyện, phim) và hành vi bằng lời nói [dẫn theo 29]. Trong đó, có thể lựa chọn sử dụng hai loại mẫu hành vi đầu được coi là trong nhóm phương pháp trực quan, và cái tên quen thuộc thường thấy trong trường mầm non là phương pháp Nêu gương.

Nhà triết học Joseph Joubert đã nói “Trẻ em cần có tấm gương tốt hơn là cần sự phê bình” [dẫn theo 35, tr289]. Nêu gương là phương pháp nhà giáo dục dùng những tấm gương về sống tích cực của cá nhân hoặc tập thể bằng chính những lời nói, việc làm cụ thể để giáo viên kích thích trẻ cảm phục, tin tưởng và làm theo tấm gương đó, nhằm đạt được mục đích giáo dục đặt ra. Phương pháp này, giáo viên thường nêu cao những tấm gương có tinh thần trách nhiệm tốt để tác động vào mặt nhận thức của trẻ, từ đó, trẻ có niềm tin vào hiệu quả đạt được khi thể hiện TTN.

1.4.4.2. Phương pháp dùng lời

a) Thảo luận và suy ngẫm

Dựa trên Đạo đức Aristotle, những người ủng hộ đức hạnh cho rằng các khái niệm và giá trị đạo đức nên được giải thích về các đặc điểm tính cách, mà trẻ em có thể nội tâm hóa, thông qua phương pháp sư phạm và suy ngẫm trong lớp học. Ở Liên Xô, quá trình giáo dục đạo đức này được gọi là “vospitanie” (Sự chăm sóc dạy dỗ trẻ em). Những đặc điểm hay đức tính (virtue) mong muốn bao gồm lòng khoan dung, lòng vị tha, đức khổ hạnh, lòng nhân từ, trung thực, can đảm, công bằng, điều độ, có lương tâm, chu đáo, vô tư, chân thành, khiêm tốn, hào hiệp, cảm thông, khéo léo (có tài xử trí), siêng năng, cao thượng, tin tưởng, tự chủ, đoàn kết và thanh đạm [108, tr.2-3].

Thảo luận và suy ngẫm trong lớp học là quá trình trò chuyện giữa giáo viên và trẻ dựa trên hệ thống các câu hỏi và sự chia sẻ nhằm giúp trẻ nhận ra một chân lý, một kết luận có ý nghĩa về trách nhiệm của bản thân. Bởi vì phương pháp suy ngẫm trong lớp học có thể nội tâm hóa các khái niệm và giá trị vào bên trong trẻ em [108, tr.3].

b) Hướng dẫn trẻ

Hướng dẫn trẻ không phải là sử dụng mệnh lệnh yêu cầu trẻ phải làm những việc gì khi trẻ chưa được chuẩn bị cần thiết về mặt tinh thần. Hướng dẫn chính là để kích thích động cơ của trẻ [37]. Chúng ta nên nói với trẻ những câu như: “Hôm nay chúng ta chơi trò chơi…được không?”, “Con học thêm một chút nhé”, “Lần này con hãy cố gắng làm tốt hơn lần trước”. Trong quá trình hướng dẫn, người lớn tránh đưa ra những nhận xét tiêu cực như gắn nhãn cho trẻ (chậm, nhút nhát, dốt, hư,..) khiến trẻ khó có thể tạo được động lực để thực hiện trách nhiệm.

c) Sử dụng lời khen

Những lời khen về năng lực và những lời khen cho sự nỗ lực cố gắng của trẻ em đã được bàn luận nhiều trong giáo dục trách nhiệm cho trẻ. Trẻ em luôn được nhận những lời khen về năng lực thường tin rằng mình giỏi, mình có khả năng làm được mọi việc cho dù thực tế là trẻ chưa thật sự cố gắng lắm, vì những việc dễ dàng trẻ cũng được nhận lời khen như vậy. Khi gặp việc khó, trẻ có kết quả không tốt, chúng nghĩ rằng thực ra chúng không hề thông minh, chúng không thành công có nghĩa là chúng kém cỏi. Nếu trẻ luôn nhận được lời khen về sự cố gắng nỗ lực của bản thân, chúng không nghĩ là mình kém cỏi, Khi gặp việc khó, trẻ sẽ cho rằng khó khăn có nghĩa là phải nỗ lực thêm nữa. Nếu không thành công, trẻ không coi đó là thất bại và không cho rằng nó phản ánh trí tuệ của mình, trẻ vẫn tin tưởng rằng mình tiếp tục cố gắng thì sẽ làm được [6].

d) Kể chuyện

Những câu chuyện hay, cảm động về những con người có trách nhiệm sẽ có tác dụng định hướng đúng đắn về giá trị trách nhiệm cho trẻ, để trẻ suy ngẫm, và rút ra bài học quý báu cho bản thân. Các câu chuyện ngắn gọn, phù hợp với đặc điểm tâm lý trẻ 5-6 tuổi tương đối dễ dàng được lựa chọn và lồng ghép vào các hoạt động trong ngày của trẻ, vì vậy cũng là một trong những phương pháp hiệu quả được giáo viên sử dụng ở trường mầm non.

1.4.4.3. Phương pháp thực hành-trải nghiệm

Về việc sử dụng các phương pháp giảng dạy có sự tham gia tương tác, Van Driel, B., Darmody, M., Kerzil, J đã nhận định: Học theo dự án, học tập hợp tác,

học tập dịch vụ và giáo dục đồng đẳng là những phương pháp giảng dạy tích cực và hấp dẫn đã chứng tỏ hiệu quả của nó trong việc nuôi dưỡng lòng khoan dung, tôn trọng sự đa dạng và trách nhiệm dân sự đối với học sinh có nguồn gốc khác nhau. [106, tr.13]

Các hoạt động trải nghiệm cho phép trẻ được tự do hoạt động trong khuôn khổ nội quy, quy định chung, trẻ có cơ hội được thỏa mãn nhu cầu của bản thân và nhận ra rằng mình có quyền được làm rất nhiều việc [32]. Đồng thời trong quá trình đó, trẻ phải thực hiện các trách nhiệm của mình nhằm đảm bảo quyền của mình cũng như quyền của người khác.Từ đó trẻ hiểu rằng ai cũng có quyền được thỏa mãn nhu cầu, muốn được thực hiện quyền của mình thì mỗi người cũng phải tự thực hiện trách nhiệm của mình.Ví dụ, trẻ có quyền được vui chơi, trẻ phải có trách nhiệm hoạt động tích cực trong khi chơi, cùng làm việc/cùng chơi với bạn; trẻ có quyền sử dụng đồ chơi thì trẻ cũng phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản đồ chơi.

Diane Tillman và cộng sự (2014) cũng cho rằng giảng dạy cho trẻ nghe về các giá trị là chưa đủ, trẻ cần phải được trải nghiệm ở nhiều tình huống khác nhau [10, tr.7]. Một khi trẻ đã trải nghiệm về trách nhiệm, thì giá trị trách nhiệm mới đích thực là của riêng trẻ. Trải nghiệm mang lại cho trẻ cảm nhận toàn diện về cuộc sống, bao gồm cả những cảm nhận tích cực như thành công, thỏa mãn, an toàn, yêu thương, hạnh phúc… và cảm nhận tiêu cực như thất vọng, lo lắng, sợ hãi, đau đớn,…Những cảm nhận tiêu cực cũng có ý nghĩa làm cho trẻ thấu hiểu và nhẫn nại, chịu đựng để tìm cách vượt qua. Sau này trên đường đời, trẻ sẽ vững vàng hơn. Tuy nhiên, những trải nghiệm đó không được vượt quá sức chịu đựng của trẻ và nằm dưới sự kiểm soát của người lớn như một biện pháp hiệu quả để phát triển phẩm chất ý chí tốt đẹp, mở rộng hơn cho trẻ về tầm nhìn [37, tr 227-228].

Các phương pháp thực hành – trải nghiệm nhằm giáo dục TTN cho trẻ có thể kể đến là:

- Giao nhiệm vụ: là phương pháp mà giáo viên giao cho trẻ trách nhiệm và quyền hạn để thực hiện một hoặc một số công việc. Song song với việc phân công công việc, giáo viên chuẩn bị sẵn phương tiện, nguồn lực cần thiết nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Trò chơi: là phương pháp giúp cho quá trình học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động, lôi cuốn trẻ. Thông qua trò chơi, trẻ vừa được thỏa mãn quyền vui chơi của mình vừa phải có trách nhiệm nỗ lực tham gia trò chơi cùng đồng đội để giành kết quả cao nhất.

- Sử dụng tình huống: là phương pháp sử dụng các tình huống, sự kiện nảy sinh trong đời sống thực của trẻ, trong đó có mâu thuẫn giữa việc có trách nhiệm và

Xem tất cả 279 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí