Tổ Chức Hoạt Động Chơi Cho Trẻ Trải Nghiệm Thực Hiện Quyền Và Trách Nhiệm Của Trẻ Em

phạm Quyền, thực hiện Quyền. Phạm trù “Trách nhiệm” có các từ: Trách nhiệm, phải làm, cố gắng, nỗ lực; vi phạm Quyền, thiếu trách nhiệm, có trách nhiệm, rất trách nhiệm, trách nhiệm cao, trách nhiệm chưa cao, công việc.

Các câu hỏi có thể đặt ra là:

- Con và các bạn vừa được làm gì? Con có thích không? Nếu không được làm việc đó, con cảm thấy như thế nào?

- Con tự làm hay ai làm cho con?

- Con cảm thấy như thế nào khi mình đã cố gắng thực hiện công việc của mình?

- Điều gì sẽ xảy ra nếu con không thực hiện những trách nhiệm đó?

- Đó là trách nhiệm hay quyền của con được hưởng? Người khác có Quyền đó giống như con không? Con có trách nhiệm phải thực hiện Quyền đó của người khác không?

Giáo viên nên kết hợp hình ảnh, tranh vẽ về Quyền và Trách nhiệm để khắc sâu biểu tượng cho trẻ. Hình ảnh, tranh vẽ phải liên quan tới các Quyền và Trách nhiệm mà trẻ vừa thực hiện, có thể là ảnh chụp hoạt động của trẻ để củng cố lại biểu tượng cho trẻ. Ngoài ra, các hình ảnh mang tính chất mở rộng, có nội dung mô tả Quyền và Trách nhiệm cụ thể khác trong nhóm Quyền đó và mô tả việc thực hiện Quyền của những trẻ em khác trên thế giới cũng có vai trò quan trọng để mở rộng hiểu biết cho trẻ và giúp trẻ hiểu được Quyền là của tất cả mọi trẻ em, không phân biệt giới tính, màu da, sắc tộc, tôn giáo, không phân biệt trẻ khuyết tật. Mọi trẻ em được hưởng Quyền, mọi trẻ em có trách nhiệm thực hiện Quyền của mình và tôn trọng Quyền của trẻ em khác.

Nếu giáo viên ít chú ý đến việc chia sẻ sau trải nghiệm sẽ làm giảm hiệu quả tác động đến nhận thức của trẻ về trách nhiệm với bản thân, từ đó sẽ khó chuyển quá trình nhận thức vào bên trong làm thay đổi hành vi và hình thành thói quen trách nhiệm ở trẻ em. Vì vậy, giáo viên cần ý thức rõ cần phải làm tốt hoạt động chia sẻ này. Điều quan trọng là tránh giáo điều, hình thức, hãy để trẻ tự nói lên suy nghĩ của bản thân, nếu có điểm nào chưa chính xác, giáo viên có thể điều chỉnh tiếp theo ở những hoạt động sau.

Bước 4: Tạo cơ hội cho trẻ vận dụng kinh nghiệm vào các hoạt động hàng

ngày

Để củng cố kiến thức, kĩ năng, thái độ trách nhiệm thực hiện Quyền cho

trẻ, GV thiết kế các tình huống, bài tập, trò chơi mang tính thực tế, gắn liền với đời sống thực của trẻ để trẻ tham gia, dựa trên việc vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ đã lĩnh hội được ở giai đoạn trước. Bên cạnh đó, GV cũng tạo cơ hội cho trẻ thực hiện các công việc trong tất cả các hoạt động hàng ngày nhằm đảm bảo

các Quyền và đòi hỏi trẻ thực hiện Trách nhiệm để đảm bảo Quyền của trẻ. Hoạt động vận dụng này được tổ chức dưới hình thức tích hợp sẽ có hiệu quả cao. GV có thể tích hợp giáo dục Quyền sống trong hoạt động ăn, uống, ngủ, nghỉ, vệ sinh hàng ngày; tích hợp giáo dục Quyền phát triển trong các hoạt động học tập, vui chơi, hoạt động văn hóa, lễ hội, được chăm sóc sức khỏe; tích hợp giáo dục Quyền được bảo vệ thông qua việc trẻ thực hiện các quy định an toàn trong mọi hoạt động, nói với giáo viên và người lớn khác nếu không cảm thấy an tâm về điều gì, lên tiếng bảo vệ bạn; tích hợp giáo dục Quyền tham gia: nêu ý kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch hoạt động của GV, tham gia vào chuẩn bị môi trường học tập, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho sinh hoạt của trẻ hàng ngày.

Trong các hoạt động học tập khác, với những nội dung có liên quan đến Quyền và trách nhiệm của trẻ, giáo viên nên tích hợp giáo dục Quyền và trách nhiệm cho trẻ nhằm củng cố kiến thức, kĩ năng đã học và tạo cơ hội để trẻ vận dụng kiến thức, kĩ năng đó vào tình huống mới. Các giờ học khám phá về các chủ đề về bản thân như: đôi mắt của bé, đôi tay kì diệu, bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh,…có nhiều cơ hội để tích hợp giáo dục trẻ về Quyền và trách nhiệm với bản thân. Các giờ học khám phá về chủ đề gia đình, trường mầm non, nghề nghiệp có ưu thế để giáo dục trách nhiệm với người khác. Các giờ học khám phá về chủ đề tự nhiên như động vật, thực vật, nước và các hiện tượng thiên nhiên có ưu thế để giáo dục trách nhiệm với môi trường.

Điều kiện thực hiện

- GV hiểu biết rõ về QTE và biết cách đáp ứng QTE trong quá trình tổ chức hoạt động học tập cho trẻ.

- GV hiểu được mối quan hệ chặt chẽ giữa Quyền và Trách nhiệm, đảm bảo cho việc đáp ứng mỗi Quyền cụ thể tương ứng với việc giúp trẻ hiểu ra trách nhiệm của mình.

- GV có kĩ năng lập kế hoạch hoạt động học tích hợp giáo dục TTN phù hợp với nội dung chủ đề của nhà trường, khối lớp.

3.2.2.2. Tổ chức hoạt động chơi cho trẻ trải nghiệm thực hiện Quyền và Trách nhiệm của trẻ em

a) Mục đích- ý nghĩa

Hoạt động chơi giúp trẻ lĩnh hội những kinh nghiệm từ các hoạt động thực tiễn về trách nhiệm với bản thân, với mọi người, và với môi trường trong các mối quan hệ chơi khác nhau; mở rộng các đối tượng mà trẻ cần phải có trách nhiệm khi tham gia vào vai chơi; rèn luyện cho trẻ khả năng lựa chọn việc mình được làm, nên làm, phải làm trong ứng xử với bản thân, người khác và môi trường dựa trên tôn trọng quyền

của tất cả mọi người; hình thành ở trẻ ý thức nhận gánh vác trách nhiệm và chịu trách nhiệm thực hiện lời hứa, cam kết với người khác. Qua chơi, trẻ được trải nghiệm nhiều cung bậc xúc cảm, từ niềm vui đến nỗi buồn, từ thiếu tin tưởng đến tin tưởng người khác, từ sợ hãi không dám nhận lỗi đến dũng cảm nhận lỗi. Xúc cảm, tình cảm là động cơ thúc đẩy trẻ hành động một cách trách nhiệm hơn.

Nội dung

- Tổ chức cho trẻ trải nghiệm thực hiện trách nhiệm trong trò chơi đóng vai theo chủ đề,

- Tổ chức cho trẻ trải nghiệm thực hiện trách nhiệm trong các trò chơi có luật.

Cách tiến hành

b) Tổ chức trò chơi đóng vai có chủ đề cho trẻ trải nghiệm thực hiện trách nhiệm một cách tự giác

- Bước 1: Trẻ lựa chọn trò chơi và vai chơi

Trước khi chơi, giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ được lựa chọn góc chơi, trò chơi và vai chơi theo nhu cầu, mong muốn, sở thích của bản thân. Mỗi trò chơi đóng vai có chủ đề có nội dung chơi rất đa dạng và các vai chơi khác nhau. Trẻ nên được tự lựa chọn dựa trên kinh nghiệm và sở thích của trẻ để làm cho cuộc chơi của trẻ thực sự thoải mái, vui vẻ. Chẳng hạn, trẻ tự chọn truyện để xem/đọc ở góc sách truyện, đóng vai là những “thủ thư” và “bạn đọc” đến đọc sách; những trẻ thích nấu ăn, chơi búp bê được Quyền lựa chọn góc nấu ăn hay góc gia đình để chơi những trò chơi mà trẻ thích, được nấu những “món ăn ngon”, được thực hành chăm sóc em bé. Chỉ khi nào trò chơi của trẻ lặp lại nhàm chán, hay trẻ chơi mãi một góc chơi, giáo viên mới gợi ý, khuyến khích trẻ chọn góc chơi, trò chơi và vai chơi mới để tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm ở nhiều vai chơi khác nhau, lĩnh hội được các kiến thức, kĩ năng trách nhiệm cần thiết.

- Bước 2: Trẻ tham gia chơi

Trong trò chơi đóng vai có chủ đề của trẻ, có hai mối quan hệ trong khi chơi đó là mối quan hệ thực và mối quan hệ chơi. Ở cả hai mối quan hệ này, giáo viên đều có thể sử dụng để giáo dục TTN cho trẻ.

Với mối quan hệ thực, tạo cơ hội cho trẻ tự ra quyết định và chịu trách nhiệm cần được thực hện ở mọi thời điểm trong quá trình chơi của trẻ. Giáo viên quan sát, hướng dẫn, khích lệ, trợ giúp khi cần thiết. Khi quan sát, giáo viên cần chú ý đến thái độ, hành động của từng trẻ nhằm phát hiện các tình huống nảy sinh có ý nghĩa để giáo dục trẻ về TTN. Giáo viên cũng có thể bổ sung thêm tình huống, nhiệm vụ khó hơn đòi hỏi trẻ phải nỗ lực cố gắng ở cả phía cá nhân và nhóm để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất. Khi hướng dẫn, trợ giúp, giáo viên hạn chế sử dụng các mệnh lệnh yêu cầu trẻ phải tuân theo. Dưới đây là gợi ý cụ thể:

Bảng 3.2. Gợi ý các tình huống GDTTN cho trẻ trong trò chơi đóng vai



Các tình huống

Cách thức tác động của GV đến trẻ

Hành động hợp lý của

trẻ

Không nên

Nên

Trẻ không cất gọn đồ chơi/đồ dùng/vật liệu khi đã sử dụng hoặc chơi xong

Tại sao các con để đồ chơi bừa bãi như vậy? Hãy cất đồ chơi vào rổ.

Đồ chơi vẫn còn lộn xộn khiến lớp mình không đẹp chút nào. Và cô sẽ lại phải thu dọn, sẽ không còn thời gian để chuẩn bị bữa trưa cho các

con. Ai có thể giúp cô?

Trẻ tự giác cất đồ chơi.

Ở góc học tập, trẻ cố gắng cất túi đựng đồ dùng học tập của mình lên giá cao (đúng vị trí quy định) trong khi cô và các bạn đã chuyển sang hoạt động khác

Cất hộ trẻ ngay.

Hoặc giục trẻ: “Con nhanh lên. Các bạn đã xong hết rồi sao con còn chưa xong?” Hoặc đề nghị cả lớp gọi: “Bạn A ơi,

nhanh lên”.

GV cần nhận thấy đó là sự nỗ lực, cố gắng của trẻ. Hãy chờ đợi trẻ và động viên: “Cô thấy bạn A đang cố gắng cất đồ dùng học tập đúng quy định. Như vậy là rất có trách nhiệm. Con có thể dùng ghế để đứng lên cất cho dễ”.

-Trẻ tự cất đồ chơi

- Trẻ đề

nghị GV

hoặc bạn giúp đỡ để hoàn thành nhiệm vụ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 279 trang tài liệu này.

Giáo dục tính trách nhiệm dựa trên Quyền trẻ em cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non - 14


Với mối quan hệ chơi, giáo viên có thể dựa vào các vai chơi mà trẻ đang đảm nhận để có tác động sư phạm cần thiết. Rất nhiều vai chơi mô phỏng lại xã hội của người lớn, qua đó, trẻ hiểu về công việc của người lớn và trách nhiệm của họ trong mỗi ngành nghề khác nhau. Khi sắm vai nào, trẻ phải thực hiện được các trách nhiệm của vai đó, chẳng hạn: nhân viên giao hàng có trách nhiệm giao hàng đúng hẹn, đúng địa điểm cho khách hàng, không được tráo đổi, làm hỏng, nếu làm hỏng do quá trình di chuyển của mình thì nhân viên giao hàng phải đền bù; người mua hàng có trách nhiệm bảo quản hàng hóa ở cửa hàng khi lựa chọn hàng hóa, thực hiện quy định xếp hàng thanh toán, và phải trả đủ số tiền cho hàng hóa mà mình đã mua. Giáo viên tuyệt đối không can thiệp vào cuộc chơi của trẻ theo cách nhắc nhở, răn dạy “phải thế này, phải thế kia”, vì như vậy sẽ phá vỡ cuộc chơi của trẻ em. Giáo viên nên sắm vai chơi và nhập vào cuộc chơi của trẻ để bổ sung các tình huống có vấn đề, đòi hỏi trẻ phải giải quyết một cách rất tự nhiên.


nhiệm

- Bước 3: Trẻ chia sẻ quá trình chơi, kết quả chơi và rút ra bài học về trách


Sau mỗi buổi chơi, GV cần dành thời gian cho trẻ chia sẻ kinh nghiệm khi

tham gia trò chơi, đúc kết kinh nghiệm về trách nhiệm chúng phải thực hiện. Trẻ nêu cảm nhận ý nghĩ của việc thực hiện xong các trách nhiệm của mình, niềm vui khi được nhận sự giúp đỡ của bạn. Từ đó, giúp trẻ hiểu rằng bạn thật có trách nhiệm khi đã giúp đỡ mình, và mình cũng phải có trách nhiệm giúp đỡ bạn bè, nếu ai cũng có trách nhiệm giúp đỡ mọi người xung quanh thì cuộc sống sẽ thật tốt đẹp. Bên cạnh đó, trẻ có thể chia sẻ về nhân vật mà mình đã đóng vai và nói về những việc trẻ đã phải làm và cố gắng thực hiện những trách nhiệm như thế nào. Chính những cảm xúc, tình cảm, sự hiểu biết mà trẻ tự trải qua, tự lĩnh hội sẽ đem lại cho trẻ ý thức rõ ràng hơn về trách nhiệm. Sau buổi chơi, GV cũng cần khuyến khích trẻ vận dụng kinh nghiệm vào những tình huống khác.

c) Tổ chức trò chơi có luật cho trẻ trải nghiệm thực hiện trách nhiệm dựa trên luật chơi

Bước 1: Lựa chọn/thiết kế trò chơi, xác định nội dung giáo dục trách nhiệm trong trò chơi

Về lựa chọn trò chơi, GV có thể chọn các trò chơi có nội dung chơi, cách chơi và luật chơi liên quan đến việc thực hiện trách nhiệm của trẻ. Chẳng hạn, những trò chơi có nội dung chơi về nhu cầu, hoạt động sống hàng ngày của trẻ có ưu thế để giáo dục TTN với bản thân. Những trò chơi được tổ chức theo nhóm, trẻ tương tác với các bạn trong nhóm sẽ có ưu thế để giáo dục trách nhiệm với người khác. Các trò chơi sử dụng đồ chơi là vật liệu thiên nhiên, yếu tố tự nhiên trong môi trường sẽ có ưu thế để giáo dục trách nhiệm với môi trường. Hệ thống các trò chơi dân gian cũng có nhiều ưu thế để giáo dục TTN của trẻ trong tập thể: Rồng rắn lên mây; Bịt mắt bắt dê, Thả đỉa ba ba,…Căn cứ vào mục đích và nội dung của trò chơi, giáo viên xác định nội dung giáo dục TTN có liên quan trực tiếp đến hành động chơi, luật chơi và kết quả chơi. Có thể chỉ chọn một nội dung giáo dục nhận thức về trách nhiệm, kĩ năng-hành vi thực hiện trách nhiệm hoặc thái độ trách nhiệm để đưa vào trò chơi một cách tự nhiên, tinh tế. Đồng thời, nội dung giáo dục TTN cần được cân đối với dung lượng hợp lí, đảm bảo không lấn át nội dung chính của trò chơi, tránh gò ép, khiên cưỡng.

Về thiết kế trò chơi GDTTN cho trẻ, trước hết GV cần xác định mục đích của trò chơi hướng tới hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ nào về trách nhiệm cho trẻ. Sau đó, suy nghĩ về cách chơi, luật chơi và chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, cuối cùng là đặt tên cho trò chơi. Các trò chơi học tập rất phù hợp với mục tiêu củng cố, mở

rộng nhận thức cho trẻ về trách nhiệm. Ví dụ: Chọn thẻ Quyền và Trách nhiệm tương ứng, Xếp tranh thứ tự việc cần làm, Nói tên trách nhiệm. Trò chơi vận động thuận lợi để rèn luyện kĩ năng- hành vi thực hiện trách nhiệm. Ví dụ: Giúp mẹ việc nhà, Chăm sóc vật nuôi, Hãy hành động đúng. Trò chơi nào cũng có nhiều cơ hội để giáo dục thái độ trách nhiệm cho trẻ.

Bước 2: Hướng dẫn chơi

- Giới thiệu tên trò chơi và cách chơi: Trước khi chơi, GV tạo không khí vui tươi, tự do, thoải mái. Giáo viên phổ biến tên trò chơi, luật chơi rõ ràng, nhấn mạnh tới quy tắc trong trò chơi, để định hướng trẻ chơi đúng luật, trung thực.

- Trẻ chơi: Giáo viên quan sát quá trình chơi của trẻ, tạo cơ hội cho tất cả trẻ được chơi theo lượt hoặc chơi tập thể, đảm bảo công bằng, khách quanh khi có các tình huống chơi xảy ra, chú ý những trẻ thực hiện tốt, đúng luật và những trẻ chưa thực hiện đúng luật.

- Chia sẻ, đúc rút kinh nghiệm sau khi chơi: GV cùng trẻ đánh giá, nhận xét kết quả chơi, đặt ra một số câu hỏi định hướng cho trẻ suy nghĩ và nêu cảm nhận của mình sau trò chơi, hướng dẫn trẻ rút ra kinh nghiệm cần thiết. Một số câu hỏi như sau: Các con vừa chơi trò chơi gì? Trong trò chơi, con đảm nhận trách nhiệm gì? Còn các bạn trong đội của con? Các con có cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình không? Con có giúp đỡ bạn trong quá trình chơi không? Có bạn nào mắc lỗi trong lượt chơi của đội con? Bạn đó có thực hiện lại theo đúng quy định của trò chơi không?

- Vận dụng kinh nghiệm vào thực tiễn

GV có thể đưa ra những tình huống thực tiễn để trẻ suy ngẫm và nêu ý kiến cá nhân. Tình huống đó phải có liên quan đến kiến thức, kĩ năng, thái độ đã được lĩnh hội trong trò chơi.

Ví dụ: Trò chơi "Người đồng đội"

- Giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi: Trò chơi có tên là “Người đồng đội”. Các con sẽ kết nhóm đôi, hai bạn trong nhóm là đồng đội của nhau, một bạn bịt mắt, một bạn có nhiệm vụ chỉ đường cho bạn bịt mắt đi trên một tấm bản đồ lớn để có thể đến một địa điểm theo yêu cầu. Lần 2, các con sẽ đổi vai chơi. Kết thúc mỗi lần chơi, bạn nào về đúng địa điểm được yêu cầu theo bản đồ thì đôi bạn đó sẽ được nhận một phần quà.

- Trẻ chơi: GV tạo cơ hội cho các nhóm trẻ được chơi hết lượt và được đổi vai chơi. Trẻ chơi tự nhiên, đoàn kết.

- Chia sẻ, đúc rút kinh nghiệm: GV và trẻ kiểm tra những đội chơi nào đã về được đúng địa điểm theo yêu cầu và trao quà cho các bạn. Sau đó GV đặt câu hỏi:

Trong trò chơi, người chỉ đường có nhiệm vụ gì? Nếu người chỉ đường không có trách nhiệm, không chỉ đúng đường thì người bịt mắt sẽ gặp phải chuyện gì? Con thấy người chỉ đường của con có phải là người có trách nhiệm không? Con cảm thấy an tâm hay không khi được bạn ấy chỉ đường? Giáo viên định hướng giúp trẻ rút ra kết luận: Nếu mọi người xung quanh mình đều có trách nhiệm thì mình sẽ cảm thấy rất an tâm.

- Vận dụng kinh nghiệm: Ai có thể lấy ví dụ cho cô về một người nào đó xung quanh các con làm việc có trách nhiệm khiến con cảm thấy rất an tâm? Cô ví dụ: Khi cô đi xe taxi, bác lái taxi đi đúng luật giao thông, không phóng nhanh vượt ẩu khiến cô cảm thấy rất an tâm.

d) Điều kiện thực hiện

- GV cần biết lựa chọn hoặc thiết kế các trò chơi có luật đa dạng, hấp dẫn để gây hứng thú và rèn luyện TTN cho trẻ trong nhiều tình huống khác nhau.

- GV cần dựa vào các luật chơi để gián tiếp yêu cầu trẻ tham gia trò chơi tự nguyện thực hiện trách nhiệm với bản thân (nói đúng, làm đúng, cố gắng, nỗ lực), trách nhiệm với bạn (làm đúng nhiệm vụ, chức năng của mỗi người trong nhóm), với môi trường (thực hiện đúng quy định sử dụng đồ chơi, vật liệu)

- Đảm bảo các điều kiện tối thiểu về đồ dùng, đồ chơi, vật liệu, chỗ chơi phù hợp với trẻ và nội dung trò chơi.

3.2.2.3. Tổ chức hoạt động lao động cho trẻ trải nghiệm thực hành Quyền và Trách nhiệm trong đời sống thực

a) Mục đích – Ý nghĩa

- Trẻ biết các cách quan tâm, chăm sóc bản thân và người khác.

- Cung cấp kiến thức cho trẻ về lợi ích, vai trò của môi trường đối với con người và động-thực vật, đặc biệt là đối với bản thân trẻ; giúp trẻ hiểu bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của con người;

- Rèn luyện kĩ năng chăm sóc, bảo vệ bản thân; kĩ năng chăm sóc, giúp đỡ, hợp tác với người khác để hoàn thành công việc chung.

- Rèn luyện kĩ năng chăm sóc môi trường, kĩ năng giải quyết vấn đề môi trường một cách có trách nhiệm; kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, chịu trách nhiệm về công việc.

- Hình thành thái độ tôn trọng, yêu quý bản thân; thích quan tâm, chăm sóc người khác; lo lắng cho người khác; mong muốn giữ gìn và bảo vệ môi trường, cảm thấy không an tâm khi con vật, cây cối, đồ vật trong môi trường bị xấu đi.

b) Nội dung

- Khơi gợi sự quan tâm của trẻ tới đối tượng lao động;

- Tạo cơ hội cho trẻ thực hiện các trách nhiệm trong lao động

- Trẻ chia sẻ và rút ra bài học về trách nhiệm với môi trường, với bản thân, với người khác

c) Cách tiến hành

Các hoạt động lao động có ưu thế để giáo dục trẻ có trách nhiệm với môi trường chủ yếu là lao động chăm sóc thiên nhiên (động vật, thực vật), dọn vệ sinh môi trường, vệ sinh đồ dùng trong lớp. Bên cạnh đó, trẻ còn phải thực hiện trách nhiệm đảm bảo an toàn cho bản thân khi tham gia lao động, trách nhiệm phối hợp, giúp đỡ, cùng làm việc với các bạn để hoàn thành việc chung. Để trẻ thực sự trải nghiệm và suy ngẫm về Quyền và Trách nhiệm thông qua lao động, hoạt động này nên được tổ chức theo các bước sau:

Bước 1: Khơi gợi sự quan tâm của trẻ tới đối tượng lao động

Giáo viên tạo tinh thần thoải mái cho trẻ trước khi bước vào hoạt động. Giáo viên thể hiện sự quan tâm, hứng thú của mình tới đối tượng để định hướng chú ý của trẻ. Sự thích thú, hào hứng trước khi bắt đầu một công việc sẽ mang lại nhiều năng lượng tích cực ở trẻ em, thôi thúc trẻ em hành động. Thường một yếu tố bất ngờ, một sự thay đổi của các đối tượng lao động sẽ khiến trẻ quan tâm và mong muốn chăm sóc nó, thay đổi trạng thái xấu đang diễn ra ở đối tượng. Có thể là một cái cây có nhiều lá úa, một chú chim bồ câu đang đói sẽ gây được sự chú ý ở trẻ và khơi gợi trẻ mong muốn rằng mình cần phải làm gì đó cho cây, cho chim bồ câu. Sau đó, giáo viên hãy trao quyền cho trẻ nhiều hơn trong việc lựa chọn nhiệm vụ bằng cách khơi gợi tinh thần tự nguyện của trẻ trước khi thực hiện công việc. Định hướng mục tiêu nhiệm vụ, giúp trẻ hiểu ý nghĩa của việc làm đó đối với môi trường thông qua quan sát, phát hiện vấn đề, và suy nghĩ về giải pháp có thể làm để thay đổi đối tượng theo hướng tích cực.

Bước 2: Trẻ thực hiện các trách nhiệm trong lao động

Đối với lao động tự phục vụ, trẻ 5-6 tuổi có thể hành động độc lập hoàn toàn, tự tổ chức công việc và tự kiểm tra đánh giá. Các hoạt động này được lặp lại hàng ngày sẽ hình thành thói quen cho trẻ, từ đó trẻ có trách nhiệm với bản thân, người khác và môi trường qua chính các công việc của mình. Do vậy, giáo viên tạo cơ hội cho trẻ tự giác thực hiện các công việc đã đề xuất hoặc được phân công theo nhóm/theo cá nhân.

Đối với làm việc chăm sóc, giúp đỡ người khác, đây là những việc nhỏ hàng ngày mà giáo viên có thể tận dụng nhằm trao cho trẻ cơ hội giúp đỡ và thực hiện trách nhiệm với người khác. Khi làm những việc tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa với người khác, trẻ cảm thấy mình đã làm được việc tốt, mang lại niềm vui cho người

Xem tất cả 279 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí