Xu hướng nghề sư phạm của học sinh, sinh viên ngành mầm non trường Cao đẳng Bình Định - 3

nghiên cứu các giai đoạn và điều kiện hình thành XHNSP.

­ Các công trình nghiên cứu hầu như chưa nghiên cứu tổng thể về các biểu hiện của XHNSP, chưa vạch ra được một cách rõ ràng con đường, biện pháp hình thành, phát triển XHNSP.

­ Các công trình chưa đi sâu nghiên cứu về XHNSP của SV sư phạm, đặc biệt chưa có công trình nào nghiên cứu về XHNSP của SV sư phạm mầm non.

1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam việc nghiên cứu XHN, XHNSP đã được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau như: nguyện vọng lựa chọn nghề nghiệp, hứng thú nghề nghiệp, dự định nghề nghiệp, động cơ nghề nghiệp...

Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết nghiên cứu sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 10 (cũ) và tìm ra mối quan hệ của đặc điểm phát triển tâm lý của học sinh lớp 10 với nguyện vọng lựa chọn nghề nghiệp, mối quan hệ của vấn đề

nhận thức vị

trí của các nghề

trong xã hội với nguyện vọng lựa chọn nghề

nghiệp, mối quan hệ của ước mơ lý tưởng với sự hình thành nguyện vọnglựa chọn nghề nghiệp [42].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Sau đó, tác giả Phạm Tất Dong và các cộng sự đã nghiên cứu về nhiều khía

cạnh khác nhau của xu hướng nghề như: nguyện vọng chọn nghề, hứng thú

Xu hướng nghề sư phạm của học sinh, sinh viên ngành mầm non trường Cao đẳng Bình Định - 3

nghề nghiệp sự lựa chọn nghề nghiệp, dự định nghề nghiệp, những nhân tố tác động đến sự hình thành xu hướng nghề của học sinh cấp 3. Kết quả nghiên cứu cho thấy: đa số học sinh có xu hướng muốn có trình độ học vấn đại học trước khi đi vào lao động phục vụ. Xu hướng chọn nghề ở HS nam và nữ là khác nhau đo đặc điểm lứa tuổi, giới tính và nó cũng ảnh hưởng đến sự phân hoá hứng thú nghề nghiệp [14].

Các tác giả Nguyễn Mạnh Trang, Trần Thế Linh, Bùi Thị Phương Mai, Đỗ Thị Hậu đã nghiên cứu XHN của học sinh phổ thông và ảnh hưởng của nó đến tính tích cực học tập.

Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu của các tác giả khác như:

­ Đề tài “Xu hướng nghề nghiệp” của tác giả Nguyễn Quang Uẩn và cộng

sự đã nghiên cứu về đặc điểm XHN của HS thành phố và kết luận: Nhận thức về nghề của HS còn yếu, số nghề và các trường chuyên nghiệp được HS biết

đến chưa nhiều. Hứng thú nghề trungvà chưa rõ nét [30].

nghiệp của HS hình thành muộn, chưa tập

­ Công trình của tác giả Đỗ

Mộng Tuấn nghiên cứu về

động cơ

và xu

hướng nghề nghiệp của SV có nhận xét: Các động cơ mang ý nghĩa xã hội là động cơ chọn nghề chủ yếu của đa số SV sư phạm và xu hướng nghề nghiệp của SV sư phạm tương đối ổn định... trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra những kiến nghị nhằm hình thành xu hướng nghề nghiệp cho SV [39].

­ Tác giả Đỗ Thị Châu tìm hiểu “Xu hướng sư phạm của thanh niên trong tình hình đổi mới kinh tế ­ xã hội” đã nhận xét: Xu hướng sư phạm của thanh niên vẫn chưa ổn định do chủ yếu là vấn đề chế độ đãi ngộ (trong đó có vấn đề tiền lương) đối với giáo viên vẫn chưa thỏa đáng [9].

­ Tác giả Phan Thị Tố Oanh đã tiến hành nghiên cứu “Nhận thức nghề và

dự định chọn nghề

của học sinh phổ

thông trung học”. Nghiên cứu cho thấy:

Nhận thức về nghề của học sinh mới dừng ở những biểu hiện bên ngoài của

nghề mà chưa đi sâu tìm hiểu những đặc trưng riêng của từng nghề và đối chiếu yêu cầu đó với những đặc điểm cá nhân [30].

­ Tác giả

Đào Thị

Oanh nghiên cứu về “Xu hướng nghề nghiệp của học

sinh trung học” đã nhận xét: Nhìn chung học sinh trung học chưa định hình một khuynh hướng nghềnghiệp cụ thể. Các hứng thú mới chỉ dừng lại ở chỗ thỏa mãn nhu cầu thích hiểu biết. Một số nghề hiện nay xã hội đang có nhu cầu cao về nhân lực lại chưa được học sinh định hướng vào do sự thiếu thông tin, thiếu gắn bó với những lĩnh vực tri thức về các ngành nghề đó [29].

Nhìn chung, việc nghiên cứu XHN, XHNSP đã được nhiều tác giả trong

nước nghiên cứu. Tuy nhiên từ các công trình nghiên cứu trên của các tác giả

chúng tôi có nhận xét khái quát sau:

­ Hầu như

chưa có công trình nghiên cứu sâu, trọn vẹn về

XHN, mà chỉ

nghiên cứu từng góc độ khác nhau của XHN như: nguyện vọng lựa chọn nghề

nghiệp, hứng thú nghề nghiệp, dự định nghề nghiệp, động cơ nghề nghiệp...

­ Các công trình nghiên cứu về XHNSP rất ít, chưa có một nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu tổng thể về XHNSP với các mặt biểu hiện của nó.

­ Các công trình nghiên cứu tập trung chủ yếu trên khách thể là HS, việc nghiên cứu ở lứa tuổi SV còn rất hạn hẹp, đặc biệt SV sư phạm ngành mầm non.

1.2. Một số khái niệm, thuật ngữ có liên quan

1.2.1. Xu hướng

1.2.1.1. Khái niệm xu hướng

Trong sinh hoạt, học tập, lao động, nói chung trong toàn bộ cuộc sống mỗi con người bao giờ cũng hướng về một mục tiêu nào đó mà mình xem là có nhiều ý nghĩa đối với bản thân, sự hướng về mục tiêu này thường không phải chỉ diễn ra trong ngày một, ngày hai, mà trái lại nó có tính chất lâu dài, tương đối ổn định.

Hiện có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm xu hướng:

Các nhà khoa học Anh định nghĩa: Xu hướng là con đường mà một người hoặc một vật hướng tới để trở thành hoặc hành động. Là hướng mà sự vật nào đó chuyển động hoặc thay đổi [46, tr.940].

Các nhà khoa học Đức cũng định nghĩa: Xu hướng là hướng tới một mục đích xác định. Là chiều hướng phát triển của một hiện tượng [47, tr.471]

Các nhà tâm lý học Phạm Minh Hạc, Phạm Hoàng Gia, Trần Trọng Thuỷ, Nguyễn Quang Uẩn đã khẳng định: Xu hướng nói lên phương hướng, chiều hướng phát triển của con người, xác định người đó “đi” theo hướng nào, từ đâu [19, tr.74].

Khái niệm này tương đối thống nhất với khái niệm: Xu hướng là sự thiên về một hướng nào đó trong quá trình hoạt động. Sự thiên hướng về một hoạt động nào đó nhằm một mục tiêu có ý nghĩa đối với bản thân trong một thời gian lâu dài [32, tr.1118].

Trong cuốn Tâm lý học đại cương của Hội đồng bộ môn tâm lý học có định nghĩa: Xu hướng là ý định hướng tới đối tượng trong một thời gian lâu dài, nhằm

thoả mãn những nhu cầu hay hứng thú hoặc vươn tới mục tiêu cao đẹp mà cá nhân lấy làm lẽ sống cho mình [20, tr.146].

Phân tích định nghĩa này ta thấy xu hướng có ba mặt: Mặt nhận thức trong xu hướng biểu hiện ở chỗ xu hướng bao giờ cũng có đối tượng nhất định. Đối tượng đó dù cụ thể hay trừu tượng cũng đều được phản ánh vào đầu óc của cá nhân.

Mặt thái độ của xu hướng biểu hiện ở chỗ, đối tượng hay mục tiêu sẽ làm thoả mãn những đòi hỏi của mình, nên cá nhân luôn tỏ một thái độ tích cực.

Mặt hành động trong xu hướng biểu hiện ở chỗ, là ý định hướng tới đối tượng hay mục tiêu. Sự vươn tới đó có khi trở thành một đòi hỏi gay gắt đối với cá nhân, thôi thúc họ hành động.

Tóm lại, có nhiều định nghĩa khác nhau về xu hướng, trong luận văn này khái niệm xu hướng được hiểu: Xu hướng là ý định hướng tới đối tượng trong một thời gian lâu dài, nhằm thoả mãn những nhu cầu hay hứng thú hoặc vươn tới mục tiêu cao đẹp mà cá nhân lấy làm lẽ sống cho mình.

1.2.1.2. Các cách tiếp cận xu hướng

a. Xu hướng với tư cách là một thuộc tính nhân cách


* Quan điểm của một số hướng nhân cách

trường phái tâm lý học phương Tây về xu

Trong nền tâm lý học phương Tây, có thể do nhiều nguyên nhân về thế giới quan, về phương pháp luận nên việc nghiên cứu nhân cách tuy đã được quan tâm và đã có những đóng góp nhất định cho nền tâm lý học nói chung. Tuy nhiên, vấn đề xu hướng nhân cách không được nghiên cứu tách bạch, không được xem như một thuộc tính của nhân cách.

Trong Phân tâm học, điển hình là S.Freud (1856 – 1939) nghiên cứu nhân cách theo mô hình cấu trúc 3 bộ phận: “cái nó” (id), “cái tôi” (ego), và cái “siêu tôi” (superego) và bản năng xâm kích (aggressive), sự trưởng thành “cái tôi” và sự hợp lý của “cái siêu tôi” mà nhân cách sẽ có động lực thúc đẩy sự phát triển nhân

cách khác nhau.

Tâm lý học hành vi, đại biểu điển hình là J.Watson (1878 – 1958) coi hành vi là nền tảng, là đối tượng nghiên cứu. Hành vi được nảy sinh, phát triển trên cơ

sở cá nhân gắn liền với yếu tố thưởng phạt (theo nguyên tắc S – R). Do đó,

nghiên cứu nhân cách dựa trên việc xem xét hành vi để tìm hiểu động cơ thúc

đẩy nhân cách hành động theo xu hướng “tự do” cá nhân dựa trên những đặc

điểm riêng của cá nhân gắn liền với nhu cầu của họ.

Trong khi đó A.Maslow (1908 – 1970) cho rằng: động lực chính của nhân cách là mong mong muốn trở thành cái mà nó có thể thực hiện bằng tất cả khả năng, ý chí của mình. Không phủ nhận động cơ vô thức, khả năng ảnh hưởng của quá trình học tập, ông còn chỉ rõ động cơ thúc đẩy hành động của nhân cách gắn liền với việc thỏa mãn các nhu cầu (bậc trên và bậc dưới). Trong đó, ông coi

việc tự

khẳng định (self – actualization) là nhu cầu có vị

trí cao nhất, có tính

quyết định đến thái độ, hành vi, chiều hướng phát triển của nhân cách.

Hai nhà tâm lý học H.Spencer (1820 – 1903) và W.James (1842 – 1910) cho rằng trong quá trình tồn tại, cá thể người luôn phải thích nghi với những điều phức tạp của môi trường tự nhiên và xã hội. Theo đó, con người luôn hướng ý thức và tổ chức hành động vào việc đạt tới mục đích thực hiện được sự thích ứng với môi trường. Như vậy, tuy không nghiên cứu xu hướng nhân cách, nhưng khi đề cập đến khía cạnh thích nghi, thích ứng nghề nghiệp các tác giả đã chỉ ra mối quan hệ của nhân cách và nghề nghiệp [34].

Có thể kết luận rằng, các nhà tâm lý học phương Tây đã có những phát hiện đáng trân trọng trong nghiên cứu nhân cách. Tuy nhiên, họ đã không nghiên cứu xu hướng nhân cách như một thuộc tính quan trọng của nhân cách con người. Đồng thời, họ lại giải quyết vấn đề trên trên lập trường sinh vật cơ cũng như xu hướng của nhân cách, chưa thấy được tính tích cực, chủ động trong xu hướng của nhân cách.

* Quan điểm về xu hướng nhân cách của một số nhà tâm lý học Macxit

Vào những năm 40 của thế kỷ XX, người đặt nền móng cho việc nghiên

cứu chuyên biệt về xu hướng nhân cách là X.L Rubinstein, theo ông “vấn đề nhân cách trước hết là câu hỏi về khuynh hướng thúc đẩy như là động cơ quy định hoạt động của con người” [35].

Tuy ở đây chỉ mô tả hiện tượng, chưa nói lên được đầy đủ bản chất vấn đề xu hướng nhân cách song khái niệm này đã phản ánh mục đích, động cơ căn bản của con người trong hoạt động sống.

Hoạt động của con người bao giờ cũng hướng tới một mục tiêu nào đó

(một sản phẩm cụ thể, tri thức khoa học, tư tưởng chính trị...) đồng thời thúc đẩy hoạt động nhằm từng bước chiếm lĩnh chúng. Sự hướng tới này được phản ánh trong tâm lý mỗi người như là xu hướng của nhân cách.

Xu hướng nhân cách là một trong những thành phần quan trọng trong cấu trúc của nhân cách. Nó giữ vị trí điểm nút trong mạng lưới các mối quan hệ giữa các thuộc tính trong cấu trúc nhân cách. Xu hướng còn làm nhiệm vụ định hướng,

điều khiển, điều chỉnh sự hình thành và phát triển toàn bộ các thuộc tính của

nhân cách (năng lực, tính cách, khí chất...) và làm cho chúng kết hợp hài hòa với nhau trở thành một chỉnh thể trọn vẹn, một khối thống nhất không thể chia cắt được. Nói đến xu hướng là nói đến bộ phận hợp thành quan trọng nhất trong cấu trúc của nhân cách, đóng vai trò chủ đạo trong cuộc sống cá nhân, chi phối mọi sự suy nghĩ, hành động, lối sống của cá nhân, quy định đường hướng căn bản của toàn bộ cuộc đời mỗi con người.

A.V Petrovxki định nghĩa về xu hướng nhân cách như sau: “Xu hướng nhân cách là kết quả của sự nảy sinh những động cơ chiếm ưu thế một cách ổn định của hành vi” [31]. Xu hướng nhân cách vừa là kết quả vừa là biểu biện của một cấu trúc có cấp bậc bền vững của động cơ. Xu hướng nhân cách phản ánh bộ mặt đạo đức của con người, phản ánh toàn bộ hệ thống quan điểm tiến bộ hay lạc hậu của con người.

Khi bàn về những vấn đề tâm lý của tính cách, N.Đ Lêvitốp nêu quan niệm rằng: “Xu hướng nhân cách là một trong hàng loạt các yếu tố cùng với ý chí cấu thành tính cách, đó là hệ thống thái độ xác định quan hệ lựa chọn và tính tích cực

của con người” [33, tr.16].

Tóm lại, những thành tựu của các nhà tâm lý học Macxit, đặc biệt là của tâm lý học Liên Xô trong việc nghiên cứu về xu hướng nhân cách thể hiện trước hết ở chỗ họ đã từng bước hoàn thiện khái niệm, chỉ ra được mối quan hệ của xu hướng với các thuộc tính khác trong nhân cách, làm rõ cấu trúc cũng như các giai đoạn và điều kiện hình thành, phát triển nó.

* Quan điểm của một số nhà tâm lý học Việt Nam về xu hướng nhân

cách

Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “Xu hướng làm nhiệm vụ định hướng,

điều khiển và điều chỉnh sự hình thành và phát triển toàn bộ các thuộc tính của nhân cách, làm chúng kết hợp hài hòa với nhau thành chỉnh thể trọn vẹn, một khối thống nhất không chia cắt được và đặc biệt xu hướng có quan hệ chặt chẽ với năng lực” [19, tr 315].

Trong quyển Tâm lý học quân sự cũng nêu lên quan điểm về xu hướng: “Xu hướng giữ vị trí trung tâm và đóng vai trò chủ đạo trong cuộc sống cá nhân, chi phối mọi suy nghĩ, hành động, lối sống, quyết định đường hướng căn bản của toàn bộ cuộc đời một con người” [33, tr.186].

Theo tác giả Vũ Dũng, “Xu hướng của nhân cách là thuộc tính khái quát và tích hợp của nhân cách, là tổng hòa các động cơ ổn định định hướng hoạt động của nhân cách, tương đối độc lập với các tình huống đang diễn ra” [15, tr.1012].

Như vậy, mặc dù có cách diễn đạt khác nhau, song về cơ bản, các tác giả Việt Nam đều có những nhận định chung khi nói về xu hướng nhân cách. Trong

luận văn này, tác giả tiếp cận quan điểm xu hướng nhân cách của tác giả

Nguyễn Quang Uẩn “Xu hướng của nhân cách là một thuộc tính điển hình của cá nhân bao hàm trong nó một hệ thống những động lực quy định tính tích cực hoạt động của cá nhân và quy định sự lựa chọn thái độ của nó” [43, tr.172] làm cơ sở định hướng trong xem xét XHNSP của SV.

Một số biểu hiện của xu hướng nhân cách:

Trong cuộc sống hằng ngày, xu hướng được biểu hiện ra bên ngoài ở nhu

cầu, hứng thú, lý tưởng, thế giới quan, niềm tin...

­ Nhu cầu là đòi hỏi tất yếu của cá nhân về một cái gì đó mà con người thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển. Nhu cầu bắt nguồn từ mối quan hệ phụ thuộc của con người và hoàn cảnh sống cụ thể, không phải do ý thức hay do ý chí chủ quan sinh ra. C.Mac từng viết: “Đói là nhu cầu tự nhiên, cho nên nó cần tự nhiên ở bên ngoài nó, cần có đối tượng ở bên ngoài nó để thỏa

mãn mình, làm cho no mình” [23]. Ở con người, nhu cầu không chỉ là sự cần

thiết về ăn, mặc, ở... mà còn là về nhu cầu lao động, nhận thức, thẩm mỹ, hay hoạt động xã hội, giáo dục, tự giáo dục... Nghiên cứu xu hướng nhân cách không thể không tính đến nhu cầu của họ. Nhu cầu khi gặp đối tượng có khả năng thỏa mãn sẽ trở thành động cơ thúc đẩy con người hoạt động nhằm tới đối tượng.

­ Động cơ chính là sự phản ánh, sự biểu hiện nhu cầu của con người. Tuy nhiên, động cơ không phải là bản thân nhu cầu mà là nhu cầu đã được cụ thể hóa. Trên cơ sở cùng một nhu cầu thường nảy sinh nhiều động cơ. Mặt khác cùng một động cơ lại đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau. Một động cơ có thể chi phối nhiều hoạt động, ngược lại, một hoạt động có thể do nhiều động cơ thúc đẩy, định hướng, trong đó có một động cơ giữ vai trò chủ đạo. Các động cơ khác không chỉ định hướng và còn thúc đẩy hành động của con người mà còn làm cho các hành vi, hành động của con người mang một ý nghĩa chủ quan, ý nghĩa cá nhân.

­ Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động. Như vậy, khi có hứng thú với một đối tượng nào đó thì đối tượng đó bao giờ cũng được ta ý thức, hiểu rõ ý nghĩa của nó với cuộc sống và ta có một tình cảm đặc biệt với nó. Do đó, hứng thú lôi cuốn, hấp dẫn con người về phía đối tượng, tạo ra tâm lý khát khao tiếp cận, đi sâu vào nó. Chính vì vậy, khi được làm việc phù hợp với hứng thú của mình dù phải vượt qua muôn vàn khó khăn con người vẫn cảm thấy thoải mái và thu được hiệu quả cao.

­ Lý tưởng được xác định như một hình mẫu mà con người cần vươn tới

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/02/2024