Xu Hướng Nghề Biểu Hiện Ở Động Cơ Học Tập Nghề Sư Phạm

nhiên nó thực sự được hình thành nhanh mạnh khi người SV bước chân vào học trong các trường sư phạm mầm non.

Trong quá trình học tập ở các trường (khoa) sư phạm mầm non, thông qua việc học tập các môn khoa học cơ bản, cơ sở và chuyên ngành về tâm lý và sư

phạm nuôi dạy trẻ... SV sẽ có một cái nhìn đầy đủ

và chính xác về

nghề sư

phạm của GVMN (ý nghĩa xã hội của nghề, đặc trưng của nghề, những yêu cầu đối với người GVMN...). Từ việc nhận thức rõ về nghề dần dần ở SV sẽ hình thành tình cảm nghề nghiệp, lòng mong muốn vận dụng những tri thức hiểu biết của mình để chăm sóc và giáo dục trẻ. Tức là XHNSP của SV sư phạm mầm non được hình thành.

Như vậy, XHNSP của SV sư phạm mầm non được hình thành mạnh mẽ

trong quá trình các em được học tập rèn luyện

ở các trường (khoa) sư

phạm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

mầm non. Tất cả điều này còn tiếp tục được hình thành khi các em làm việc độc lập trong các trường mầm non với vai trò của người GV. Chính nơi đây, trong quá trình lao động tham gia trực tiếp vào các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ với tinh thần trách nhiệm và sự sáng tạo cùng với sự sẵn sàng giúp đỡ của tập thể sư phạm... XHNSP, các phẩm chất năng lực sư phạm, các đặc điểm tâm lý của GVMN được thực sự hình thành một cách rõ rệt, phong phú.

1.3.3. Biểu hiện của xu hướng nghề ở sinh viên

Xu hướng nghề sư phạm của học sinh, sinh viên ngành mầm non trường Cao đẳng Bình Định - 6

Hiện có nhiều quan điểm khác nhau về những biểu hiện XHN và XHNSP.

* Theo các nhà tâm lý học sư phạm Việt Nam, XHNSP của SV được biểu hiện ở các mặt sau:

1.3.3.1. Xu hướng nghề quan trọng nghề sư phạm

biểu hiện

ở nhận thức của SV về

ý nghĩa, tầm

Nhận thức về nghề sư phạm là quá trình phản ánh các đặc trưng cơ bản của nghề sư phạm, những yêu cầu xã hội đối với nghề sư phạm.

Nhận thức về nghề sư phạm là nhận thức được những vấn đề cơ bản sau: mục đích, yêu cầu đào tạo; những yếu tố cần thiết để hoạt động tốt trong nghề sư phạm; đặc điểm lao động của nghề sư phạm; ý nghĩa xã hội của nghề sư

phạm; nhận thức về các đặc điểm tâm lý cá nhân cần thiết đối với người làm nghề sư phạm.

Nhận thức về nghề sư phạm ở bậc mầm non là nhận thức được những vấn đề cơ bản sau: nhận thức về các yêu cầu đặc trưng của nghề sư phạm bậc mầm non; nhận thức về ý nghĩa xã hội của nghề sư phạm ở bậc mầm non.

Trong thời gian học tập tại các trường (khoa) sư phạm mầm non, SV phải

có nhận thức đúng đắn về nghề

sư phạm nói chung và nghề sư

phạm

ở bậc

mầm non nói riêng. SV phải nhận thức được những yêu cầu đặc trưng của nghề, ý nghĩa xã hội của nghề và các đặc điểm tâm lý cá nhân cần thiết đối với người GV. Từ nhận thức đúng sẽ giúp họ có tình yêu và sự gắn bó nghề nghiệp mà họ theo đuổi.

1.3.3.2. Xu hướng nghề biểu hiện ở động cơ học tập nghề sư phạm

Trong đời sống hằng ngày, mọi hành vi và hoạt động của con người đều được quy định bởi hệ thống động cơ và chính động cơ này đã đem lại cho hoạt động của con người một ý nghĩa nhất định. Như vậy, động cơ có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của con người, nó có tác dụng kích thích, thúc đẩy con người đạt tới mục đích.

Việc lựa chọn nghề nghiệp của SV cũng được một hệ thống động cơ thúc đẩy. Những động cơ này thường bắt nguồn từ nhu cầu, hứng thú riêng của mỗi người. Việc lựa chọn nghề nghiệp của cá nhân có thể xuất phát từ động cơ có quan hệ trực tiếp với nội dung và quá trình thực hiện nghề nghiệp như yêu nghề, mong mỏi tích lũy kiến thức... Đây chính là cơ sở thúc đẩy con người vươn tới những mục tiêu nhất định để thỏa mãn những nhu cầu bên trong của cá nhân, tạo

sự sẵn sàng tâm lý đối với hoạt động nghề nghiệp. Mặt khác, việc lựa chọn

nghề nghiệp cá nhân có thể xuất phát từ động cơ quan hệ xã hội như lựa chọn

nghề

theo gia đình, bạn bè; nghề

không đóng học phí... Những động cơ

này

thường khiến chủ thể lựa chọn nghề nghiệp một cách thụ động. Trong thực tế, việc kết hợp hài hòa các động cơ là cần thiết nhằm mang lại kết quả tốt nhất cho hoạt động nghề nghiệp của cá nhân.


giỏi

1.3.3.3. Xu hướng nghề biểu hiện ở mong muốn, nhu cầu trở thành giáo viên


Nhu cầu là nguồn gốc của mọi tính tích cực cá nhân. Nội dung nhu cầu của

con người được quy định bởi điều kiện sống của cá nhân, xã hội và cách thức thể hiện nó. Nhu cầu của con người bao giờ cũng hướng vào một đối tượng cụ thể. Khi nhu cầu gặp đối tượng có khả năng đáp ứng thì lúc đó nhu cầu được thực hiện hóa trở thành động cơ thúc đẩy con người hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng.

Đối với SV mầm non, nhu cầu của các em được thể hiện qua việc mong muốn được học tập, tiếp thu tri thức của nghề một cách đầy đủ; tu dưỡng, rèn luyện những phẩm chất đạo đức cần thiết; mong muốn tìm được công việc phù

hợp với ngành nghề

đã được đào tạo để

có điều kiện phát huy hết năng lực,

chuyên môn nhằm cống hiến cho xã hội.

1.3.3.4. Xu hướng nghề biểu hiện ở hứng thú trong học tập, rèn luyện nghề Hứng thú đối với nghề sư phạm là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với nghề sư phạm có ý nghĩa đối với cá nhân khiến cho cá nhân nảy sinh khát vọng

hành động, thúc đẩy cá nhân hoạt động sáng tạo trong lao động nghề nghiệp.

Hứng thú đối với nghề

sư phạm là thành phần cơ

bản, quan trọng của

XHNSP, nó chính là cơ sở làm nảy sinh khát vọng hành động cũng như khả năng sáng tạo của con người. Khi có hứng thú với nghề sư phạm, cá nhân luôn vui vẻ, say sưa, tìm tòi sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp, hướng toàn bộ quá trình

nhận thức của mình vào đó, làm việc tích cực và hiệu quả hơn, nhanh chóng

thích nghi với nghề và lúc đó nghề nghiệp thực sự là nơi cho cá nhân thể hiện ước mơ, lý tưởng, năng lực và hoài bão của mình.

1.3.3.5. Xu hướng nghề

phạm.

biểu hiện

ở lý tưởng, niềm tin đối

với nghề sư

Lý tưởng và niềm tin đối với nghề sư phạm là một trong những mặt biểu hiện của XHNSP. Cụ thể, SV có lý tưởng, niềm tin đối với nghề như lòng yêu nghề, mong muốn đóng góp sức lực của mình vào đào tạo thế hệ trẻ, luôn tin

tưởng vào sức mạnh của giáo dục và bản thân mình thì trong quá trình học tập sẽ có những rung động thể hiện sự yêu thích, mong muốn đem tâm huyết sức lực của mình để đóng góp cho xã hội, tích cực hơn trong học tập và rèn luyện. Như vậy có thể nói niềm tin và lý tưởng có vai trò to lớn trong phát triển xu hướng nghề ở SV.

Các biểu hiện trên của XHNSP là cơ sở lý luận trong việc xác định thực trạng xu hướng nghề ở SV sư phạm.

* Theo quan điểm của E. I Rogov xu hướng nghề sư phạm được biểu hiện ở 5 mặt trong hoạt động sư phạm đó là:

1) Tính tổ chức trong hoạt động sư phạm: thể hiện ở sự tự tin về bản thân, có khả năng trong hoạt động, làm việc khoa học, ngăn nắp, luôn có quyết định dứt khoát trong công việc, luôn đóng góp xây dựng tập thể, mong muốn làm công việc liên quan tới hoạt động­ quản lý, muốn người khác lắng nghe và làm việc theo yêu cầu.

2) Hướng hoạt động của bản thân tới môn học: như nắm chắc kiến thức về môn học, ngưỡng mộ nhà khoa học trong lĩnh vực môn học cho nghề nghiệp, dành nhiều thới gian đọc sách về môn sẽ dạy, ngưỡng mộ GV vững về chuyên môn, luôn tích lũy kiến thức cho bản thân khi đọc sách, luôn quan tâm đến khoa học, cảm thấy buồn khi phải nghỉ buổi bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.

3) Giao tiếp sư phạm: luôn muốn tiếp xúc với mọi người, thích trao đổi với mọi người về những hiểu biết của bản thân, khuyến khích mọi người bày tỏ ý kiến, thích gần gũi và làm cho mọi người vui, luôn có thiện chí khi giao tiếp với mọi người.

4) Động cơ được thừa nhận: như nghiên cứu kỹ và nắm chắc kiến thức, luôn chú ý về ăn mặc, khi mắc lỗi luôn sẵng sàng nhận lỗi, mong muốn được giúp đỡ người khác, lo lắng và chuẩn bị kỹ các điều kiện cho công việc, luôn nỗ lực cố gắng vươn lên trong công việc.

5) Thể hiện trí tuệ: như luôn quan tâm nhiều về đạo đức và lối sống ứng xử, có khả năng phân tích đánh giá hành vi của bản thân, luôn đánh giá phân tích

hành vi của người khác, cân nhắc mọi việc làm của thân, thể hiện sự hiểu biết, sáng tạo trong mọi hoạt động.

Đây là cơ

sở lý luận để

luận văn sử dụng khảo sát đánh giá mức độ xu

hướng nghề sư phạm của sinh viên.

Tóm lại: XHNSP nói chung và XHNSP ở bậc mầm non nói riêng được biểu hiện rất rõ thông qua các mặt biểu hiện của nó. XHNSP ở bậc mầm non có đầy

đủ những cái chung của XHNSP, nhưng cũng có cái riêng, cái đặc thù vì đối

tượng của hoạt động sư phạm của GVMN là trẻ nhỏ ở lứa tuổi đầu tiên non nớt nhất của cuộc đời. Như vậy GVMN không chỉ thực hiện chức năng giảng dạy và giáo dục mà còn phải bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ để trẻ có thể phát triển toàn diện, hài hoà cả về mặt thể chất và tâm lý. Vì thế hơn tất cả GV ở các bậc khác, GVMN phải thực sự làm việc một cách chu đáo, tỷ mỉ, cẩn thận với lòng thương yêu trẻ sâu sắc và phải gương mẫu, thường xuyên rèn luyện bản thân để có nhiều “tài”... nhằm giúp họ hoàn thành sứ mệnh cao cả là người xây dựng nền móng ban đầu của nhân cách con người.

1.4. Những yếu tố ảnh hưởng tới xu hướng nghề sư phạm

XHNSP của cá nhân bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Một mặt họ hướng tới sự thoả mãn nhu cầu hoạt động, phù hợp với khả năng, hứng thú, sở thích, nguyện vọng của bản thân. Mặt khác họ chịu sự chi phối của những tác động của hoàn cảnh xã hội mà họ đang sống và hoạt động. Những yếu tố chủ quan và khách quan xâm nhập vào nhau, tác động lẫn nhau tạo nên một hệ thống động lực thúc đẩy sự phát triển XHNSP của cá nhân. Dưới đây chúng tôi xin đề cập đến một số yếu tố cụ thể ảnh hưởng tới XHNSP của SV.

1.4.1. Yếu tố khách quan

­ Chế độ chính sách đối với nghề sư phạm

Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vai trò của người thầy giáo. Thầy giáo là lực lượng cốt cán trong sự nghiệp giáo dục, là nhân vật trung tâm trong nhà trường. Những năm gần đây, nhà nước đã có chế độ đãi ngộ đáng kể đối với GV, đối với nghề sư phạm. Điều đó đã giúp cho đội ngũ GV yên tâm hơn, hứng

thú hơn với nghề sư phạm và có tác động tích cực tới việc chọn nghề, tới

XHNSP của SV. Thực tế cho thấy số lượng HS quan tâm, mến mộ, lựa chọn nghề sư phạm ngày càng nhiều, sư phạm trở thành một trong những ngành nghề được coi là “đắt giá”.

Trong những năm gần đây, đặc biệt từ khi có QĐ161, ngành giáo dục mầm non đã được tăng thêm biên chế, đã có hỗ trợ tiền lương cho GV, nhiều nơi đã cố gắng giải quyết bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho GV ngoài biên chế... Quyết định này đã có ảnh hưởng tốt đến sự ổn định trong đội ngũ GVMN và tất nhiên nó cũng có ảnh hưởng tích cực đến XHNSP của SV sư phạm mầm non.

Đánh giá của xã hội về nghề sư phạm

Nghề sư phạm từ xưa đến nay luôn được đánh giá là nghề cần thiết, quan trọng và cao quí. Người thầy giáo là người có công rất lớn trong việc giáo dục con người và không phải tự nhiên mà từ xưa người ta đã đặt công dưỡng dục ngang với công sinh thành. Những năm gần đây, nghề sư phạm ở bậc mầm non bắt đầu được xã hội đánh giá đúng mực, nhận thức của các bậc phụ huynh về nghề đã có sự thay đổi, đặc biệt ở các đô thị lớn. Điều này đã tạo cho GVMN sự tự tin, hứng thú hơn đối với nghề và cũng chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới XHNSP của SV.

Ảnh hưởng của truyền thống gia đình

Truyền thống của gia đình nhiều khi có tác động trực tiếp, ảnh hưởng rất nhiều đến xu hướng nghề của các em. Vì yêu quý cha mẹ, nghe lời khuyên của người thân, vì hàng ngày được tiếp xúc với công việc, nghề nghiệp truyền thống của gia đình mà một số HS sẽ có tình yêu và hiểu biết về nghề đó nhiều hơn những em cùng trang lứa trong những gia đình không làm nghề đó. Như vậy, đây là một nhân tố đáng kể trong việc định hướng nghề, hình thành XHNSP của các em.

Ảnh hưởng của nhà trường, thầy cô giáo

Giáo dục nhà trường đóng vai trò quan trọng đối với việc định hướng nghề, hình thành hứng thú và khuynh hướng nghề của HS trung học phổ thông.

Việc tiếp xúc thường xuyên của các em với các thầy cô giáo, sự uy tín của nhà trường, sự gương mẫu của các thầy cô, sự tâm huyết của các thầy cô đối với nghề sư phạm, sự tận tâm giảng dạy sự nhiệt tình giúp đỡ của các thầy cô đối

với

SV... cũng tác động tích cực đến xu hướng nghề

của SV. Có thể

nói nhà

trường, thầy cô giáo có ảnh hưởng quan trọng tới việc hình thành XHNSP cho các em.

Ảnh hưởng của bạn bè

Lứa tuổi thanh niên học sinh, bên cạnh hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập, thì hoạt động giao tiếp, giao lưu bạn bè là rất quan trọng trong đời sống tinh thần của các em. Qua hoạt động này các em trao đổi tâm tư, nguyện vọng, bàn

luận về

cuộc đời, về

lý tưởng, về

nghề

nghiệp, về

hoài bão,

ước mơ...Việc

chọn nghề của các em, việc hình thành xu hướng nghề của các em cũng chịu ảnh hưởng nhất định của ý kiến bạn bè. Một lời khuyên, một sự phân tích, góp ý của bạn bè đôi khi lại giúp các em có quyết định dứt khoát trong việc chọn nghề, giúp các ẹm học tập tốt hơn và yên tâm hơn với nghề mà các em đã lựa chọn.

Ảnh hưởng của phương tiện thông tin đại chúng

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, các phương tiện thông tin đại chúng phong phú nên con người có điều kiện để học tập, để hiểu biết về đời sống xã hội, về thế giới nghề nghiệp. Qua các phương tiện đó, một mặt các em có cơ hội khám phá về năng lực bản thân mình, mặt khác các em có nhiều điều kiện được tiếp xúc với các thông tin về nghề nghiệp, việc làm, biết nhiều những tấm gương sáng của các nhà giáo ưu tú; cuộc sống vất vả, cao đẹp của các cô giáo mầm non... Đó cũng chính là cơ sở quan trọng mà một số em quyết tâm theo nghề sư phạm và rất yêu trẻ thơ.

Ảnh hưởng của thị trường lao động

Trong điều kiện hiện nay, SV sau khi tốt nghiệp phải tự tìm việc làm, chính

vì vậy, ngay từ khi lựa chọn một nghề nghiệp nào đó, các em đều phải tính đến nhu cầu của xã hội đối với nghề đó.

Nghề sư phạm luôn là một nghề cần thiết và quan trọng đối với xã hội. Ở thành phố, nông thôn, hải đảo... đều rất cần đến thầy giáo, đặc biệt với GVMN. Với thị trường lao động rộng lớn, SV ra trường khả năng xin được việc rất cao, không phải tốn kém lắm để tìm cho mình một chỗ đứng trong xã hội, có một công việc tương lai tương đối ổn định… Do đó nhu cầu về đội ngũ GVMN là rất lớn, hầu hết các địa phương đang thiếu GVMN được đào tạo chính quy. Những điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới XHNSP của SV, giúp các em học tốt hơn, yên tâm phấn đấu, rèn luyện nghề nghiệp tương lai của mình.

1.4.2. Yếu tố chủ quan

Nhận thức của sinh viên về nghề sư phạm

Nhận thức về nghề sư phạm là nhận thức được những yêu cầu đặc trưng của nghề sư phạm, ý nghĩa xã hội của nghề và những đặc điểm tâm lý cá nhân cần thiết với nghề sư phạm. Nhận thức về nghề sư phạm có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Khi cá nhân đã có đủ những tri thức về nghề sư phạm thì sẽ hình thành XHNSP, sẽ tìm thấy cái hay, cái đẹp của nghề sư phạm, tạo kiện thuận cho hoạt động nghề nghiệp đạt hiệu quả cao ngay từ ban đầu.

Hứng thú của sinh viên đối với nghề sư phạm

Khi cá nhân đã có nhận thức đúng về nghề sư phạm thì hứng thú với nghề sư phạm sẽ thúc đẩy cá nhân hoạt động tích cực và đạt hiệu quả cao. Với đặc thù của nghề sư phạm, đặc biệt là nghề sư phạm bậc mầm non nếu người GV không có hứng thú nghề nghiệp, không có lòng yêu nghề, mến trẻ, không say sưa nhiệt tình với công việc của mình thì khó có thể kiên trì, nhẫn nại, sáng tạo, nhân hậu với các em trong các tình huống giáo dục. Vì vậy nếu không có hứng thú nghề nghiệp đó là điều đáng lo ngại bởi nghề sư phạm không chỉ “dạy chữ” mà còn “dạy người”, không chỉ bằng trách nhiệm mà còn bằng tình cảm, tình yêu, bằng cả lòng tâm huyết của thầy với trò.

Lý tưởng của sinh viên với nghề

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/02/2024