Xu hướng nghề sư phạm của học sinh, sinh viên ngành mầm non trường Cao đẳng Bình Định - 4

trong cuộc sống. Theo Lê Khanh, “Lý tưởng được coi là mục tiêu cao đẹp, được phản ánh vào trong đầu óc con người dưới hình thức một hình ảnh mẫu mực và hoàn chỉnh, có tác dụng lôi cuốn mạnh mẽ toàn bộ cuộc sống của cá nhân trong một thời gian tương đối lâu dài và hoạt động để vươn tới mục tiêu đó” [31]. Lý tưởng hình thành và phát triển trong sự phụ thuộc thế giới quan và niềm tin của cá nhân. Vì thế, lý tưởng có tác dụng kích thích, định hướng và điều chỉnh sự phát triển của quá trình tâm lý cá nhân cho phù hợp với nó. Có thể nói, trong lý tưởng có sự thống nhất hài hòa giữa nhận thức sâu sắc, tình cảm nồng cháy và ý chí kiên cường.

Thế giới quan cá nhân là hệ thống các quan điểm về tự nhiên, xã hội và bản thân, xác định phương châm hành động của con người. Thế giới quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của cá nhân. Có thể nói, thế giới quan chính là kim chỉ nam cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của mỗi người. Thế giới quan quyết định thái độ của con người đối với hiện thực xung quanh. Nó là cơ sở của đạo đức. Toàn bộ những thuộc tính tâm lý của cá nhân như nhu cầu, hứng thú, tính cách, năng lực... và đặc biệt là lý tưởng đều được hình thành và phát triển dưới ánh sáng của thế giới quan cá nhân [31].

Niềm tin chính là những quan điểm đã được cá nhân nhận thức, thể nghiệm sâu sắc và coi là chân lý chính xác nhất của bản thân. Quan điểm biến thành niềm tin là quan điểm đã được gắn chặt với tình cảm, có được niềm tin đó là do cá nhân luôn luôn dựa vào những sự kiện của cuộc sống để rút ra những quan điểm, rồi lại dùng những quan điểm đó để nhận thức và hành động. Niềm tin tạo

cho con người nghị nhận.

lực, ý chí để

hành động phù hợp với quan điểm đã chấp

b. Xu hướng với tư cách là khuynh hướng hoạt động của cá nhân

Khi nghiên cứu về xu hướng, V.S Merlin đã cho rằng, cần hiểu xu hướng như một thuôc tính tâm lý xác định khuynh hướng chung của hoạt động tâm lý con người trong những hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống. Có thể nói, ở đây ông đã góp phần giải thích rõ thêm về xu hướng với tư cách là khuynh hướng hoạt động

của cá nhân.

G.D. Lucốp chỉ rõ: “Xu hướng là tổng hòa các quan điểm, lý tưởng và niềm tin chủ đạo trong hoạt động tích cực của con người, hướng họ đến chỗ đạt tới những mục đích quan trọng nhất của cuộc sống” [33]. Như vậy, ông đã nêu lên một số yếu tố cấu thành nên xu hướng cũng như vai trò chi phối của những yếu tố đó đối với khuynh hướng hoạt động của cá nhân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

L.Ph Phêđencô lại cho rằng: Xu hướng là thuộc tính chỉ ra cho con người phấn đấu tới cái gì và hướng cuộc đời mình tới đâu. Xu hướng dựa trên hoài bão, khát vọng của cá nhân, là những động cơ, nhu cầu của họ, phản ánh mục đích và động cơ căn bản của con người trong hoạt động sống”. Với cách diễn đạt như trên, ông đã chỉ ra rõ ràng hơn “cái” và “cách” tồn tại của xu hướng [33, tr.16]. Chúng tôi cho rằng, đây là quan điểm phù hợp nhất về xu hướng với tư cách là khuynh hướng hoạt động của cá nhân.


Xu hướng nghề sư phạm của học sinh, sinh viên ngành mầm non trường Cao đẳng Bình Định - 4

Tóm lại, trong tâm lý học có hai cách tiếp cận xu hướng: thứ nhất xu hướng được biểu hiện với tư cách là một thuộc tính của nhân cách; thứ hai, xu hướng được tiếp cận với tư cách là khuynh hướng hoạt động của cá nhân. Dù tiếp cận xu hướng ở góc độ nào thì chúng ta vẫn không thể phủ nhận vai trò quan trọng của xu hướng trong việc quy định tính tích cực hoạt động nhằm đạt tới mục đích sống của con người.

1.2.2. Nghề nghiệp

Nghề là một hoạt động đặc thù của con người, nó được nảy sinh, phát

triển, tồn tại cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Trong xã hội nguyên thủy, khi trình độ sản xuất con người còn thấp kém, con người chỉ biết chế tạo công cụ lao động thô sơ nên chưa có sự phân công lao động rõ rệt, vì vậy, ở thời kỳ này khái niệm nghề nghiệp cũng chưa rõ ràng, mạch lạc.

Khi trình độ sản xuất dần dần phát triển, việc sử dụng công cụ bằng kim loại làm cho năng suất lao động tăng lên đã dẫn tới sự phân công lao động trong xã hội. Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt, lao động trí óc tách khỏi lao động chân

tay... xã hội dần xuất hiện các ngành nghề khác nhau.

Theo thống kê, trên thế giới hiện nay có khoảng 65000 nghề và chuyên môn khác nhau. Ở nước ta, danh mục nghề đào tạo cho đội ngũ thanh niên có hàng chục nghìn nghề nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ [41].

Để có một khái niệm nghề làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu thực tiễn của đề tài, chúng tôi tìm hiểu các khái niệm có liên quan như việc làm,chuyên môn.

­ Việc làm: Theo định nghĩa của giáo sư Lê Thi, “đó là công việc đem lại lợi ích cho người lao động, tạo thu nhập để nuôi sống gia đình, bản thân, bất kỳ ở ngành nghề gì và khu vực kinh tế nào (quốc doanh, tập thể, tư nhân) và không bị pháp luật ngăn cấm” [37].

­ Chuyên môn: “Chuyên môn là một lĩnh vực lao động sản xuất hẹp, trong đó con người bằng sức mạnh thể chất và sức mạnh tinh thần của mình làm ra những giá trị vật chất hoặc những giá trị tinh thần như là những phương tiện cần cho sự tồn tại và phát triển của xã hội”.

Nhà tâm lý học Nga E.A Klimov định nghĩa: Chuyên môn là một dạng hoạt

động mà trong đó con người dùng trí lực và thể lực của mình tạo ra những

phương tiện cần thiết cho xã hội tồn tại và phát triển [25, tr.10].

Trong Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: chuyên môn là lĩnh vực riêng những kiến thức riêng nói chung của một ngành khoa học, kỹ thuật [32].

Như vậy chuyên môn là một khái niệm hẹp so với khái niệm nghề, nó phân biệt sự khác nhau về từng chuyên môn trong nghề.

­ Nghề nghiệp:

+ Nghề nghiệp xuất phát từ tiếng La tinh “frofessio” là công việc (việc làm) chuyên môn đã định một cách chính thức, từ “frofessio” là nói rõ công việc của mình, là dạng hoạt động lao động, nghề đòi hỏi trình độ học vấn nhất định và là nguồn để tồn tại.

+ E.A Klimov: “Nghề nghiệp là một lĩnh vực sử dụng sức lao động vật

chất và tinh thần của con người một cách có giới hạn cần thiết cho xã hội (do sự phân công lao động xã hội mà có) nó tạo ra khả năng cho con người sử dụng lao

động của mình để thu lấy những phương tiện cần thiết cho việc tồn tại và phát

triển” [25, tr.10].

+ Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Nghề là công việc chuyên môn làm theo sự phân công lao động trong xã hội. Nghề nghiệp là nghề nói chung” [32].

Giữa việc làm và nghề nghiệp cũng có sự giống và khác nhau.

Trong Đại Từ điển tiếng Việt có định nghĩa: “Việc làm là công việc, nghề nghiệp thường ngày để sinh sống” [45, tr.1815].

Hoặc việc làm là hành động cụ thể, là công việc được giao làm và được trả công [32, tr.35].

Mọi nghề nghiệp đều được coi là việc làm nhưng không phải việc làm nào cũng là nghề. Đối với cả việc làm và nghề nghiệp, con người đều phải bỏ sức lao động và tạo ra sản phẩm để tồn tại và sinh sống, song điểm khác nhau cơ bản giữa việc làm và nghề nghiệp đó là: nghề nghiệp là sự gắn bó lâu dài với công việc chuyên môn, cần phải trải qua quá trình đào tạo lâu dài hoặc ngắn hạn để hình thành kỹ năng, kỹ xảo nhất định, còn việc làm có thể nhất thời, không ổn định mà chỉ theo thời vụ.

Có thể nói rằng, nghề nghiệp là một thuật ngữ để chỉ một hình thức lao động trong xã hội theo sự phân công lao động mà con người sử dụng sức lao động của mình để tạo ra sản phẩm vật chất, tinh thần cho xã hội.

Vì thế, một vấn đề được đặt ra là làm sao giúp con người lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp với bản thân, đào tạo nghề một cách hệ thống. Đây là vấn đề trong chỉ quan trọng đối với cá nhân mà còn có ý nghĩa rất lớn cho xã hội.

Nếu chọn nghề hợp lý, đúng đắn và được đào tạo đến nơi đến chốn thì con

người sẽ phát triển đầy đủ nhân cách của họ trong lao động, góp phần tích cực vào việc nâng cao năng suất lao động xã hội. Ngược lại, nếu chọn nghề không hợp lý, đúng đắn, người lao động sẽ không có điều kiện phát huy hết năng lực bản thân mình, gây ra lãng phí lớn nhân lực cho toàn xã hội.

Từ việc tìm hiểu và phân tích các quan điểm về nghề nghiệp, trong luận văn này nghề nghiệp được hiểu:

Nghề dùng chỉ một lĩnh vực hoạt động trong xã hội theo sự phân công lao động mà con người sử dụng sức lao động của mình để tạo ra những sản phẩm vật chất, tinh thần cho xã hội.

1.2.3. Nghề sư phạm

1.2.3.1. Khái niệm nghề sư phạm

Trong bất kỳ thời đại nào, xã hội nào thì nghề sư phạm đều cần thiết và quan trọng, vì giáo dục là nền tảng văn hoá của một nước, là sức mạnh tương lai của một dân tộc. Người thầy giáo có vai trò to lớn trong quá trình giáo dục thế hệ trẻ. Người thầy giáo là một trong những yếu tố quyết định chất lượng đào tạo. Nhiều nhà lý luận, nhà giáo dục đã nhắc đến tác động to lớn về đạo đức, quyền lực hùng mạnh và thông thái của nghề sư phạm: Platôn, I.A Cômenxki, K.D Usinxki, L Tônxtôi, A.S Makarencô...

G.Mustenberg cho rằng: xét về nguồn gốc, nghề sư phạm được tách riêng thành một chức năng xã hội khi trong cấu trúc của phân công lao động xã hội hình thành một dạng hoạt động đặc biệt mà vai trò của nó là chuẩn bị cho các thế hệ đang trưởng thành bước vào cuộc sống dựa trên cơ sở tiếp cận các giá trị của văn hoá loài người.

Nhiều tác giả: I.A Zimnia, A.K Marcova đã định nghĩa nghề sư phạm của người thầy giáo như là sự tác động giáo dục và dạy học của người thầy đến học sinh, hướng vào sự phát triển về mặt nhân cách, trí tuệ và hoạt động của học sinh, đồng thời thể hiện như là cơ sở của tự phát triển và tự hoàn thiện bản thân.

Từ các quan điểm trên ta có thể hiểu: Nghề sư phạm là lĩnh vực hoạt động của người thầy giáo theo sự phân công của xã hội, trong đó người thầy sử dụng các năng lực thể chất và tinh thần của mình để dạy dỗ, giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người hữu ích cho xã hội.

Trên cơ sở khái niệm nghề sư phạm, trong luận văn này nghề sư phạm ở bậc mầm non là lĩnh vực hoạt động của người GVMN theo sự phân công của xã hội, trong đó người GVMN non sử dụng các năng lực thể chất và tinh thần của mình để chăm sóc, giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi theo những mục tiêu, yêu cầu, nội

dung giáo dục mầm non mà xã hội đòi hỏi.

1.2.3.2. Đặc điểm lao động của nghề sư phạm

a. Đặc điểm lao động của nghề sư phạm

Lao động của người thầy giáo không giống lao động của các ngành nghề khác, không tạo ra của cải vật chất, nhưng lao động của người thầy giáo là lao động thiết yếu của xã hội. Lao động sư phạm đẹp và giá trị ở chỗ nó sáng tạo ra nhân cách con người, một sản phẩm cao quí nhất của xã hội. Đó là nét đặc thù riêng, độc đáo mà không nghề nào có được:

Mục đích của lao động sư phạm

Như bất kỳ loại lao động nào, lao động sư phạm là một hoạt động có mục đích. Lao động sư phạm nhằm giáo dục thế hệ trẻ, hình thành ở họ những phẩm chất và năng lực mà xã hội yêu cầu. Lao động sư phạm là quá trình tác động qua lại giữa người dạy học (người đã tiếp thu những giá trị văn hoá nhất định của loài người và của dân tộc, đã được chuẩn bị về mặt nghề nghiệp và được xã hội giao cho thực hiện chức năng này) và học sinh (người có nhiệm vụ học tập, tiếp thu những giá trị văn hoá của xã hội loài người để sau này sống và phục vụ xã hội).

Đối tượng của lao động sư phạm

Đối tượng của lao động sư phạm là rất đặc biệt. Đó là những con người trẻ tuổi những con người đang trưởng thành, với những đặc điểm tâm sinh lý chung của lứa tuổi và đặc điểm riêng cá nhân, rất đa dạng, phong phú. Vì vậy lao động của người thầy giáo vô cùng khó khăn và phức tạp, đòi hỏi phải có tính sáng tạo, tính khoa học và nghệ thuật cao. Mặt khác, HS vừa là đối tượng vừa là chủ thể của hoạt động giáo dục. Kết quả của hoạt động giáo dục không chỉ phụ thuộc vào lao động của bản thân thầy giáo mà còn phụ thuộc vào thái độ của HS đối với các tác động sư phạm, phụ thuộc vào mức độ tích cực hoạt động của chính bản thân HS.

Công cụ lao động

Công cụ lao động của người thầy giáo cũng rất độc đáo, đó là nhân cách

của thầy, đó là trình độ nghề nghiệp của thầy. Vốn kiến thức khoa học về một bộ môn nhất định, về khoa học sư phạm... được thừa nhận là công cụ quan trọng của người thầy giáo. Bên cạnh đó, công cụ lao động của người thầy giáo còn cả

những phẩm chất đạo đức, nhân cách của thầy. Đây là công cụ

chủ

yếu của

người thầy giáo. K.D Usinxki cho rằng: “Trong viêc giáo dục, tất cả phải dựa trên nhân cách của nhà giáo dục, không có điều lệ và chương trình nào thay thế được nhân cách của người GV trong sự nghiệp giáo dục”. Đó cũng là lý do mà ông khẳng định: “Dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”.

Sản phẩm của lao động sư phạm

Lao động sư phạm có đối tượng là con người cùng với những đặc điểm nhân cách của nó. Sản phẩm của lao động sư phạm là nhân cách của người học đáp ứng những yêu cầu khách quan của xã hội qui định. Do vậy, lao động sư phạm là loại hình lao động đặc biệt ­ không giống bất kỳ lao động nào.

Người thợ dệt sau một ca làm việc thấy ngay sản phẩm là những tấm vải.

Người nông dân sau mấy tháng lao động vất vả có một vụ mùa bội thu. Còn

người thầy giáo với những ngày tháng lao động vất vả mà khó thấy ngay sản phẩm, bởi sản phẩm của thầy là sự chuyển biến về chất trong nhân cách học sinh. Sự chuyển biến đó sau một ngày, một tháng khó có thể thấy được và thậm chí những phẩm chất, năng lực đã hình thành nếu không được tiếp tục nuôi

dưỡng sẽ mai một dần đi. Vì vậy đòi hỏi người thầy giáo phải trau dồi nhân

cách, không ngừng làm việc vì HS thân yêu và tất nhiên người học phải tích cực sáng tạo mới có thể đạt kết quả tốt.

Điều kiện của lao động sư phạm

Lao động sư

phạm được tiến hành trong thời gian, không gian đặc

biệt.

Thực tế lao động sư phạm được chia làm hai phần: phần chuẩn bị (soạn bài, chấm bài, chuẩn bị thực hành...) và phần thực hiện hoạt động sư phạm (lên lớp, hướng dẫn thực hành...). Vì thế thời gian lao động sư phạm không thể tính như giờ hành chính. Thậm chí những GV có trách nhiệm với nghề thì ngay cả khi làm công việc gia đình, họ vẫn không ngừng suy nghĩ về các giờ học tới, về HS của

mình. Hơn nữa lao động sư phạm là lao động không lặp lại và kết quả của nó cách xa với thời gian, với bản thân quá trình lao động. Dạy học ­ giáo dục HS vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật và đòi hỏi người thầy luôn luôn phải sáng tạo.

Tóm lại, những đặc điểm trên cho thấy lao động của người thầy giáo là lao động đặc biệt, lao động sản xuất phi vật chất, nó đòi hỏi người thầy giáo không chỉ có tri thức, có năng lực mà còn có nhân cách trong sáng, hết lòng vì HS. Điều này càng minh chứng tính khách quan trong yêu cầu đối với nhân cách nhà giáo dục, nhưng đồng thời nó cũng đặt ra cho xã hội phải dành cho nhà giáo một vị trí tinh thần và sự ưu đãi vật chất xứng đáng.

b. Đặc điểm của lao động sư phạm ở bậc mầm non

Ngoài các đặc điểm chung của lao động sư phạm, lao động của GVMN còn có những đặc thù nhất định. Tính đặc thù được biểu hiện ở những đặc điểm sau:

Mục đích lao động sư phạm của GVMN

Mục đích lao động sư phạm của GVMN nhằm giúp trẻ nhỏ phát triển về

thể

chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những cơ

sở của nhân cách,

chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Thực hiện mục đích này, GVMN phải biết kết hợp chặt chẽ việc chăm sóc sức khoẻ với việc giáo dục trẻ, tổ chức cuộc sống và hoạt động cho trẻ phù hợp với đặc điểm phát triển của từng lứa tuổi... nhằm hình thành và phát triển các chức năng tâm lý, trau dồi những tình cảm, tri thức, kỹ năng, thói quen cần thiết cho cuộc sống và cho sự phát triển của trẻ, từng bước chuẩn bị cho trẻ thích ứng với hoạt động ở trường phổ thông.

Đối tượng lao động của GVMN

Lao động của người GVMN không thể so sánh với bất kỳ dạng lao động sư phạm nào bởi vì đối tượng lao động của họ là trẻ em từ 0 đến 6 tuổi. Đây là lứa tuổi non nớt nhất của cuộc đời con người, nhạy cảm với mọi tác động bên ngoài, đồng thời cũng là lúc trẻ phát triển rất nhanh, mạnh cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ. Đây chính là giai đoạn đầu tiên của sự hình thành và phát triển nhân cách. Các mặt thể chất, tình cảm, trí tuệ... được hoà quyện vào nhau, ảnh hưởng lẫn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/02/2024