Xu hướng nghề sư phạm của học sinh, sinh viên ngành mầm non trường Cao đẳng Bình Định - 2

DANH MỤC BIỂU ĐỒ‌


Số hiệu

Tên biểu

Trang

Biểu đồ 3.1

Mức độ yêu thích nghề sư phạm của HSSV

mầm non dưới góc nhìn tổng thể

61

Biểu đồ 3.2

Mức độ xu hướng nghề sư phạm của HSSV

mầm non dưới góc nhìn tổng thể

65

Biểu đồ 3.3

HSSV mầm non có nhận thức và nhu cầu tích

cực trong XHNSP

74


Biểu đồ 3.4

Nhu cầu, mong muốn học tập, rèn luyện nghề ở HSSV mầm non dưới góc độ kết quả học

tập


77

Biểu đồ: 3.5

Các yếu tố ảnh hưởng đến XHNSP của

HSSV mầm non

86

Biểu đồ 3.6

Các mặt biểu hiện của XHNSP của nhóm ĐC

và nhóm TN sau tiến hành thực nghiệm

91

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Xu hướng nghề sư phạm của học sinh, sinh viên ngành mầm non trường Cao đẳng Bình Định - 2

MỞ ĐẦU‌


1. Lý do chọn đề tài‌

Sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người không thể tách rời sự

hình thành phát triển nhân cách của nghề. Để phát triển nhân cách nghề, mỗi

người phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện lâu dài trong đó yếu tố xu hướng với nghề có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách nghề. Các nghiên cứu cho thấy, xu hướng với nghề có quan hệ chặt chẽ với phẩm chất,

năng lực nghề của mỗi cá nhân [20]. Mặc dù công tác hướng nghiệp và định

hướng nghề đã được triển khai nhằm giúp cho học sinh lựa chọn nghề phù hợp với phẩm chất và năng lực của bản thân nhưng hoạt động này vẫn còn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Ngay cả sinh viên khi đã đỗ vào các trường đại học, cao đẳng nhưng vẫn không có được nhận thức và định hướng đúng trong ngành nghề của mình.

Nghề sư phạm từ xưa đến nay luôn được đánh giá là nghề cần thiết, quan trọng và cao quý. Nhà giáo dục người Tiệp Khắc ­ Comenxki đã từng nói: “Dưới ánh mặt trời, không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học”. Ông cha ta cũng đã từng răn dạy con cháu “Không thầy đố mày làm nên”.

Tuy nhiên trước đây, do chế độ ưu đãi đối với người thầy chưa đảm bảo, cuộc sống của người thầy nghèo khó, thanh bần; sự quan tâm chưa thỏa đáng của xã hội còn tồn tại, sự đánh giá chưa đúng của mọi người về vai trò của người thầy giáo… điều đó đã thực sự tác động không nhỏ tới xu hướng chọn nghề sư phạm của học sinh. Thời gian gần đây một số ngành trước kia khan hiếm thí sinh theo học thì giờ trở nên tăng lên khá nhiều. Một trong những ngành đó chính là ngành sư phạm mầm non.

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn lực con người. Trong quá trình giáo dục con người thì giáo viên giữ vai trò quan trọng nhất. Đội ngũ giáo viên là lực lượng cốt cán biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, giữ vai trò

quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục [26]. Trong nhà trường, giáo viên là

người trực tiếp đưa những nội dung giáo dục đến với trẻ

theo từng độ

tuổi.

Phẩm chất đạo đức, trình độ nhận thức, khả năng tư duy sáng tạo của trẻ không chỉ phụ thuộc vào chương trình và sách giáo khoa, vào môi trường học tập mà còn phụ thuộc nhiều vào phẩm chất nhân cách, trình độ chuyên môn, năng lực tay nghề của giáo viên. Điều này đã được khẳng định tại Hội nghị quốc tế “Bàn về giáo dục cho thế kỷ XXI” tại Giơnevơ “Muốn có nền giáo dục tốt cần phải có những giáo viên tốt” [8, tr.39]. Sự trau dồi về phẩm chất đạo đức, sự thành thạo các kỹ năng sư phạm giúp GVMN đạt được các mục tiêu giáo dục mầm non như điều 22 – Luật giáo dục, 2005 quy định: “Giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, hình thành yếu tố ban đầu về nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1” [8].

Trong bức tranh toàn cảnh về giáo dục mầm non hiện nay, hầu hết những người GVMN luôn âm thầm cống hiến cho sự nghiệp trồng người, họ không những hết lòng quan tâm, lo lắng chăm sóc cho trẻ mà còn hy sinh thời gian, tình yêu, sức khỏe cho đàn con thân yêu của mình… họ xứng đáng được mệnh danh là “người mẹ thứ 2” của trẻ. Bên cạnh đó, có một bộ phận giáo viên tha hóa về nhân cách, họ không tận tụy, tận tâm với nghề, thậm chí còn đánh đập, nhục mạ, xúc phạm gây tổn thương về thể chất và tinh thần trẻ… Trong thời gian gần đây, đã có không ít những vụ bạo hành trẻ mầm non nghiêm trọng liên tiếp xảy ra đã

gây phẫn nộ

trong dư

luận làm

ảnh hưởng đến uy tín, nhân cách của người

GVMN nói riêng và nghề giáo nói chung, làm mất lòng tin của xã hội về giáo dục nước nhà.

Mặt khác, đối với SV chuyên ngành Mầm non của Khoa Sư phạm, Trường CĐBĐ xu hướng với nghề sư phạm, động cơ chọn nghề chủ yếu của các em do

có hoàn cảnh kinh tế gia đình eo hẹp, khi ra trường có thể xin việc làm ngay

thậm chí xem ngành này như là nơi trú tạm, chờ cơ hội để kiếm nghề có thu nhập cao hơn... Vì thế các em còn lơ là trong học tập, chưa thấy được tầm quan trọng cũng như trách nhiệm lớn lao của cô giáo mầm non trong công tác giáo dục.

Với tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác đào tạo GVMN đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp mà xã hội yêu cầu, tác giả chọn đề tài “Xu hướng nghsư phm ca hc sinh, sinh viên ngành Mm non Trường Cao đẳng Bình Định” làm luận văn thạc sĩ của mình với mong muốn tìm ra một số biện pháp tác động nhằm nâng cao XHNSP cho SV ngành mầm non và qua đó góp phần nâng chất lượng đào tạo SV sư phạm của nhà trường.

2. Mục đích nghiên cứu‌

Nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng XHNSP của SV ngành Mầm non Trường Cao đẳng Bình Định và từ đó đề xuất một số biện pháp tác động nhằm nâng cao XHNSP ở SV ngành mầm non.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu‌

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu XHNSP của SV ngành Mầm non Trường Cao đẳng Bình Định.

3.2. Khách thể nghiên cứu

Khách thể khảo sát thực trạng gồm 300 SV (120 SV năm 1, SV 120 năm 2, 60 SV năm 3) hệ chính quy ngành Mầm non thuộc Khoa Sư phạm Trường Cao đẳng Bình Định.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu‌

4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của XHNSP của SV mầm non.

4.2. Nghiên cứu thực trạng XHNSP của SV Trường Cao đẳng Bình Định.

Mầm non

Khoa Sư

phạm,

4.3. Đề xuất biện pháp và tiến hành thực nghiệm một số biện pháp tác động nâng cao XHNSP của SV ngành Mầm non Trường Cao đẳng Bình Định.

5. Giả thuyết khoa học‌

SV ngành Mầm non Khoa Sư phạm Trường Cao đẳng Bình Định bước đầu đã có XHNSP tuy nhiên do tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên XHNSP chưa cao do vậy nó ảnh hưởng tới kết quả học tập và chất lượng đào tạo của nhà trường và nếu có biện pháp tác động khoa học thì sẽ nâng

cao XHNSP cho SV đồng thời góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

6. Phương pháp nghiên cứu‌

Để luận văn đảm bảo kết quả khách quan, khoa học tác giả lựa chọn các nhóm phương pháp nghiên cứu sau:

6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:

luận của luận văn.

Nhằm xây dựng cơ

sở lý

6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6. 2.1. Phương pháp quan sát

6. 2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (anket)

6.2.3. Phương pháp trắc nghiệm

6.2.4. Phương pháp chuyên gia

6.2.5. Phương pháp phỏng vấn

6.2.6. Phương pháp thực nghiệm tác động

6.2.7. Phương pháp thống kê toán học

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn‌

7.1. Luận văn tiếp cận các quan điểm, tư tưởng của các nhà khoa học về XHN và qua đó góp phần làm phong phú thêm lý luận tâm lý học về XHN, XHNSP của SV ngành mầm non.

7.2. Đề xuất được một số biện pháp tác động nhằm tích cực hóa XHNSP ở

SV ngành Mầm non Trường Cao đẳng Bình Định.

8. Phạm vi nghiên cứu‌

8.1. Đề tài tập trung tìm hiểu thực trạng XHNSP của học SV ngành Mầm non Trường Cao đẳng Bình Định.

8.2. Đề tài đưa ra các biện pháp tác động nâng cao XHNSP của SV ngành Mầm non Trường Cao đẳng Bình Định.

9. Cấu trúc của luận văn‌

Luận văn có cấu trúc 3 phần và 3 chương:

Phần mở đầu

Phần nội dung

Chương 1: Cơ sở lý luận về xu hướng nghề sư phạm của sinh viên

Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu xu hướng nghề sư phạm của học sinh, sinh viên mầm non Trường Cao Đẳng Bình Định

Phần kết luận và kiến nghị


Chương 1‌

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XU HƯỚNG NGHỀ SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN‌


1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài

Xu hướng nghề nghiệp là một vấn đề rộng và có ý nghĩa lớn về lý luận và thực tiễn. Vấn đề này đã được nghiên cứu khá nhiều trên thế giới, đặc biệt ở Liên Xô cũ vào những năm 60, 70 của thế kỷ XX tuy nhiên mỗi công trình nghiên cứu lại xem xét XHN ở một góc độ khác nhau. Khi nghiên cứu về XHN, các nhà

tâm lý học đã đi theo nhiều hướng nhằm giải quyết các vấn đề lớn sau: nhận

thức về nghề, hứng thú nghề nghiệp; dự định nghề nghiệp; động cơ lựa chọn nghề nghiệp...

Nghiên cứu về nhận thức nghề nghiệp có các tác giả như: I.S.Côn, V.V Têbưsêva...Trong đó, I.S Côn cho rằng: Thanh niên hãy còn biết rất ít cả những

thuộc tính thực tế

của những nghề

hấp dẫn họ và cả

những yêu cầu mà các

nghề đó đề ra cho người lao động, lẫn những khả năng tiềm tàng của bản thân mình [31, tr.42].

Các tác giả V.N Supkin, V.P Gribanov, X.N Trixtaicôva, N.N Dakhacos, M V

Giuvanov, V.I Giucôpxkaia... nghiên cứu về hứng thú nghề nghiệp của học sinh đã đi đến kết luận: Hứng thú nghề nghiệp nảy sinh và phát triển ngay từ khi trẻ em còn học ởtrường phổ thông, chịu ảnh hưởng của tâm lý lứa tuổi và đặc điểm giới tính. Nhìn chung học sinh thích những nghề công nghiệp hơn là nông nghiệp và phục vụ.

Nhiều tác giả như: V.N Supkin, V.P Gribanov, X.N Trixtaicôva, N.N Dakhacos,

A.A Barbinova... đã nghiên cứu về dự định nghề và đưa ra nhận xét: học sinh phổ thông trung học thường có dự định mong muốn được tiếp thu nền học vấn cao, không thích đi làm ngay.

Sự lựa chọn nghề của học sinh do nhiều động cơ khác nhau thúc đẩy. Các tác giả như: I.S Côn, A.V Petrovxki, V.A Cruchetxki,.... đều có những công trình nghiên cứu về vấn đề này.

Theo I.S Côn thì các nguyên nhân hấp dẫn học sinh lựa chọn một nghề nào đó là do tính chất sáng tạo của lao động, ý nghĩa xã hội của nghề nghiệp và quy mô tiền lương [11].

Bên cạnh đó, V.A Cruchetxki cho rằng nghề được chọn phù hợp với

nguyện vọng cá nhân khuynh hướng cá nhân đối với một dạng lao động nhất định, các năng lực đối với dạng lao động ấy và sự đánh giá các ý nghĩa xã hội của nó được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau mang lại sự thoả mãn về mặt đạo đức cho con người và lợi ích tối đa cho xã hội. Theo ông sự kết hợp giữa nguyện vọng, khả năng của cá nhân với ý nghĩa xã hội của nghề nghiệp trong sự lựa chọn nghề là những yếu tố giúp cho quá trình chọn nghề đạt hiệu quả tốt [12].

Khi nghiên cứu về XHNSP các nhà tâm lý học đã đi theo các hướng sau: bản chất và cấu trúc của XHNSP; đặc điểm nguồn gốc của XHNSP; các giai đoạn và điều kiện hình thành XHNSP.

­ Khi nghiên cứu về

bản chất và cấu trúc của XHNSP,

các tác giả: A.K

Marcova, G.A Tomilova, X.A Zimicheva... cho rằng là thái độ cảm xúc ­ giá trị đối với nghề giáo viên, là biểu hiện nhận thức dương tính về công việc của người

giáo viên. Còn đối với: Ph.N Gonobolin, V.A Spastenhin, A.N Leonchiev, cho

rằng bản chất XHNSP là phẩm chất có ý nghĩa nghề người giáo viên.

nghiệp của nhân cách

Cùng với việc xác định bản chất, cấu trúc của XHNSP các tác giả cũng đưa ra các cách phân chia các kiểu XHNSP: Như I.V Fastoves đã phân chia các kiểu

XHNSP gồm các thành phần sau: Xu hướng công việc, xu hướng vị tha, xu

hướng cá nhân. Sự chú ý đặc biệt trong công trình được dành cho nghiên cứu xu hướng vị tha của giáo viên.

­ Nghiên cứu đặc điểm nguồn gốc của XHNSP, các tác giả cho rằng nguồn gốc của XHNSP là động cơ hoạt động sư phạm. Hiệu quả hoạt động sư phạm phần lớn phụ thuộc vào cường độ và cấu trúc động cơ nghề nghiệp của người thầy giáo. Khi nghiên cứu động cơ hoạt động sư phạm A.K Baimetov đã gộp sự đa dạng của chúng thành ba nhóm: Động cơ nghĩa vụ; động cơ hứng thú say mê môn học; động cơ say mê giao tiếp với trẻ em ­ “Tình yêu đối với trẻ em”.

­ Nghiên cứu về các giai đoạn và điều kiện hình thành XHNSP. Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, người ta phân chia bốn giai đoạn phát triển xu hướng:

+ Bộc lộ nghề.

hứng thú đối với nghề

nghiệp như

là sự

phản ánh nhu cầu có

+ Hình thành hứng thú ổn định đối với hoạt động nghề nghiệp.

+ Hình thành khát vọng, mục đích nắm vững các cơ sở phạm.

của tài nghệ sư

+ Hình thành tổ độngcủa giáo viên.

hợp các phẩm chất có ý nghĩa nghề

nghiệp đối với lao

Như

vậy, việc nghiên cứu về

vấn đề

XHN đã được nhiều tác giả

nước

ngoài nghiên cứu. Riêng về lĩnh vực XHNSP, một phạm vi của xu hướng nghề còn ít được chú ý. Từ các công trình nghiên cứu trên của các tác giả chúng tôi nhận xét một cách khái quát về tình hình nghiên cứu XHNSP như sau:

­ Hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ, trọn vẹn và chuyên sâu về XHNSP về cả lý luận và thực tiễn, mà đi theo các hướng như: xác định bản chất và cấu trúc của XHNSP; nghiên cứu đặc điểm nguồn gốc của nó;

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 24/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí