Quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp Trung học cơ sở, từ thực tiễn tỉnh Hưng Yên - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


NGUYỄN THỊ THẢO LY


QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ KHỎI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ, TỪ THỰC TIỄN TỈNH HƯNG YÊN


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


NGUYỄN THỊ THẢO LY


QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ KHỎI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ, TỪ THỰC TIỄN TỈNH HƯNG YÊN


Chuyên ngành : Pháp luật về quyền con người

Mã số : 8380101.07


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TƯỜNG DUY KIÊN

LỜI CAM ĐOAN‌


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Nguyễn Thị Thảo Ly

MỤC LỤC

Lời cam đoan 1

Mục lục 2

Danh mục các chữ viết tắt 5

MỞ ĐẦU 6

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN QUỐC TẾ VỀ QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ KHỎI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH CẤP THCS 10

1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường và các hình thức bạo lực học đường của học sinh cấp trung học cơ sở 10

1.1.1.Khái niệm, đặc điểm quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp trung học cơ sở 10

1.1.2. Các hình thức bạo lực học đường của học sinh cấp trung học cơ sở 20

1.1.3. Ý nghĩa của quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp trung học cơ sở. 24

1.2. Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường 26

1.2.1. Pháp luật quốc tế 26

1.2.2. Pháp luật Việt Nam 29

1.3. Thực trạng bạo lực học đường tại một số quốc gia trên thế giới – ý nghĩa đối với Việt Nam 37

1.3.1 Tình hình bạo lực học đường ở một số nước trên thế giới 38

1.3.2 Bài học đối với Việt Nam 41

Chương II: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ KHỎI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH CẤP THCS Ở TỈNH HƯNG YÊN 46

2.1. Khái quát đặc điểm tình hình học sinh cấp trung học cơ sở và bạo lực học đường của học sinh cấp trung học cơ sở ở Việt Nam và tỉnh Hưng Yên 46

2.1.1 Đặc điểm tình hình học sinh cấp trung học cơ sở 46

2.1.2 Tình hình bạo lực học đường của học sinh cấp trung học cơ sở ở Việt Nam và ở tỉnh Hưng Yên từ năm 2016 đến năm 2020 48

2.2. Kết quả, hạn chế bảo đảm quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp trung học cơ sở ở tỉnh Hưng Yên 55

2.2.1 Kết quả bảo đảm 55

2.2.2 Hạn chế 61

2.3. Nguyên nhân của những kết quả và hạn chế trong việc bảo đảm quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp trung học cơ sở ở tỉnh Hưng Yên

..................................................................................................................................63 2.3.1 Nguyên nhân của những kết quả.....................................................................63

2.3.2. Nguyên nhân của hạn chế 64

Chương III: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ KHỎI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ, TỪ THỰC TIỄN TÌNH HƯNG YÊN 68

3.1.Quan điểm bảo đảm quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp trung học cơ sở, từ thực tiễn tỉnh Hưng Yên 68

3.2.Giải pháp tăng cường bảo đảm quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp trung học cơ sở, từ thực tiễn tỉnh Hưng Yên 70

3.2.1 Rà soát, sửa đổi bổ sung các quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường 70

3.2.2 Đưa nội dung quyền con người, quyền trẻ em, phòng chống bạo lực học đường, vào chương trình giáo dục cấp trung học cơ sở 72

3.2.3 Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các quan điểm, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của Tỉnh Ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về phòng, chống bạo lực học đường 74

3.2.4 Nâng cao nhận thức của học viên về tác hại của bạo lực học đường, kết hợp giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng xử lý xung đột, bạo lực; phòng, chống bạo lực cho học sinh cấp trung học cơ sở 76

3.2.5 Có hình thức xử lý đối với các hành vi vi phạm bạo lực học đường 77

3.2.6 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ đối với các cơ sở giáo dục cấp trung học cơ sở 80

3.2.7 Thường xuyên nêu gương người tốt, việc tốt trong việc phát hiện, giải quyết bạo lực học đường 81

KẾT LUẬN 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Viết tắt

Viết đầy đủ

GD-ĐT

Giáo dục và Đào tạo

THCS

Trung học cơ sở

CRC

Công ước quốc tế về trẻ em năm 1989

BLHS

Bộ luật Hình sự

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp Trung học cơ sở, từ thực tiễn tỉnh Hưng Yên - 1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trẻ em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, vị trí của trẻ em được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rõ: “Ngày nay các cháu là nhi đồng. Ngày sau các cháu là người chủ của nước nhà, của thế giới” [16, tr.185-187]. Ngày nay, tư tưởng đó của Bác Hồ vẫn tiếp tục được kế thừa, phát triển và hoàn toàn phù hợp với tư tưởng của thời đại “Trẻ em hôm nay –thế giới ngày mai”. Chính vì vậy, việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một sự nghiệp lớn lao mang ý nghĩa to lớn. Sự nghiệp ấy đòi hỏi sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của Nhà nước, kết hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội. Việc bảo đảm mọi quyền lợi và nghĩa vụ của trẻ em chủ yếu phụ thuộc vào trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân. Mặc dù đã có sự nỗ lực rất lớn của các cấp, các ngành xong sự nghiệp bảo đảm quyền được bảo vệ của trẻ em trong môi trường học đường đang tồn tại những hạn chế, bất cập không đáng có.

Tình trạng bạo lực học đường trước giờ vẫn là vấn nạn tại hầu hết những quốc gia trên thế giới, giờ đây đang là vấn đề rất nghiêm trọng tại Việt Nam. Theo số liệu của Bộ GD-ĐT, chỉ trong một năm học toàn quốc xảy ra gần 1600 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học, khoảng 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau và 11.000 học sinh thì có một em bị thôi học vì đánh nhau[44]. Trong Hội thảo về giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống, phòng chống tội phạm, bạo lực học đường do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 25/11/2009 tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT cho biết: Thống kê từ 38 Sở GD-ĐT (trên tổng số 63 Sở GD-ĐT) gửi về bộ từ năm 2003 đến năm 2009 có tới hơn 8.000 vụ học sinh tham gia đánh nhau và bị xử lý kỷ luật. Gần đây xảy ra nhiều vụ bạo lực học đường như: nữ sinh tụ tập đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn; nam sinh dùng dao, kiếm, mã tấu chém nhau ngay trong trường học. Ở nhiều nơi, do mâu thuẫn trong tình bạn, tình yêu đã dùng dao rạch mặt bạn, đâm chết bạn giữa sân trường… Đáng lưu ý là các

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 23/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí