Khái Niệm Về Quản Trị Chiến Lược

­Cắt bỏ bớt hoạt động: là bán đi một bộ phận/một chi nhánh/một phần công ty hoạt động không có lãi hoặc đòi hỏi quá nhiều vốn hoặc không phù hợp hoạt động chung công ty để tăng vốn cho hoạt động khác.

­Thanh lý: là giải thể doanh nghiệp bằng cách bán đi tất cả tài sản của công ty với giá trị thực của chúng.

­Chiến lược hỗn hợp: là không áp dụng độc lập từng chiến lược mà theo đuổi hai hay nhiều chiến lược cùng lúc.


1.1.3. Khái niệm về quản trị chiến lược

1.1.3.1. Khái niệm về quản trị chiến lược

Quản trị

chiến lược là một quá trình nghiên cứu các môi trường ở

thời

điểm hiện tại và tương lai, tiến hành hoạch định các mục tiêu của tổ chức và đề ra, tổ chức, thực hiện, kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại, vừa là khoa học cũng là nghệ thuật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

1.1.3.2. Quá trình quản trị chiến lược


Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Địa ốc Phong Dân đến năm 2020 - Huỳnh Sĩ Đại - 3

Hình 1.1. Mô hình quản trị chiến lược toàn diện


(Theo Fred R.David, Khái luận về quản trị chiến lược)


­ Giai đoạn hoạch định chiến lược: là giai đoạn đầu tiên, đặt nền tảng và đóng vai trò hết sức quan trọng. Giai đoạn này cần xác định tầm nhìn, sứ mệnh, các mục tiêu chiến lược của tổ chức, quan trọng là phân tích các yếu tố thuộc môi trường bên trong, bên ngoài để xác định điểm mạnh – yếu, cơ hội – thách thức.

­ Giai đoạn thực hiện chiến lược: là giai đoạn biến chiến lược thành hành động để đạt được các mục tiêu đã định sẵn. Giai đoạn này cần huy động lực lượng các nguồn lực của công ty để hoàn thành chiến lược đã đề ra với 3 hoạt động cơ bản: xây dựng các kế hoạch kinh doanh hàng năm và thiết lập các mục tiêu, đưa ra các chính sách, phân bổ các nguồn lực.

­ Giai đoạn đánh giá chiến lược: là giai đoạn cuối cùng của quá trình quản trị chiến lược. Công việc cần thực hiện ở giai đoạn này là: xem xét lại các yếu tố là cơ sở cho chiến lược hiện tại, đo lường thành tích, thực hiện các hoạt động điều chỉnh.

1.1.3.3. Mục đích, vai trò của quản trị chiến lược

 Mục đích của việc tiến hành quản trị chiến lược:

­ Chiến lược xác định khung định hướng cho nhà quản trị tư duy và thống nhất hành động chỉ đạo.

­ Doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận với các đỉnh cao của thương trường.


 Vai trò của quản trị chiến lược:


­ Xác định được mục đích và hướng đi cho doanh nghiệp và là kim chỉ nam cho doanh nghiệp trong tương lai.

­ Giúp doanh nghiệp nắm bắt tận dụng tối đa cơ hội và có những biện pháp chủ động giảm thiểu nguy cơ mối đe dọa trong kinh doanh.

­ Đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp nhất, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực nhằm duy trì và tăng cường vị thế cạnh tranh của công ty trên thương trường.

­ Tăng doanh thu và lợi nhuận hoàn thành mục tiêu đặt ra.


1.1.4. Các giai đoạn của quản trị chiến lược

1.1.4.1. Phân tích môi trường bên ngoài

Môi trường bên ngoài bao gồm các lực lượng và thể chế bên ngoài doanh nghiệp nhưng có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô.

Phân tích môi trường bên ngoài giúp phát hiện danh mục có giới hạn các cơ hội mà môi trường này mang lại và các nguy cơ mà doanh nghiệp nên né tránh.

Khi tiến hành phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp, người ta dùng 2 công cụ chủ yếu là công cụ STEEPLE (để phân tích môi trường vĩ mô) và FIVE FORCES (để phân tích môi trường vi mô).

 Phân tích môi trường vĩ mô:


Gồm các yếu tố nằm ngoài doanh nghiệp, ảnh hưởng đến môi trường tác nghiệp cũng như nội bộ tổ chức. Nó tạo ra những cơ hội lẫn nguy cơ cho tổ chức. Phân tích môi trường vĩ mô bao gồm phân tích các yếu tố:

­ Môi trường kinh tế: tác động trực tiếp đến doanh nghiệp. Khi phân tích ta chú ý kỹ đến các yếu tố:

 Xu hướng của tổng sản phẩm quốc nội và tổng sản phẩm quốc dân. Bao gồm các số liệu về tốc độ tăng trưởng GDP và GNP hàng năm sẽ cho biết tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và tốc độ tăng của thu nhập bình quân đầu người. Từ đó cho phép dự đoán được dung lượng thị trường của từng ngành và thị phần của từng doanh nghiệp.

 Lãi suất và xu hướng lãi suất trong nền kinh tế có ảnh hưởng đến xu thế của đầu tư, tiết kiệm và tiêu dùng. Do đó ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp

 Cán cân thanh toán quốc tế.

 Xu hướng của tỷ giá hối đoái. Sự biến động của tỷ giá hối đoái làm thay đổi điều kiện kinh doanh nói chung, tạo ra những cơ hội và đe doạ khác nhau đối với doanh nghiệp.

 Mức độ lạm phát. Lạm phát cao hay thấp có ảnh hưởng đến tốc độ đầu tư vào nền kinh tế. Việc lạm phát quá cao hoặc thiểu phát đều ảnh hưởng không tốt đối với nền kinh tế. Do đó việc duy trì một tỷ lệ lạm phát vừa phải có tác dụng khuyến khích thị trường tăng trưởng.

 Các chính sách tiền tệ của nhà nước.


 Mức độ thất nghiệp.


 Những chính sách thuế quan.


­ Môi trường xã hội: bao gồm phân tích:

 Những quan điểm về đạo đức, thẩm mỹ, lối sống về nghề nghiệp.

 Phong tục tập quán truyền thống.


 Sự thay đổi về quan điểm sống và mức sống.


 Quan niệm tiêu dùng, nhất là sản phẩm tiêu dùng thời tiết.


 Tổng dân số xã hội, tỉ lệ tăng dân số.


 Kết cấu và xu hướng thay đổi của dân số: tuổi tác, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp, tôn giáo, phân phối thu nhập.


 Xu hướng dịch chuyển dân số giữa các vùng.


­ Môi trường chính trị và pháp luật: bao gồm các hệ thống quan điểm đường lối chính sách của chính phủ, hệ thống pháp luật hiện hành, các xu hướng chính trị, ngoại giao của chính phủ và những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới. Các biến động về môi trường chính trị – pháp luật sẽ

tạo cơ hội và rủi ro doanh nghiệp với các doanh nghiệp. Do đó khi nghiên cứu cać yếu tố này ta nên chú ý một số các vấn đề sau đây:


 Luật phaṕ trong nước.


 Luật phaṕ quốc tế.


 Các chế độ đãi ngộ đặc biệt .


 Sự ổn định của chính quyền.


 Định hươń g phat́ triển kinh tếxãhội.


Những yếu tố này ảnh hưởng ngày càng lớn đến doanh nghiệp, đặc biệt là trong thời kì nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay.

­ Môi trường công nghệ: là yếu tố quan trọng thay đổi liên tục, công nghệ càng phát triển sẽ càng tạo ra những cơ hội và thách thức cạnh tranh cho tất cả các doanh nghiệp, sự phát triển của công nghệ mới tạo ra thị trường mới, kết quả tạo ra nhiều sản phẩm mới từ đó phát sinh mối quan hệ cạnh tranh.

Các yếu tố cần phân tích bao gồm sự ra đời của các công nghệ mới, khả năng ứng dụng công nghệ trong sự phát triển ngành, sự chuyển giao công nghệ, đánh giá lợi ích công nghệ mang lại,...

­ Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan tự nhiên, cảng biển, các tài nguyên. Điều kiện tự nhiên là yếu tố đầu vào quan trọng của nhiều ngành kinh tế. Đồng thời điệu kiện tự nhiên có thể trở thành thế mạnh. Do đó khi xây dựng chiến lược kinh doanh cần phải quan tâm đến:

 Các loại tài nguyên.

 Các vấn đề ô nhiễm môi trường.

 Sự thiếu hụt năng lượng.

 Sự tiêu phí nguồn tài nguyên thiên nhiên.


Các yếu tố môi trường vĩ mô trên có tác động lẫn nhau và cùng tác động

lên doanh nghiệp. Các nội dung của từng yếu tố có mức độ quan trọng khác

nhau tùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu. Khi nghiên cứu các yếu tố này không

nên kết luận ngay dựa trên một vài yếu tố, mà phải xem xét một cách toaǹ trong quan hệ tác động qua lại giữa chúng với nhau.

diện


 Phân tích môi trường vi mô:


Đây là môi trường tác nghiệp của công ty bao gồm các yếu tố trong ngành và là các yếu tố ngoại cảnh đối với công ty. Michael Porter đã đưa ra mô hình

Five Forces của là công cụ hưũ dung và hiệu quả để tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận.


FIVE FORCES phân tích 5 nội dung quan trọng tạo thành bối cảnh cạnh tranh trong ngành: khách hàng, nhà cung cấp, sản phẩm thay thế, đối thủ tiềm ẩn và sự cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành.


Hình 1.2. FIVE FORCES của môi trường vi mô

­ Khách hàng: khách hàng chính là đối tượng quan trọng nhất mà doanh nghiệp hướng đến. Họ thường yêu cầu giảm giá hoặc chất lượng hàng hóa tốt hơn kèm nhiều dịch vụ hoàn hảo. Điều này làm tăng nhiều chi phí gây đến sự cạnh tranh. Khi doanh nghiệp có được lượng khách hàng lớn và tận dụng được lòng trung thành thì sẽ thành công và phát triển.

­ Nhà cung cấp: doanh nghiệp không thể nào chỉ dựa vào đối tượng nhà cung cấp mà cần tìm kiếm nhiều hơn.. Doanh nghiệp có càng nhiều nhà cung cấp càng tránh được sự mặc cả sức ép từ phía nhà cung cấp từ đó làm tăng sự cạnh tranh đối với các đối thủ, thu hút nhiều khách hàng.

­ Đối thủ tiềm ẩn: bao gồm các công ty mới tham gia vào ngành, khả năng cạnh tranh của học còn yếu nhưng rất có tiềm năng và vẫn cạnh tranh trong

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 21/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí