Xây Dựng Chiến Lược Phát Triển Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics Cho Vietfracht Đến Năm 2020 Trong Thời Kì Hội Nhập

phục, cải tạo cầu Long Biên trong thời gian 5 năm và số với vốn đầu tư 150 triệu Euro. Tiếp đến dự án nâng cấp cải tạo tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai với tổng mức đầu tư 2,571 tỷ đồng từ nguồn vốn vay của ADB sẽ được khởi động và dự kiến hoàn thành vào năm 2012. Tuyến đường sắt từ cảng Chùa Vẽ đến nhà máy DAP Đình Vũ - Hải Phòng có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 900 tỷ đồng. Các dự án này nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần giải quyết bài toán lưu thông hàng hoá, hành khách trên cả nước.

Như vậy, với hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải được được nâng cấp và xây mới trong tương lai, Vietfracht sẽ có cơ hội mở rộng mạng lưới vận tải trên khắp Việt Nam và vươn ra thế giới, từ đó sẽ cung cấp cho khách hàng dịch vụ logistics với chất lượng cao hơn.

Hệ thống pháp luật đang trên đà hoàn thiện

Cho đến nay trong các văn bản pháp luật của Việt Nam, mới có Luật Thương mại Việt Nam 2005 đề cập đến dịch vụ logistics, song hệ thống pháp luật có liên quan lại khá đầy đủ như Luật Hàng hải, Luật Hải quan, Luật Bảo hiểm, Luật Đầu tư, Luật Giao thông đường bộ,... Bên cạnh các bộ chuyên ngành còn có các văn bản dưới luật như Pháp lệnh, Quy định, Quy chế, Nghị định,... liên quan bổ sung, hướng dẫn thi hành như Nghị định của Chính phủ số 140/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 - Quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics; Nghị định 125/NĐ-CP quy định về vận tải đa phương thức; Nghị định số 10/2001/NĐ-CP ngày 19/03/2001 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng hải. Những văn bản trên đã phần nào thể hiện sự cố gắng của chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước.

Nguồn nhân lực phục vụ logistics dồi dào

Mặc dù dịch vụ logistics vẫn còn mới mẻ và chưa phát triển mạnh tại Việt Nam nhưng nguồn nhân lực phục vụ hoạt động logistics ở Việt Nam hiện nay là khá dồi dào. Theo thống kê không chính thức, số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này trên cả nước thuộc các loại hình đã lên tới hơn 800. Theo VIFFAS, nếu chỉ tính riêng nhân viên trong những công ty là hội viên của Hiệp hội cũng đã lên tới gần 3000 người, ngoài ra còn khoảng 5000 - 6000 người thực hiện giao nhận vận tải bán chuyên nghiệp.

Sự phát triển của Internet và công nghệ thông tin

Sự phát triển của Internet và công nghệ thông tin ở nước ta được đánh giá đạt tốc độ phát triển ngoạn mục trong khu vực và trên thế giới. Đối với dịch vụ logistics, sự phát triển của công nghệ, thương mại điện tử, đường truyền dữ liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định tính hiệu quả của hệ thống logistics. Với Việt Nam, mặc dù công nghệ thông tin và thương mại điện tử còn mới mẻ, nhưng lại có tốc độ phát triển khá nhanh. Hiện nay số doanh nghiệp sử dụng internet để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phổ biến, bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Một số doanh nghiệp đã bước đầu áp dụng thương mại điện tử trong các lĩnh vực như marketing, giao nhận vận tải hàng hoá, bảo hiểm, thanh toán,... Từ sự phát triển này, các công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics của mình.

Thách thức đối với Vietfracht trong thị trường dịch vụ logistics Việt Nam không phải ít, nhưng cơ hội để Vietfracht có thể phát triển dịch vụ logistics lại nhiều hơn hẳn. Điều quan trọng nhất với Vietfracht là nắm bắt được cơ hội để phát triển và đối mặt với các thách thức. Với tiềm lực của mình, nhất là sau khi Vietfracht cổ phần hoá, thì chắc chắn Vietfracht có thể vượt qua những khó khăn thách thức trên để trở thành một nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba chuyên nghiệp và có thể phát triển lên thành nhà cung

cấp dịch vụ logistics bên thứ tư, đủ sức cạnh tranh với các đối thủ lớn nước ngoài.‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

II. Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ logistics cho Vietfracht đến năm 2020 trong thời kì hội nhập

1. Định hướng phát triển dịch vụ logistics đến năm 2020

Chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ Logistics của công ty cổ phần vận tải và thuê tàu Vietfracht trong quá trình hội nhập - 11

Phấn đấu đến năm 2020, Vietfracht sẽ trở thành nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp trên thị trường Việt Nam, có thể cạnh tranh với các công ty cung cấp dịch vụ logistics nổi tiếng trên thế giới như Maersk Logistics, APL Logistics,.. trong một vài khâu của dịch vụ logistics.

Yếu tố con người sẽ là yếu tố quyết định thành công của Vietfracht trong việc cung cấp dịch vụ logistics, đào tạo đội ngũ nhân viên đạt được trình độ chuyên nghiệp trong việc cung ứng dịch vụ logistics như các đối thủ nước ngoài.

Đưa dịch vụ logistics trở thành ngành kinh doanh mũi nhọn của Vietfracht, đem về lợi nhuận lớn cho Vietfracht.

2. Phân tích môi trường kinh doanh

2.1. Môi trường vĩ mô

Môi trường kinh tế

Với những cải cách kinh tế mạnh mẽ trong gần hai thập kỷ đổi mới vừa qua đã mang lại cho Việt Nam những thành quả bước đầu rất đáng phấn khởi. Việt Nam đã tạo ra được một môi trường kinh tế thị trường có tính cạnh tranh và năng động hơn bao giờ hết. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần được khuyến khích phát triển, tạo nên tính hiệu quả trong việc huy động các nguồn lực xã hội phục vụ cho tăng trưởng kinh tế. Các quan hệ kinh tế đối ngoại đã trở nên thông thoáng hơn, thu hút được ngày càng nhiều các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu và phát triển

thêm một số lĩnh vực hoạt động tạo ra nguồn thu ngoại tệ ngày càng lớn như du lịch, xuất khẩu lao động, tiếp nhận kiều hối...

Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt ở mức cao và ổn định, dự tính là khoảng 7 - 8% trong những năm tới. Lượng hàng xuất nhập khẩu có xu hướng tăng trong các năm tiếp theo, đặc biệt là hàng nhập khẩu. Hiện tại, Việt Nam vẫn là một nước nhập siêu lớn, điều này có lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong việc cung ứng dịch vụ logistics cho hàng nhập. Lượng vốn đầu tư FDI đổ vào Việt Nam vẫn tiếp tục tăng, với giá trị hơn 10 tỉ năm 2007. Số lượng dự án được cấp phép thực hiện khoảng 700 dự án. Các công ty sản xuất đang tiếp tục đầu tư vào Việt Nam bằng việc xây dựng các nhà máy sản xuất. Cùng với đó là sự gia nhập của các nhà bán lẻ tên tuổi trên thế giới như Metro, Wal-mart,... Với sự phát triển của thị trường bán lẻ, nhu cầu về dịch vụ logistics sẽ tăng cao, không chỉ trong lĩnh vực vận tải giao nhận, mà còn mở rộng trong lĩnh vực sản xuất, từ đó làm cho hoạt động logistics mở rộng và phát triển.

Môi trường chính trị, pháp luật

Việt Nam là nước có môi trường chính trị, an ninh giữ được ổn định, tiềm lực của đất nước từng bước tăng cường, các nước lớn và khu vực đều coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác với ta. Hoạt động ngoại giao của nước ta đã được tiến hành rất sôi động. Chúng ta mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế cả về bề rộng lẫn bề sâu, góp phần quan trọng vào việc tiếp tục giữ vững và củng cố môi trường quốc tế hòa bình, ổn định, tạo những điều kiện quốc tế ngày càng thuận lợi để bảo vệ vững chắc an ninh, chủ quyền; tranh thủ được nhiều hơn hợp tác quốc tế, nhất là trong các lĩnh vực như kinh tế, thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển, tạo thêm tiềm lực phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước ta trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, chúng ta đã từng bước chủ

động đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay chưa thật hoàn chỉnh và khả năng thực thi chưa cao. Thêm vào đó, vẫn còn tồn tại nhiều quy định phức tạp, chồng chéo trong lĩnh vực hành chính, nhất là các thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh dịch vụ logistics của Vietfracht.

Môi trường tự nhiên

Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu và nằm đúng vào khu vực gió mùa Đông Nam Á, chịu tác động sâu sắc của áp thấp Tây Thái Bình Dương về mùa hè và áp cao về mùa Đông. Đặc điểm này gây ảnh hưởng đến yếu tố khí hậu, thổ nhưỡng, thủy văn, thực vật. Việt Nam vẫn xảy ra các hiện tượng bão, lũ lụt hàng năm. Các hiện tượng này ngày càng phát triển theo các hướng phức tạp, xảy ra sớm hơn, số lượng nhiều hơn đặc biệt là vào mùa mưa. Việc thiên nhiên không ủng hộ, sẽ gây ảnh hưởng đến việc chuyên chở hàng hoá bằng đường biển, đường không, từ đó gây ra sự chậm trễ, tổn thất cho hàng hoá, không đáp ứng được các yêu cầu về thời gian và chất lượng. Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics nói chung và vận tải nói riêng phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề thời tiết trước mỗi chuyến hàng.

Cơ sở hạ tầng nhìn chung hiện nay còn yếu kém đặc biệt là cơ sở hạ tầng của hệ thống logistics. Các trang thiết bị làm hàng và hệ thống giao thông vận tải còn nhiều hạn chế so với các nước trong khu vực, làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực vận tải và tốc độ xếp hàng nói chung. Tuy nhiên, hiện nay chính phủ cũng bắt đầu có những dự án đầu tư xây mới, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông phục vụ cho ngành logistics theo hướng hiện đại hoá, đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Điều này cũng mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp trong một tương lai gần có thể cung cấp dịch vụ logistics chất lượng cao.

Môi trường công nghệ

Các yếu tố kỹ thuật, công nghệ của nền kinh tế quốc dân quyết định và chi phối kỹ thuật và công nghệ của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến phương thức kinh doanh, phương thức thoả mãn nhu cầu, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Ở Việt Nam, mặc dù công nghệ thông tin và thương mại điện tử còn mới mẻ, nhưng chúng lại có tốc độ phát triển khá nhanh. Hiện nay số doanh nghiệp sử dụng internet để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phổ biến, bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Một số doanh nghiệp đã bước đầu áp dụng thương mại điện tử trong các lĩnh vực như marketing, giao nhận vận tải hàng hoá, bảo hiểm, thanh toán,... Tuy nhiên, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử ở Việt Nam chưa nhiều và hiệu quả, mới tập trung ở các thành phố lớn và khu vực đông dân cư. Nguyên nhân chủ yếu là do hiện nay cơ sở hạ tầng của công nghệ thông tin và thương mại điện tử của Việt Nam chưa được phát triển đồng bộ và còn có sự độc quyền. Chi phí internet tại Việt Nam vẫn đang được xếp vào loại cao trên thế giới. Đây là khó khăn cho các doanh nghiệp khi ứng dụng công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, chi phí mua phần mềm hỗ trợ cho hoạt động logistics còn cao, tốn vài chục ngàn USD, cùng với chi phí đào tạo người sử dụng và khai thác. Các nhân tố này cũng là một thách thức cho các doanh nghiệp muốn ứng dụng công nghệ kỹ thuật vào hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics thì vấn đề kỹ thuật lại càng quan trọng và cần thiết.

Môi trường nhân khẩu

Việt Nam được đánh giá là một nước có dân số trẻ với tốc độ tăng trưởng dân số khoảng 1.5 - 2%. Nguồn nhân lực của Việt Nam được đánh giá là khá dồi dào đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ logistics. Tuy nhiên, nguồn nhân lực hiện nay có số lượng nhiều nhưng chưa được đào tạo bài bản, chưa có chuyên môn cao. Đây là một khó khăn lớn đối với các công ty đang hoạt động

tại Việt Nam nói chung trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực có chuyên môn cao. Số lượng chuyên gia được đào tạo chuyên nghiệp trong lĩnh vực này vẫn còn quá ít so với yêu cầu phát triển. Đội ngũ quản lý trong các công ty logistics hầu hết được luân chuyển từ các ngành có liên quan như giao nhận, vận tải, ngoại thương, kinh tế,.. Đội ngũ này đang được đào tạo và tái đào tạo để đáp ứng nhu cầu quản lý. Đội ngũ lao động trực tiếp đa số có trình độ học vấn thấp, hiểu biết về hoạt động logistics kém, chưa được đào tạo tác phong làm việc chuyên nghiệp.

2.2. Môi trường vi mô

Khách hàng

Khách hàng là bộ phận quan trọng, không thể tách rời trong môi trường tác nghiệp của doanh nghiệp, là đối tượng phục vụ chính của doanh nghiệp. Sự trung thành, tín nhiệm của khách hàng là tài sản vô giá. Để có được điều này, doanh nghiệp cần phải thoả mãn tốt những nhu cầu, nguyện vọng, mong muốn của họ so với các đối thủ cạnh tranh. Hiện nay, các đối tượng khách hàng của Vietftacht là các công ty xuất nhập khẩu và các số công ty sản xuất trong và ngoài nước. Các khách hàng hiện tại của Vietfracht đang rất hài lòng với dịch vụ mà Vietfracht cung cấp, tuy nhiên họ cũng mong muốn Vietfracht cung cấp thêm các dịch vụ giá trị gia tăng để tạo thành chuỗi cung ứng liên tục, họ yên tâm trao hàng cho Vietfracht từ đầu đến cuối.

Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường được mở rộng hơn, các nhà sản xuất, các nhà bán lẻ nước ngoài sẽ gia nhập thị trường Việt Nam gia tăng. Hơn nữa, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào thị trường thế giới, nhu cầu xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ sẽ theo chiều hướng gia tăng. Từ các yếu tố trên, sẽ tạo ra một lượng cầu dịch vụ logistics cao hơn, mở ra nhiều cơ hội cho Vietfracht trong việc cung cấp dịch vụ logistics. Bên cạnh xu hướng đó, là yêu cầu cung cấp dịch vụ logistics trọn gói với chất lượng cao từ phía khách hàng.

Đây là một thách thức cho Vietfracht trong tương lai.

Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh là trở lực lớn nhất mà phải vượt qua. Để xác định thời cơ trong kinh doanh, cần phải thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh, phân loại, phân tích đối thủ cạnh tranh để xác định mức độ cạnh tranh trên thị trường, và từ đó đưa ra các biện pháp ứng xử phù hợp.

Hiện tại, trên thị trường Việt Nam, có khoảng 800 - 900 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đang kinh doanh những dịch vụ trong ngành dịch vụ logistics, trong đó khoảng 18% là doanh nghiệp nhà nước, 80% là các công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân, 2% là các công ty do các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vốn. Trong số 18% doanh nghiệp nhà nước kinh doanh dịch vụ logistiscs, thì Vietfracht vẫn là một đối thủ mạnh, chiếm ưu thế trên thị trường. Đặc biệt là Vietfracht hiện tại đã được thực hiện kinh doanh theo hình thức cổ phần hoá, thì tình hình kinh doanh của Vietfracht đã tự chủ hơn, hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận. Hiện tại, đối thủ nặng kí nhất của Vietfracht vẫn là các nhà cung cấp dịch vụ logistics nước ngoài như Maersk Logistics, APL Logistics, DHL Logistics,... Các công ty này đều có bề dày kinh nghiệm, hoạt động chuyên sâu và sử dụng các công nghệ hiện đại.

Bên cạnh đó, nhiều nhà cung ứng các dịch vụ vận tải biển, các hãng tàu, vận tải hàng không, đang có xu hướng đa dạng hoá các dịch vụ của mình, đã bắt đầu vươn sang mảng dịch vụ logistics và bắt đầu cung cấp dịch vụ logistics, và đã, đang và sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh tiềm năng của Vietfracht.

Nhà cung ứng

Hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của Vietfracht gắn liền với hoạt động của các nhà cung ứng dịch vụ vận tải biển, các hãng tàu, các hãng hàng không, công ty cho thuê kho vận,.. Khi tình hình kinh doanh của các nhà cung

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí