Một Số Doanh Nghiệp Việt Nam Đã Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Thân Thiện Với Môi Trường

áp dụng ISO 14000 tại Việt Nam, tính đến 2009, đã có 113 chứng chỉ được cấp.[13]

Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có nhãn sinh thái quốc gia, cũng chưa có quy định bắt buộc hay dán nhãn sinh thái cho sản phẩm hàng hóa, mặc dù đây là xu thế mạnh mẽ của các doanh nghiệp trên toàn cầu để quảng bá cho các nỗ lực bảo vệ môi trường. Theo đánh giá sơ bộ trên toàn quốc của Tổng cục Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy, chỉ có khoảng 5% sản phẩm tiêu dùng, dịch vụ đủ tiêu chuẩn dán nhãn sinh thái. Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cũng cho biết Tổng Cục đang xây dựng chương trình dán nhãn sinh thái, sẽ được áp dụng thí điểm từ năm 2009 và năm 2011 sẽ mở rộng trên phạm vi toàn quốc.[15]

3. Một số doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng chiến lược kinh doanh thân thiện với môi trường

3.1. Chiến lược kinh doanh thân thiện với môi trường của công ty Toyota Việt Nam

Công ty Toyota Việt Nam (TMV) được thành lập ngày 5 tháng 9 năm 1995, là liên doanh giữa công ty Toyota Nhật Bản, Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) và công ty KUO. Tháng 10 năm 1996 công ty chính thức đi vào hoạt động.

3.1.1. Phân tích bối cảnh

Nguồn nhiên liệu hóa thạch là hữu hạn. Với tốc độ khai thác và sử dụng như hiện nay sẽ khiến nguồn năng lượng này ngày càng cạn kiệt và kèm theo đó là giá cả tăng lên. Điều này khiến cho người tiêu dùng hướng tới việc sử dụng những phương tiện giao thông tiêu tốn ít nhiên liệu và thân thiện hơn với môi trường. Đây chính là cơ hội cho Toyota phát triển các sản phẩm và dịch vụ thân thiện hơn với môi trường, đáp ứng nhu cầu còn đang bỏ ngỏ của thị trường tiêu dùng lúc bấy giờ.

3.1.2. Xác định mục tiêu

Ngay từ khi mới hoạt động, Toyota VN đã luôn chú trọng tới việc phát triển một cách toàn diện trên các mục tiêu: thành công trong kinh doanh, bảo vệ môi trường và phát triển môi trường. Trong chiến lược kinh doanh của mình, Toyota luôn ưu tiên hoạt động bảo vệ môi trường theo chính tiêu chí ban đầu của hãng. Năm 1996, công ty Toyota Nhật Bản đã công bố “Kế hoạch hành động vì môi trường” với nội dung chính là tất cả các cơ sở sản xuất chính của Toyota trên toàn thế giới thực hiện những chuẩn mực của hệ thống quản lý môi trường ISO 14001.

Xác định mục tiêu như trên, Toyota định hướng sản xuất hoàn toàn mới dòng xe thân thiện môi trường và cải tiến các dòng xe hiện tại với công nghệ hiện đại hơn, đáp ứng được nhu cầu của đại đa số người tiêu dùng đồng thời nâng cao nhận thức cho tất cả nhân viên, đặt ra và hoàn thành các mục tiêu cũng như chỉ tiêu để bảo vệ môi trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

3.1.3. Triển khai chiến lược

Chiến lược tập trung vào quá trình

Xây dựng chiến lược kinh doanh thân thiện với môi trường trong doanh nghiệp - 7

TMV hiện đang ứng dụng các công nghệ thân thiện với môi trường cho tất cả các sản phẩm của mình. Cụ thể, tất cả các mẫu xe của Toyota sản xuất tại Việt Nam đều đang sử dụng công nghệ phun xăng điện tử WT-i hoặc động cơ diesel ống phân phôi (phun dầu trực tiếp). Công nghệ này không chỉ giúp giảm thiểu lượng khí thải mà còn rất tiết kiệm nhiên liệu. Tất cả các mẫu xe của TMV sản xuất từ năm 2000 đều đã đáp ứng được tiêu chuẩn khí thải Euro 2, riêng mẫu xe Vios đáp ứng tiêu chuẩn khí thải Euro 4.

Hệ thống xử lý nước thải

Năm 1997, TMV đã thiết kế, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải với công suất 300m3/ ngày đêm và hệ thống phòng thí nghiệm quan trắc với tổng số vốn đầu tư hàng triệu USD. Nước thải sau xử lý của TMV và các đại lý cảu TMV luôn luôn được đảm bảo thấp hơn tiêu chuẩn quy định TCVN 5945 (cột B) ( tiêu chuẩn nước thải công nghiệp), có thể dùng trong tưới tiêu nông nghiệp và nuôi

trồng thủy sản. Ngay sau khi vào hoạt động ổn định, ngày 25/09/1999, công ty Toyota Việt Nam đã được nhận chứng chỉ Hệ thống quản lý môi trường, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001và trở thành nhà sản xuất ô tô đầu tiên ở Việt Nam được cấp chứng chỉ này.

Xử lý chất thải rắn

Chất thải rắn được tạo ra từ quá trình sản xuất, từ xử lý nước thải...được thu gom lại và bảo quản theo đúng yêu cầu của quy định về môi trường. Một vấn đề không chỉ riêng TMV mà hầu hết các doanh nghiệp khác đều gặp phải là không có đơn vị chuyên trách về xử lý chất thải nguy hại, do vậy tất cả các chất thải rắn sinh ra trong quá trình sản xuất phải lưu kho với số lượng ngày càng lớn làm tăng chi phí và các nguy cơ rủi ro. Từ các lý do nêu trên, TMV đã không ngừng tìm kiếm các doanh nghiệp chuyên về xử lý chất thải nguy hiểm. Đến năm 2005, TMV đã lựa chọn được hai đơn vị là Urenco và Holcim cho việc thực hiện xử lý và tiêu hủy chất thải. Nhờ có các công ty này, TMV đã đạt được tiêu chuẩn “Zero landfill” (không cần chôn lấp)- hoàn toàn không gây hại môi trường. Đây là phương pháp xử lý chất thải mà các nước tiên tiến trên thế giới đang áp dụng.

Phát triển hệ thống quản lý môi trường

Ngày 25 tháng 9 năm 1999, công ty TMV đã nhận được chứng chỉ ISO 14001 phiên bản 1996 sau một năm tiến hành chuẩn bị thiết lập. Tháng 9 năm 2005, hệ thống quản lý môi trường của TMV đã được tái chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 phiên bản mới nhất 2004 của TUV Rheinland ( TUV Rheinland là thành viên của Hiệp hội giám định kỹ thuật TUV, một tổ chức đánh giá chuyên về các hoạt động giám định và cấp chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường, chất lượng, an toàn...

Toyota Việt Nam không chỉ chú trọng bảo vệ môi trường cho các sản phẩm mà mục tiêu dài hạn của công ty là “hoàn thiện một chu trình xanh khép kín từ khâu sản xuất linh kiện tới khâu lắp ráp, bán hàng và cung cấp dịch vụ

cho khách hàng”. TMV đang hướng tới việc tạo lập một môi trường xanh cho các nhà cung cấp chính cho TMV. Đến nay, toàn bộ các nhà cung cấp nội địa chính của TMV đã nhận được chứng chỉ ISO 14001 về quản lý môi trường, hoàn thành việc loại bỏ các loại hóa chất cấm. TMV cũng phổ biến chương trình “Green Purchasing Guidline- hướng dẫn mua hàng sạch hơn” cho các nhà cung cấp, đảm bảo tất cả các chi tiết lắp ráp ô tô của công ty sẽ không còn chứa bốn kim loại độc hại: chì, thủy ngân, cadimi và crom (6+) từ năm 2008.


Chiến lược Marketing xanh của TMV

Trong các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam, Toyota là doanh nghiệp có chiến lược marketing mạnh mẽ và thành công nhất. Toyota đã xây dựng cho mình một hình ảnh “doanh nghiệp xanh” đồng hành cùng phát triển.

Hệ thống đại lý xanh của TMV

Hệ thống đại lý của TMV có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố của Việt Nam, nhiệm vụ của các đại lý bao gồm các hoạt động phân phối xe ô tô Toyota, bảo dưỡng và chăm sóc khách hàng. Từ đầu năm 2006, TMV đã bắt đầu phát triển các hoạt động bảo vệ môi trường tới các đại lý của mình thông qua việc khuyến khích và hỗ trợ về nhân lực, kỹ thuật và tài chính cho các đại lý thí điểm xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001.

Với chủ trương này, các đại lý đã trang bị lại không gian làm việc một cách ngăn nắp, sạch đẹp và ngợp màu xanh trong văn phòng. Đặc biệt là xưởng dịch vụ, bao gồm xưởng bảo hành và xưởng sửa chữa sơn và thân xe không còn cảnh lem luốc dầu mỡ, hóa chất mà thay vào đó là những máy móc hiện đại, quy trình làm việc chuyên nghiệp, môi trường an toàn sạch sẽ.

Từ khi áp dụng hệ thống quản lý môi trường mới, từ các nhân viên bán hàng tới đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ bảo dưỡng xe cho khách hàng đều nâng cao ý thức về vấn đề bảo vệ môi trường. Cho đến nay, có 5 đại lý của TMV áp dụng thành công hệ thống quản lý môi trường và được cấp chứng chỉ ISO 14001.

Các hoạt động bảo vệ môi trường

Đây là một phần trong chiến lược xanh của TMV giúp nâng cao hình ảnh của mình, là một công cụ hữu hiệu thể hiện trách nhiệm xã hội của TMV trong công tác bảo vệ môi trường. Trong những năm qua, TMV đã tiến hành một số những hoạt động quan trọng sau:

Chương trình thu gom dầu thải

Dầu thải là một loại chất thải độc hại đã được liệt kê trong danh sách chất thải nguy hại của Quyết định 155/1999/QĐ-TTg, phù hợp với Luật Bảo Vệ môi trường Việt Nam mà nguồn thải chất này phải có trách nhiệm thu gom xử lý hoăc thuê công ty có chức năng xử lý.

Công ty Toyota Việt Nam đã thông qua ủy quyền của Caltex Việt Nam- công ty Văn Đạo, một công ty có giấy phép tại Hà Nội có mạng lưới thu gom tái chế dầu thải thực hiện “Chương trình thu gom dầu thải” bắt đầu từ tháng 2 năm 2002. Chương trình này gồm các công đoạn thu gom, lưu giữ và chuyển giao dầu thải của tất cả các đại lý Toyota tại Việt Nam cho công ty Văn Đạo.

Để thúc đẩy và giáo dục ý thức trong bảo vệ môi trường cho tất cả mọi người bao gồm cả thành viên công ty và khách hàng, mỗi đại lý của Toyota đã dán những biển hiện trên phương tiện thu gom và khu vực để dầu thải. Công ty cũng thường xuyên ghi chép lại số lượng dầu thải đã thu gom và chuyển giao rồi thông báo cho người có chức năng.

Chương trình thu gom, xử lý lọc dầu thải và lọc nhiên liệu Diesel Lọc dầu thải được liệt kê là chất thải độc hại theo luật môi trường Việt

Nam và để làm tốt hơn vấn đề này, Toyota đã chủ động phát triển một mạng lưới thu gom, xử lý lọc dầu thải và lọc nhiên liệu diesel (lọc thải) để bảo vệ môi trường.

Hệ thống thu gom dầu thải này là một hệ thống đặc biệt và rất hữu ích trong việc xử lý phân tách lọc thải giúp bảo vệ môi trường, đồng thời có thể tận thu được khối lượng không nhỏ kim loại và dầu thải để tái sinh.

Mạng lưới xử lý lọc thải hiện tại đang hoạt động tại tất cả các đại lý của Toyota, tất cả vật chất thu được từ việc xử lý đều được tái chế hoặc tái sử dụng bởi các công ty địa phương. Toyota Việt Nam đã giúp các đại lý của mình thiết bị cắt lọc dầu từ năm 2002 và các địa lý thường xuyên sử dụng thiết bị này để xử lý lọc thải bằng cách cắt và phân tách lõi lọc và vỏ lọc. Kết quả thu được là hàng trăm lít dầu thải và hàng trăm kilogam kim loại và chúng đều có thể làm nguyên liệu để tái chế thay vì vất bỏ làm ô nhiễm môi trường. Cùng với việc tái chế dầu thải, việc thu gom và xử lý lọc thải là một hoạt động góp phần bảo vệ môi trường, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho những công ty thu gom, tái chế tận thu nguồn nhiên liệu.

Chương trình thu hồi, tái chế để tái sử dụng dung môi hữu cơ

Dung môi hữu cơ trong xưởng sửa chữa chủ yếu là dung môi pha sơn, chất tẩy rửa khi chuẩn bị bề mặt và cặn sơn. Chúng có thể chứa acetone, toluene, methylene chloride, xylene hoặc hóa chất hữu cơ. Hầu hết dung môI hữu cơ có thể bay hơi tốt, có khả năng cháy và độc. ở dạng khí chúng có khả năng tác động lại ánh sáng mặt trời làm suy yếu tầng ôzôn và làm ung thư phổi. Dung môi hữu cơ cũng làm ô nhiễm nguồn nước, một lượng nhỏ dung môi hữu cơ cũng có thể làm ô nhiễm một khối lượng nước lớn. Tất cả các loại dung môi thải kể trên đều nằm trong danh sách chất thải nguy hại theo luật môi trường Việt Nam năm 1993. Vì chúng là nguy hại nên chúng phải được tái chế, hoặc xử lý theo điều kiện của các loại rác thải nguy hại. Có nghĩa là chúng không thể xử lý bằng cách để cho bay hơi hoặc chôn lấp. Tái chế để tái sử dụng dung môi pha sơn là một cách làm tốt hơn cả.

Vì vậy, tháng 11 năm 2004, Toyota Việt Nam đã và đang phát triển một mạng lưới thu gom dung môi hữu cơ thải tại tất cả các đại lý trên toàn

quốc và tái chế bởi các máy tinh lọc dung môi. Tinh chế dung môi hữu cơ thải có thể làm giảm khối lượng dung môi mới phải mua, đồng thời cũng là cách xử lý phù hợp đối với chất thải nguy hại góp phần bảo vệ môi trường. Không những vậy, công ty còn khuyến khích các đại lý của mình cần tiết kiệm dung môi hữu cơ, chỉ sử dụng số lượng dung môi hữu cơ vừa đủ trong quá trình sử dụng.

Chương trình thu hồi và tái chế ga điều hòa HFC/CFC

Tất cả các phương tiện sản xuất trước năm 1991 đều sử dụng loại ga làm lạnh CFC-12 trong hệ thống điều hòa, và từ sau năm 1995 hầu hết các phương tiện sản xuất ra sử dụng ga làm lạnh HFC-134a thay thế. Các loại ga làm lạnh CFC làm suy yếu tầng ôzôn và chúng cũng là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính. Việc dùng loại ga làm lạnh mới HFC-134a thay thế ga làm lạnh CFC-12 là an toàn cho tầng ô zôn nhưng 134a cũng là chât gây ra hiệu ứng nhà kính. Là loại ga làm lạnh có hại đến môi trường như vậy nên cần giảm thiểu lượng sử dụng và tìm hiểu những khả năng ảnh hưởng đến môi trường đến môi trường của mỗi loai ga làm lạnh trước khi sử dụng chúng. Đồng thời thu hồi và tái chế ga làm lạnh trong thời gian bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điều hòa là yêu cầu bắt buộc của luật môI trường Việt Nam, Nhật Bản và hầu hết các quốc gia khác trên thế giới. Toyota Việt Nam đã thu gom và tái chế ga làm lạnh bởi cách đào tạo kỹ thuật viên cho các đại lý Toyota trong bảo dưỡng, sửa chữa thay thế phụ tùng trong hệ thống điều hòa; ngoài ra công ty còn giúp đỡ thiết bị thu hồi và tái chế ga làm lạnh cho tất cả các đại lý từ năm 1999. Đến thời điểm này có nhiều đại lý đã tự mua thêm những thiết bị có chức năng tương tự do việc mở rộng kinh doanh, nhu cầu khách hàng nhưng đặc biệt là vì mục tiêu bảo vệ môi trường.

Chương trình thu hồi chai, can nhựa đã qua sử dụng

Chai, can nhựa đã qua sử dụng trong xưởng sửa chữa thường là can chứa dầu hộp số, nước làm mát hoặc là chai dầu phanh, chai dầu số tự động

nhưng số lượng lớn nhất vẫn là can nhựa chứa dầu động cơ đã qua sử dụng. Việc thu hồi và tái sử dụng hoặc tái chế can chai, can nhựa đã qua sử dụng là góp phần vào bảo vệ môi trường và tiết kiệm nguồn tài nguyên. Từ năm 2002 đến thời điểm hiện nay, tại đại lý của Toyota Việt Nam, hàng ngàn kilogam can, chai nhựa thải đã được thu gom và tái chế bởi sự hợp tác với các công ty có giấy phép thu gom: cho các mạng lưới của đại lý Toyota Việt Nam phía nam, can và chai nhựa thải được thu gom và tái chế bởi công ty nhựa Đạt Hòa; cho mạng lưới của đại lý Toyota phía Bắc, được thu gom và tái chế bởi công ty nhựa Ngôi Sao, một công ty có chức năng thu gom nhựa thải mà Toyota Việt Nam mới hợp tác và ủy nhiệm.

Hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề môi trường

Không những nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong công ty và các đại lý, TMV còn tiến hành những hoạt động nhằm nâng cao ý thức của mọi người dân trong xã hội.

Ngày 24/6/2008, Công ty Toyota Việt Nam đã kết hợp với Bộ giáo dục và đào tạo, Tổng cục môi trường cùng hợp tác ra mắt chương trình “Go Green- Hành trình xanh”. Chương trình ra đời với ý tưởng tạo một cầu nối liên kết chặt chẽ và có hệ thống giữa các hoạt động bảo vệ môi trường của công ty Toyota Việt Nam thông qua các tổ chức, các nhóm tình nguyện viên tâm huyết trong hoạt động bảo vệ môi trường tại Việt Nam.

Giai đoạn 1 của chương trình sẽ kéo dài trong 3 năm (2008-2011) với các hoạt động bảo vệ môi trường tại 6 vườn Quốc gia, khu bảo tồn Thiên nhiên như nâng cao nhận thức người dân, học sinh đang sinh sống tại vùng đêm Vườn Quốc gia Tam Đảo...Trong 3 năm đầu của giai đoạn 1, chương trình “Go green” cũng sẽ hỗ trợ Đại học Đà Nẵng nghiên cứu và triển khai ứng dụng dự án sử dụng Bio-gas chạy máy phát điện tại các trang trại chăn

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 19/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí