Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk - 2


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ


Sơ đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015- 2020 40

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức Văn phòng UBND tỉnh 49

Biểu đồ 2.1: Đánh giá của của CBCCVC về hiệu quả ứng dụng CNTT vào công việc 55

Hình 2.1: Giao diện Phần mềm quản lý văn bản và điều hành (iDesk) 56

Hình 2.2: Giao diện hệ thống Thư điện tử công vụ tỉnh 58

Hình 2.3: Giao diện Cổng dịch vụ công của Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Đắk Lắk 61

Biểu đồ 2.2: Đánh giá của người dân về chất lượng dịch vụ công trực tuyến do UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp 62

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Hình 2.4: Trang Thông tin điện tử Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk ..63 Biểu đồ 2.3: Mức độ biết và truy cập Trang thông tin điện tử của Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk 64


Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk - 2

PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay, chúng ta đang sống trong thời kỳ của kỷ nguyên số gắn liền với những đột phá về công nghệ, trong đó công nghệ thông tin đóng vai trò cốt lõi, có mặt ở hầu hết các lĩnh vực như kinh tế, an ninh, quốc phòng, quản lý hành chính, y tế, giáo dục, giải trí… đã làm thay đổi mạnh mẽ lối sống, phong cách làm việc, sản xuất, tuy duy của con người.

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước được coi là một trong những giải pháp để hiện đại hóa nền hành chính và là công cụ quan trọng trong việc thực hiện cải cách hành chính. Việc đẩy mạnh phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin trên tất cả các lĩnh vực đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước.

Xác định tầm quan trọng của công nghệ thông tin, Quốc hội đã ban hành Luật Giao dịch điện tử năm 2005, Luật Công nghệ thông tin năm 2006; Bộ Chính trị (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 01/7/2014 về “Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế”, đề ra mục tiêu tổng quát là “Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi và trở thành một ngành kinh tế có tác động lan tỏa trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh quốc gia, chất lượng cuộc sống, chỉ số phát triển con người Việt Nam và nâng cao khả năng phòng thủ quốc gia trong chiến tranh mạng. Đến năm 2030, đưa năng lực nghiên cứu, ứng dụng, phát triển, sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ


công nghệ thông tin đạt trình độ tiên tiến thế giới; Việt Nam trở thành quốc gia phát triển mạnh về công nghệ thông tin và bằng công nghệ thông tin” [4]; Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 26/NQ-CP, ngày 15/4/2015 về “Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36- NQ/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế”, qua đó xác định các nhiệm vụ để công nghệ thông tin thực sự trở thành phương thức phát triển mới, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả hoạt động, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Từ đó đến nay, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin; các nghị quyết, chương trình, kế hoạch, đề án triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính quyền số nhằm thực hiện cải cách hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công, công khai, minh bạch thủ tục hành chính…

Trong những năm qua, Đắk Lắk đã triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh như phát triển, từng bước hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin; tiến hành xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh, Hệ thống Dịch vụ công trực tuyến tích hợp Một cửa liên thông, Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh; tập huấn, bồi dưỡng nguồn nhân lực công nghệ thông tin; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin hằng năm, và theo giai đoạn. Tuy nhiên vẫn còn những điểm hạn chế, khó khăn như: Ngân sách đầu tư cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin còn hạn chế nên hạ tầng về công nghệ thông tin còn thiếu và yếu; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn tỉnh thiếu đồng bộ, hiệu quả các dự án công nghệ thông


tin chưa cao; chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong cơ quan hành chính nhà nước còn hạn chế, chưa có chính sách thu hút người có trình độ kỹ thuật cao công nghệ thông tin; một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự quan tâm đúng mức về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan; một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa quan tâm cập nhật kỹ năng, kiến thức mới về ứng dụng công nghệ thông tin, ngại thay đổi phong cách làm việc truyền thống sang làm việc trên môi trường điện tử.

Từ những lý do trên tác giả đã lựa chọn đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ của mình, qua đó nghiên cứu thực trạng và đề ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước đã được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu và công bố các kết quả nghiên cứu, cụ thể là:

- Đã có nhiều cuốn sách chuyên khảo, bài viết của các chuyên gia đã đề cập đến ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực như:

+ Trần Anh Tuấn, Nguyễn Hữu Hải (2015), Quản lý công, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội: Nội dung cuốn sách trình bày các vấn đề liên quan đến quản lý công, trong đó đề cập ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý khu vực công là một trong những nội dung quan trọng của quản lý công. [27]

+ Bộ Thông tin và Truyền thông (2020), Sách trắng công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam 2020, Nxb. Thông tin và truyền thông, Hà Nội: Sách trắng cung cấp một bức tranh tổng thể về hiện trạng phát triển của ngành công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam trên các lĩnh vực: Bưu chính,


viễn thông, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, công nghiệp công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin, nguồn nhân lực công nghệ thông tin, các văn bản pháp luật về công nghệ thông tin và truyền thông.[6]

+ Đặng Hữu Ứng Sách (2015), Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [13]

+ Đỗ Hoàng Ánh (2020), Đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam trong điều kiện mới, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 7, tr.107-110: Bài viết đã phân tích vai trò của Chính phủ điện tử ở Việt Nam trong điều kiện mới. Từ đó đề xuất một số kinh nghiệm nhằm hoàn thiện Chính phủ điện tử ở Việt Nam. [14]

+ Nguyễn Thị Tuyết Vân (2019), Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 2, tr.30: Bài viết đã nêu một số kết quả ứng dụng công nghệ thông tin để hiện đại hóa nền hành chính; trên cơ sở đó, đã đề ra một số nội dung cần tập trung để đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước hiện đại hóa nền hành chính nhà nước, góp phần xây dựng Chính phủ kiến tạo, phát triển, liêm chính, hành động, phục vụ người dân, doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. [22]

+ Hoàng Thị Kim Chi (2020), Xây dựng chính phủ điện tử ở Việt Nam

- kết quả bước đầu và những vấn đề cần tiếp tục đẩy mạnh, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 12, tr.13-16: Bài viết đã chỉ ra đánh giá của quốc tế về xây dựng chính phủ điện tử ở Việt Nam trong thời gian qua, từ đó đề ra một số giải pháp tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới. [15]

+ Nguyễn Khắc Khoa (2003), Công nghệ thông tin phục vụ quản lý


Nhà nước và quản lý Nhà nước về công nghệ thông tin, Đề tài khoa học cấp bộ, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội: Đề tài phân tích sáu vai trò của công nghệ thông tin trong phục vụ hoạt động quản lý Nhà nước, đưa ra các luận chứng khoa học cho định hướng chiến lược xây dựng hệ thống thông tin trong khu vực Nhà nước, đồng thời phân tích các vấn đề phát sinh mà các nhà quản lý cần chú ý, đảm bảo trong quá trình quản lý. [21]

- Bên cạnh đó, đã có nhiều Luận văn đã đi sâu nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền địa phương, như:

+ Trần Ngọc Liên (2017), Ứng dụng công nghệ thông tin tại các sở thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam trong điều kiện hiện đại hóa hành chính, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, Quảng Nam: Luận văn đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng và những kết quả đạt của công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, thực trạng quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, từ đó đưa ra các quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước tại các cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Nam trong những năm tiếp theo. [26]

+ Nguyễn Lan Phương (2018), Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc tại cơ quan Bộ Y tế, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội: Luận văn đã làm rõ, hệ thống hóa được tầm quan trọng và sự cần thiết phát triển ứng dụng công nghệ thông tin ở Việt Nam. Đồng thời đã đưa ra được các giải pháp tổng thể để hoàn thiện mô hình công nghệ thông tin tại cơ quan Bộ Y tế trong những năm tới. [20]

+ Lê Thanh Tùng (2017), Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc tại Bộ Nội vụ, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành


chính Quốc gia, Hà Nội: Luận văn nghiên cứu tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc tại Bộ Nội vụ, đánh giá các kết quả đạt được, chỉ ra các tồn tại. Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc tại Bộ Nội vụ. [17]

+ Nguyễn Trung Thành (2015), Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội: Luận đã đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước Việt Nam. [23]

Đây là nguồn tài liệu tham khảo rất quan trọng và quý giá cho tôi khi nghiên cứu để viết luận văn cao học của mình. Các công trình khoa học trên đã hệ thống hóa tương đối đầy đủ cơ sở lý luận về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động, giải quyết công việc, quản lý văn bản... tại các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu trực tiếp, toàn diện, mang tính hệ thống về thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk.

3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn

3.1. Mục đích

Nghiên cứu cơ sở khoa học liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước và tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk. Trên cơ sở đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk.

3.2. Nhiệm vụ


- Hệ thống hóa những cơ sở khoa học về công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước.

- Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk.

- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk.

4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk. Phạm vi thời gian: Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Luận văn vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng kết hợp một số phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc và phân tích tài liệu, văn bản, sách báo liên quan đến đề tài.

- Phương pháp điều tra xã hội học: Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, nội dung phiếu điều tra gồm những thông tin chủ yếu như giới tính, trình độ, độ tuổi của người khảo sát. Tác giả thực hiện phát phiếu cho 50 cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk; 100

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/05/2023