3.3.3. Triển khai chiến lược
Tập trung vào đầu vào sản xuất:
Nguồn nguyên liệu chủ yếu của công ty hiện nay được các hộ cá nhân nuôi thả trong ao, bè trên sông Tiền và sông Hậu. Rủi ro ô nhiễm nguồn nước sông do số lượng hộ nuôi tăng lên nhanh chóng trong khi môi trường nước không được khắc phục là có thể là có thể xảy ra.
Mặt khác, ảnh hưởng từ những yếu tố khách quan về thiên tai bão lụt cũng ảnh hưởng đến sản lượng nguyên liệu. Bên cạnh đó, công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh thu mua nguyên liệu từ các đơn vị khác. Những biến động trên ắt hẳn sẽ gây ra sự tăng giá nguyên liệu, sự khan hiếm nguồn nguyên liệu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nếu công ty không có chính sách dự trữ hợp lý.
Hiện nay, ngoài việc thu mua cá trực tiếp từ người nông dân, công ty cũng đã lập ra Câu lạc bộ nuôi cá sạch nhằm đảm bảo cá nguyên liệu đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh về thức ăn, điều kiện môi trường nuôi thả, hàm lượng các hóa chất, kháng sinh. Năm 2007, Nam việt mở rộng vùng nuôi cá tra “sạch” lên 100.000m2. tăng 43% so với năm 2006. Nhằm đảm bảo cá tra nuôi chất lượng tốt và chủ động con giống chất lượng đạt hiệu quả, đầu năm 2007, Nam Việt đã triển khai xây dựng trại sản xuất con giống cá tra “sạch” theo tiêu chuẩn SQF 1000( SQF- thực phẩm đạt chất lượng an toàn: tiêu chuẩn nuôi, trồng (SQF1000)+ tiêu chuẩn bảo quản, chế biến(SQF2000)); xây dựng nhà máy chế biến thức ăn thủy sản để phục vụ hộ nuôi trồng thủy sản thức ăn cho cá chất lượng cao và sạch. Công ty thường xuyên cử cán bộ hướng dẫn, giám sát việc nuôi thả, đồng thời kiểm tra nghiêm ngặt nguồn thức ăn, đảm bảo những sản phẩm mà công ty cung cấp cho khách hàng luôn đạt tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế. Chất lượng và nguồn cá nguyên liệu của Nam Việt khá cao và đồng đều do các nhà cung cấp cá cho Công ty
đều có quy mô nuôi thả cá rất lớn.
Ngoài nguồn nguyên liệu “sạch” do công ty tự nuôi trồng, công ty cũng lập ra một bộ phận thu mua nguyên liệu để phụ trách liên hệ và lập các hợp
đồng thu mua với các nhà cung cấp nguyên liệu cho Công ty. Bộ phận này
đồng thời kết hợp với bộ phận kiểm tra chất lượng sẽ thu thập, lấy mẫu kiểm nghiệm cá nguyên liệu để đánh giá các tiêu chuẩn như màu sắc thịt cá, dư lượng hóa chất, kháng sinh, vi sinh. Toàn bộ quá trình thu mua cá nguyên liệu
đến lúc kí kết hợp đồng thu mua đều được kiểm tra, đánh giá rất cẩn trọng của bộ phận kiểm tra chất lượng để đảm bảo nguyên liệu khi đưa vào sản xuất chế biến luôn luôn đạt tiêu chuẩn về quy định an toàn thực phẩm.
Có thể bạn quan tâm!
- Chiến Lược Quảng Bá Sản Phẩm Và Thương Hiệu Của Doanh Nghiệp
- Một Số Doanh Nghiệp Việt Nam Đã Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Thân Thiện Với Môi Trường
- Chiến Lược Kinh Doanh Thân Thiện Với Môi Trường Của Công Ty Tnhh Một Thành Viên Vissan
- Chi Phí Cho Việc Xây Dựng Chiến Lược Thân Thiện Môi Trường Là Thách Thức Đối Với Doanh Nghiệp
- Hỗ Trợ Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Đẩy Mạnh Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Thân Thiện Môi Trường
- Xây dựng chiến lược kinh doanh thân thiện với môi trường trong doanh nghiệp - 12
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Tập trung vào quy trình sản xuất
Navico là một trong những doanh nghiệp hàng xuất nhập khẩu thủy sản
đạt tiêu chuẩn HACCP, GMP (quy phạm về thực hành sản xuất tốt), SQF. Sản phẩm của công ty được cấp mã chứng nhận tiêu thụ tại các thị trường như DL 152, DL 384 ( mã chứng nhận tiêu chuẩn hàng hóa tại Châu Âu); ISO 9001:2000, HALAL (chứng nhận tinh khiết theo tiêu chuẩn của cộng đồng hồi giáo) đảm bảo chất lượng tốt nhất cho sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường.
Trang bị dây chuyền máy móc hiện đại, quy trình khép kín:
Navico có một lợi thế là sở hữu hệ thống máy móc sản xuất đồng bộ với số lượng lớn dây chuyền, băng tải chuyền, hệ thống làm lạnh hiện đại và có công suất cao hơn so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. Máy móc thiết bị thuộc thế hệ hiện đại từ các nước phát triển như: máy nén lạnh Mycom, Hasegawa (Nhật Bản), Bitzer (Đức) công suất cao (40-60HP/máy), hệ thống băng chuyền cấp đông Mycom (Nhật), máy mạ băng tái đông Dantech (Singapore) với công suất 500kg nguyên liệu /giờ/máy...và được cung cấp bởi các nhà sản xuất thiết bị chuyên dùng chế biến, bảo quản hàng đông lạnh hàng đầu thế giới. Máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kho lạnh của công ty hiện có thuộc thế hệ hiện đại, công suất lớn đảm bảo cho công ty sản xuất, chế
biến những sản phẩm có tiêu chuẩn chất lượng cao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng, đảm bảo khả năng cạnh tranh. Với 2 nhà máy sản xuất chính là nhà máy Nam Việt và nhà máy Thái Bình Dương với tổng công suất chế biến thiết kế tương đương 500 tấn cá/ngày, Nam Việt là doanh nghiệp có tổng công suất chế biến lớn nhất trong số các doanh nghiệp chế biến cá tra, cá ba sa xuất khẩu trong cả nước.
Bên cạnh đó, công ty còn đầu tư thêm 3 nhà máy hỗ trợ là nhà máy bao bì, nhà máy dầu cá, bột cá và nhà máy nước đá nhằm khép kín quy trình sản xuất của công ty nhằm tiết kiệm thời gian cấp đông, đóng gói thành phẩm sản xuất đảm bảo thời gian ngắn nhất trong giao hàng tới các đối tác đồng thời tiết kiệm chi phí, đảm bảo chất lượng sản phẩm “sạch”.
Đối với sản phẩm xuất khẩu, bao bì là một vấn đề rất quan trọng liên quan đến chất lượng sản phẩm và môi trường. Navico đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì giấy carton, túi nhựa PP phục vụ nhu cầu đóng gói sản phẩm. Các loại bao bì sản xuất tại nhà máy này đều được in ấn, đóng gói với mẫu mã đẹp, chất lương tốt, thời gian bảo quản lâu.
Xử lý ô nhiễm:
Việc nhà máy ấn Độ Dương và Đại Tây Dương của Nam Việt gây ô nhiễm cho khu vực kênh Rạch Rạp đã bị dư luận phản ánh và các cơ quan chức năng vào cuộc. Công ty Nam Việt đã nhận hoàn toàn trách nhiệm và từng bước khắc phục hệ quả môi trường do công ty gây ra. Navico đã đình chỉ ngay việc xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, tiến hành lắp đặt hai hệ thống nước rửa, sinh hoạt và nước sản xuất, lắp đặt hệ thống tự động và thủ công thu hồi thịt vụn, cá mỡ và dung dịch ngay từ khâu chế biến trước khi xả ra hệ thống nước thải.
Navico cũng đã đầu tư vốn nhập khẩu hệ thống xử lý nước thải công suất từ Singapore, thúc đẩy đơn vị hệ thống thi công lắp đặt hệ thống này, khơi thông dòng kênh Rạch Rạp, đồng thời giảm 50% công suất cả hai nhà máy.
Chiến lược marketing:
Đối với môi trường xung quanh nhà máy, Navico đã tổ chức tổng vệ sinh, phát quang toàn tuyến rạch của khu công nghiệp chảy giữa hai nhà máy và khu vực xung quanh. Đồng thời, Tổng công ty cũng hợp tác với Trung tâm y tế huyện, tổ chức khám và điều trị cho các loại bệnh phát sinh do ảnh hưởng của ô nhiễm từ nguồn nước.
Thông qua 3 ví dụ trên có thể thấy được vai trò quan trọng và lợi ích trong việc xây dựng chiến lược thân thiện môi trường trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đều đã có những hoạt động bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng “xanh” của sản phẩm, từng bước hoàn thiện và phát triển chiến lược kinh doanh thân thiện với môi trường hơn nữa.
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
1. Đánh giá về thực trạng xây dựng chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường trong các doanh nghiệp Việt Nam
1.1. Các doanh nghiệp xây dựng chiến lược thân thiện môi trường chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp lớn
Chiến lược kinh doanh thân thiện đã khá quen thuộc trên thế giới nhưng còn khá mới mẻ với các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng đến vấn đề môi trường nhiều hơn nhưng số lượng doanh nghiệp đưa yếu tố môi trường thành mục tiêu phát triển trong
chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp còn rất nhỏ bé. Trong đó, số lượng doanh nghiệp thực hành sản xuất và đạt chứng chỉ ISO 14000 chỉ dừng lại ở 113 doanh nghiệp tính đến năm 2009 và có khoảng 200 doanh nghiệp tham gia triển khai sản xuất sạch hơn, những doanh nghiệp này chủ yếu là các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp xuất khẩu. Còn hơn 400.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa chú ý đến vấn đề này.
Bên cạnh đó, không nhiều các doanh nghiệp có khả năng cung cấp ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường, chủ yếu là các doanh nghiệp lớn có vốn đầu tư nước ngoài với các sản phẩm tập trung vào tính năng tiết kiệm nhiên liệu như xe ô tô, các sản phẩm điện máy, công nghệ v.v...Một số ít doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tập trung vào việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm thân thiện môi trường như công ty Phích nước Rạng Đông với sản phẩm bóng đèn compact, công ty Đức Quân với sản phẩm mực nước in bao bì nhựa thay thế cho mực in hệ dung môi v.v... Về dịch vụ, có thể lấy ví dụ về việc sử dụng túi cói thay thế cho túi nilon trong bán hàng của tập đoàn Metro.
1.2. Doanh nghiệp chưa chủ động trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường
Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều không xây dựng chiến lược kinh doanh bài bản có tính đến yếu tố môi trường, và nếu có cũng chỉ là những định hướng mang tính ngắn hạn trong vài năm của chỉ lãnh đạo doanh nghiệp. Các chiến lược mang tính dài hạn chỉ là những ý tưởng, tham vọng mang tính định tính, không có các bản kế hoạch, các kịch bản và định hướng chiến lược với các kế hoạch về tài chính, nhân sự, thị trường, sản phẩm, các kỳ vọng về lợi nhuận được định hướng.
Trong quá trình hoạt động, dưới áp lực của các quy định môi trường và các yêu cầu về môi trường của các thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp mới bổ sung thêm yếu tố môi trường vào chiến lược kinh doanh của mình.
Điều này khiến cho các doanh nghiệp trở nên bị động, lúng túng trong việc triển khai chiến lược vì một sự thay đổi nhỏ cũng làm thay đổi toàn bộ các yếu tố liên quan như nhân sự, tài chính...
1.3. Các doanh nghiệp đang ở trong giai đoạn đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn về môi trường
Trong tình hình hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phù hợp với hường tiếp cận từ dưới lên. Các doanh nghiệp này chủ yếu đi sâu vào việc tìm kiếm các cơ hội kinh doanh dựa trên những yêu cầu hiện tại của thị trường, đáp ứng những đòi hỏi của thị trường.
Với yêu cầu bảo vệ môi trường từ phía Chính phủ và người tiêu dùng đặc biệt là người tiêu dùng ở thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thấy vai trò quan trọng của chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường. Việc làm trước mắt của các doanh nghiệp đó là cải tiến quy trình sản xuất, chú trọng vào xử lý chất thải...nhằm đáp ứng các quy định bảo vệ môi trường và được chứng nhận đạt các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường.
1.4. Các doanh nghiệp đều chỉ tính đến yếu tố môi trường như một khía cạnh chi phí hơn là yếu tố mang lại lợi nhuận
Các doanh nghiệp Việt Nam đưa yếu tố môi trường vào chiến lược kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường theo quy định của Chính phủ và các quy định, tiêu chuẩn quốc tế. Yếu tố môi trường khi đưa vào thực hiến chiến lược sẽ được tính toán như chi phí sản xuất, làm tăng giá thành sản phẩm, dịch vụ. Đó có thể là chi phí công nghệ thân thiện môi trường, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải, chi phí cho việc đạt được chứng nhận ISO 14000...Tuy nhiên, các doanh nghiệp chưa nhìn nhận được những lợi ích mà chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường mang lại, bao gồm việc tăng lợi nhuận nhờ sử dụng hợp lý các nguồn lực và giảm chi phí khắc phục các sự cố môi trường, nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung
cấp dịch vụ... Đặc biệt với các doanh nghiệp xuất khẩu, lợi ích lớn nhất đó là tiếp cận dễ dàng với các thị trường nước ngoài, tăng giá bán, đẩy mạnh doanh số bán hàng nhờ việc cung cấp sản phẩm có chất lượng môi trường tốt hơn v.v...
1.5. Thiếu đội ngũ chuyên môn về môi trường trong xây dựng chiến lược kinh doanh
Hiện nay, cả nước mới chỉ có 150 người được đào tạo chuyên sâu về sản xuất sạch hơn, trong đó chỉ có khoảng 20% thực sự là những chuyên gia [15]. Có thể thấy, với nhu cầu về phát triển sạch như hiện nay, các doanh nghiệp đang trong tình trạng thiếu nhân sự. Ngay cả đội ngũ chuyên gia về lĩnh vực này của Nhà nước cũng còn thiếu và yếu, nên càng khó có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp. Điều này chính là nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp không thể chủ động trong việc xác định mục tiêu, chiến lược về môi trường mà phải bổ sung liên tục mỗi khi có yêu cầu mới đặt ra.
2. Nguyên nhân sự hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường
2.1. Nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam về sản phẩm môi trường chưa cao
Việt Nam đang hướng tới một nền kinh tế sản xuất sạch hơn, phát triển kinh tế đi kèm với mục tiêu bảo vệ môi trường nhưng đa số người tiêu dùng Việt Nam chưa chú ý nhiều đến vấn đề chất lượng môi trường của sản phẩm. Có thể chúng ta cũng giống như người tiêu dùng của các nước phát triển, đều mong muốn chỉ mua và sử dụng những sản phẩm tốt cho môi trường, bài trừ những sản phẩm có hại hay được sản xuất ra bởi những doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, do nền kinh tế nước ta mới phát triển, đời sống nhân dân nhìn chung mới được cải thiện, cho nên người tiêu dùng Việt Nam vẫn chưa thể thay đổi thói quen mua hàng truyền thống đó là chú trọng vấn đề chất lượng và giá cả hơn là băn khoăn đến việc sản xuất sản phẩm đó có gây ô
nhiễm hay bao bì của sản phẩm đó có phải là chất liệu có thể tái chế hay không.
Ví dụ, với các sản phẩm là phương tiện đi lại, cụ thể là các loại xe máy thì người mua cũng chỉ quan tâm tới mức giá, kiểu dáng, các thông số kỹ thuật và việc chiếc xe đó có tiêu tốn nhiều xăng hay không chứ không nhiều người quan tâm đến việc chiếc xe đó được sản xuất bởi công nghệ nào, lượng khí thải ra môi trường là cao hay thấp. Cũng chính vì ý thức của người tiêu dùng về chất lượng môi trường của sản phẩm không cao nên sản phẩm Mogas 95 và 98 của công ty xăng dầu chưa được thị trường chấp nhận rộng rãi mặc dù nó được công nhận là thân thiện với môi trường hơn so với Mogas 92 chỉ vì giá thành cao hơn.
Do người tiêu dùng không có nhu cầu về sản phẩm môi trường nên các doanh nghiệp Việt Nam cũng không mấy mặn mà với việc xây dựng chiến lược thân thiện môi trường mà chủ yếu là đáp ứng mang tính đối phó với các yêu cầu về môi trường của Chính phủ. Các doanh nghiệp chỉ cần đưa ra thị trường các sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng và thu được lợi nhuận mong muốn. Chỉ khi nào người tiêu dùng Việt Nam quan tâm nhiều hơn tới các sản phẩm môi trường, sẵn sàng trả giá cao hơn để được sử dùng các sản phẩm đó và dần dần loại bỏ việc sử dụng các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường thì các doanh nghiệp mới buộc phải xây dựng cho mình chiến lược thân thiện môi trường để đáp ứng nhu cầu thị trường và nhu cầu cạnh tranh.
2.2. Nhận thức của doanh nghiệp về vấn đề môi trường trong xây dựng chiến lược kinh doanh còn hạn chế
Các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mục tiêu trước mắt là lợi nhuận và tăng trưởng. Do vậy, các doanh nghiệp chưa ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược kinh doanh thân thiện với môi trường, hiểu biết rất ít về các quy định và tiêu chuẩn môi