Theo N.A. Xolsev, các điều kiện chủ yếu cho các cảnh quan độc lập (cá thể):
- Lãnh thổ mà các cảnh quan hình thành phải có nền địa chất đồng nhất.
- Sau khi cải tạo nền, lịch sử phát triển tiếp theo của cảnh quan phải đồng nhất về không gian.
- Phải có một khí hậu đồng nhất trong phạm vi của cảnh quan, trong đó mọi biến đổi của các điều kiện khí hậu đều đồng dạng. Cảnh quan là một hệ thống cấu tạo có quy luật của các tổng thể tự nhiên bậc thấp.
Trong công trình “Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam”, Vũ Tự Lập đưa ra định nghĩa “Cảnh quan địa lý là một địa tổng thể được phân hóa trong phạm vi một đới ngang ở đồng bằng và một đai cao ở miền núi, có một cấu trúc thẳng đứng đồng nhất về nền địa chất, về kiểu địa hình, kiểu khí hậu, kiểu thủy văn, về đại tổ hợp thổ nhưỡng và đại tổ hợp thực vật và bao gồm một tập hợp có quy luật của những dạng địa lý và những đơn vị cấu tạo nhỏ khác theo một cấu trúc ngang đồng nhất ”.
A.G. Ixatxenko (1991) nêu một định nghĩa ngắn gọn hơn “Cảnh quan là một địa hệ thống nhất về mặt phát sinh, đồng nhất về các dấu hiệu địa đới và phi địa đới, bao gồm một tập hợp đặc trưng của các địa hệ liên kết bậc thấp”.
Theo Từ điển Bách khoa Địa lý (1988):
- Cảnh quan biểu thị tổng hợp thể tự nhiên lãnh thổ của một cấp bất kỳ, đồng nghĩa với tổng thể tự nhiên - lãnh thổ, địa tổng thể tự nhiên hay địa hệ tự nhiên (quan niệm chung).
- Cảnh quan là một đơn vị phân loại trong hệ phân vị tổng thể tự nhiên, trong đó cảnh quan là đơn vị chủ yếu được xem xét đến những biến đổi do tác động của con người (quan niệm kiểu loại).
- Cảnh quan để chỉ một phần lãnh thổ nào đó riêng biệt của lớp vỏ địa lý, trong đó có những đặc tính chung nhất (quan niệm cá thể).
19
Trong giai đoạn phát triển hiện nay của Địa lý học, một số ý kiến cho rằng hiểu khái niệm cảnh quan không được chỉ hạn chế ở việc phân tích các dấu hiệu thuần túy của tự nhiên, một tự nhiên chưa bị đụng chạm bởi con người, mà phân tích cả các mối quan hệ tồn tại giữa các hợp phần tự nhiên của cảnh quan với các hợp phần “dân cư và nền văn hóa của con người” (L.X. Berg). Chính sự hợp nhất giữa hai loại hợp phần đó mới tạo thành một thể thống nhất hoàn chỉnh hơn, đó là cảnh quan.
1.2.2. Các dấu hiệu của cảnh quan
Lê Bá Thảo (1988) đã nêu ra những dấu hiệu cơ bản của cảnh quan:
a) Cảnh quan là bộ phận nhỏ của lớp vỏ địa lý.
b) Cảnh quan có những đặc điểm riêng trong cấu trúc và cấu tạo hình thái làm cho nó có thể phân biệt và vạch ranh giới so với cảnh quan khác.
c) Mặc dù có những đặc thù riêng, cảnh quan cũng chỉ là một bộ phận của lớp vỏ địa lý, vì vậy nó chịu những quy luật chung của lớp vỏ đó chi phối.
Theo A.G. Isatsenko, những dấu hiệu cơ sở có thể cho phép xem cảnh quan là đơn vị cơ bản của sự phân chia lãnh thổ về mặt địa lý tự nhiên:
1) So sánh cảnh quan với các thể tổng hợp khu vực ở bậc cao hơn (các vòng đai, đới, á đới, xứ…) chúng có sự khác biệt về chất, không có đơn vị bậc cao nào có được tính chất quan trọng nhất như ở cảnh quan là tính đồng nhất cao về cả hai phương diện địa đới và phi địa đới. Các đơn vị bậc cao thực ra vẫn nghiêng về một mặt nào đó như vòng, đới mới đồng nhất về mặt địa đới; còn về mặt phi địa đới vẫn có thể phân hóa thành miền, khu. Các ô, xứ chỉ mới đồng nhất về mặt phi địa đới; còn về mặt địa đới vẫn bao gồm một tập hợp các đoạn đới. Do đó, không có đơn vị bậc cao nào được xem là đơn vị cơ cơ bản cho sự phân chia lãnh thổ về mặt địa lý tự nhiên.
20
2) Mặt khác, cũng không có một đơn vị bậc thấp nào (đơn vị hình thái cấu tạo nên cảnh quan: Cảnh diện, cảnh khu) lại có tính đồng nhất trên của cảnh quan. Giữa cảnh quan và các đơn vị cấu tạo hình thái của nó có sự khác biệt quan trọng về chất ở chỗ: Các cảnh diện và cảnh khu không cho một khái niệm đầy đủ về những đặc điểm tự nhiên điển hình của lãnh thổ, chúng không có nét độc đáo, chúng có thể lặp lại ở nhiều nơi; trong khi đó cảnh quan bao giờ cũng độc đáo, có tính cá thể và không lặp lại. Cảnh quan khác với các đơn vị cấp thấp là nó có một lịch sử tồn tại lâu dài và có tính bền vững hơn đối với những tác động bên ngoài, trong đó có sự tác động của con người. Đồng thời, cảnh quan là một hệ thống thiên nhiên tương đối độc lập hơn so với cảnh diện và cảnh khu. Trong phạm vi cảnh quan có thể đặt vấn đề nghiên cứu toàn diện mối liên hệ địa lý và các quá trình địa lý mà điều đó chưa thể nói được trong phạm vị các đơn vị bậc thấp.
3) Trong quan niệm thực tiễn đối với cảnh quan, V.B. Xotxava và
V.M. Tsituakin cho rằng cảnh quan là một tổng hợp thể lãnh thổ tự nhiên mà ở đó con người có thể đặt vấn đề về một phương hướng phát triển kinh tế cũng như một hướng sử dụng và cải tạo tự nhiên khi xác định vị trí kinh tế của lãnh thổ.
Từ các điểm nói trên, có thể rút ra kết luận chỉ có cảnh quan mới là đơn vị cơ bản trong sự phân chia địa lý tự nhiên.
1.2.3. Thành phần và cấu trúc cảnh quan
1.2.3.1. Thành phần cảnh quan
Cảnh quan gồm nhiều thành phần vật chất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Nền địa chất, kiểu địa hình, khí hậu, các dạng tồn tại của nước, tập hợp các quần xã sinh vật, thổ nhưỡng…
a. Nền địa chất
Cảnh quan có một nền địa chất đồng nhất, biểu hiện ở sự đồng nhất của thành phần nham thạch và điều kiện thế nằm của nham thạch bề mặt. Theo A.G. Isatsenko, thành phần nham thạch của nền cảnh quan được hiểu là thành hệ địa chất như về tổng hợp thể các đá theo
21
phát sinh, chúng hình thành trong những điều kiện cấu trúc nham tướng nhất định và liên quan với nhau về mặt lãnh thổ phân bố, như thành hệ flish bao gồm những lớp sa thạch sét, thành hệ halogen, thành hệ nham thạch màu đỏ…
Theo Hoàng Đức Triêm, nền địa chất cấp cảnh có sự đồng nhất về đá. Tuy nhiên, cùng một loại đá nhưng có tuổi khác nhau cũng có sự khác biệt về đặc tính. Vì vậy, chỉ có thể gộp nền địa chất các đá cùng tuổi ở đồng bằng (nền địa chất đơn giản); còn ở địa hình đồi núi do tính chất phức tạp của lịch sử phát triển khu vực mà các loại đá thường luân phiên, xen kẽ nhau (nền địa chất phức tạp). Do đó, nhiều tác giả cho rằng nền địa chất của cảnh địa lý không nhất thiết phải chỉ gồm một loại đá mà có thể bao gồm một tổng hợp thể các đá có quan hệ với nhau về mặt phát sinh lãnh thổ. Theo Vũ Tự Lập, nền địa chất của một cảnh quan là cùng một nhóm đá. Trong công trình “Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam”, Vũ Tự Lập khi xem xét các tổ hợp nham đơn giản và phức tạp đã gộp thành 6 nhóm đá cơ bản có ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của địa hình và thổ nhưỡng, thể hiện ở Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Các tổ hợp nham của nền địa chất (theo Vũ Tự Lập)
Tên gọi các nhóm đá | Ký hiệu | |
1 | Phù sa cũ và mới | P |
2 | Đá hỗn hợp các loại | H |
3 | Đá vôi và đá hoa các loại | V |
4 | Đá biến chất các loại trừ đá hoa | B |
5 | Đá magma trung tính và bazơ các loại | Mb |
6 | Đá magma axit các loại | Ma |
Có thể bạn quan tâm!
- Cảnh quan địa lý ứng dụng Phần 1 - 1
- Cảnh quan địa lý ứng dụng Phần 1 - 2
- Phân Chia Các Nhóm Đất Việt Nam (Theo Fao-Unesco-Wrb)
- Các Kênh Quan Hệ Chủ Yếu Giữa Các Thành Phần Trong Các Cảnh Quan Sơ Đẳng
- Sự Biến Đổi Cảnh Quan Do Tác Động Của Con Người
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
b. Kiểu địa hình
Địa hình của cảnh quan là thành phần quan trọng nhất trong cấu trúc thẳng đứng của cảnh quan và các cấp cấu tạo nên cấu trúc ngang
22
của cảnh quan. Theo A.G. Isatsenko, địa hình ở đây là một thể tổng hợp địa mạo, một yếu tố hình thái - cấu trúc thống nhất về mặt phát sinh của bề mặt đất với một sự kết hợp của các dạng hình thái - điêu khắc kèm theo. Tổng thể này có một nền địa chất đồng nhất và các quá trình địa mạo ngoại lực cùng kiểu.
Cùng với nền địa chất, kiểu địa hình (cấp phân vị địa hình tương đương của cấp cảnh) đã hình thành nên “nền tảng rắn” của cảnh địa lý, cơ sở vật chất bền vững quyết định tính chất của các thành phần khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật trong cảnh. Vì vậy, việc xác định và phân loại các kiểu địa hình giữ vai trò chủ chốt trong việc nghiên cứu cấu trúc thẳng đứng của cảnh địa lý.
Theo Vũ Tự Lập, cấp phân vị địa hình tương ứng với cảnh quan là kiểu địa hình. Một kiểu địa hình được xác định theo 4 chỉ tiêu:
- Thể tổng hợp các dạng trung địa hình âm và dương khác nhau liên quan với nhau về mặt phát sinh;
- Cấu tạo địa chất cùng hướng và cường độ của các quá trình kiến tạo, nhất là Tân kiến tạo (nội lực);
- Cùng tính chất của các quá trình ngoại sinh;
- Ở cùng một giai đoạn phát triển nhất định.
c. Kiểu khí hậu
Khí hậu của cảnh quan là đặc điểm khí hậu được thể hiện căn cứ vào các số liệu khí hậu cơ bản của các trạm đặt tại những địa điểm của những dạng địa lý tiêu biểu cho cảnh quan. Khí hậu tại các dạng địa lý được coi là khí hậu địa phương, còn khí hậu ở diện địa lý là vi khí hậu. Do đó, khí hậu của cảnh quan có thể được xem là sự kết hợp của các khí hậu địa phương trong phạm vi lãnh thổ của cảnh quan.
Trong chỉ tiêu cấp cảnh địa lý, nhiều nhà cảnh quan học đều thừa nhận cấp phân vị của khí hậu mà X. P. Khromov gọi đơn giản là “khí hậu” cấp tương đương với cấp cảnh. Vận dụng vào nghiên cứu cảnh quan ở Việt Nam, Vũ Tự Lập đề nghị khí hậu tương đương cấp cảnh là kiểu khí hậu. Một kiểu khí hậu cần thể hiện rõ:
23
- Đới ngang hoặc đai cao mà cấp cảnh phân bố;
- Chế độ mùa của cấp cảnh;
- Cường độ mùa của cấp cảnh.
Tham khảo công trình của Yêu Trẫm Sinh, xét mối quan hệ chặt chẽ giữa cân bằng bức xạ và tổng nhiệt độ; ở Việt Nam, lãnh thổ nhiều đồi núi, chịu ảnh hưởng của gió mùa nên dùng tổng nhiệt độ, vì các đài trạm quan trắc tính nhiệt độ nhiều hơn tính cân bằng bức xạ; Hoàng Đức Triêm phân các kiểu khí hậu dựa theo các chỉ tiêu:
* Chỉ tiêu nền tảng nhiệt ẩm
Chỉ tiêu này chỉ rõ cảnh quan được phân hóa ra trong đới ngang hoặc đai cao nào. Sự liên kết giữa tổng nhiệt độ và hệ số thủy nhiệt xác định tính đai và đới (thể hiện ở Bảng 1.2).
Bảng 1.2. Chỉ tiêu nền tảng nhiệt ẩm
Khô (<1,0) | Hơi khô (1,0-1,5) | Hơi ẩm (1,5l - 2,0) | Ẩm (2,01-3,0) | Rất ẩm (>3,0) | |
Xích đạo (>9.5000C) | A | B | |||
Nhiệt đới (9.500-7.500oC) | C | D | |||
Á nhiệt đới(7.500-4.500oC) | E | ||||
Ôn đới (4.500-1.700oC) |
* Chỉ tiêu về cường độ mùa
Chỉ tiêu này nói lên mức độ ảnh hưởng của gió mùa, sử dụng những chỉ số của De Martone (>20oC được xem là nhiệt đới), của Copen (<18oC được xem là ôn đới ấm) và những chỉ số sinh khí hậu thông thường như: < 15oC là nhiệt độ mà cây nhiệt đới ngừng sinh trưởng;
<10oC là nhiệt độ mà các loài cây ngừng sinh trưởng; <5oC là nhiệt độ mà khả năng sương muối và băng giá xuất hiện để phân chia cường độ mùa (lạnh, nóng).
24
Bảng 1.3. Chỉ tiêu về cường độ mùa lạnh, mùa nóng
< 15oC (Rét) | < 20oC (Lạnh) | < 25oC (Mát) | 25oC (Nóng) | |||
Quanh năm 20oC (không có mùa đông) | I | |||||
Quanh năm > 18oC (mùa đông ấm) | II | |||||
Mùa đông | Lạnh | Có 1-3 tháng < 18oC | ||||
Rét | Có 1-3 tháng < 15oC | III | ||||
Rất rét | Có 1-3 tháng < 10oC | IV |
* Chỉ tiêu mùa mưa và cường độ khô hạn
Chỉ tiêu này dựa vào hệ số của Gaussen - Ligrin để xác định tháng mưa, tháng khô và tháng hạn. Trên cơ sở này xác định được mùa mưa, đồng thời cũng xác định thêm tháng mưa lớn nhất, số tháng mùa mưa kéo dài.
- Tháng mưa, có lượng mưa trong tháng P > 100mm.
- Tháng khô, có lượng mưa trong tháng nhỏ hơn hoặc bằng hai lần nhiệt độ trung bình tháng (P ≤ 2T).
- Tháng hạn, có lượng mưa tháng bằng hoặc nhỏ hơn nhiệt độ trung bình tháng (P ≤ T).
Từ 3 hệ thống chỉ tiêu thuộc Bảng 1.2, 1.3, và 1.4, tiến hành nhóm gộp lại thành kiểu khí hậu. Ví dụ, kiểu khí hậu DI3 là kiểu nhiệt đới ẩm (D) có tổng nhiệt độ > 7.500oC, hệ số thủy nhiệt từ 2 - 3; mùa hạ (I) nóng với nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (tháng VII) 25oC, không có mùa đông (quanh năm 20oC; (3) mùa mưa kéo dài từ tháng V-XI (7 tháng) với lượng mưa trung bình năm 2.000 - 2.500mm, chỉ có 2 tháng khô, không có tháng hạn.
25
Bảng 1.4. Chỉ số mùa mưa và cường độ khô hạn
Lượng mưa trung bình năm (mm) Số tháng Mưa: P > 100mm; Khô: P ≤ 2T; hạn: P ≤ T | <1500 | 1.500- 2.000 | 2.000- 2.500 | >2.500 | |
V - X (6 tháng) | Mưa: 6 tháng Khô: 3 tháng Hạn: 1 tháng | 1 | |||
VIII - XII (5 tháng) | Mưa: 5 tháng Khô: 4 tháng Hạn: 1 tháng | 2 | |||
V - XI (7 tháng) | Mưa: 7 tháng Khô: 2 tháng Hạn: không | 3 |
d. Kiểu thủy văn
Thủy văn được thể hiện bằng rất nhiều dạng nước trong cảnh quan trên lục địa. Theo A.G. Isatsenko, có thể dễ nhận thấy sự phong phú của các dạng nước này liên quan trực tiếp với các đặc điểm riêng biệt của cảnh quan. Trong mỗi cảnh quan đều quan sát thấy một tập hợp dạng tích lũy nước có quy luật với những đặc tính động lực, hóa học, chế độ nhiệt riêng.
Theo Hoàng Đức Triêm, chế độ thủy văn phụ thuộc chặt chẽ vào khí hậu trên nền tảng một cảnh địa lý nhất định. Vì vậy, nếu phân ra được các cảnh địa lý đồng nhất về chế độ mưa ẩm thì sẽ có một kiểu thủy văn tương ứng cấp cảnh. Các chỉ tiêu đặc trưng cho một kiểu thủy văn:
- Modun (Mo) thể hiện trữ lượng nước có thể tham gia vào các quá trình địa lý tự nhiên và khả năng cung cấp cho từng vùng cụ thể.
26