Hoạt Động Marketing Cũng Như Chiến Lược Khách Hàng Cho Dịch Vụ Logistics Còn Yếu


VINAFCO mới chỉ xử lý đơn hàng trên hệ thống phần mềm quản lý như BPCS, hay Web Map Service – WMS .

Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn trong ngành tại Việt Nam đã áp dụng công nghệ thông tin rất nhiều trong việc cung cấp dịch vụ logisitcs. Ví dụ Hệ thống thông tin của Maersk bao gồm: Hệ thống trao đổi thông tin giữa các văn phòng Maersk logistics trên khắp thế giới - Maersk communication system (MCS); hệ thống quản lý đơn hàng - Operation & documentation Excution system (MODS); hệ thống cho phép công ty gửi những yêu cầu xếp hàng qua mạng nhanh chóng và tiện lợi - online booking & documentation system for shipper (M*power shipper); kiểm tra tình trạng hàng hóa của khách hàng - client visibility tool( M*Power); hệ thống tự động tính toán - global airfreight system và phát hành chứng từ cho các lô hàng hàng không, quản lý mã hàng - e-label system, in nhãn hiệu hàng hóa, mã số, mã vạch.

Một trong những nguyên nhân chính khiến cho việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động cung cấp dịch vụ logistics của VINAFCO là vốn đầu tư. Để áp dụng bất kì chương trình quản trị hay hỗ trợ hoạt động nào cũng đòi hỏi việc đầu tư 1 khoản tiền rất lớn cũng như việc xây dựng 1 đội ngũ nhân viên tiếp quản và triển khai các ứng dụng đó. Đây không phải là một việc dễ thực hiện đối với công ty. Tuy nhiên, việc ứng dụng nhiều hơn nữa những thành tựu trong lĩnh vực công nghệ thông tin vào việc cung cấp dịch vụ của công ty là một vấn đề cấp thiết, và để ứng dụng thành công thì phải có kế hoạch lâu dài.

6. Hoạt động marketing cũng như chiến lược khách hàng cho dịch vụ logistics còn yếu

Trên thực tế các công ty giao nhận VN chưa có khách hàng để phát triển logistics. Khách hàng của dịch vụ logistics thường là những công ty đa


quốc gia, họ có xu hướng giao trọn gói cho các công ty logistics thiết kế và cung cấp toàn bộ dây chuyền cung ứng nguyên vật liệu và phân phối hàng hoá cho công ty của họ. Các công ty này đôi khi không quan trọng về giá cả từng dịch vụ riêng lẻ, nếu cả dây chuyền logistics có thể làm giảm chi phí thì họ sẵn sàng chấp thuận. Các công ty này thường có thể bỏ ra nhiều tiền cho vận tải, chấp nhận giá cước cao nhưng dịch vụ phải tốt. Điều này đòi hỏi các công ty giao nhận phải có uy tín và năng lực thực sự trong lĩnh vực logistics. Chính vì vậy các công ty giao nhận VN chưa có khả năng với tới những khách hàng này.

6.1. Khách hàng mục tiêu


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Để có thể phát triển dịch vụ của mình, công ty cần hướng tới những ngành hàng cũng như khách hàng mục tiêu và có sự điều chỉnh việc cung cấp dịch vụ cho các kiểu khách hàng:

Khách hàng thuê dài hạn (>3 năm) và/hoặc sử dụng nhiều dịch vụ logistics (Kho bãi; vận chuyển; hải quan; bốc xếp);

Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại Công ty cổ phần Vinafco - 9

Cơ cấu khách hàng: khách hàng thuê dài hạn (>3 năm) khoảng: 40%; khách hàng thuê (1 đến 3 năm) khoảng 30%; khách hàng thuê ngắn hạn (< 1 năm) khoảng 30%. Cơ cấu này hiện nay chưa hợp lý so với mục tiêu hướng đến các khách hàng thuê dài hạn.

Ngành hàng mục tiêu: hàng tiêu dùng, giải khát; thiết bị viễn thông;

Do khách hàng mục tiêu của công ty là những khách hàng lớn, có nhu cầu thuê dài hạn và sử dụng nhiều dịch vụ , nên vấn đề trước mắt của công ty là có chiến lược cụ thể để dành được khách hàng lớn và mở rộng đối tượng khách hàng sang những công ty vừa và nhỏ.


Công ty chưa có các hoạt động marketing và chiến lược khách hàng cho mảng hoạt động logistics của mình. Trong hoạt động logistics việc phân khúc thị trường rất quan trọng. Mỗi chủng loại mặt hàng khác nhau cần phải thiết kế chuỗi logistics khác nhau. Ngoài ra việc đa dạng hoá dịch vụ cung cấp cũng là một trong những hoạt động marketing cần tiến hành, chẳng hạn việc thiết kế hệ thống ngược. Nhất là những mặt hàng triển lãm, hội chợ, tạm nhập tái xuất v.v…đây là những mặt hàng nếu có hệ thống logistics thì sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

6.2. Hoạt động xúc tiến bán hàng và chăm sóc khách hàng


Các hoạt động xúc tiến bán hàng (promotion) đã được Công ty chủ động thực hiện nhằm nâng cao hình ảnh của Vinafco logistics ra công chúng như: tham gia hội chợ hành lang kinh tế Đông Tây tại Đà Nẵng; Tham gia quảng bá hình hình, cộng tác viên với tạp chí Shipper…;

Các hoạt động tiếp thị trực tiếp và chăm sóc khách hàng (care) đã được tổ chức, tuy nhiên còn nhỏ lẻ chưa chuyên nghiệp (chỉ mới dừng ở mức độ thăm hỏi, tặng quà sinh nhật…);

Như vậy, các hoạt động marketing cho mảng logistics tại công ty chưa thực sự chuyên nghiệp. Công ty chưa có chiến lược rõ ràng và đầu tư một khoản kinh phí lớn cho một trong những hoạt động quan trọng nhất tại một công ty nói chung.

6.3. Hoạt động phát triển dịch vụ mới (Research & Developing – R&D)

Công ty đã chủ động trong việc nghiên cứu và tiếp cận các dịch vụ logistics mới cho các khách hàng quan trọng như: Hawea; Ngân hàng quân đội, G7mart… Tuy nhiên, VINAFCO chưa có sự đánh giá tổng kết để đưa ra


được một số (05 dịch vụ logistics điển hình) tốt nhất đã được cung cấp để giành được những khách hàng lớn. Hoạt động phát triển dịch vụ mới (R&D) đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của các công ty hiện nay. Nhờ có hoạt động này mà chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngày càng được nâng cao, đáp ứng được những yêu cầu khắt khe từ phía khách hàng một cách kịp thời. Do vậy, hướng phát triển trong thời gian tới để nâng cao dịch vụ logistics của công ty là tập trung phát triển sản phẩm dịch vụ hiện có và cung cấp thêm những dịch vụ mới, theo kịp được sự phát triển của ngành logistics trên thế giới cũng như yêu cầu của khách hàng.

7. Hoạt động logistics của VINAFCO mới chỉ bó hẹp trong nước và 1 số quốc gia lân cận mà chưa vươn ra được thế giới

Việc ứng dụng logistics vào trong các lĩnh vực đời sống kinh tế- sản xuất của nước ta là chậm hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới nhiều năm. Mặt khác xuất phát điểm của nước ta cho phát triển logistics là thấp. Đây là những nguyên nhân khiến cho qui mô hoạt động logistics của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và VINAFCO nói chung trong lĩnh vực này là nhỏ, mà còn kém khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa chứ chưa tính tới thị trường quốc tế. Hay hoạt động logistics của các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ trong phạm vi nội địa mà chưa vươn ra được thế giới.

Một hạn chế nữa đó là VINAFCO mới chỉ cung cấp một số dịch vụ riêng lẻ trong toàn bộ chuỗi logistics, trong khi nhu cầu quốc tế đòi hỏi phải tiến hành tổng thể toàn bộ hoạt động của chuỗi này. Trên thế giới hiện nay có một số nước đã có những thương hiệu logistics không chỉ trong nước mà còn trên toàn thế giới. Ví dụ Maersk Logistics của đan Mạch được biết đến trên hơn 60 quốc gia. APL Logistics của Singapore đã được biết đến trên gần 100 nước.


Tóm lại, cùng với sự toàn cầu hóa nền kinh tế thể hiện bằng việc gia nhập vào tổ chức WTO của Việt Nam, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ đã đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế quốc gia nói chung và hoạt động logistics của VINAFCO nói riêng. Do vậy, việc ứng dụng và phát triển logistics để nâng cao khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế là điều vô cùng quan trọng. Hy vọng trong tương lai không xa ngành logistics tại Việt Nam phát triển kịp với xu thế của thế giới và các doanh nghiệp ngành logistics Việt Nam nói chung cũng như VINAFCO nói riêng có thể góp tay xây dựng được một thương hiệu logistics thuần việt trong và ngoài nước.


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFCO‌‌


I. Giải pháp chủ yếu phát triển dịch vụ logistics tại Công ty cổ phần VINAFCO

1. Nâng cao chất lượng các dịch vụ hiện có và cung cấp thêm các dịch vụ mới

Như đã phân tích ở chương 2, các dịch vụ logistics hiện có của VINAFCO mới tập trung vào dịch vụ vận tải nội địa,quá cảnh sang các nước lân cận, cho thuê kho bãi và một số dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu. Những dịch vụ chỉ mới là một phần nhỏ trong hoạt động của chuỗi logistics. Để phát triển mạnh hơn trong tương lai, trở thành một trong những công ty hàng đầu về logistics, VINAFCO cần phải nâng cao chất lượng và mở rộng thêm các dịch vụ của mình, nhằm mục tiêu cung cấp toàn bộ các dịch vụ trong chuỗi logistics.

1.2. Dịch vụ vận tải ,giao nhận và phân phối hàng hóa


Quản lý việc vận tải và phân phối hàng là khâu trọng yếu nhất của hoạt động logistics, bởi vì kết quả của quá trình vận chuyển và phân phối hàng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Quản lý vận tải và phân phối hàng hóa nhằm quản lý công tác vận chuyển và phân phát hàng hóa đúng thời hạn, an toàn, đảm bảo đủ khối lượng và chất lượng. Các công việc liên quan đến quản lý vận tải trong hoạt động kinh doanh logistics: Chọn người vận chuyển (tự vận chuyển hay thuê); chọn tuyến đường, phương thức vận tải, phương tiện vận tải; kiểm soát quá trình vận chuyển; công việc giao nhận và bốc xếp; xử lý trường hợp hư hỏng, mất mát hàng.


Người kinh doanh dịch vụ logistics phải giải quyết các vấn đề này bằng những phương pháp và kinh nghiệm cần thiết. Khi lựa chọn phương thức vận tải thường sử dụng kết hợp một số tiêu chí quan trọng:

Chi phí vận tải

Tốc độ vận chuyển

Tính linh hoạt

Khối lượng/trọng lượng giới hạn

Khả năng tiếp cận

Tính linh hoạt


Tất cả dịch vụ logistics đều nhằm mục đích thỏa mãn cao nhất cho nhu cầu của khách hàng (người sản xuất và người tiêu dùng). Trong dây chuyền cung ứng gồm rất nhiều khâu, giữa mắt xích của các khâu có các dịch vụ: giao nhận, xếp dỡ, lưu kho... Nếu để hàng hóa phải tồn kho nhiều hoặc lưu kho quá lâu sẽ gây thiệt hại cho hãng sản xuất, do đó cần phải giải quyết khâu này bằng những biện pháp khác nhau:

Xác lập kênh phân phối, chọn thị trường tiêu thụ

Chọn vị trí kho hàng

Thiết lập các trung tâm phân phối, trung tâm logistics

Quản lý quá trình vận chuyển...


Có một số hãng đã đạt được quy trình sản xuất “không lưu kho” đối với một số mặt hàng nhất định, và đã đạt được lợi nhuận cao.

Trong logistics các hoạt động mua hàng, sản xuất, phân phối và tiêu dùng, cùng với những phế thải phát sinh trong quá trình diễn ra các hoạt động trên sẽ gây tác động xấu ở mức độ khác nhau đến môi trường. Điều này yêu cầu phải có sự kiểm tra trong việc lựa chọn nguyên liệu, sự phù hợp trong


khâu mua hàng, tính hiệu quả trong việc giao hàng và xử lý rác thải theo tinh thần: “Tái sử dụng, cắt giảm và tái chế”.

Giai đoạn 1: Phân phối vật chất


Quản lý một cách có hệ thống các hoạt động liên quan đến nhau để đảm bảo cung cấp sản phẩm, hàng hoá cho khách hàng một cách có hiệu quả. Bao gồm các hoạt động nghiệp vụ sau:

Vận tải

Phân phối

Bảo quản hàng hoá

Quản lý kho bãi

Bao bì, nhãn mác, đóng gói


Giai đoạn 2: Hệ thống Logistics


Kết hợp quản lý 2 mặt trên một hệ thống: Cung ứng vật tư và Phân phối sản phẩm.

Giai đoạn 3: Quản trị dây chuyển cung ứng (Supply Chain Management)

Đây là khái niệm mang tính chiến lược về quản trị chuỗi quan hệ từ người cung cấp nguyên liệu – đến người sản xuất – đến người tiêu dùng. Khái niệm này coi trọng việc phát triển các quan hệ với đối tác, kết hợp chặt chẽ giữa người sản xuất với người cung cấp, người tiêu dùng và các bên liên quan: các công ty vận tải, kho bãi, giao nhận và các công ty công nghệ thông tin.

Đối với VINAFCO, sự phát triển của dịch vụ logistics có vai trò rất to lớn trong việc giành và giữ được các khách hàng. Còn trong các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh có nhu cầu ứng dụng logistics, thì các dịch vụ logistics

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 13/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí