Những Công Trình Khoa Học Có Liên Quan Đến Đề Tài Ở Lào


- Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội [24]. Đã làm rõ vai trò quan trọng của giáo dục - đào tạo trong việc phát triển con người trong sự nghiệp CNH, HĐH và xây dựng hệ thống giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam để phục vụ hiệu quả việc phát triển con người.

- GS.VS, Phạm Minh Hạc (2007) (Chủ biên), Phát triển văn hoá, con người và nguồn nhân lực thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [25]. Cuốn sách đã phân tích mối quan hệ biện chứng giữa văn hoá, con người và nguồn nhân lực. Phát triển văn hoá, con người và nguồn nhân lực phải đạt trong một tổng thể không tách rời nhau, gắn kết nhau trong một thể thống nhất. Đồng thời nhóm tác giả cũng làm rõ chất lượng nguồn nhân lực hay nguồn nhân lực chất lượng cao, đó là những người lao động có tri thức tốt, kỹ năng cao và tính nhân văn. Tác giả đã tham khảo và tiếp thu tư tưởng của các công trình liên quan tới luận án như các vấn đề lý luận về con người, phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực được tác giả luận giải và phân tích rõ ràng; các định hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng tác giả cũng đề cập khá rõ. Trong đó, phát triển giáo dục - đào tạo là biện pháp quan trọng hàng đầu, có tầm quyết định để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng.

- Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội [8]. Tác giả đã tham khảo và tiếp thu tư tưởng của cuốn sách này về một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển, phân bố, sử dụng nguồn lực con người trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; đồng thời đề xuất các chính sách và giải pháp nhằm phát triển, phân bố hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

- Trần Văn Tùng (2005), Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng - kinh nghiệm của thế giới, Nxb Thế giới, Hà Nội [85]. Tác giả đã


tham khảo tư tưởng của cuốn sách về kinh nghiệm phát triển, đào tạo và sử dụng tài năng khoa học - công nghệ, sản xuất kinh doanh, quản lý của Mỹ và một số nước châu Âu, châu Á; chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng hiện có của Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH.

- TS. Đoàn Văn Khải (2005), Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội [34]. Tác giả đã phân tích về con người với tư cách là nguồn nhân lực cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tác giả coi con người là nguồn lực của mọi nguồn lực, là tài nguyên của mọi tài nguyên; giữ vị trí trung tâm trong toàn bộ của quá trình CNH, HĐH là do con người và vì con người. Đây là những vấn đề lý luận quan trọng mà nội dung cuốn sách có những quan điểm mới hơn về con người. Tác giả cũng đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm khai thác và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay.

- PGS.TS, Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục Việt Nam [19]. Cuốn sách đã làm rõ vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo trong phát triển con người nói chung và nguồn nhân lực đất nước nói riêng. Tác giả đã làm rõ khái niệm về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực và các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. Tác giả cho rằng, khâu đột phá để phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là phải đổi mới, cải cách giáo dục và đào tạo.

- Trần Kim Hải (1999), Sử dụng nguồn lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta, Luận án tiến sĩ kinh tế chính trị XHCN, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội [26]. Cuốn sách này gồm có 3 chương: Chương 1: Nguồn nhân lực và xu hướng chủ yếu sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH. Chương 2: Thực trạng và hình thức sử dụng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay. Chương 3: Phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực cho CNH, HĐH đất nước. Trong đó phân tích lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm sử dụng nguồn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.


nhân lực của một số quốc gia, làm rõ những yêu cầu, xu hướng phổ biến sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH. Từ đó hướng vào giải quyết những vấn đề quan trọng nhất của việc sử dụng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay. Tác giả đã tham khảo và tiếp thu tư tưởng của luận án này liên quan tới luận án như khái niệm: "nguồn nhân lực"; xu hướng và đặc điểm chủ yếu của sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH: con người được coi là nhân lực cơ bản để tăng trưởng và phát triển kinh tế. Trong đó, khai thác tiềm năng trí tuệ, phát huy năng lực sáng tạo trở thành yêu cầu chủ yếu của sử dụng nguồn nhân lực; Việc ưu tiên đầu tư cho phát triển giáo dục đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trở thành yếu tố cơ bản của sử dụng nguồn nhân lực; Quan điểm và phương hướng cơ bản về sử dụng nguồn lực trong quá trình CNH, HĐH đất nước.

Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn - 3

- Phạm Văn Quý (2005), Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH, Luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế, quản lý và kế hoạch hoá kinh tế quốc dân [70]. Luận án tiến sĩ kinh tế gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ trong sự nghiệp CNH, HĐH. Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở Việt Nam hiện nay. Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở Việt Nam thời kỳ từ năm 2004 - 2010 và tầm nhìn 2020. Tác giả đã tham khảo và tiếp thu tư tưởng của luận án này như nhân lực khoa học- công nghệ và phát triển nhân lực khoa học - công nghệ; khái niệm nhân lực và nhân lực khoa học - công nghệ…

- Phạm Văn Mợi (2010), Giải pháp phát triển nhân lực khoa học và công nghệ ở Hải Phòng phục vụ công nghệ hoá, hiện đại hoá, Luận án tiến sĩ kinh tế chuyên ngành quản lý kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội [54]. Luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận. Chương 2: Cơ sở lý luận và


thực tiễn về phát triển nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ CNH, HĐH. Chương 3: Thực trạng phát triển nhân lực khoa học và công nghệ ở thành phố Hải Phòng. Chương 4: Quan điểm, mục tiêu và những giải pháp chủ yếu phát triển nhân lực khoa học và công nghệ ở Hải Phòng phục vụ CNH, HĐH đến năm 2020. Tác giả đã tham khảo và tiếp thu tư tưởng của luận án này liên quan tới luận án như khái niệm nhân lực khoa học- công nghệ, cơ sở lý luận, thực tiễn và quan điểm, mục tiêu, giải pháp chủ yếu phát triển phát triển nhân lực khoa học - công nghệ phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH.

- Đào Quang Vinh (2006), Phát triển nguồn nhân lực cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, Luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế, quản lý và kế hoạch hoá kinh tế quốc dân [93]. Luận án gồm 4 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực cho CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Chương 3: Quan điểm và một số giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Tác giả đã tham khảo và tiếp thu tư tưởng của cuốn sách này liên quan tới luận án như luận giải mối quan hệ và tác động qua lại giữa CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và phát triển nguồn nhân lực, các giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.

- Nguyễn Ngọc Tú (2012), Nhân lực chất lượng cao của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội [88]. Trong luận án, tác giả đã nhấn mạnh tới vai trò quan trọng hàng đầu của nhân lực chất lượng cao trong phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu vai trò, tác động to lớn của nhân lực chất lượng cao trong hội nhập kinh tế quốc tế, thì cũng không thể bỏ qua sự tác động trở lại của hội nhập kinh tế quốc tế đối với việc phát triển nhân lực của đất nước. Tác giả coi nhân lực chất lượng cao là sự cần thiết


khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là đưa kinh tế Việt nam gia nhập phân công lao động quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh vào thị trường quốc tế. Như vậy, việc phát triển nhân lực chất lượng cao trong tương lai, phải hướng vào phát triển nhân lực có trình độ đại học, cao đẳng; nhân lực quản lý hành chính nhà nước; nhân lực khoa học - công nghệ và phát triển đội ngũ giáo viên đại học và cao đẳng. Đây là một khâu đột phá nhằm thực hiện thắng lợi quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Nguyễn Tiệp, "Tác động của WTO đối với phát triển nguồn nhân lực Việt Nam", Tạp chí Lao động xã hội, (300) [83]. Trong bài viết tác giả đã nêu những tác động thuận lợi và khó khăn đến phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam khi gia nhập WTO. Tác giả đã tham khảo và tiếp thu tư tưởng về một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới như: Nhà nước cần có chương trình đào tạo nhân lực chuyên môn kỹ thuật cho các ngành nghề chịu sự tác động lớn sau khi gia nhập WTO; Mở rộng đào tạo nhân lực chuyên môn, kỹ thuật thuộc các ngành nghề công nghiệp và dịch vụ; Tăng nhanh nhân lực chuyên môn - kỹ thuật; Tiếp tục hoàn thiện thể chế, tiêu chuẩn lao động phù hợp với thông lệ chung của WTO và hoàn thiện chính sách thị trường lao động.

- Phạm Công Nhất (2007), Phát huy nhân tố con người trong phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [58]. Tác giả khẳng định Việt Nam là một nước có tốc độ phát triển nguồn nhân lực nhanh cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, sự cạnh tranh giữa các quốc gia về nguồn nhân lực và khoa học - công nghệ, thì chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập và hạn chế.

- Vũ Thị Phương Mai (2004), "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao qua thực tiễn công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở một số nước", Tạp chí Tổ chức Nhà nước, (11) [52]. Tác giả đã nêu rõ kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở một số nước như Mỹ, Nhật và trong đó có cả các


nước công nghiệp hoá mới Đông Á.

- Lê Văn Phục (2010), "Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của một số nước trên thế giới", Tạp chí Lý luận chính trị, (6) [67]. Bài viết đã trình bày kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các nước trên thế giới: Singapor, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và các nước Tây Âu. Các quốc gia đều coi trọng và phát triển nền giáo dục - đào tạo, phải có chính sách thu hút sử dụng nhân tài. Sau đó đã đề ra một số ý kiến tham khảo cho Việt Nam.

- Tăng Minh Lộc (2008), "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn", Tạp chí Cộng sản, (19) [46]. Tác giả khẳng định, hiện nay nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam còn nhiều mảng yếu. Vậy trong quá trình tác động của CNH, HĐH trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, những mảng yếu đó càng bộc lộ rõ hơn và chỉ rõ một trong những mảng yếu đó là chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Từ đó tác giả đi sâu vào phân tích tìm ra nguyên nhân và đưa ra một số các giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn.

Trong các lĩnh vực nghiên cứu nguồn nhân lực, tác giả Bá Vũ Thế trong cuốn phát huy nguồn lực con người để CNH, HĐH: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam. Tác giả đã đưa ra kinh nghiệm một số nước trong việc phát huy nguồn nhân lực con người để phát triển kinh tế đã hệ thống hoá và khái quát hoá một số vấn đề lý luận liên quan đến nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, vai trò và sự cần thiết phát triển nguồn nhân lực cũng như phân loại nguồn nhân lực. Từ đó, nêu lên thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam trong đó tập trung phân tích những ưu điểm, hạn chế và phương hướng phát triển của nguồn nhân lực Việt Nam.

Và nhiều tác phẩm, công trình khoa học có liên quan khác.

Như vậy, ở nước ngoài đã có khá nhiều công trình khoa học của các

nhà khoa học nghiên cứu về nguồn nhân lực dưới nhiều góc độ khác nhau;


trong đó có cả các công trình khoa học đăng tải trên các báo, tạp chí nghiên cứu vấn đề nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung với những kết quả đáng trân trọng. Những kết quả đó, có giá trị tham khảo tốt, nên tác giả luận án đã kế thừa và phát triển có chọn lọc tư tưởng về phát triển nguồn nhân lực; hiểu rõ thêm một số vấn đề lý luận, thực tiễn phát triển nguồn nhân lực như: khái niệm, vai trò của nguồn nhân lực; đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của Việt Nam trong phạm vi cả nước và một số địa phương; nguyên nhân, phương hướng, các giải pháp khả thi về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Ở LÀO

Đã có một số công trình khoa học của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học trong và nước ngoài nghiên cứu về nguồn nhân lực ở những góc độ, phạm vi khác nhau:

- Công tác phát triển nguồn nhân lực đối với 8 tỉnh miền Bắc và 9 tỉnh miền Trung, Nam nước CHDCND Lào, (2007), Đề tài hội thảo khoa học cấp Nhà nước [99]. Đề tài do Ban Tổ chức Trung ương Đảng làm chủ nhiệm thuộc Chương trình Khoa học Công nghệ cấp Nhà nước thời kỳ từ năm 2005 - 2008. Đề tài nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực của Lào CHDCND Lào; đề xuất các quan điểm, chính sách và giải pháp phát triển nguồn nhân lực. Trong đó chỉ rõ giáo dục đào tạo có vai trò quyết định trong quá trình phát triển nguồn nhân lực của Lào.

Phần thứ hai, đề tài làm rõ chính sách và giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ từ năm 2008 - 2009. Trong đó vấn đề chung là phải phát triển con người trở thành người tốt, có lòng yêu nước, yêu chế độ dân chủ nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội; chính sách và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phải đầu tư nhiều hơn nữa vào giáo dục - đào tạo để nâng cao chất lượng các bậc học; phải đảm bảo dịch vụ y tế và bảo


hiểm xã hội cho nhân dân các dân tộc Lào, đặc biệt là những người nghèo và gia đình chính sách xã hội; về lao động và tạo công ăn việc làm phải đầu tư nhiều hơn nữa xây dựng các trường trung học chuyên nghiệp trên cả nước.

- Nguyễn Hải Hữu (2011), Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Việt - Lào, Mã số ĐKXB: 706 - 2001/CXB/ĐHKTQD [33]. Tổng quan đã nêu quan điểm về phát triển nguồn nhân lực ở CHDCND Lào; nhấn mạnh những thay đổi cơ bản về nhận thức và tư duy đối với phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ đổi mới (1986-2009). Các bài viết nhấn mạnh công cuộc đổi mới ở CHDCND Lào đã đạt được những thành tựu rất to lớn, góp phần đưa đất nước Lào đi nhanh hơn vào quá trình CNH, HĐH nhưng gặp không ít khó khăn, thách thức, nhất là vấn đề phát triển nguồn nhân lực. Lực lượng lao động qua đào tạo nghề cũng thấp chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế, là lực cản đối với sự phát triển. Tác giả nhấn mạnh để quá trình CNH, HĐH được đẩy mạnh và phát triển thì nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao ở CHDCND Lào cần được chú trọng phát triển hơn .

- Nguyễn Đình Cử (2011), Những giải pháp góp phần thực hiện đột phá: Phát triển tài nguyên con người nhằm thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Việt - Lào, Mã số ĐKXB: 706 - 2001/CXB/ĐHKTQD [33]. Trong bài viết tác giả đã phân tích thực trạng chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực, nhằm làm rõ vì sao cần phát triển nguồn tài nguyên con người lại được lựa chọn là một trong những khâu đột phá ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Qua đó tác giả đưa ra một số kết luận về nguyên nhân dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực chưa cao và cuối cùng đề xuất một số giải pháp góp phần thực hiện khâu đột phá nói trên .

- Sommad Phonesena (2011), Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội tại Lào, Kỷ yếu

Xem tất cả 191 trang.

Ngày đăng: 06/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí