Kiểm Định One-Sample T- Test Của Học Sinh Về Tiêu Chí Học Phí Thấp Hơn Các Trường Khác


Giá trị Mean của hai thương hiệu trường Đại học Kinh tế TP HCM và Đại học Kinh tế Quốc Dân > 4 nên bước đầu có thể nhận xét mức độ đánh giá của học sinh trong tiêu chí này với hai trường đều trên mức phù hợp.

Trong đó, giá trị Mean của Đại học Kinh tế Huế và Đại học Kinh tế Đà Nẵng <4 nên có thể nói rằng mức độ đánh giá của học sinh mang xu hướng không đồng tình đối với tiêu chí Có nhiều có hội du học/trao đổi sinh viên quốc tế của hai trường đại học kể trên.

Đại học Kinh tế Huế và Đại học Kinh tế Đà Nẵng đều có giá trị t <0, kiểm định với Mean <4 thu được giá trị Sig. của hai thương hiệu bằng Sig./2, Sig.<0,05. Vậy ta có cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1: Điểm đánh giá trung bình của học sinh đối với tiêu chí Có nhiều có hội du học/trao đổi sinh viên quốc tế của Đại học Kinh tế Huế và Đại học Kinh tế Đà Nẵng là thấp hơn 4.

Chấp nhận giả thuyết H1, bác bỏ giả thuyết H0.

Đối với tiêu chí “Học phí thấp hơn các trường khác”:

Gọi giả thuyết H0: Mức độ đánh giá trung bình của học sinh đối với ý kiến cho rằng Học phí thấp hơn các trường khác là ở mức đồng ý.

Đối thuyết H1 sẽ được phát biểu như sau:

Đối với trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Đại học Kinh tế TP HCM và Đại học Kinh tế Quốc dân:

H1. Mức độ đánh giá trung bình của học sinh đối với ý kiến cho rằng Học phí thấp hơn các trường khác là ở dưới mức đồng ý.

Đối với trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế:

H1. Mức độ đánh giá trung bình của học sinh đối với ý kiến cho rằng Học phí thấp hơn các trường khác là ở trên mức đồng ý.

Kết quả kiểm định thu được như sau:

Bảng 22: Kiểm định One-Sample T- Test của học sinh về tiêu chí Học phí thấp hơn các trường khác

Tiêu chí

ĐHKT Đà

Nẵng

ĐHKT Huế

ĐHKT TP

HCM

ĐHKT

Quốc Dân

Đối thuyết H1

µ <4

µ >4

µ <4

µ <4

Học phí thấp

Mean

3.43

4.44

2.99

2.75

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Xây dựng bản đồ nhận thức các thương hiệu trường đại học đào tạo khối ngành kinh tế trong tâm trí học sinh lớp 12 trên địa bàn thành phố Huế - 10


hơn các trường khác

t

-7.029

6.612

-14.285

-15.081

Test Value

4

4

4

4

Sig.

0.000

0.000

0.000

0.000

Nhìn vào giá trị Mean <4 của Đại học Kinh tế TP HCM, Đại học Kinh tế Quốc Dân và Đại học Kinh tế Đà Nẵng có thể dự đoán được mức độ đánh giá của học sinh mang xu hướng không đồng tình đối với tiêu chí Học phí thấp hơn các trường khác của hai trường đại học này.

Đại học Kinh tế Kinh tế TP HCM, Đại học Kinh tế Quốc Dân và Đại học Kinh tế Đà Nẵng đều có giá trị t <0, kiểm định với Mean <4 thu được giá trị Sig. của hai thương hiệu bằng Sig./2, Sig.<0,05. Vậy ta có cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1: Điểm đánh giá trung bình của học sinh đối với tiêu chí Học phí thấp hơn các trường khác của Đại học Kinh tế Huế và Đại học Kinh tế Đà Nẵng là thấp hơn 4.

Ngược lại, giá trị Mean của Đại học Kinh tế Huế hiện đang >4, nên có thể kết luận mức độ đánh giá của học sinh đối với tiêu Học phí thấp hơn các trường khác của trường ở trên mức độ phù hợp, học sinh rất đồng ý với tiêu chí nói trên.


CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP


3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp

3.1.1 Định hướng của trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế

3.1.1.1 Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi

Sứ mệnh

Sứ mệnh của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, trình độ cao; thực hiện nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, cung ứng dịch vụ về lĩnh vực kinh tế và quản lý phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước.

Tầm nhìn đến năm 2030

Đến năm 2030, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế trở thành một cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và cung ứng dịch vụ về lĩnh vực kinh tế và quản lý có chất lượng, uy tín, xếp vào nhóm 10 cơ sở đào tạo kinh tế và quản lý hàng đầu ở Việt Nam.

Hệ thống giá trị cốt lõi

Trách nhiệm - Sáng tạo - Chất lượng – Hội nhập – Phát triển

3.1.1.2 Mục tiêu kế hoạch chiến lược phát triển

Mục tiêu tổng quát

Xây dựng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế trở thành cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực kinh tế và quản lý đạt chuẩn quốc gia; một số ngành đạt chuẩn quốc tế.

Mục tiêu cụ thể

Trường có 19-21 chương trình đào tạo cử nhân, 6-7 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, 3-4 chương trình đào tạo tiến sĩ. Quy mô tuyển sinh hàng năm khoảng 1.800-2.000 sinh viên hệ chính quy, 330-380 học viên cao học, 12-15 nghiên cứu sinh. Có thêm 2-4 chuyên ngành đào tạo cử nhân và thạc sĩ liên kết với các trường tiên tiến ở nước ngoài. Có 1-2 đề tài cấp Nhà nước, 8-10 đề tài cấp Bộ được triển khai; có thêm 2-3 dự án mới. Có 5-6 chương trình đào tạo hoàn thành tự đánh giá và 2 chương trình đào tạo được kiểm định theo tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 1-2 chương


trình đào tạo được kiểm định theo tiêu chuẩn quốc tế. Tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên đạt trên 80%, có thêm 1-2 giáo sư, 3-5 phó giáo sư, 25-30 tiến sĩ. Bổ sung đội ngũ giảng viên để đến năm 2020 toàn Trường có khoảng 340-350 cán bộ viên chức và người lao động trong đó có 260-270 cán bộ giảng dạy. Từ năm 2019 thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện, theo Nghị quyết số 77-NQ/CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ.

3.1.2 Phân tích SWOT trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế

Bảng 23: Phân tích SWOT trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế


SWOT

O

T


- Số lượng học sinh cuối

- Nhu cầu về đa dạng


cấp ở khu vực miền

tiện ích trong học tập của


Trung – Tây Nguyên rất

sinh viên ngày càng cao.


đông.

- Môi trường làm việc ở


- Nền kinh tế phát triển,

Huế chưa thực sự phát


xu hướng nhân lực khối

triển mạnh.


ngành kinh tế cần thiết

- Không có nhiều cơ hội


với xã hội.

việc làm tại địa phương.


- Chi phí sinh hoạt ở Huế

- Sự cạnh tranh của các


thấp, ít tốn kém, môi

trường đại học cùng đào


trường học tập và làm

tạo khối ngành kinh tế.


việc ổn định.


S

SO

ST

- Là trường đại học công lập

- Đẩy mạnh truyền thông

- Hợp tác với doanh

có truyền thống lâu đời.

và quảng bá, xây dựng

nghiệp địa phương, nhà

- Học phí tốt, phù hợp điều

thương hiệu của trường

tuyển dụng để phối hợp

kiện của hầu hết sinh viên.

- Tăng cường mức độ

đào tạo và tuyển dụng

- Điểm chuẩn phù hợp.

nhận thức về thương hiệu

sinh viên mới ra trường.

- Đội ngũ giảng viên chuyên

của trường đến đối tượng

- Đẩy mạnh các chương

môn cao, có bề dày kinh

học sinh và phụ huynh.

trình học bổng và trao


nghiệm, có trách nhiệm và tận tâm với công việc.

- Có nhiều ngành học để lựa chọn, bao gồm nhiều chương trình chất lượng cao và chương trình liên kết đào tạo với trường nước ngoài.

- Có nhiều mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp địa phương.

- Các hoạt động liên quan đến nghiên cứu khoa học được đầu tư mạnh mẽ.

- Hoạt động xã hội, văn thể của sinh viên phát triển mạnh.

- Do số lượng sinh viên không quá lớn nên dễ dàng đổi mới, cập nhật phương pháp dạy học và quản lý sinh viên theo thời gian, hoàn cảnh.

- Trong 3 năm học vừa qua, nhờ vào kết quả tuyển sinh khả quan, nguồn thu của trường Đại học Kinh tế, Đại

học Huế có sự gia tăng mạnh.


đổi du học sinh với trường liên kết ở nước ngoài.

W

- Nguồn lực về kinh tế còn hạn chế.

WO

- Đầu tư thêm cơ sở vật chất tiện ích cho sinh

WT

- Xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp, tập


- Xét về cơ cấu nguồn thu, tỷ

viên để thu hút được sự

trung sâu vào công tác

trọng nguồn thu của nhà

quan tâm của học sinh và

tuyển sinh ở các tỉnh

trường chủ yếu dựa vào

phụ huynh.

thuộc miền Trung – Tây

nguồn thu học phí và lệ phí

- Siết chặt chất lượng

Nguyên.

với tỷ trọng từ 80-85%. Điều

đào tạo, đặt mục tiêu đầu

- Có các phương án mở

này cho thấy rủi ro của nhà

ra của sinh viên rõ ràng

rộng thị trường, địa điểm

trường khá lớn khi phụ thuộc

để nâng cao chất lượng.

tuyển sinh để tránh việc

vào 1 nguồn thu từ học phí.


lệ thuộc vào 1 khu vực

- Nguồn thí sinh chủ yếu của


nào đó trong 1 thời gian

nhà trường hiện tại đang là 3


dài.

tỉnh Bình Trị Thiên, có xu



hướng không thay đổi trong 3



năm qua.



- Cơ sở vật chất chưa được



đầu tư mạnh.



- Môi trường học tập có khá



nhiều sinh viên thiếu định



hướng, chưa có mục tiêu rõ



ràng.



- Một số nhân lực đầu ra



chưa được ổn định về chất



lượng.



3.2 Giải pháp cải thiện vị thế thương hiệu trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế trong tâm trí học sinh lớp 12

Để tiến hành cải thiện vị thế thương hiệu trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế trong tâm trí học sinh lớp 12 trên địa bàn thành phố Huế theo như phạm vi nghiên cứu, bước đầu cần triển khai các hoạt động tập trung sâu vào những tiêu chí mà đối tượng học sinh lớp 12 được nghiên cứu đã đánh giá là quan trọng nhất. Các tiêu chí đó bao gồm: (1) Chất lượng đào tạo, (2) Điểm đầu vào, (3) Học phí, học bổng hỗ trợ.


3.2.1 Giải pháp liên quan đến nhóm tiêu chí “Chất lượng đào tạo”

Với nhóm tiêu chí “Chất lượng đào tạo”, thương hiệu trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đang nhận được đánh giá khá thấp so với một số thương hiệu trường đại học đào tạo khối ngành kinh tế khác trong liên tưởng của đối tượng học sinh lớp 12. Để cải thiện điều này, trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế cần:

- Quan tâm đặc biệt đến chất lượng đào tạo và các yếu tố hỗ trợ cho việc học tập, làm việc của sinh viên hiện đang theo học tại nhà trường:

Đầu tiên, đội ngũ giảng viên, cố vấn học tập cần có những định hướng ban đầu cho sinh viên từ khi các bạn bước vào trường về thương hiệu trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, kkhuyến khích sinh viên có tinh thần học tập tốt cũng như tham gia các hoạt động năng nổ.

Ngoài ra, với đối tượng sinh viên chưa có nhận thức cao về học tập và làm việc, cần có những chỉ dẫn ban đầu, những buổi hội thảo,… để hướng dẫn sinh viên năm 1 phát triển suy nghĩ, tư duy và định hướng đúng đắn cho bản thân trong ngắn hạn cũng như hướng đến các mục tiêu dài hạn.

Duy trì, mở rộng các ngành học đa dạng, phù hợp với nhu cầu của xã hội và xu

hướng việc làm, tuyển dụng của doanh nghiệp.

Chú trọng phát triển các chương trình đào tạo chất lượng cao, chương trình liên kết quốc tế. Hướng tới mục tiêu sinh viên bước ra từ các chương trình chất lượng cao đạt được mức tiêu chuẩn tốt về kiến thức, kĩ năng, thái độ làm việc cũng như trình độ ngoại ngữ, đủ năng lực để sẵn sàng tiếp tục học tập, làm việc không chỉ ở các doanh nghiệp Việt Nam mà còn hướng tới môi trường hội nhập quốc tế.

- Phát triển các hoạt động, xây dựng thêm nhiều chương trình kĩ năng, ứng dụng và giảng dạy cho sinh viên để sinh viên đang theo học tại trường có nhiều sân chơi, nơi học hỏi kinh nghiệm thực tiễn:

Tạo ra môi trường để sinh viên có thể học thật, làm thật.

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế với thế mạnh của mình có thể phát triển mạng lưới hoạt động đoàn hội, hoạt động cộng đồng, với hơn 20 câu lạc bộ, đội nhóm cũng như tập thể chi đoàn, liên chi đoàn, các tổ chức cộng đồng,… để đưa sinh viên vào với các tập thể lớn, nhỏ khác nhau. Trong quá trình đó chính bản thân sinh viên


không chỉ được học hỏi từ thầy cô mà còn học hỏi và mạnh dạn trao đổi, trau dồi kiến thức kĩ năng, các mối quan hệ cùng bạn bè, các anh chị đi trước và doanh nghiệp, cộng đồng bên ngoài. Như vậy, chính bản thân các bạn sẽ ngày một được hoàn thiện và phát triển.

Phổ biến trên toàn bộ sinh viên và hỗ trợ tối đa để đưa các cá nhân, nhóm sinh viên tham gia vào những cuộc thi học thuật, chuyên ngành liên quan trong phạm vi khu vực và toàn quốc: các cuộc thi về khởi nghiệp, phát triển dự án, giải quyết trường hợp kinh doanh, olympic... Tạo cơ hội để sinh viên có thể tiếp cận với những môi trường học và làm khác nhau.

- Liên tục cập nhật và chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên:

Tạo điều kiện để giảng viên tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp, hiểu doanh nghiệp.

Khuyến kích giảng viên tham gia vào nghiên cứu khoa học và các khóa học ngắn hạn.

- Tiếp tục, thường xuyên duy trì mối quan hệ và cải thiện, nâng cao chất lượng mối quan hệ cũng như hình ảnh thương hiệu trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế uy tín đối với các doanh nghiệp, đối tác:

Nhìn nhận của các doanh nghiệp về thương hiệu trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế cũng là một yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến tỉ lệ việc làm của sinh viên sau khi ra trường.

Thường xuyên cập nhật chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp.

Nâng cao chất lượng hoạt động thực hành tại trường theo thực tiễn.

Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng hoạt động liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp.

Đào tạo theo đơn đặt hàng.

Nâng cao chất lượng nguồn lực dành cho công tác sinh viên cũng như quan hệ doanh nghiệp. Nhà trường có thể tổ chức các buổi hội thảo, mời doanh nghiệp phản biện, góp ý trong một số hoạt động đào tạo nhất định để có thể hoàn thiện chương trình đào tạo một cách cập nhật nhất, phù hợp nhất.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 14/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí