3.2.2 Giải pháp liên quan đến nhóm tiêu chí “Điểm đầu vào”
Ở nhóm tiêu chí Điểm đầu vào, sự liên tưởng của học sinh lớp 12 dành cho trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế là rất mạnh với hai yếu tố chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp và điểm tuyển sinh đầu vào phù hợp với năng lực của bản thân. Trong các thương hiệu trường đại học, chỉ riêng Đại học Kinh tế - Đại học Huế nhận được sự liên tưởng về nhóm tiêu chí này. Điều này có thể trở thành một điểm mạnh trong xây dựng vị thế thương hiệu của nhà trường khi tiêu chí quan trọng hàng đầu được đối tượng học sinh lớp 12 quan tâm khiến học sinh liên tưởng đến trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế.
Với vị thế hiện tại ở nhóm tiêu chí này, trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế chỉ cần duy trì đúng và đủ các yếu tố chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp và điểm tuyển sinh đầu vào phù hợp với năng lực của học sinh, tập trung nguồn lực phát triển các nhóm tiêu chí còn lại nhằm cải thiện vị thế thương hiệu nhà trường.
Tuy nhiên sự liên tưởng của học sinh liên quan đến tiêu chí điểm đầu vào trong một số trường hợp cũng có thể gây nên những tác động tiêu cực. Liên tưởng đến từ những thông tin chưa được xác thực một cách hoàn toàn đúng đắn có thể làm giảm hình ảnh thương hiệu nhà trường.
Vì vậy, để cải thiện tổng thể vị thế thương hiệu hiện tại, trường Đại học Kinh tế
- Đại học Huế cần liên tục phát triển chất lượng đào tạo đi kèm với nhận thức thương
hiệu về điểm đầu vào.
3.2.3 Giải pháp liên quan đến nhóm tiêu chí “Học phí, học bổng hỗ trợ”
Nhóm tiêu chí Học phí, học bổng hỗ trợ là một trong những tiêu chí được đối tượng học sinh lớp 12 trong phạm vi nghiên cứu quan tâm hàng đầu ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học đào tạo khối ngành kinh tế. Tuy nhiên, trong cả 4 thương hiệu trường đại học được nghiên cứu, học sinh đều không liên tưởng đến hình ảnh của bất kì trường đại học nào đối với tiêu chí này.
Có thể bạn quan tâm!
- Xây Dựng Bản Đồ Nhận Thức Thương Hiệu Các Trường Đại Học Đào Tạo Khối Ngành Kinh Tế Trong Tâm Trí Học Sinh Lớp 12 Trên Địa Bàn Thành Phố Huế
- Kiểm Định One-Sample T- Test Của Học Sinh Về Tiêu Chí Ngành Học Đa Dạng, Tiềm Năng, Phù Hợp Với Nhu Cầu Của Bản Thân Cũng Như Xu Hướng
- Kiểm Định One-Sample T- Test Của Học Sinh Về Tiêu Chí Học Phí Thấp Hơn Các Trường Khác
- Xây dựng bản đồ nhận thức các thương hiệu trường đại học đào tạo khối ngành kinh tế trong tâm trí học sinh lớp 12 trên địa bàn thành phố Huế - 12
- Xây dựng bản đồ nhận thức các thương hiệu trường đại học đào tạo khối ngành kinh tế trong tâm trí học sinh lớp 12 trên địa bàn thành phố Huế - 13
- Xây dựng bản đồ nhận thức các thương hiệu trường đại học đào tạo khối ngành kinh tế trong tâm trí học sinh lớp 12 trên địa bàn thành phố Huế - 14
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Với sự liên tưởng chưa rõ ràng của đối tượng học sinh lớp 12 trong phạm vi nghiên cứu về nhóm tiêu chí Học phí, học bổng hỗ trợ, đây sẽ là một cơ hội dễ dàng hơn để thương hiệu bắt đầu quá trình tạo dựng hình ảnh đối với tiêu chí nói trên nhằm cải thiện vị thế thương hiệu. Đặc biệt, theo những phân tích thuộc phạm vi nghiên cứu,
trong nhóm tiêu chí Học phí, học bổng hỗ trợ Đại học Kinh tế - Đại học Huế đang được đối tượng học sinh lớp 12 đánh giá cao nhất trong 3 thương hiệu trường đại học đào tạo khối ngành kinh tế về yếu tố Học phí thấp hơn các trường khác. Đây là một điểm mạnh có thể khai thác nhằm nâng cao sự liên tưởng liên quan đến nhóm tiêu chí Học phí, học bổng hỗ trợ trong nhận thức của học sinh lớp 12 về thương hiệu nhà trường.
Để đạt được điều đó, trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế cần:
- Tiếp tục phát triển nội dung thông tin tuyển sinh và các thông tin liên quan đến học phí, học bổng hỗ trợ đầu vào đầy đủ, chi tiết tại các kênh website, mạng xã hội của nhà trường.
- Cung cấp thêm các thông tin về các học bổng, cơ hội du học/trao đổi sinh viên quốc tế của nhà trường. Có những hoạt động thúc đẩy truyền thông về hình ảnh, câu chuyện của các cá nhân sinh viên, cựu sinh viên thành công bước ra từ các chương trình trao đổi sinh viên quốc tế, học bổng du học,… của nhà trường.
- Nhấn mạnh một số thông tin học sinh cần biết về học phí để bản thân mỗi học sinh có sự so sánh, cân nhắc phù hợp.
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1 Kết luận
Đề tài được thực hiện nhằm xây dựng bản đồ thương hiệu của các trường đại học đào tạo khối ngành kinh tế trong tâm trí học sinh lớp 12 trên địa bàn thành phố Huế, qua đó xác định các yếu tố học sinh quan tâm khi lựa chọn các trường đào tạo khối ngành Kinh tế, phân tích cạnh tranh của thương hiệu trường ĐHKT – ĐHH so với các trường khác trong tâm trí học sinh và gợi ý giải pháp xây dựng và cải thiện hình ảnh thương hiệu cho trường ĐHKT – ĐHH trong tâm trí học sinh.
Trên nền tảng lý thuyết về thương hiệu, định vị thương hiệu và xây dựng bản đồ nhận thức,… cũng như các mô hình đo lường, đánh giá về thương hiệu trong và ngoài nước, nghiên cứu đã hệ thống hóa, kế thừa và phát triển những lý luận kể trên và đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 6 nhóm nhân tố liên quan đến nhận thức về thương hiệu trường đại học đào tạo khối ngành kinh tế bao gồm: (1) Chất lượng đào tạo tốt nhất,
(2) Hình ảnh thương hiệu đáng tin cậy nhất, (3) Học phí, học bổng hỗ trợ hợp lý nhất,
(4) Mối trường học tập, làm việc tốt nhất, (5) Cơ sở vật chất được đầu tư tốt nhất, (6) Điểm đầu vào phù hợp nhất. Từ đó xây dựng nên bản đồ nhận thức về bốn thương hiệu trường đại học đào tạo khối ngành kinh tế bao gồm: Đại học Kinh tế Huế, Đại học Kinh tế Đà nẵng, Đại học Kinh tế TP HCM và Đại học Kinh tế Quốc Dân trong tâm trí học sinh lớp 12 trong phạm vi nghiên cứu.
Từ nghiên cứu xác định được 3 nhóm nhân tố hàng đầu trong 6 nhóm nhân tố mà học sinh quan tâm khi lựa chọn trường đại học đào tạo khối ngành kinh tế là: (1) Chất lượng đào tạo, (2) Điểm đầu vào và (3) Học phí, học bổng hỗ trợ. Kết quả phân tích cho thấy học sinh đánh giá và nhìn nhận khá tích cực đối với các thương hiệu trường đại học mà nghiên cứu tiến hành phân tích. Mỗi trường đại học nhận được những đánh giá trên các tiêu chí thuộc nhóm nhân tố đã đưa ra cũng như liên tưởng về thương hiệu nhất định từ học sinh, từ đó tạo ra các thế mạnh khác nhau mà nhà trường có thể dựa vào để tiếp tục phát triển hoạt động xây dựng thương hiệu của mình dành cho đối tượng công chúng mục tiêu.
Theo khảo sát, trong quá trình lựa chọn trường đại học đào tạo khối ngành kinh tế, học sinh lớp 12 trong phạm vi nghiên cứu sử dụng những nguồn thông tin tham khảo nhiều nhất từ: (1) Bạn bè, người thân, anh chị đi trước, (2) Thông tin tra cứu trên Internet, website của trường và (3) Thông tin nhìn thấy trên các trang mạng xã hội.
Sau khi xác định các yếu tố học sinh quan tâm khi lựa chọn các trường đào tạo khối ngành Kinh tế, phân tích cạnh tranh của thương hiệu trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế so với các trường khác trong tâm trí học sinh, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm giúp nhà trường có thể tiếp tục giữ vững, nâng cao giá trị thương hiệu đối với đối tượng học sinh lớp 12 và một phần công chúng mục tiêu khác.
2 Kiến nghị
Đối với Đại học Huế:
- Hoàn thiện hệ thống trao đổi, tương tác và hỗ trợ giữa các trường thành viên trực thuộc Đại học Huế.
- Tiếp tục, thường xuyên duy trì mối quan hệ và cải thiện, nâng cao chất lượng mối quan hệ cũng như hình ảnh thương hiệu Đại học Huế uy tín đối với doanh nghiệp, các đối tác, các trường THPT và đặc biệt là giáo viên trực tiếp giảng dạy học sinh tại các trường THPT.
- Không ngừng phát triển, nâng cao chất lượng và danh tiếng của các trường thành viên và Đại học Huế cả trong và ngoài nước để có thể tạo ra một mạng lưới các trường đại học vững mạnh, hỗ trợ nhau trong xây dựng và phát triển thương hiệu.
- Cung cấp những thông tin đầy đủ, chi tiết về trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế trên các kênh thông tin tuyển sinh của Đại học Huế, tăng cường giới thiệu về các trường đại học thành viên trong quá trình tư vấn tuyển sinh chung của Đại học Huế.
- Tạo điều kiện kết nối nhiều chương trình đào tạo ngắn hạn, dài hạn và các học bổng hỗ trợ, học bổng du học dành cho sinh viên Đại học Huế.
Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo:
- Đầu tư nguồn lực để phát triển các hoạt động của Đại học Huế nói chung và
trường Đại học Kinh tế nói riêng.
- Chú trọng đầu tư điều kiện về cơ sở vật chất, xây dựng cơ sở hạ tầng phòng học, trang thiết bị giảng dạy, các phòng chức năng,… ngày càng hoàn thiện, tiện nghi
đáp ứng nhu cầu học tập và sinh hoạt của sinh viên trong suốt quá trình theo học tại
trường.
3 Hạn chế của đề tài
Thứ nhất, nghiên cứu chỉ thực hiện điều tra mẫu với tổng số là 150 học sinh lớp 12, mẫu nghiên cứu được chọn bằng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên theo hạn ngạch nên nghiên cứu chỉ được thực hiện tại một số trường THPT trọng điểm trên địa bàn thành phố Huế. Do đó, khả năng tổng quát hóa kết quả nghiên cứu không cao vì mỗi trường THPT có những đặc điểm khác nhau trong suy nghĩ và nhận thức của đối tượng học sinh lớp 12.
Thứ hai, quá trình nghiên cứu và xử lý số liệu còn nhiều thiếu sót do chưa có nhiều kinh nghiệm và kĩ năng vẫn chưa hoàn thiện. Việc đưa ra nhận xét, đánh giá đôi lúc còn mang tính chủ quan, phiến diện, có thể mang tính một chiều, dẫn đến giá trị ý nghĩa bị hạn hẹp.
Thứ ba, các giải pháp đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu và kiến thức cũng như kết hợp với kinh nghiệm của bản thân nên có thể trong một số đề xuất mang tính thiếu thực tế, khả năng áp dụng không cao.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
[1] Dương Hữu Hạnh (2005), Quản trị tài sản thương hiệu.
[2] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, tập 1, 2, NXB Hồng Đức.
[3] Hoàng Thị Anh Thư (2016), Mô hình tài sản thương hiệu định hướng khách hàng cho ngành siêu thị: Nghiên cứu các siêu thị ở Huế, Tạp chí Phát triển & Hội nhập.
[4] Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2002), Nghiên cứu các thành phần giá trị của thương hiệu và đo lường chúng trong thị trường hàng tiêu dùng tại Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
[5] Nguyễn Văn Phát, Nguyễn Thị Minh Hòa và cộng sự (2015), Giáo trình
Marketing căn bản, NXB Đại học Huế.
[6] Nguyễn Quốc Thịnh & Nguyễn Thành Trung (2003), Thương hiệu với nhà quản lý, NXB Chính trị quốc gia.
[7] Phạm Văn Quyết & Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp nghiên cứu
xã hội học.
[8] Trần Minh Đạo (2009), Marketing căn bản, NXB Đại học Kinh tế Quốc
dân.
[9] Võ Thị Ngọc Thúy (2016), Hình ảnh thương hiệu trường đại học trong tâm
trí của người học, Tạp chí khoa học Đại học Mở TP Hồ Chí Minh.
[10] Báo cáo tổng kết tuyển sinh 2020 – Đại học Kinh tế Huế, Phòng Đào tạo Đại học – Đại học Kinh tế, Đại học Huế.
[11] Trang web tuyển sinh chính thức của Đại học Kinh tế, Đại học Huế: https://www.thongtintuyensinh.vn/Truong-Dai-hoc-Kinh-te-DH-Hue_C93_D843.htm [Ngày truy cập: 15/04/2021].
[12] Trang web chính thức Cổng thông tin điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo: https://moet.gov.vn/Pages/home.aspx [Ngày truy cập: 15/04/2021].
[13] Trang web chính thức của trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế: http://www.hce.edu.vn/ [Ngày truy cập: 26/04/2021].
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
[1] Christèle Camelis (2009), L'influence de l'expérience sur l'image de la marque de service, Vie & sciences de l'entreprise.
[2] David L. Bunzel (2007), Universities sell their brands, Internation Journal of Public Sector Management.
[3] David A. Aaker (1991), Managing Brand Equity: Capitalizing on the value of a brand name.
[4] David A. Aaker (1996), Building Strong Brands.
[5] Graham Hankinson & Philippa Cowking (1996), The Reality of Global Brands.
[6] Kevin Lane Keller (1998), Strategic Brand Management: Building, Measuring, and Managing Brand Equity.
[7] Kevin Lane Keller (1993), Conceptualizing, Measuring, and Managing Customer-Based Brand Equity, Journal of Marketing.
[8] Philip Kotler (2001), Marketing Management.
[9] Philip Kotler (1996), Marketing Management.
[10] Philip Kotler & Kevin Lane Keller (2012), Marketing Management.
[11] Tim Ambler & Chris Styles (1996), Brand development versus new product development: Towards a process model of extension decisions, Marketing Intelligence & Planning.
[12] Walfried Lassar & Banwari Mittal & Arun Sharma (1995), Measuring customer‐ based brand equity, Journal of Consumer Marketing.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: BẢNG HỎI KHẢO SÁT KHÁCH HÀNG
XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NHẬN THỨC CÁC THƯƠNG HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO KHỐI NGÀNH KINH TẾ TRONG TÂM TRÍ HỌC SINH
LỚP 12 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ
Xin chào các bạn!
Chúng tôi là nhóm nghiên cứu của trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế. Hiện chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu về các thương hiệu trường đại học đào tạo về khối ngành kinh tế. Hy vọng bạn có thể dành chút thời gian trả lời một số câu hỏi ngắn dưới đây bằng cách đánh dấu vào ô thích hợp.
Xin lưu ý rằng, các câu trả lời không có đúng hoặc sai mà chỉ có câu trả lời phù hợp nhất với bạn. Tôi xin cam đoan rằng những thông tin mà bạn cung cấp sẽ chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, và các thông tin mang tính riêng tư của bạn khi tham gia vào nghiên cứu này hoàn toàn được bảo mật. Chúng tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ bạn. Xin chân thành cám ơn!
Đánh dấu vào đáp án bạn cho là phù hợp nhất.
PHẦN I: PHẦN CÂU HỎI CHUNG
Câu 1: Bạn có ý định đăng ký xét tuyển vào các trường đại học đào tạo khối ngành kinh tế hay không? (Khoanh tròn vào số được chọn)
1 – Có 2 – Không (Ngừng phỏng vấn)
Câu 2: Khi nhắc đến các trường đại học đào tạo khối ngành kinh tế, bạn nghĩ đến trường đại học nào?
(Đáp án đầu tiên người trả lời nói ra đánh số 1, lần lượt tiếp theo là 2-5 nếu có)
… ĐH Kinh tế Huế
… ĐH Kinh tế Đà Nẵng
… ĐH Kinh tế TP HCM
… ĐH Kinh tế Quốc Dân
… Khác