Các Biện Pháp Góp Phần Nâng Cao Khả Năng Ứng Phó Với Stress Của Học Sinh Thpt Có Kiểu Nhân Cách Khác Nhau



tại của mình, chủ động giao tiếp với bạn bè, tham gia các hoạt động tập thể, các câu lạc bộ thể dục thể thao, trao đổi phương pháp học với các bạn và giáo viên… Chúng tôi nhận thấy rằng, V cần nhiều thời gian để có thể thay đổi cách suy nghĩ và tình trạng hiện tại của V là khá cấp bách. Ý định bỏ học vẫn còn, tình trạng lo âu bệnh lý vẫn còn trầm trọng.

Qua đó, chúng tôi thiết nghĩ gia đình cần nhận thức được tính nghiêm trọng của vấn đề mà V phải đối mặt, cần có sự quan tâm, giúp đỡ và thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của V. Theo chúng tôi, có những hướng giải quyết dành cho V hiện tại: Hướng thứ nhất, để giảm thiểu sự căng thẳng cho V thì bố mẹ V không nên kỳ vọng quá cao ở V, động viên khuyến khích và giúp đỡ V vượt qua khó khăn và ứng xử phù hợp khi con bị stress. Đặt mình vào vị trí của con để hiểu và giúp đỡ con cho con niềm tin tưởng. Đây chính là nhân tố giúp V giải tỏa căng thẳng và đồng thời giúp cho việc học của em đạt hiệu quả hơn. Hướng thứ hai, nhà trường cần tổ chức các hoạt động vui chơi, học tập, để giúp em giàm đi những áp lực căng thẳng trong quá trình học . Hướng thứ ba, V cần gặp ngay một nhà tham vấn có uy tín để có thể xin được những lời khuyên bổ ích và nhận được sự hỗ trợ tích cực.

Nhận ét chung qua hai trường hợp

Qua hai trường hợp, chúng ta có thể thấy rằng những khó khăn mà L.H gặp phải trong cuộc sống nhiều hơn so với M.V; khó khăn lớn nhất của M.V thực ra là những áp lực từ việc học tập, thi cử và định hướng nghề nghiệp trong tương lai, cùng với những kỳ vọng quá cao của cha mẹ và người thân. Tuy nhiên, với cách đánh giá các sự kiện gây stress và khả năng ứng phó với stress hoàn toàn khác nhau, mức độ khó khăn mà M.V gặp phải cao hơn. Bên cạnh đó, tuy là học sinh nữ nhưng

L.H tỏ ra kiên cường và bản lĩnh hơn nhiều, trong khi đó M.V thì thiếu nghị lực và lòng quyết tâm. Với tinh thần lạc quan và bằng sự hỗ trợ từ phía thầy cô, bạn bè

L.H tin vào nhận thức của mình trước các khó khăn, stress là hoàn toàn đúng đắn, sử dụng cách ứng phó hiệu quả. Trong khi đó, M.V lại là người thiếu trách nhiệm, thường cô lập và đỗ lỗi cho người khác và làm cho vấn đề nghiêm trọng hơn. Thông qua việc nghiên cứu hai trường hợp điển hình này chúng tôi có thêm một số kiến



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 239 trang tài liệu này.

giải sâu sắc hơn về cách ứng phó stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau. Đồng thời qua đó cũng cho thấy, tinh thần lạc quan, chỗ dựa xã hội và mức độ stress có ảnh hưởng không nhỏ đến cách ứng phó với stress của học sinh.

3.6. Các biện pháp góp phần nâng cao khả năng ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau

Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau - 20

Dựa trên kết quả nghiên cứu thực trạng về cách ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm giúp học sinh nâng cao khả năng ứng phó của mình như sau:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về dấu hiệu, tác hại và tác nhân gây ra stress cho học sinh nói chung và đặc biệt là cho học sinh THPT ở các kiểu nhân cách khác nhau nói riêng.

Mục đích

Trước khi dạy học sinh cách ứng phó với stress trong cuộc sống cần giúp cho học sinh có những hiểu biết cơ bản về dấu hiệu, tác hại cũng như tác nhân gây ra stress. Điều này sẽ giúp học sinh có ý thức kiểm soát các stress tiêu cực nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày.

Nội dung:

Trong biện pháp này, cần dạy cho học sinh cách nhận biết các dấu hiệu và gọi tên được các khó khăn, stress mà học sinh đang phải trải qua. Đồng thời cũng giúp cho học sinh nhận ra được những tác hại của stress gây ra ảnh hưởng lớn đến quá trình học tập cũng như đến đời sống của học sinh. Phổ biến cho học sinh về các cách ứng phó với stress, chỉ ra những cách ứng phó tích cực, có hiệu quả cần hình thành và phát huy ở các em, giúp các em nhận thức được tình trạng thực tế của bản thân, không trốn tránh hay mơ tưởng một cách hão huyền. Xây dựng cho các em niềm tin vững chắc để có thể giải quyết các sự việc, sẽ giúp các em bình tĩnh để tìm ra cách thức giải quyết vấn đề, cố gắng giúp các em tránh những cảm xúc tiêu cực vì nó sẽ khiến cho bản thân ngày càng mệt mỏi và stress sẽ nặng thêm, những cách thức ứng phó k m hiệu quả, thụ động như ―lảng tránh vấn đề‖, ―cô lập bản thân‖… cần được ngăn chặn kịp thời.


Cách thức tiến hành:

Việc triển khai biện pháp này có thể tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau như: trên các phương tiện thông tin đại chúng, cần phải chú ý cung cấp thêm cho học sinh những hiểu biết về stress cũng như cách phòng tránh stress. Đồng thời thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt chuyên đề, thành lập những phòng tham vấn tâm lý nhằm cung cấp cho học sinh những liệu pháp tâm lí cũng như việc huấn luyện cho học sinh cách thức thực hiện một số liệu pháp tâm lí phù hợp.

Biện pháp 2: Nâng cao khả năng tự đánh giá các yếu tố xã hội (khách quan) và cá nhân (chủ quan) tác động đến cách ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau.

Mục đích:

Nâng cao khả năng tự đánh giá các yếu tố xã hội và cá nhân tác động đến cách ứng phó với stress nhằm giúp cho học sinh thấy rõ được mối quan hệ giữa các cách ứng phó với các yếu tố, từ đó có ý thức thay đổi bản thân, sử dụng các nguồn lực cá nhân và xã hội một cách hiệu quả khi ứng phó với những tình huống gây stress trong cuộc sống.

Nội dung:

Cho học sinh THPT thấy được sự tác động của các yếu tố xã hội (khách quan) và cá nhân (chủ quan) đến cách ứng phó với stress như: chỗ dựa xã hội, tính chất của các tác nhân. Hướng dẫn học sinh nhận biết những đặc điểm cá nhân và những yếu tố xã hội tác động đến cách ứng phó của bản thân thông qua các thang đo, bảng kiểm, trắc nghiệm hoặc bảng tự đánh giá. Giúp học sinh thấy được vai trò, ý nghĩa và mức độ tác động của các yếu tố trên đến cách ứng phó với stress trong cuộc sống.

Cách thức tiến hành:

Cách tiến hành tích cực tham gia các hoạt động của lớp, trường tổ chức như các chương trình giao lưu, buổi tọa đàm, học cách chấp nhận hoàn cảnh thực tại, thông qua các buổi sinh hoạt và các buổi ngoại khóa đa dạng, hấp dẫn như tổ chức trò chơi, thi ứng phó với các tình huống giả định, chia sẻ những kinh nghiệm bản thân về ứng phó với stress… Thông qua các hoạt động này, học sinh biết cách phân



tích, nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tích cực, tránh những suy nghĩ tiêu cực, không kiểm soát được tình hình và sử dụng các nguồn lực cá nhân và xã hội một cách hiệu quả để ứng phó với những stress trong cuộc sống.

Tham gia các buổi tọa đàm trực tiếp với các chuyên gia, các khóa tập huấn về k năng sống cho học sinh THPT theo những chủ đề phù hợp như: k năng tự nhận thức bản thân, k năng hợp tác, k năng giải quyết vấn đề và ra quyết định… Việc tham gia những khóa tập huấn này giúp cho học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau nhận thức được giá trị của bản thân tốt hơn và chin chắn hơn trong mọi suy nghĩ, hành động.

Biện pháp 3: Hình thành và phát triển kỹ năng ứng phó với stress cho học sinh nói chung và cho học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau nói riêng.

Mục đích:

Hình thành và phát triển k năng ứng phó với stress cho học sinh nhằm giúp cho học sinh nâng cao khả năng ứng phó với stress một cách có hệ thống, từ nhận thức được tầm quan trọng, trang bị tri thức đến việc vận dụng tri thức đó vào thực tiễn.

Trong biện pháp này, trước hết cần làm cho học sinh hiểu rõ bản chất các cách ứng phó với stress; ưu nhược điểm của từng cách, trên cơ sở đó học sinh nhận biết được các cách ứng phó tích cực, cách ứng phó tiêu cực, từ đó tăng cường sử dụng các cách ứng phó tích cực và loại trừ các cách ứng phó tiêu cực. Mặt khác, cần giúp học sinh nhận biết được những cách ứng phó mà học sinh thường sử dụng trước những tình huống gây stress trong cuộc sống; hướng dẫn học sinh sử dụng các cách ứng phó tích cực; tạo điều kiện cho học sinh vận dụng các kiến thức, hiểu biết về ứng phó vào các tình huống cụ thể.K năng ứng phó là một phần của k năng sống và có quan hệ gần gũi với các nhóm k năng sống khác, chính vì vậy, khi hình thành k năng ứng phó cho học sinh cần kết hợp giáo dục các k năng sống khác như: k năng tự nhận thức bản thân, k năng tìm kiếm sự trợ giúp, k năng giải quyết vấn đề…

Cách thức tiến hành:

Theo cách này, trong nhà trường, việc giáo dục k năng ứng phó với stress có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau như: thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu giữa các đối tượng học sinh để họ có cơ hội bày tỏ những tâm tư,



tình cảm nguyện vọng của mình… Triển khai các biện pháp trên trong các hoạt động ngoại khóa và các buổi sinh hoạt của câu lạc bộ k năng sống với những hoạt động đa dạng, hấp dẫn như: tổ chức trò chơi, chia sẻ kinh nghiệm bản thân về cách kiểm soát stress… Tích hợp lồng gh p với các môn học, giáo dục giá trị sống, ứng phó với căng thẳng ngay trong nhà trường.

Biện pháp 4: Xây dựng và sử dụng hiệu quả mạng lưới liên kết giữa học sinh với gia đình và các tổ chức, đoàn thể xã hội nhằm hỗ trợ kịp thời và nâng cao khả năng ứng phó với stress cho học sinh THPT.

Mục đích:

Nhằm huy động sự tham gia, phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức, đoàn thể xã hội để các tác động đưa ra được thống nhất và mang lại hiệu quả thiết thực. Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục và nâng cao khả năng ứng phó stress cho học sinh THPT. Nhờ có mối liên hệ với gia đình, giáo viên có thể hiểu rõ hơn về hoàn cảnh sống của học sinh và khả năng ứng phó với stress của các em, từ đó lựa chọn nội dung, biện pháp giáo dục cụ thể, phù hợp.

Nội dung:

Giáo viên và gia đình cần thường xuyên liên lạc trao đổi với nhau về những khó khăn, áp lực mà học sinh gặp phải tại gia đình và trong nhà trường, xác định những mặt tích cực và hạn chế trước, trong và sau khi ứng phó với stress, trao đổi những khả năng ứng phó với stress có thể rèn luyện tại gia đình và nhà trường, những khả năng ứng phó với stress mà các em học được ở trong nhà trường cần được gia đình củng cố và phát triển. Cần phối hợp với gia đình và nhà trường THPT để định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở trưởng và nguyện vọng mong muốn của các em. Điều này góp phần giảm thiểu những stress có thể xảy ra vì các em không phải chịu áp lực từ sự kỳ vọng quá cao của gia đình hoặc hoang mang về năng lực của mình.

Cách thức tiến hành:

Biện pháp này có thể được tiến hành thông qua các buổi tọa đàm trao đổi kinh nghiệm giữa nhà trường và gia đình… Giáo viên khi cần có thể làm việc trực tiếp



với phụ huynh học sinh, nhất là gia đình của những em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và còn hạn chế về k năng ứng phó với stress để trao đổi và tìm hướng giúp đỡ phù hợp.

Nhà trường cũng cần phối hợp với chính quyền địa phương trong việc theo dõi, giám sát tình hình thực tế ở những gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhất là những vấn đề liên quan đến cuộc sống (khó khăn về kinh tế…). Sự phối hợp còn được thực hiện qua việc tổ chức các chương trình hoạt động hướng tới việc giáo dục khả năng ứng phó với stress cho các em.

Ngoài ra, xã hội và các nhà trường phổ thông cần có những chủ trương, chính sách quan tâm hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó. Các tổ chức trong nhà trường phổ thông hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng học sinh này đang ít và hoạt động nhiều lúc còn thiếu hiệu quả. Việc không phân biệt đối xử các nhóm học sinh khác nhau có thể là dấu hiệu tích cực, nhưng trong thực tế, sự hỗ trợ đặc biệt cho học sinh có khó khăn là việc làm cần thiết. Học sinh cần được hỗ trợ để có thể hiểu rõ hơn về mục tiêu của các môn học, nội dung của từng bài học cụ thể; để làm quen với môi trường học tập mới và để phát triển phương pháp học tập phù hợp với bậc học THPT. Học sinh cũng cần được hỗ trợ về mặt tinh thần, đối phó với căng thẳng, áp lực trong học đường để có thể học tập tốt hơn.

Biện pháp 5: Triển khai và phát huy hiệu quả hoạt động của trung tâm tư vấn, tham vấn học đường cho học sinh trong nhà trường phổ thông.

Mục đích:

Việc xây dựng trung tâm tham vấn học đường trong các nhà trường phổ thông nhằm phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp (khi cần thiết) đối với học sinh đang gặp phải khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống để tìm hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra; góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và thân thiện. Như hai trường hợp điển hình được trình bày trong phần trên, sự tư vấn, giúp đỡ là rất cần thiết để các em có những k năng ứng phó với stress một cách phù hợp để vươn lên trong cuộc sống.

Ngoài ra, việc xây dựng trung tâm tham vấn học đường cho học sinh trong trường phổ thông còn giúp hỗ trợ học sinh rèn luyện k năng sống, tăng cường ý



chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách cho học sinh.

Nội dung:

Hiệu quả hoạt động của các trung tâm tham vấn phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức, kinh nghiệm, sự quan tâm và nhiệt tình của những người làm công tác này. Trong điều kiện nhà trường chưa thể có những chuyên gia tâm lý, có thể liên kết một số giáo viên có kinh nghiệm, nhiệt tình để mở phòng tham vấn ngay tại trường. Hoạt động của trung tâm này có thể định kỳ (một số buổi trong tuần) hoặc liên tục tùy theo đặc điểm riêng của từng trường.

Các nội dung tư vấn trong nhà trường phổ thông như: tư vấn tâm lý lứa tuổi, giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên; giáo dục k năng, biện pháp ứng xử văn hóa, phòng, chống bạo lực, xâm hại và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; tư vấn tăng cường khả năng ứng phó với stress, giải quyết vấn đề phát sinh trong mối quan hệ gia đình, thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác. Bên cạnh đó, tư vấn k năng, phương pháp học tập hiệu quả và định hướng nghề nghiệp. Tham vấn tâm lý đối với học sinh gặp khó khăn cần hỗ trợ, can thiệp, giải quyết kịp thời. Phối hợp với gia đình học sinh trong việc giới thiệu, hỗ trợ đưa học sinh đến các cơ sở chuyên ngành, chuyên gia điều trị tâm lý đối với các trường hợp học sinh bị rối loạn tâm lý nằm ngoài khả năng tư vấn của nhà trường.

Cách thức tiến hành:

Các trường xây dựng các chuyên đề về tư vấn tâm lý cho học sinh và bố trí thành các bài giảng riêng hoặc lồng gh p trong các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn - Đội; Tổ chức dạy tích hợp các nội dung tư vấn tâm lý cho học sinh trong các môn học chính khóa và hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Đồng thời tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, tọa đàm về các chủ đề liên quan đến nội dung cần tư vấn cho học sinh; cung cấp tài liệu, thường xuyên trao đổi với cha mẹ học sinh về diễn biến tâm lý và các vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ cho học sinh.

Tư vấn, tham vấn riêng, tư vấn nhóm, trực tiếp tại phòng tư vấn; tư vấn các vấn đề chung trực tuyến qua mạng nội bộ, trang thông tin điện tử của nhà trường, email, mạng xã hội, điện thoại và các phương tiện thông tin truyền thông khác.



Tiểu kết chương 3


Nghiên cứu thực tế về cách ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau đưa ra những kết quả như sau:

Nhìn chung, kiểu nhân cách nổi trội của học sinh THPT là kiểu nhân cách dễ mến, tiếp theo là kiểu nhân cách nhạy cảm, theo sau là kiểu nhân cách hướng ngoại và sẵn sàng trải nghiệm, cuối cùng là kiểu nhân cách tận tâm.

Có sự khác biệt về kiểu nhân cách giữa học sinh nam và học sinh nữ. Học sinh nữ có kiểu nhân cách nhạy cảm cao hơn học sinh nam, trong khi đó học sinh nam có kiểu nhân cách sẵn sàng trải nghiệm và tận tâm cao hơn học sinh nữ. Đồng thời, cũng có sự khác biệt đáng kể về kiểu nhân cách giữa học sinh các khối lớp khác nhau. Trong đó, các em học sinh khối lớp 12 có kiểu nhân cách ―nhạy cảm‖,

―sẵn sàng trải nghiệm‖, ―dễ mến‖ và ―tận tâm‖ cao hơn so với học sinh khối lớp 10, lớp 11.

Học sinh THPT sử dụng khá phong phú và đa dạng các loại ứng phó từ các loại ứng phó hiệu quả cho đến k m hiệu quả. Sự không ổn định và nhất quán này làm giảm sức mạnh vốn có của các cách ứng phó hiệu quả. Không có sự khác biệt đáng kể trong việc sử dụng các cách ứng phó ngoại trừ học sinh nữ sử dụng các cách ứng phó ―mơ tưởng”, “bộc lộ cảm xúc” nhiều hơn học sinh nam và học sinh nam thì sử dụng cách ứng phó “giải quyết vấn đề” nhiều hơn học sinh nữ. Học sinh khối lớp 10, 11 và 12 không khác nhau nhiều về các cách ứng phó với stress ngoại trừ học sinh khối lớp 12 sử dụng một số cách ứng phó kém hiệu quả có phần nhiều hơn học sinh các khối còn lại.

Học sinh THPT có các kiểu nhân cách khác nhau thì việc sử dụng các cách ứng phó với stress cũng có sự khác biệt. Cụ thể như: kiểu nhân cách nhạy cảm có khuynh hướng sử dụng các cách ứng phó như ―đổ lỗi cho bản thân‖, ―mơ tưởng‖ và

―cô lập bản thân‖; kiểu nhân cách hướng ngoại thì thường sử dụng cách ứng phó

―tìm kiếm hỗ trợ xã hội‖; kiểu nhân cách sẵn sàng trải nghiệm thì thường chọn cách ứng phó ―giải quyết vấn đề‖ hơn kiểu nhân cách dễ mến và tận tâm... Đó là những

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2024