Khái Niệm, Ý Nghĩa, Nhiệm Vụ Và Nội Dung Của Phân Tích Và Dự Đoán Thống Kê

BÀI TẬP


Bài 1

Có số liệu thu thập về nhóm máu của 25 bệnh nhân như sau:


A

B

B

AB

O

O

O

B

AB

B

B

B

O

A

O

A

O

O

O

AB

AB

A

O

B

A

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Nguyên lý thống kê kinh tế - 7

Yêu cầu:Hãy tiến hành phân tổ theo nhóm máu của bênh nhân.

Bài 2

Có số liệu về điểm kinh tế chính trị của 30 sinh viên như sau:


9

6

7

7

7

6

5

5

7

6

7

5

7

5

6

6

7

7

7

5

5

6

9

7

9

6

7

6

6

7

Yêu cầu:Tiến hành phân tổ và nêu nhận xét về tình hình học tập môn kinh tế chính trị của 30 sinh viên.

Bài 3

Khảo sát 20 bệnh nhân hút thuốc lá thu được dữ liệu như sau. Mỗi giá trị là số điếu thuốc mà người bệnh hút trong một ngày.

10

22

11

13

5

8

13

9

12

11

6

17

18

15

16

14

19

14

15

11

Yêu cầu: Hãy tiến hành phân tổ theo số điếu thuốc mà người bệnh hút trong ngày.

Bài 4

Có bảng số liệu về năng suất lúa (tạ /ha) của 50 hộ gia đình như sau:


36

41

32

44

33

41

38

44

43

42

30

35

35

43

48

46

48

49

39

49

46

42

41

51

36

42

44

34

46

34

36

47

42

41

37

47

49

38

41

39

40

44

48

42

46

52

43

41

52

50

Yêu cầu: Hãy tiến hành phân tổ theo năng suất lúa.

Bài 5

Thời gian cần thiết (tính bằng giây) để hoàn thiện 1 sản phẩm của 40 công nhân thuộc phân xưởng hoàn thiện được theo dòi như sau:

69

65

72

71

60

61

74

73

75

73

65

68

74

72

63

67

68

72

69

66

65

73

73

69

75

76

70

70

63

64

60

67

61

62

69

74

68

73

77

74

Yêu cầu:Xây dựng bảng phân tổ với số tổ là 6 và khoảng cách tổ đều nhau.

Bài 6

Có tài liệu theo dòi thời gian thực hiện hợp đồng của một doanh nghiệp xuất khẩu (đơn vị: ngày):

8

10

19

20

9

26

16

12

14

16

19

12

17

18

7

14

6

13

3

23

4

16

20

20

7

5

17

11

15

6

10

21

17

4

15

22

27

11

19

18

21

18

9

19

14

21

17

8

Yêu cầu:

a. Xây dựng bảng phân tổ thời gian thực hiện hợp đồng với khoảng cách tổ đều nhau bằng 6 ngày.

b. Nhận xét về thời gian thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp.

c. Giả sử tại đầu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp đặt mục tiêu là thực hiện được 50% số hợp đồng trong vòng nửa tháng, vậy trong kỳ, doanh nghiệp có thực hiện được mục tiêu này không? Giải thích.

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỐNG KÊ


3.1. Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ và nội dung của phân tích và dự đoán thống kê

3.1.1. Khái niệm phân tích và dự đoán thống kê

Phân tích và dự đoán thống kê là nêu lên một cách tổng hợp, qua các biểu hiện về lượng, bản chất, tính quy luật của các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội trong điều kiện cụ thể về thời gian và không gian, đồng thời nêu lên các mức độ của hiện tượng trong tương lai.

Nói một cách cụ thể, phân tích và dự đoán thống kê là việc vận dụng các phương pháp so sánh, đối chiếu, liên kết, tính toán,... các con số đã thu được trong điều tra và tổng hợp thống kê nhằm xác định các mức độ, nêu lên sự biến động, tính quy luật, biểu hiện tính chất và trình độ chặt chẽ của mối liên hệ giữa các hiện tượng, dự đoán tình hình phát triển trong tương lai của hiện tượng. Khác với các loại phân tích khác, phân tích và dự đoán thống kê phải lấy các con số thống kê làm tư liệu, lấy các biểu hiện về lượng làm căn cứ, lấy các phương pháp thống kê làm công cụ.

Kết quả của phân tích thống kê phụ thuộc chặt chẽ vào kết quả của điều tra và tổng hợp thống kê. Chỉ có dựa trên cơ sở số liệu điều tra phong phú, chính xác, kết quả tổng hợp thật sự khoa học thì phân tích thống kê mới có khả năng rút ra được những kết luận đúng đắn. Vì vậy, muốn phân tích thống kê có chất lượng, trước hết cần phải làm tốt giai đoạn điều tra và tổng hợp thống kê. Nếu không, dù có tốn nhiều công sức, phương pháp phân tích, dự đoán có hiện đại và khoa học đến mấy, kết quả phân tích cũng bị hạn chế, thậm chí có thể làm sai lệch bản chất của hiện tượng.

3.1.2. Ý nghĩacủa phân tích và dự đoán thống kê

Là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu thống kê, phân tích thống kê có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định thành công của toàn bộ quá trình.

Trước hết, phân tích thống kê là biểu hiện tập trung kết quả của toàn bộ quá trình nghiên cứu thống kê. Tài liệu điều tra và tổng hợp thống kê chỉ có trải qua một sự phân tích sâu sắc, toàn diện và khoa học mới có thể nêu lên được biểu hiện về lượng bản chất, tính quy luật của hiện tượng. Khi đó, mục đích cuối cùng của thống kê mới đạt được và thống kê mới thực sự trở thành một trong những công cụ sắc bén nhất để nhận thức xã hội như V.I. Lênin đã nói. Vì vậy, có thể nói, phân tích thống kê là công việc không thể thiếu được trong toàn bộ quá trình nghiên cứu thống kê.

Phân tích thống kê giúp nêu rò bản chất, quy luật phát triển của hiện tượng nghiên cứu. Nếu không có phân tích thống kê thì các tài liệu mà điều tra và tổng hợp thu được cũng chỉ là những con số đơn điệu, rời rạc. Chỉ có trên cơ sở so sánh, đối chiếu, liên kết chúng lại với nhau, gắn kết với các điều kiện kinh tế - xã hội có liên quan ta mới có thể thấy rò ý nghĩa kinh tế - xã hội mà các con số đó phản ánh, trên cơ

sở đó đánh giá được thực trạng, bản chất và quy luật phát triển của hiện tượng. Chẳng hạn như sau khi tổng hợp số liệu điều tra về tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp Hà Nội ta mới thu được các con số cụ thể về số lượng lao động, năng lực về vốn, tài sản, các kết quả sản xuất đạt được qua các năm,...Nếu để chúng độc lập với nhau thì chưa cho ta kết luận gì về tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Chỉ đến khi liên kết, so sánh, đối chiếu các con số, ta mới có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng lao động, vốn, tài sản của từng doanh nghiệp cũng như của toàn bộ các doanh nghiệp này mới có thể đánh giá được hiệu quả đó là cao hay thấp, các yếu tố chủ yếu nào tác động đến chúng, muốn nâng cao hiệu quả sản xuất cần phải làm gì,... So sánh các con số này qua thời gian mới thấy rò được xu hướng biến động về tình hình sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Hà Nội,...

Phân tích thống kê giúp thấy rò các mối liên hệ giữa các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội, trên cơ sở đó tìm ra nguyên nhân, động lực và đề ra các giải pháp phát triển. Nhờ việc vận dụng các phương pháp phân tích thống kê, hồi quy tương quan, phân tích thành phần chính,... ta có thể phát hiện, đo lường cụ thể các mối liên hệ nội tại giữa các bộ phận trong tổng thể, giữa các hiện tượng nghiên cứu với các hiện tượng có liên quan, chẳng hạn như ảnh hưởng cụ thể của nước, giống, phân bón, chất đất,... đến năng suất thu hoạch cây trồng, ảnh hưởng của lao động, vốn, công nghệ,... đến kết quả sản xuất của từng đơn vị cũng như của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Chính nhờ việc phân tích này ta có thể đo lường một cách khá cụ thể ảnh hưởng tác động của từng yếu tố. Từ đó tìm ra các nguyên nhân chủ yếu cản trở sự phát triển của hiện tượng và đồng thời tìm biện pháp khắc phục, giúp hiện tượng phát triển nhanh, đúng hướng.

Phân tích và dự đoán thống kê giúp hoạch định kế hoạch phát triển trong tương lai. Bất kỳ một nền kinh tế nào, không phân biệt chế độ chính trị, cũng như bất kỳ một đơn vị cơ sở nào, muốn tiến lên, cần phải định hướng phát triển trong tương lai thông qua các chiến lược, các quy hoạch hoặc các kế hoạch phát triển. Muốn làm được điều này, người ta phải sử dụng các con số thống kê đã được điều tra, tổng hợp chính xác làm căn cứ, làm cơ sở và các phương pháp phân tích thống kê làm phương tiện để xác định hiện trạng, các điểm mạnh, điểm yếu đang tồn tại, tức là xác định điểm đứng của nền kinh tế, của đơn vị. Chỉ có trên cơ sở điểm đứng được xác định chuẩn xác người ta mới có thể vạch ra định hướng phát triển trong tương lai thông qua hàng loạt các dự án thống kê, như dự đoán về lao động, tiền vốn, công nghệ,... thậm chí dự đoán về xu hướng biến động của xã hội, các yếu tố tác động đến quá trình sản xuất, tiêu dùng,...

3.1.3. Các nguyên tắc của phân tích và dự đoán thống kê

Phân tích và dự đoán thống kê phải dựa trên một cơ sở khoa học nhất định. Để đảm bảo cơ sở khoa học này, phân tích và dự đoán thống kê phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau:

- Phân tích thống kê phải tiến hành trên cơ sở phân tích lý luận kinh tế - xã hội.

Thống kê nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội (thống kê kinh tế - xã hội) trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Vì vậy, muốn vận dụng các phương pháp phân tích và dự đoán, muốn xác định các chỉ tiêu nói lên bản chất và quy luật phát triển của hiện tượng, thống kê cần dựa trên cơ sở phân tích lý luận sâu sắc và toàn diện đối với hiện tượng nghiên cứu. Thiếu sự phân tích lý luận thì việc xác định các chỉ tiêu chỉ còn đơn thuần là việc tính toán theo các công thức toán học thuần túy mà không thấy rò được ý nghĩa, nội dung kinh tế - xã hội của các chỉ tiêu tính được.

Chẳng hạn, muốn phân tích, đánh giá tình hình sản xuất công nghiệp nước ta hiện nay, ta phải dựa trên cơ sở lý luận về sản xuất công nghiệp, các bộ phận cấu thành của nó, vai trò, đặc điểm của sản xuất công nghiệp nước ta đặc biệt là trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đường lối và các chính sách quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước, nhất là chủ trương thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước,... Chỉ có dựa trên cơ sở phân tích lý luận sâu sắc đó, ta mới xác định được chính xác hệ thống chỉ tiêu cần phân tích và ý nghĩa của các chỉ tiêu tính được, như các chỉ tiêu về lao động, vốn, tài sản, kết quả sản xuất, hiệu quả sử dụng lao động, tiền vốn và tài sản cố định, các chỉ tiêu về giá thành, lợi nhuận,... cũng như các chỉ tiêu phản ánh các mối quan hệ chủ yếu của sản xuất công nghiệp, như mối quan hệ giữa các ngành sản xuất công nghiệp, giữa công nghiệp trung ương và địa phương, giữa các thành phần kinh tế trong sản xuất công nghiệp,...

Cũng cần chú ý là giữa phân tích thống kê và phân tích lý luận có mối liên hệ mật thiết với nhau. Phân tích lý luận là cơ sở cho phân tích thống kê. Ngược lại, kết quả của phân tích thống kê lại là luận chứng cho sự chính xác của phân tích lý luận và góp phần làm cho phân tích lý luận ngày càng phát triển hoàn thiện và manh mẽ.

- Phân tích thống kê phải căn cứ vào toàn bộ sự kiện và phân tích trong sự liên hệ ràng buộc lẫn nhau giữa các hiện tượng.

Nghiên cứu thống kê là nghiên cứu quy luật về lượng của hiện tượng. Để tìm ra được bản chất và quy luật phát triển của hiện tượng, người ta phải dựa trên cơ sở nghiên cứu hiện tượng số lớn. Do đó, khi tiến hành phân tích thống kê, ta cũng phải dựa trên toàn bộ sự thật đã được điều tra, tổng hợp. Tuyệt đối không được tùy tiện lựa chọn ra một vài hiện tượng cá biệt để phân tích rút ra kết luận. Chỉ khi đó, các yếu tố

ngẫu nhiên mới được bù trừ, triệt tiêu nhau, bản chất quy luật phát triển của hiện tượng mới được bộc lộ một cách chính xác, các nguyên nhân làm cho hiện tượng thay đổi, phát triển mới được sáng tỏ. Nói cụ thể hơn, phân tích thống kê phải sử dụng một lượng lớn các tài liệu đã thu thập được, không chỉ tài liệu về hiện tượng nghiên cứu, mà phải sử dụng cả những tài liệu có liên quan. Ví dụ như khi nghiên cứu, đánh giá về tình hình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, ta không những phải căn cứ vào toàn bộ các tài liệu phản ánh điều kiện, kết quả sản xuất kinh doanh của nó như vốn, lao động, tài sản thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, doanh thu, giá trị sản xuất, lợi nhuận,... của kỳ nghiên cứu, mà còn cả số liệu của các thời kỳ khác, thậm chí của các doanh nghiệp có liên quan. Đồng thời còn cần đến cả những tài liệu về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương nơi doanh nghiệp đó đặt trụ sở hay cung cấp sản phẩm,... chỉ như thế mới có thể đánh giá được đúng đắn tình hình phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nguyên nhân của sự thành công hay thất bại một cách chính xác.

Mặt khác, các hiện tượng mà thống kê nghiên cứu thường là các hiện tượng phức tạp và luôn tồn tại trong mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy, khi thực hiện phân tích thống kê cũng luôn phải đặt hiện tượng được nghiên cứu trong mối liên hệ với các hiện tượng khác. Tuyệt đối không được tách rời, cô lập hiện tượng nghiên cứu.

- Đối với các hiện tượng có tính chất và hình thức phát triển khác nhau phải áp dụng các phương pháp phân tích thống kê khác nhau.

Thống kê có nhiều phương pháp phân tích khác nhau.Mỗi phương pháp đều có đặc điểm riêng, tác dụng, ưu nhược điểm riêng và điều kiện vận dụng riêng. Vì vậy không thể áp dụng một phương pháp nào đó cho mọi trường hợp và trong một trường hợp cụ thể nào đó cũng không thể áp dụng mọi phương pháp phân tích. Khi tiến hành phân tích, phải căn cứ vào mục đích, nội dung nghiên cứu, đặc điểm, tính chất và hình thức phát triển của hiện tượng mà vận dụng, thay đổi, kết hợp các phương pháp phân tích thống kê một cách linh hoạt nhằm phản ánh đúng bản chất, quy luật phát triển của hiện tượng. Chẳng hạn như phân tích quy luật biến động của hiện tượng qua thời gian khác với phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch và cũng khác với phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiện tượng nghiên cứu, hoặc cũng là nhằm đánh giá quy luật biến động của hiện tượng, nhưng biến động tình hình dân số của một địa phương lại khác với biến động về kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy, cũng phải dùng các phương pháp phân tích khác nhau.

Như vậy, trước khi tiến hành phân tích thống kê, cần phải xác định được phương pháp phân tích phù hợp căn cứ vào các yếu tố sau:

+ Mục đích, nội dung nghiên cứu, tức là những yêu cầu cần đạt được, những vấn đề cần giải đáp cụ thể. Khi nhiệm vụ của phân tích được xác định cụ thể, rò ràng thì

mới quyết định được cần sử dụng những tài liệu nào, tính toán những chỉ tiêu nào, vận dụng phương pháp nào để tìm ra được những kết luận cần thiết.

+ Đặc điểm, tính chất và hình thức phát triển của hiện tượng nghiên cứu.

+ Khả năng của nhà tổ chức nghiên cứu, người thực hiện phân tích thống kê. Khả năng của nhà nghiên cứu thể hiện ở năng lực tài chính, điều kiện thời gian, trình độ chuyên môn, trình độ áp dụng công nghệ và kinh nghiệm nghiên cứu của họ. Tất cả những điều này ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp.

3.2. Phân tích thống kê mức độ của hiện tượng

3.2.1. Chỉ tiêu mức độ khối lượng tuyệt đối trong thống kê

3.2.1.1. Đặc điểm, ý nghĩa của chỉ tiêu mức độ khối lượng tuyệt đối

a. Khái niệm chỉ tiêu mức độ khối lượng tuyệt đối

Chỉ tiêu mức độ khối lượng tuyệt đối trong thống kê là chỉ tiêu biểu hiện bằng số tuyệt đối tổng hợp mặt lượng cụ thể của hiện tượng kinh tế - xã hội, kinh doanh sản xuất – dịch vụ trong thời gian, địa điểm nhất định.

Chỉ tiêu mức độ khối lượng tuyệt đối thể hiện bằng số tuyệt đối cụ thể nói lên quy mô phát triển của hiện tượng nghiên cứu. Do đó còn được gọi là mức độ tuyệt đối

– số tuyệt đối trong thống kê.

Chỉ tiêu mức độ khối lượng tuyệt đối của hiện tượng nghiên cứu có 2 biểu hiện:

- Biểu hiện số đơn vị của tổng thể hay của bộ phận trong tổng thể. Ví dụ, số doanh nghiệp của công ty M, số công nhân của một doanh nghiệp, số nhân khẩu trong hộ gia đình, tổng dân số của một địa phương…

- Biểu hiện tổng trị số của một tiêu thức, một chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Ví dụ giá trị sản lượng sản phẩm, giá trị sản xuất, tổng doanh số bán lẻ, tổng doanh thu, tổng kim ngạch xuất

– nhập khẩu, tổng quỹ tiền lương, tổng chi phí sản xuất, tổng mức tiền lương…

b. Đặc điểm của chỉ tiêu mức độ khối lượng tuyệt đối

- Chỉ tiêu mức độ khối lượng tuyệt đối trong thống kê luôn luôn gắn liền với hiện tượng kinh tế - xã hội nhất định. Mỗi con số mức độ khối lượng tuyệt đối đều mang trong nó một nội dung kinh tế nhất định ở từng thời gian và địa điểm nhất định. Do đó, muốn xác định đúng đắn mức độ khối lượng tuyệt đối trong thống kê, vấn đề quan trọng trước tiên phải xác định cụ thể nội dung kinh tế chứa đựng vốn có.

- Chỉ tiêu mức độ khối lượng tuyệt đối trong thống kê không phải là những con số toán học lựa chọn tùy ý mà là những con số thu được qua phương pháp thống kê phù hợp: phương pháp điều tra, thu thập ghi chép được các mức độ khối lượng tuyệt đối về một chỉ tiêu nào đó như dân số của một địa phương, hàng hóa tồn kho; nguyên vật liệu, tài sản cố định có ở cuối kỳ; sản lượng cây trồng… Hoặc có thể tính được mức độ khối lượng tuyệt đối tồn kho – cuối kỳ của một chỉ tiêu thuộc hiện tượng nghiên cứu nào đó, bằng phương pháp tính sau đây:

Khối lượng tồn kho cuối kỳ

Khối lượng tồn

=

kho đầu

kỳ


Khối lượng

+ nhập kho - trong kỳ

Khối lượng xuất kho trong kỳ

c. Ý nghĩa tác dụng của chỉ tiêu mức độ khối lượng tuyệt đối

Chỉ tiêu mức độ khối lượng tuyệt đối cho ta nhận thức rò ràng, cụ thể, có sức thuyết phục không thể phủ nhận về khối lượng, quy mô kết quả thực tế phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội tại thời gian và thời điểm cụ thể. Mức độ khối lượng tuyệt đối là cơ sở đầu tiên thực hiện phân tích thống kê đồng thời còn là cơ sở để tính các chỉ tiêu mức độ khối lượng tăng trưởng, mức độ khối lượng bình quân, chỉ tiêu tốc độ phát triển, tốc độ tăng trưởng… của hiện tượng kinh tế - xã hội nghiên cứu. Mức độ khối lượng tuyệt đối còn là căn cứ quan trọng không thể thiếu được trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch ngắn hạn, dài hạn; trong việc chỉ đạo thực hiện và kiểm tra tình hình kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Tóm lại, chỉ tiêu mức độ khối lượng tuyệt đối là chỉ tiêu tổng hợp cơ bản nhất, được sử dụng rộng rãi nhất, phổ biến nhất trong công tác thống kê, kế hoạch nói chung và trong phân tích hoạt động kinh tế của đơn vị kinh doanh nói riêng. Chỉ tiêu mức độ khối lượng tuyệt đối vốn có ý nghĩa tác dụng to lớn đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Nhà nước và các cấp quản lý trong việc phát triển kinh tế - xã hội, quản lý nền kinh tế quốc dân phát triển có kế hoạch cân đối nhịp nhàng với tốc độ cao, tăng trưởng nhanh. Chỉ tiêu mức độ khối lượng tuyệt đối còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đề ra đường lối, chính sách và hoạch định phát triển kinh tế - xã hội.

3.2.1.2. Đơn vị tính toán chỉ tiêu mức độ khối lượng tuyệt đối thống kê

Tùy theo tính chất vật lý, cơ học của hiện tượng kinh tế - xã hội nghiên cứu và mục đích nghiên cứu, chỉ tiêu mức độ khối lượng tuyệt đối có thể tính theo các đơn vị đo lường cụ thể phù hợp với từng loại hiện tượng nghiên cứu.

- Đơn vị hiện vật: Đơn vị tính toán phù hợp với đặc điểm tính chất vật lý, cơ học của hiện tượng nghiên cứu, được sử dụng tính mức độ khối lượng tuyệt đối của một loại hiện tượng kinh tế - xã hội đồng nhất, phản ánh quy mô của tổng thể hiện tượng nghiên cứu đồng chất bao gồm những đơn vị cùng loại hình kinh tế xã hội. Đơn vị hiện vật có thể xem xét các góc độ: Đơn vị hiện vật tự nhiên như kg, tấn, lít, mét, m2, m3, ha, con, cái, chiếc… Đơn vị hiện vật kép như Kw - h, tấn - km, lượt người – km.

Không thể sử dụng đơn vị hiện vật để tổng hợp khối lượng tuyệt đối chung của các hiện tượng kinh tế - xã hội không cùng một loại hình, khác nhau về chất, chủng loại, thành phần cấu tạo, tên gọi….

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022