sinh N.H.N học sinh lớp 12 trường THPT L.Đ.B (Thanh Hóa) chia sẻ ―Em thường nhờ bạn trai hỗ trợ‖. Bạn T.G.M học sinh lớp 10 trường THPT Đ.M (Hà Nội) thì tâm sự: ―Nếu gặp những vấn đề căng thẳng trong cuộc sống thì người đầu tiên em s nhờ đến giáo viên mà em yêu thích để xin ý kiến, sau đó là bạn bè đồng trang lứa, cuối cùng là gia đình‖. Có thể thấy được nhu cầu tìm kiếm chỗ dựa xã hội của các em rất cao cho nên các dịch vụ tư vấn, tham vấn tâm lý chuyên nghiệp nên được thành lập và tổ chức rộng rãi trong xã hội để đáp ứng nhu cầu của các em.
3.4.2.2. Ảnh hưởng của tinh thần lạc quan – bi quan đến cách ứng phó với stress của học sinh THPT
Liệu tinh thần lạc quan, bi quan của cá nhân học sinh có ảnh hưởng đến cách ứng phó với stress của các em học sinh hay không? Để trả lời cho câu hỏi đó, chúng tôi đã lựa chọn cách ứng phó với stress là một biến số phụ thuộc và tinh thần lạc quan, bi quan là những biến số độc lập để đưa vào các mô hình hồi quy. Kết quả xử lý cho thấy, tinh thần lạc quan – bi quan có thể giải thích được 9,6% sự thay đổi cách ứng phó với stress (R2 = 0,096). Hệ số Sig của kiểm định F = 0,000 < 0,05
cho biết mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng phù hợp với tổng thể. Hệ số VIF của các biến độc lập < 2 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến.
Bảng 3.17. Phân tích hồi quy ảnh hưởng của tinh thần lạc quan – bi quan đến cách ứng phó với stress của học sinh THPT
Hệ số hồi quy đ chuẩn hóa | Sig | VIF | |
Beta | |||
Lạc quan | 0,312 | 0,000 | 1,064 |
Bi quan | -0,144 | 0,000 | 1,064 |
Hệ số R2 | 0,096 | ||
Hệ số R2 hiệu chỉnh | 0,093 | ||
Hệ số Sig của kiểm định F | 0,000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cách Ứng Phó Với Stress Của Học Sinh Thptdưới Góc Độ Khối Lớp
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cách Ứng Phó Với Stress Của Học Sinh Trung Học Phổ Thôngcó Kiểu Nhân Cách Khác Nhau
- Hệ Số Tương Quan Giữa Tinh Thần Lạc Quan Và Các Cách Ứng Phó Với Stress Của Học Sinh Thpt
- Các Biện Pháp Góp Phần Nâng Cao Khả Năng Ứng Phó Với Stress Của Học Sinh Thpt Có Kiểu Nhân Cách Khác Nhau
- Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau - 21
- Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau - 22
Xem toàn bộ 239 trang tài liệu này.
Biến phụ thuộc: cách ứng phó
Giá trị Beta cho thấy, yếu tố tinh thần lạc quan có ảnh hưởng mạnh đến sự thay đổi cách ứng phó với stress của học sinh THPT (Beta = 0,312). Thêm vào đó,
trong khi yếu tố tinh thần lạc quan ảnh hưởng đến cách ứng phó theo chiều thuận thì tinh thần bi quan lại ảnh hưởng đến cách ứng phó theo chiều nghịch (Beta = - 0,144). Điều này cho ta thấy rằng, học sinh càng có có tinh thần lạc quan cao thì các em sẽ có xu hướng càng lựa chọn các cách ứng phó ―giải quyết vấn đề‖ hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ từ người khác. Ngược lại, những học sinh có tinh thần bi quan cao có khuynh hướng sử dụng cách ứng phó kém hiệu quả và nhìn nhận mọi vấn đề theo chiều hướng tiêu cực. Kết quả nghiên cứu này không tương đồng với nghiên cứu của tác giả Đinh Thị Hồng Vân (2014) khi cho rằng: tính lạc quan có mối quan hệ với các cách ứng phó với cảm xúc âm tính, song mức độ dự báo của tính lạc quan đối với các cách ứng phó với cảm xúc âm tính trong quan hệ xã hội không cao [60].
3.4.2.3. Ảnh hưởng của mức độ stress đến cách ứng phó với stress của học sinh THPT
Để tìm hiểu ảnh hưởng của mức độ stress đến cách ứng phó với stress của học sinh THPT, chúng tôi đã lựa chọn cách ứng phó với stress là một biến số phụ thuộc và mức độ stress là biến độc lập để đưa vào mô hình hồi quy tuyến tính. Kết quả xử lý số liệu cho thấy biến số mức độ stress có thể giải thích được 2,1% sự thay đổi cách ứng phó với stress của học sinh (R2 = 0,021). Hệ số Sig của kiểm định F = 0,000 < 0,05 cho biết mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng phù hợp với tổng thể mẫu nghiên cứu.
Bảng 3.18. Phân tích hồi quy ảnh hưởng của mức độ stress đến cách ứng phó với stress của học sinh THPT
Hệ số hồi quy đ chuẩn hóa | Sig | VIF | |
Beta | |||
Mức độ stress | 0,146 | 0,000 | 1,000 |
Hệ số R2 | 0,021 | ||
Hệ số R2 hiệu chỉnh | 0,020 | ||
Hệ số Sig của kiểm định F | 0,000 |
Biến phụ thuộc: cách ứng phó
Từ kết quả số liệu ở bảng 3.18 cho thấy ảnh hưởng của mức độ stress đến các cách ứng phó với stress của học sinh THPT là chưa cao theo chiều thuận (Beta =
0,146). Có nghĩa là những học sinh có mức độ stress cao sẽ có cách ứng phó tốt hơn, bởi họ luôn nhìn nhận vấn đề mà họ đối mặt một cách lạc quan, làm cho mọi việc trở nên đơn giản hơn.
Tóm lại, biến số chỗ dựa xã hội có thể giải thích được 11% sự biến thiên của biến số cách ứng phó với stress; biến số tinh thần lạc quan – bi quan có thể giải thích được 9,6% sự biến thiên của biến số cách ứng phó với stress và biến số mức độ stress có thể giải thích được 2,1% sự biến thiên của biến số cách ứng phó với stress. Kết quả nghiên cứu này đánh giá cao ảnh hưởng của các thành phần trong chỗ dựa xã hội đến sự thay đổi cách ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau. Trong đó, chỗ dựa người đặc biệt là chỗ dựa xã hội có tác động nhiều nhất đến sự thay đổi cách ứng phó với stress (Beta = 0,214; p < 0,05). Chỉ riêng chỗ dựa gia đình không giải thích được sự thay đổi cách ứng phó với stress của học sinh (p > 0,05).
3.5. Nghiên cứu trường hợp điển hình
Để hiểu sâu sắc hơn về cách ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau, chúng tôi đã lựa chọn ra 02 học sinh ở kiểu nhân cách khác nhau có mức độ stress cao (được lọc ra từ 14 trường hợp học sinh bị stress ở mức độ cao) để tiến hành phân tích chân dung tâm lý điển hình. Các trường hợp dưới đây dựa trên cơ sở kết quả điều tra, phỏng vấn sâu kết hợp với quan sát khách thể nghiên cứu.
3.5.1. Trường hợp thứ nhất: N.T.L.H
- Thông tin cá nhân:
Em N.T.L.H, nữ (16 tuổi) học lớp 10 quê ở xã Hoằng Phú, Huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Em là học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn. Em mồ côi mẹ từ khi còn nhỏ, bố thì bỏ mặc em để đi lấy vợ khác, em phải sống nương tựa vào bà nội đã già yếu. Cuộc sống của hai bà cháu chỉ trông chờ vào một sào ruộng và tiền trợ cấp người cao tuổi. Ngoài giờ học trên lớp, em còn phải đi làm thêm để kiếm sống.
- Những khó khăn và biểu hiện, mức độ stress:
Em N.T.L.H có kiểu nhân cách nổi trội là dễ mến và bị stress ở mức độ cao. Chính hoàn cảnh sống đã tạo nên những áp lực căng thẳng rất lớn cho việc học của em. Mặc dù đã vượt qua rất nhiều khó khăn, thi đỗ vào trường chuyên của Huyện để học nhưng trong suốt quá trình học tập tại trường em đã gặp phải rất nhiều khó khăn. Em không nhận được sự quan tâm, chăm sóc, động viên từ bố mẹ như bao nhiêu học sinh khác, cũng không nhận được sự chu cấp về tài chính từ gia đình để học tập. Ngoài sự chu cấp ít ỏi của bà ra, em phải bươn chải đi làm thêm để đảm bảo cuộc sống và những nhu cầu thiết yếu của việc học. Đặc biệt, khi mới xa nhà lên trường chuyên của huyện học em chưa thích ứng được ngay với môi trường học tập mới ở đây. Em nói rằng: “Xuống đây học, em thấy mọi thứ rất khác so với hồi học ở trường trung học, mọi thứ đối với em đều khó khăn, nhất là em thiếu các phương tiện, điều kiện phục vụ cho học tập. Hơn nữa em cũng không thể hòa đồng với bạn bè trong lớp, vì em thấy mặc cảm với gia cảnh của mình”. Đây cũng là những khó khăn mà em gặp phải ở trường học.
Chính vì gặp phải rất nhiều khó khăn trong học tập, nên N.T.L.H cũng gặp phải stress trong học tập ở mức độ khá cao. Trong đó, nhóm các biểu hiện về mặt cơ thể có điểm số rất cao. Em thường xuyên bị mất ngủ, ―mỗi đêm em thường nằm nghĩ miên man và không tài nào ngủ được”, em cũng thường xuyên cảm thấy buồn bã và không làm chủ được mình, “em thường hay khóc và rất tủi thân”. “Em thấy cuộc đời mình thật bất hạnh khi em không có bố m ở bên”. Em tâm sự rằng: “Em cảm thấy dường như mình không còn sức lực gì nữa. Người lúc nào cũng mệt mỏi, thiếu ngủ và rất hay quên, học không có hiệu quả”. Đối với em, căng thẳng nhất là trước các kì thi, trong khi đó em lại không thể tập trung được, cho nên nhiều lúc em chỉ muốn bỏ học và quên đi mọi thứ, nhưng rồi em lại bình tĩnh và suy nghĩ lại.
- Cách ứng phó với stress:
Khi gặp phải những khó khăn trong cuộc sống, L.H đã lựa chọn và sử dụng rất nhiều cách ứng phó khác nhau. Trong đó có cả cách ứng phó hiệu quả và không hiệu quả.
Trước những khó khăn, L.H thường chọn cách suy nghĩ về vấn đề nhiều hơn. Em cho rằng: “Khi gặp phải khó khăn, nếu mình buông xuôi và không cố gắng nữa thì cuộc đời mình mãi mãi chỉ sống trong nghèo khó và không khá lên được. Muốn vậy, em phải học thật tốt”.
L.H có cách suy nghĩ khá lạc quan và tự tin vào chính bản thân mình. Khi thấy cơ thể có những biểu hiện mệt mỏi, mất ngủ em đã điều chỉnh lại giờ giấc sinh hoạt, học tập cho hợp lí hơn. Em cũng chú ý ăn uống đảm bảo dinh dưỡng “để có sức khỏe còn học và thi”. Đặc biệt em đã chú ý đến việc lập ra một kế hoạch học tập cụ thể, chi tiết và quyết tâm thực hiện nó đến cùng. Dù nhiều lúc ―khi thấy quá mệt mỏi và đau đầu, em muốn bỏ mặc tất cả, nhưng rồi em lại bình tĩnh và tự động viên mình cố gắng hơn”. Có thể nói, L.H đã sử dụng khá tốt những biện pháp ứng phó tích cực chủ động.
L.H cũng có xu hướng tìm kiếm sự giúp đỡ, mặc dù so với các cách ứng phó tích cực chủ động như ―cấu trúc lại nhận thức‖ hay ―giải quyết vấn đề‖ thì cách ứng phó ―tìm kiếm chỗ dựa xã hội‖ ở mức thấp hơn. L.H tâm sự: “Những khi thấy mệt mỏi và căng thẳng đầu óc, em thường tâm sự với đứa bạn thân của em. Hai đứa nói chuyện xong cảm thấy nh nh m hơn nhiều. Bọn em còn học nhóm với nhau nữa. Hoàn cảnh của bạn ấy cũng khó khăn nên bọn em gần gũi nhau lắm, cùng bảo ban nhau học hành cho thật tốt”. Em cũng nhờ đến sự trợ giúp của thầy cô mỗi khi gặp phải những bài tập khó mà em không thể tự mình giải quyết được.
Cách ứng phó ―giải quyết vấn đề‖ cũng được L.H thường xuyên sử dụng. “Những khi thấy trong người mệt mỏi, em thường đạp xe đi loanh quanh, đến những nơi mà em thích, hít hà khí trời một hồi thật lâu, đi như thế khiến em cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều”. Dù công việc học tập rất vất vả lại vẫn phải đi làm thêm để kiếm sống, nhưng em vẫn chú ý dùng một số biện pháp thư giãn để giảm stress như nghe nhạc, làm những việc mình thích…
Đôi khi, L.H cũng sử dụng cách ứng phó lảng tránh, “nhiều lúc em không muốn gặp ai, em ngồi khóc một mình, khóc xong em lại thấy mình đỡ hơn”. L.H tâm sự “đã có lúc, em nghĩ đến việc tự tử, vì thấy rằng số phận thật bất công với
em, cướp đi người m yêu quý của em”, nhưng thật may điều ấy mới chỉ nằm trong suy nghĩ, và rồi “em lại gạt những ý nghĩ đen tối ấy đi, tự nhủ mình cần cố gắng hơn”.
Như vậy, có thể thấy, đứng trước những khó khăn lớn trong học tập và cuộc sống, dù gặp phải stress ở mức độ cao, song L.H đã biết sử dụng nhiều cách ứng phó khác nhau để làm giảm stress ở mình. Em đã sử dụng khá tốt những cách ứng phó hiệu quả như ―giải quyết vấn đề‖, ―cấu trúc lại nhận thức‖ kết hợp với ―tìm kiếm sự hỗ trợ‖. Mặc dù có những lúc em đã sử dụng những kiểu ứng phó ―lảng tránh‖ nhưng con số đó là không nhiều. Quan trọng là, nó đã không gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với em. L.H là cô gái thật kiên cường và bản lĩnh; đồng thời khả năng ứng phó với stress của em về cơ bản là rất tốt.
Hướng giúp L.H ứng phó hiệu quả với stress
Với các cách ứng phó hiệu quả và tinh thần lạc quan, chúng tôi thiết nghĩ nhà trường cần tạo điều kiện để L.H có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm của mình với các bạn cùng trang lứa. Những con người như L.H chắc chắn sẽ tiếp tục đứng vững trước thách thức của cuộc đời và sẽ thành công trong cuộc sống của mình. Tuy nhiên, đã có lúc L.H xuất hiện ý nghĩ tự tử nhưng thật may điều ấy mới chỉ nằm trong suy nghĩ, và rồi em đã kịp thời suy nghĩ lại. Theo chúng tôi, có các hướng giải quyết để giảm thiểu stress cho L.H ở hiện tại: Hướng thứ nhất, nhà trường và các tổ chức xã hội cần quan tâm hơn nữa đến những em có hoàn cảnh khó khăn và tổ chức các hoạt động vui chơi, học tập, câu lạc bộ kĩ năng sống hiệu quả để các em có thể chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm cho nhau… Hướng thứ hai, L.H cần gặp ngay một nhà tham vấn có uy tín để có thể xin được những lời khuyên bổ ích và nhận được sự hỗ trợ tích cực.
3.5.2. Trường hợp thứ hai: L.M.V
- Thông tin cá nhân:
Em L.M.V, nam (18 tuổi) và đang học lớp 12 tại trường THPT công lập tại Hà Nội. Em là con thứ hai trong một gia đình rất khá giả, bố làm nghề giáo viên, mẹ làm nghề kế toán. Anh trai của em hiện đang theo học chương trình thạc sĩ tại nước ngoài.
- Những khó khăn và biểu hiện, mức độ stress:
Kết quả nghiên cứu từ phiếu điều tra, Em L.M.V có kiểu nhân cáchnhạy cảmnổi trội và bị stress ở mức độ cao. Hầu hết các biểu hiện stress của em cả về mặt cơ thể và những biểu hiện cụ thể trong học tập đều ở mức thường xuyên và rất thường xuyên. Những biểu hiện về mặt cơ thể em thường gặp nhất là ―em bị mất ngủ thường xuyên và rất hay gặp ác mộng‖; ―em cũng không muốn nói chuyện với ai cả, nhiều lúc em thấy rất đau đầu và khó chịu, bực bội trong người mà không hiểu vì sao. Đôi lúc em cảm thấy chán nản và tuyệt vọng mà chẳng biết nói với ai‖… Quan sát biểu hiện trên khuôn mặt và cử chỉ của em chúng tôi còn thấy sắc mặt em buồn bã, giọng nói mệt mỏi, tay chân lúng túng khi trò chuyện, trong giờ học thỉnh thoảng úp mặt vào bàn.
Qua trò chuyện với V cùng với các bạn trong lớp được biết V học tương đối khá nhưng gần đây kết quả học tập sa sút, V học tốt các môn Văn, Sử, Địa nhưng em lại học tương đối kém các môn khối A, nhất là môn Toán. Mỗi khi đến giờ kiểm tra bài cũ môn đó là em có cảm giác ―tim ngừng đập‖, em run sợ khi cô mở cuốn sổ đầu bài. Hiện em rất lo lắng cho việc có vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia sắp tới hay không và cũng đang đấu tranh tư tưởng rất lớn trong việc chọn ngành học cũng như trường để làm hồ sơ tuyển sinh Đại học và Cao đẳng. V tâm sự “sự kỳ vọng của cha m cũng như anh trai vào em rất lớn và em thực sự cảm thấy nhiều lúc rất căng thẳng và khó chịu”, hơn nữa em học lớp chọn ban C nên áp lực cũng rất lớn, “em rất sợ bị thi trượt tốt nghiệp cũng như thi trượt Đại học vì như thế s làm phụ lòng cha m , anh trai cũng như thầy cô giáo, em sợ bị bạn bè và hàng xóm chê cười”. Em luôn có cảm giác vô vọng, không muốn làm bất cứ việc gì. Thời gian gần đây em còn thường bị chóng mặt, đau đầu, tức ngực và không muốn làm gì cả. Em thường học rất khuya, thường thì hơn 11 giờ mới ngủ, có hôm lại hơn, sáng lại phải dậy để ôn bài và đi học sớm vì nhà tương đối xa so với trường. Khi được hỏi khi căng thẳng V thường làm gì thì V bảo em thường nghe nhạc hoặc chơi game online, V rất hiếm khi chia sẻ với ai và thường để trong lòng, và cũng thường giấu bố mẹ vì không muốn bố mẹ buồn và lo lắng thêm cho mình.
Như vậy, nguyên nhân stress của V đó chính là do áp lực từ việc học tập và thi cử, sự kỳ vọng của cha mẹ và người thân quá lớn, kết quả học tập gần đây bị sa sút và lo lắng cho công việc trong tương lai cũng như kỳ thi sắp tới, thiếu phương pháp học tập.
- Ứng phó với stress:
Trước những khó khăn, L.M.V chủ yếu sử dụng cách ứng phó ―lảng tránh vấn đề‖. Những lúc buồn em thường đi chơi với bạn bè hoặc tham gia vào những hoạt động vui chơi, giải trí “em thường theo nhóm bạn đến mấy quán nhạc, nghe nhạc thật to khiến em quên đi mọi nỗi buồn”,“thỉnh thoảng, những lúc trong người khó chịu, em thưởng rủ mấy người bạn đi nhậu, nhậu say xong là quên hết mọi thứ”,
―Em cũng thường đi chơi điện tử với bạn để quyên đi hết nỗi buồn”…
L.M.V cũng sử dụng cả những cách ứng phó tiêu cực ―cô lập bản thân‖. Khi gặp phải stress trong học tập và cuộc sống V thường giữ trong lòng, ít chia sẻ hay trò chuyện với ai, thường giấu bố mẹ lại lo lắng bố mẹ lo cho mình, suy nghĩ tiêu cực (sợ hàng xóm và bạn bè chê cười vì không thi đỗ tốt nghiệp và đại học). Khi gặp chuyện buồn em chỉ biết khóc và than vãn một mình.
Có thể thấy, L.M.V đã sử dụng những biện pháp để giảm căng thẳng, nhưng nó chỉ giúp V thấy dễ chịu trong chốc lát. Vấn đề của em vẫn còn đó, nó không được giải quyết vì em không có những hành động tích cực, ngược lại em lảng tránh, thậm chí sử dụng các biện pháp tiêu cực. Với cách ứng phó này, V không thể giải tỏa được stress trong học tập của mình. Vì thế, bước sang học kỳ 2, kết quả học tập của em ngày càng k m hơn.
Như vậy, có thể thấy những cách ứng phó mà V sử dụng để ứng phó với stress là những cách ứng phó tiêu cực, nó không đem lại hiệu quả gì, không thay đổi được tình trạng của V mà thậm chí còn làm vấn đề trở nên trầm trọng hơn.
Hướng giúp M.V ứng phó hiệu quả với stress
Trong quá trình gặp gỡ và tiếp xúc trực tiếp với V, chúng tôi đã thuyết phục V thay đổi nhận thức và hành vi của mình theo hướng có lợi như học cách đối diện với thực tế, lạc quan hơn trong cuộc sống, trao đổi với bố mẹ để cải thiện tình hình hiện