Những Vấn Đề Đặt Ra Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Tỉnh Bắc Ninh


Tổ 3: nhóm xã đạt từ 10 tiêu chí đến 14 tiêu chí. Tổ 4: nhóm xã đạt từ 15 tiêu chí đến 18 tiêu chí. Tổ 5: nhóm xã đạt đủ 19 tiêu chí.

Tính đến 31/12/2013 trên địa bàn tỉnh có xã Khắc Niệm cơ bản đạt 19 tiêu chí theo bộ tiêu chí quốc gia về NTM. Số xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí có 16 xã (bằng 16%), tăng 16 xã so với trước khi trước khi triển khai chương trình, tăng 12 xã so với năm 2012. Số xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí có 78 xã (bằng 78%), tăng 65 xã so với trước khi triển khai, tăng 46 xã so với năm 2012. Số xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí có 5 xã (bằng 5%), giảm 74 xã so với trước khi triển khai, giảm 59 xã so với năm 2012. Hiện nay, không có xã nào đạt dưới 5 tiêu chí, giảm 8 xã so với trước khi triển khai thực hiện chương trình.

Như vậy, trong quá trình triển khai thực hiện 19 tiêu chí của chương trình MTQG về xây dựng NTM, có một số tiêu chí đạt được kết quả tới hơn 70% như: quy hoạch xây dựng NTM, nhà ở dân cư,... Đặc biệt, đến nay tỉnh Bắc Ninh đã sớm hoàn thành nhiều tiêu chí, đạt tỷ lệ hơn 90% như: vấn đề điện nông thôn, bưu điện, hệ thống chính trị ở cơ sở, an ninh trật tự xã hội ở nông thôn. Có thể nói, đây là những tiền đề ban đầu rất quan trọng đối với quá trình xây dựng NTM ở tỉnh Bắc Ninh.

3.3.2. Những vấn đề đặt ra trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh

Thứ nhất, nguồn lực huy động cho xây dựng NTM còn hạn chế

Hiện nay, các tiêu chí về xây dựng NTM của các xã ở Bắc Ninh đạt cao (7/19 tiêu chí) chủ yếu là các tiêu chí được đánh giá theo định tính như: quy hoạch, thực hiện quy hoạch, bưu điện, hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh, an ninh trật tự xã hội... Những tiêu chí tỷ lệ các xã đạt thấp (7/19 tiêu chí) chủ yếu là các tiêu chí về hạ tầng KT - XH đó là: giao thông nông thôn, thuỷ lợi, cơ sở vật chất văn hoá, môi trường; các tiêu chí về kinh tế, phát triển sản xuất như tiêu chí thu nhập, tiêu chí hộ nghèo, tiêu chí cơ cấu lao động, khó hoàn thành vì đòi hỏi một lượng kinh phí đầu tư rất lớn. Trong khi đó, việc huy động nguồn lực này ở tỉnh trong thời gian qua còn hạn chế.


Theo cơ cấu nguồn vốn, ngoài mức quy định Nhà nước hỗ trợ, phần huy động cần sự đóng góp của dân là không nhỏ. Thực tế cho thấy, ở Bắc Ninh việc huy động nguồn lực trong dân là rất khó khăn. Một phần do người dân đang tập trung cho mở rộng sản xuất, giải quyết công ăn việc làm, một phần do đặc thù ở Bắc Ninh là địa phương đất chật, người đông, quỹ đất rất ít, giá trị kinh tế cao, vì vậy vận động người dân hiến đất cho xây dựng NTM là việc rất khó. Qua kết quả khảo sát sơ bộ, có thể tính toán bình quân mỗi xã cần khoảng 100 tỷ đồng. Năm 2011, ngân sách tỉnh mới chi 120,235 tỷ đồng, ngân sách xã 670 triệu đồng cho xây dựng NTM tại 8 xã điểm, vốn dân góp chưa có [95].

Với một lượng vốn cần hỗ trợ lớn như vậy thì ngân sách tỉnh cũng rất khó khăn, trong khi thị trường bất động sản “đóng băng”, việc đấu giá quyền sử dụng đất cũng gặp khó. Việc huy động nguồn lực gặp nhiều khó khăn như trên, cũng là trở ngại rất lớn đến kế hoạch xây dựng NTM của Bắc Ninh. Huy động vốn khó khăn nên việc thực hiện đầu tư còn nhỏ giọt, dàn trải, vốn còn thiếu rất nhiều so với giá trị dự án, công trình đã được phê duyệt. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư không đảm bảo như cơ chế huy động nguồn vốn của chương trình; hầu hết chỉ trông chờ vào nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn từ cộng đồng doanh nghiệp, nguồn từ dân góp chưa huy động được.

Thứ hai, nhận thức, sự ủng hộ của cán bộ cơ sở và người dân nông

thôn đối với chương trình xây dựng NTM còn rất hạn chế

Cuộc vận động xây dựng NTM ở Bắc Ninh chưa được sự ủng hộ tích cực của đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở và cộng đồng dân cư. Xây dựng NTM theo 19 tiêu chí là một chương trình mới, với một khối lượng công việc đồ sộ, phức tạp. Công tác tuyên truyền, vận động chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, phần lớn người dân, kể cả cán bộ ở cơ sở chưa có hiểu biết về những vấn đề chung của xây dựng NTM như: mục tiêu, ý nghĩa, nội dung tiêu chí đánh giá, vai trò chủ thể của người dân… Do đó, người dân chưa ủng hộ mạnh mẽ cho xây dựng NTM. Chủ đầu tư các công trình dự án là Ban quản lý xã, Ban phát triển thôn tham gia giám sát, thực hiện các nội dung


công việc xây dựng NTM. Với nhiều công việc, nội dung phong phú, phức tạp, lại chưa được tập huấn, đào tạo chuyên sâu, trình độ, kỹ năng của cán bộ cơ sở khó có thể đáp ứng được. Vì thế, đây cũng là một khó khăn cho công cuộc xây dựng NTM tỉnh Bắc Ninh.

Thứ ba, đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn chiếm tỷ lệ nhỏ

Chuyển nghề cho nông dân, chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn chưa tích cực, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp còn cao. Với đặc điểm mật độ dân số đông như ở Bắc Ninh hiện nay, diện tích đất sản xuất nông nghiệp không ngừng bị thu hẹp do chuyển đổi thành đất ở, CNH, đô thị hoá. Vấn đề chuyển nghề cho nông dân, chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn trở thành áp lực lớn.

Bảng 3.13: Tình hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn 2 năm 2010 - 2011


Chỉ tiêu

Đơn vị

tính

Tổng số

Chia theo năm

2010

2011

1. Số lao động nông thôn tuổi từ 18 – 34 chưa tham gia hoạt động kinh tế có

nhu cầu học, chuyển nghề


Người


36.122


18.122


18.000

2. Số lao động nông thôn

được học nghề

Người

17.158

9.993

7.165

3.Tỷ lệ lao động nông thôn

được học nghề theo QĐ

1956


%


47,5


55


40

4. Số lao động nông thôn

sau khi học làm đóng nghề

Người

12.050



5. Tỷ lệ lao động làm đóng

%

69



nghề theo nhóm ngành



- Nông nghiệp

%

31

- Công nghiệp – dịch vụ

%

27

- Làng nghề

%

11

6. Tỷ lệ lao động nông nghiệp chuyển sang phi

nông nghiệp


%


55



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh - 16

Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và xã hội Bắc Ninh [75].


Mặc dù đã được Nhà nước rất quan tâm đầu tư theo Đề án 1956, song tỷ lệ lao động nông thôn hàng năm được đào tạo nghề còn thấp, bình quân 47,5%. Tỷ lệ lao động được làm việc sau đào tạo chiếm 69%. Số lao động nông nghiệp chuyển sang ngành nghề phi nông nghiệp sau khi được đào tạo còn ít (55%). Vì vậy, việc chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông thôn ở Bắc Ninh cần phải đẩy mạnh và cũng là một khó khăn trong thực hiện tiêu chí NTM [93].

Thứ tư, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn hoạt

động với quy mô nhỏ, hiệu quả kinh tế chưa cao

Toàn tỉnh hiện có 107 trang trại, trong đó có 69 trang trại chăn nuôi (chiếm 65,4%), 22 trang trại nuôi trồng thuỷ sản (chiếm 20,6%), 16 trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp (chiếm 14,9%). Tổng số lao động trong các trang trại là 591 lao động; trong đó chủ yếu sử dụng lao động gia đình với 349 lao động (chiếm 59,1%), lao động thuê ngoài 242 lao động (40,9%) [93], [95]. Việc phát triển kinh tế trang trại còn gặp nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất trang trại còn nghèo nàn, việc đầu tư xây dựng hạ tầng cho trang trại còn chậm. Hầu hết trình độ quản lý, kỹ thuật của chủ trang trại còn yếu kém. Khả năng tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm còn nhiều hạn chế.

Toàn tỉnh có 574 HTX nông nghiệp, 02 liên hiệp HTX, đây hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến ở nông thôn. Các HTX dịch vụ nông nghiệp chủ yếu có quy mô nhỏ (trong số 537 HTX dịch vụ nông nghiệp có tới 524 HTX, chiếm 95,9% hoạt động theo quy mô thôn). Phần lớn các HTX làm dịch vụ đầu vào, mang tính chất hỗ trợ sản xuất cho kinh tế hộ, chủ yếu lấy thu bù chi, kinh doanh không có lãi (hoặc lãi ít). Cách tổ chức hoạt động dịch vụ của HTX vẫn mang tính chất điều hành sản xuất của các hộ. HTX loại khá có 119 HTX (chiếm 20,8%); 384 HTX loại trung bình (chiếm 67,1%); 13 HTX yếu kém (2,3%).

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn ít, qui mô nhỏ, hiệu quả thấp.


119


Bảng 3.14: Tình hình doanh nghiệp đang hoạt động theo ngành kinh tế (thời điểm 31/12 hàng năm) qua 3 năm

119

Đơn vị: Doanh nghiệp



Năm 2009

Năm

2010

Năm

2011

So sánh (%)

10/09

11/10

BQ

Tổng số:

2.162

2.426

2.765

112,2

114,0

113,1

- Nông, lâm nghiệp

494

492

492

99,6

100,0

99,8

-Thuỷ sản

1

3

3

300,0

100,0

200,0

- Công nghiệp khai thác mỏ

2

1

1

50,0

100,0

75,0

-Công nghiệp chế biến

733

819

970

111,7

118,4

115,1

-Sản xuất, phân phối điện, nước

3

2

2

66,7

100,0

83,3

- Xây dựng

249

286

336

114,9

117,5

116,2

- Thương nghiệp, sửa chữa

484

580

671

119,8

115,7

117,8

- Khách sạn, nhà hàng

10

11

21

110,0

190,9

150,5

- Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc

73

99

111

135,6

112,1

123,9

- Tài chính, tín dụng

26

28

28

107,7

100,0

103,8

- Kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn

63

75

100

119,0

133,3

126,2

- Giáo dục và đào tạo

6

10

10

166,7

100,0

133,3

- Y tế và hoạt động cứu trợ

3

4

4

133,3

100,0

116,7

- Hoạt động phục vụ cá nhân và công cộng

12

12

12

100,0

100,0

100,0

Nguồn: Cục Thống kê Bắc Ninh [18].


Với các đặc điểm của các hình thức tổ chức sản xuất như trên, việc phát triển sản xuất, tăng thu nhập, thực hiện nội dung xây dựng NTM của địa phương gặp không ít khó khăn.

3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong xây dựng nông thôn mới ở Bắc Ninh

Một là, trình độ phát triển KT - XH của địa phương thấp. Do xuất phát điểm nền kinh tế của tỉnh còn thấp; thời gian gần đây lại chịu sự tác động bất lợi từ cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới. Sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, sức mua của thị trường còn yếu, khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm còn thấp, số doanh nghiệp giải thể tiếp tục tăng. Khu vực sản xuất nông nghiệp giảm, sản xuất công nghiệp phục hồi chậm nên nhiều sản phẩm giảm hoặc tăng thấp, dịch vụ phát triển chưa có đột phá, tăng trưởng chậm. Do đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm rõ rệt; ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu ngân sách của tỉnh.

Hai là, do tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết, thiên tai, dịch bệnh xảy ra đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, nên kết quả sản xuất nông nghiệp giảm, năng suất ngành nông nghiệp giảm. Diễn biến bất lợi này ảnh hưởng đến phát triển KT - XH, trong đó có chương trình MTQG về xây dựng NTM.

Ba là, xây dựng NTM đòi hỏi nguồn lực lớn, trong khi tiềm lực kinh tế có hạn nên nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ cho các chương trình, dự án còn hạn chế, kinh phí hỗ trợ chưa kịp thời, nguồn vốn đầu tư chưa đa dạng (vốn đầu tư cho xây dựng hạ tầng nông thôn chủ yếu là nguồn vốn ngân sách Nhà nước), người dân vẫn còn tư tưởng trông chờ vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, chưa chủ động, tích cực tham gia xây dựng chương trình, do đó ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện kế hoạch xây dựng NTM.

Bốn là, việc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết ở một số địa phương cơ sở chưa thường xuyên (nội dung, hình thức chưa phong phú, chưa ngang tầm với yêu cầu mới). Trong khi đó, công tác đào tạo cán bộ chỉ đạo


chương trình xây dựng NTM cấp tỉnh, huyện, xã, thôn chưa được quan tâm đúng mức. Do Trung ương chưa có bộ tài liệu chuẩn thống nhất, mới chỉ có chương trình khung, bài giảng phụ thuộc vào cán bộ kiêm chức được phân công giảng bài và do bận công tác chuyên môn nên nhiều cán bộ chủ chốt cấp xã chưa ý thức tham gia tập huấn. Do đó, hiệu quả thực hiện Nghị quyết còn hạn chế, chưa phát huy lợi thế, khai thác tiềm năng, nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của nông dân... Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu, thực hiện ở cấp cơ sở đạt kết quả chưa cao, cộng đồng dân cư chưa nhận thức đầy đủ về chương trình xây dựng NTM. Chính vì thế, chưa thu hút được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng, chưa phát huy được vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong xây dựng NTM.

Năm là, nhận thức và trình độ, kỹ năng của cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở còn nhiều hạn chế, chưa thể đáp ứng được yêu cầu của một khối lượng công việc đồ sộ trong xây dựng NTM. Trong khi đó, bộ máy chỉ đạo các cấp chậm được thiết lập, còn nhiều những bất cập, hoạt động chưa được thông suốt từ tỉnh đến cơ sở (thôn), thiếu kỹ năng để chủ động xử lý khi có vấn đề mới nảy sinh.

Sáu là, sự phối hợp giữa các ngành chưa chặt chẽ, đồng bộ trong công tác chỉ đạo, nắm tình hình, phản ánh, đề xuất giải pháp để thực hiện chương trình dẫn đến quá trình triển khai thực hiện còn nhiều bất cập, lúng túng.

Bảy là, nhận thức về chủ trương, cách thức tiếp cận chương trình chưa tốt, không tính toán kỹ nguồn lực đầu tư nên nhiều địa phương chưa tập trung cho những việc dễ trước, dẫn đến nguồn lực bị dàn trải, phân tán, lãng phí nguồn lực. Một số cơ chế chính sách chưa được triển khai, chậm hệ thống hoá, chưa được bổ sung, hoàn thiện, thực thi một cách đồng bộ. Do đó, chưa tập trung huy động tối đa nguồn lực, nhất là nguồn lực trong dân và cộng đồng doanh nghiệp, để gánh nặng cho đầu tư công nên rất khó đạt được mục tiêu.


Chương 4

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH

BẮC NINH GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020


4.1. PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020

4.1.1. Dự báo xu hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh

giai đoạn đến năn 2020

Trong những thập niên tới, xu thế toàn cầu hóa tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ, hình thức biểu hiện với những tác động tích cực, tiêu cực, cơ hội, thách thức đan xen, tác động trực tiếp, gián tiếp đến các hoạt động KT - XH của đất nước. Bức tranh kinh tế thế giới năm 2014 được dự báo sẽ trở nên sáng sủa hơn khi những nỗ lực trong việc điều hành chính sách kinh tế của các quốc gia phần nào đạt được kết quả mong muốn. Kinh tế thế giới từ nay đến năm 2015 có triển vọng phục hồi khá, với sự phục hồi của phần lớn các nền kinh tế dẫn dắt đà tăng trưởng của kinh tế thế giới như: Mỹ, Nhật Bản và phần lớn các nền kinh tế đang nổi, sự phục hồi của các lĩnh vực chủ yếu của kinh tế thế giới như thương mại, đầu tư. Đây là bước tạo đà cho nền kinh tế thế giới lấy lại đà tăng trưởng cho giai đoạn 2015 - 2020 với sự phục hồi tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế dẫn dắt đà tăng trưởng của kinh tế thế giới (bao gồm Mỹ, EU, Nhật Bản…) và của các lĩnh vực chủ yếu kinh tế thế giới như: thương mại, đầu tư. IMF (1/2014) dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng ở mức 3,7% vào năm 2014, 3,9% vào năm 2015. Sang giai đoạn 2016 - 2018, nền kinh tế thế giới đều có mức tăng trưởng trên 4%. [78, tr.23].

Trong nước, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, bất lợi do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Mục tiêu tổng quát phát triển đất nước là đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển nhanh, bền vững

Xem tất cả 172 trang.

Ngày đăng: 16/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí