Quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên ở trường cao đẳng thống kê - 2

Xuất phát từ thực tế trên tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên ở trường Cao đẳng Thống kê” làm luận văn tốt nghiệp

2 Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu 2 1 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên 1

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn về quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên tại Trường Cao đẳng Thống kê, đề xuất biện pháp quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên Nhà trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

2.2.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên trường Cao đẳng.

2.2.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên và quản lý hoạt động này ở Trường Cao đẳng Thống kê.

2.2.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên ở Trường Cao đẳng Thống kê. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên ở Trường Cao đẳng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên ở Trường Cao đẳng Thống kê.

4. Giả thuyết khoa học

Hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên đã được Trường Cao đẳng thống Kê quan tâm, xong vẫn còn một số tồn tại và hiệu quả chưa cao. Việc quản lý hoạt động này cũng chưa được quan tâm thỏa đáng và phương thức quản lý chưa hiệu quả. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên của Trường phù hợp với đặc thù các ngành nghề đào tạo của Trường, khắc phục các khâu yếu, tổ chức triển khai đồng bộ thì sẽ nâng cao hiệu quả hướng nghiệp, tư vấn việc làm cho sinh viên của Trường góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

– Đề tài tập trung nghiên cứu và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên Trường Cao đẳng Thống kê của Phòng Công tác Học sinh sinh viên.

– Số liệu khảo sát thực trạng lấy trong vòng 3 năm trở lại đây 2016, 2017, 2018 của các lớp Cao đẳng Khóa 12, 13, 14 Hệ chính quy.

– Khách thể khảo sát: 118 CBQL, GV, CV và 285 SV.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu khoa học, các văn bản có liên quan về hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm, quản lý, quản lý giáo dục, quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm để xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.

6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

– Phương pháp điều tra: Dùng phiếu hỏi để lấy ý kiến của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên nhằm thu thập những số liệu thực tế để đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên ở Trường Cao đẳng Thống kê.

– Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn một số cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên về hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm và công tác quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm. Phương pháp này dùng để hỗ trợ phương pháp điều tra.

– Phương pháp tổng kết kinh nghiệm về hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm và quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên của bản thân, của đơn vị khác.

– Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: kế hoạch tư vấn; chương trình tư vấn hướng nghiệp của Trường; kiểm tra, đánh giá kết quả tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên của Trường.

6.3. Nhóm phương pháp bổ trợ

Dùng thống kê toán học để xử lý số liệu, cụ thể hóa bằng các sơ đồ, bảng biểu

7. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục phần nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương.

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên ở trường Cao đẳng.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên ở Trường Cao đẳng Thống kê.

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên ở Trường Cao đẳng Thống kê.

NỘI DUNG

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP VÀ TƯ VẤN VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG

1.1. Tổng quan nghiên cứu về hướng nghiệp, tư vấn việc làm và quản lý hoạt động hướng nghiệp tư vấn việc làm trong các cơ sở giáo dục

1.1.1. Những nghiên cứu về hướng nghiệp, tư vấn việc làm cho người học

Hướng nghiệp và tư vấn việc làm đã có lịch sử ra đời và phát triển với bề dày trên dưới 100 năm trên thế giới và đã trở thành lĩnh vực tác nghiệp chuyên môn và chính sách được tích hợp chặt chẽ trong các hệ thống giáo dục, đào tạo, lao động, việc làm, dịch vụ và chính sách của nhiều nước trong khu vực cũng như trên thế giới.

Vào giữa thế kỉ XIX, ở Pháp xuất bản cuốn sách “Hướng nghiệp chọn nghề” đầu tiên. Nội dung cuốn sách đề cập đến vấn đề đa dạng, phức tạp của hệ thống nghề nghiệp, tính chuyên môn hóa cao do sự phát triển của công nghiệp và việc nhất thiết phải giúp đỡ thanh thiếu niên, học sinh trong sự lựa chọn nghề nghiệp, nhằm sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động trẻ tuổi.

Năm 1909, Frank Parsons bàn đến hướng nghiệp cho học sinh dựa trên năng lực, năng khiếu, hứng thú, sở thích của cá nhân. Ông đã thành lập ở Boston Hội đồng nghề nghiệp giúp cho người lao động chọn được nghề phù hợp [37].

Từ năm 1918 đến năm 1939, N.C.Krupskaia có nhiều bài viết khẳng định hiệu quả lao động phần lớn phụ thuộc vào sự phù hợp của con người đối với nghề nghiệp [1].

Vào đầu thế kỷ XX ở Mỹ, Anh, Pháp, Thụy Điển đã xuất hiện các cơ sở dịch vụ hướng nghiệp. Ở Nga, những thập kỷ đầu thế kỷ XX, công tác hướng nghiệp rất được chú trọng, làm cơ sở để phát triển nguồn nhân lực phục vụ nền công nghiệp hóa đất nước lúc bấy giờ. Tư vấn hướng nghiệp được hầu hết các quốc gia trên thế giới quan tâm do tăng trưởng nền công nghiệp hóa.

Ở Nhật Bản, tác giả Magumi Nishino ở Viện nghiên cứu giáo dục Nhật Bản đã nghiên cứu khá sâu sắc vấn đề bồi dưỡng tri thức và kĩ năng cơ bản của những ngành nghề cần thiết cho học sinh. Theo tác giả, phải “Bồi dưỡng tri thức và kĩ năng cơ bản của những ngành nghề cần thiết cho xã hội, có thái độ tôn trọng đối với lao động và có khả năng lựa chọn nghề tương lai phù hợp với mỗi cá nhân” [30, tr.49].

Theo quan điểm của UNESSCO, hướng nghiệp đòi hỏi sự đánh giá dựa trên việc kết hợp những tiêu chí về giáo dục và dự báo về nhân cách tương lai. Vì vậy, cần phải có những nhà tư vấn hướng nghiệp có chuyên môn để giúp sinh viên lựa chọn khóa học thích hợp, dự báo những khó khăn trong học tập và giúp sinh viên giải quyết những vấn đề xã hội khi cần [40].

Tác giả Nguyễn Thị Minh Hòa (2007) với công trình nghiên cứu “Hướng nghiệp cho học sinh và vấn đề sử dụng nguồn nhân lực” đã phân tích tình hình hướng nghiệp, vấn đề sử dụng nguồn nhân lực và khẳng định công tác hướng nghiệp cho học sinh, giúp các em tìm đúng ngành nghề phù hợp là vô cùng quan trọng, song hiện nay công tác này chưa được quan tâm đúng mức. Tác giả đưa ra 5 khuyến nghị cho công tác này [15].

Tác giả Phan Văn Kha trong cuốn “Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” đã phân tích mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong điều kiện Việt Nam hiện nay cả về mặt lý luận và thực tiễn với những giải pháp tăng cường sự phù hợp giữa đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực [24].

Tác giả Bùi Văn Hưng đã có các công trình khoa học như: Hướng nghiệp cho học sinh trong các trường dạy nghề [19]; Hướng nghiệp trong trường nghề cần thực hiện liên kết với doanh nghiệp [20]; Hướng nghiệp trong trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động [21];…tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng tình hình hướng nghiệp trong các trường nghề và đưa ra các giải pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp trong trường nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu về nhân lực của thị trường lao động.

Tác giả Phạm Minh Hạc trong các tác phẩm của mình đã phân tích tình hình giáo dục – đào tạo nước ta và phương hướng đổi mới giáo dục – đào tạo, đã xác định cần xây dựng một nền giáo dục kỹ thuật, đó là “Nền giáo dục được chỉ đạo bằng tư tưởng phục vụ phát triển công nghệ”, trong đó chú ý: “Ưu tiên đến việc giáo dục nghề nghiệp” [10].

Tác giả Phạm Tất Thắng với đề tài “Định hướng chọn nghề và nơi làm việc của sinh viên khi tốt nghiệp” đã đi sâu vào hai khía cạnh: Thực trạng định hướng chọn nghề của sinh viên sau khi ra trường và định hướng nơi làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Tác giả Nguyễn Văn Buồm với đề tài “Nghề nghiệp và việc làm của sinh viên hiện nay” cũng đã đề cập đến ba vấn đề: Việc chọn nghề của sinh viên; Việc kiếm sống của sinh viên; Việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp [36].

Tác giả Lê Duy Hùng với đề tài “Thực trạng nhu cầu về các hình thức tư vấn hướng nghiệp của học sinh một số trường trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh” [17] đã đi sâu vào nghiên cứu các hình thức tư vấn hướng nghiệp của học sinh và thực trạng nhu cầu về các hình thức tư vấn hướng nghiệp của học sinh một số trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh.

Tác giả Nguyễn Thị Trường Hân với đề tài “Thực trạng công tác tư vấn hướng nghiệp ở một số trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh” tác giả đã đề cập đến ba vấn đề: công tác tư vấn hướng nghiệp ở trường THPT, thực trạng công tác tư vấn hướng nghiệp và biện pháp nâng cao hiệu quả công tác tư vấn hướng nghiệp ở một số trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh [12].

Tác giả Phạm Tất Dong đã có các công trình nghiên cứu như: Cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động hướng nghiệp; Hứng thú nghề nghiệp; Những vấn đề về nội dung, phương pháp hướng nghiệp cho học sinh, thanh niên… tác giả đã điều tra: “Trong những người không kiếm ra được việc làm thì 85,8 % là thanh niên. Trong tổng số thanh niên đứng ngoài việc làm có 67,4 % là không biết nghề” [12, tr.25]. Trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất: “Phải chú trọng hình thành năng lực nghề nghiệp cho thế hệ trẻ để tự tìm ra việc làm” [12, tr.19].

Một hướng nghiên cứu khác do các tác giả Đặng Danh Ánh, Nguyễn Viết Sự cùng cộng sự thực hiện về: Động cơ chọn nghề; Hứng thú chọn nghề; Khả năng thích ứng nghề của học sinh học nghề; Tuổi trẻ và nghề nghiệp; Đặc điểm tâm sinh lý người lao động của một số nghề dùng làm tài liệu hướng nghiệp cho học sinh các trường phổ thông.

Trong nghiên cứu “Vài nét về thực trạng tư vấn và hướng nghiệp tại Việt Nam” Tạp chí Tâm lý học số 5/2009, tác giả Đỗ Thị Lệ Hằng [11] cho thấy việc tư vấn hướng nghiệp cũng mới chỉ tập trung vào học sinh trung học phổ thông, còn đối với sinh viên đại học, cao đẳng thì vấn đề tư vấn hướng nghiệp việc làm còn gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian gần đây vấn đề này mới được chú ý nhiều hơn. Các trường đại học và cao đẳng cũng đã xúc tiến nhiều hơn các hoạt động “ngày hội việc làm”, phối kết hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp với nhà trường trong khâu đào tạo và tuyển dụng,…

Tại Hội nghị “Kết nối sản phẩm, dịch vụ và nguồn nhân lực công nghệ thông tin phục vụ sản xuất sản phẩm, dịch vụ CNTT thương hiệu Việt năm 2018” do Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Công Thương phối hợp với UBND Thành phố Đà Nẵng tổ chức vào ngày 14/11/2018, nhận định nguồn nhân lực CNTT Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, nhu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0, nguồn nhân lực vừa thừa lại vừa thiếu. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực này còn hạn chế về ngoại ngữ, kĩ năng mềm và kĩ năng thực hành…Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân: chương trình đào tạo thiếu cập nhật, chất lượng giảng viên còn hạn chế, cơ sở vật chất thiếu thốn, chưa có sự tham gia của doanh nghiệp vào đào tạo… Bên cạnh đó một nguyên nhân rất quan trọng là do công tác hướng nghiệp từ các trường phổ thông đến cao đẳng, đại học không được chú trọng. Đa số sinh viên vẫn chưa hiểu và trả lời được một số câu hỏi cụ thể như: Cần trang bị những kiến thức và kĩ năng gì để đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp của mình? Sau khi tốt nghiệp thì tôi sẽ làm được gì? Làm thế nào để tìm được một công việc phù hợp. Vì vậy hiện nay trong các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, việc tổ chức hướng nghiệp và tư vấn việc làm trở thành nhu cầu bức thiết.

1.1.2. Những nghiên cứu về quản lý công tác hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho người học

Quản lý công tác hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên hiện nay đang là vấn đề được các nhà khoa học cũng như các nhà tuyển dụng quan tâm nghiên cứu và phát triển.

Cho đến những năm gần đây công tác quản lý hướng nghiệp, tư vấn việc làm trong các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp đang tiếp tục được quan tâm và nghiên cứu thông qua những đề tài, luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục như:

“Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn Hà Nội” của tác giả Lê Thị Thu Trà [38], thông qua việc nghiên cứu và khảo sát thực trạng hoạt động hướng nghiệp và quản lý hoạt động hướng nghiệp tại các trường THPT trên địa bàn Hà Nội, trên cơ sở đó đề xuất và khảo nghiệm đưa ra một số biện pháp nhằm góp phần thay đổi diện mạo mới trong quá trình quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh THPT; “Quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc trung học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Thực trạng và giải pháp” của tác giả Huỳnh Thị Tam Thanh [35]. Tác giả đã đề cập đến: thực trạng hoạt động hướng nghiệp và quản lý hoạt động hướng nghiệp ở các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và đưa ra một số biện pháp quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh.

Tác giả Bùi Văn Hưng với các đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường dạy nghề theo hướng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động” [21]; “Quản lý giáo dục hướng nghiệp ở các trường dạy nghề trong bối cảnh mới” [23]. Tác giả đi sâu vào nghiên cứu, đánh giá thực trạng quá trình quản lý công tác hướng nghiệp trong các trường dạy nghề; khảo sát chất lượng đào tạo nghề và lấy ý kiến chuyên gia về hiệu quả đào tạo lao động của một số trường cao đẳng nghề; đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu về nhân lực của thị trường lao động trong nước và trong bối cảnh mới.

Tác giả Trần Thùy Anh với đề tài “Quản lý hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm cho sinh viên Học viện Quản lý giáo dục” [2]. Tác giả nghiên cứu thực tiễn về quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên đại học và đề xuất biện pháp quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên Học viện Quản lý giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; Tác giả Nguyễn Quốc Thanh Long với đề tài “Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp của hiệu trưởng ở các trường THPT huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh” [28]. Tác giả nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp của hiệu trưởng các trường THPT huyện Bình Chánh và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp của hiệu trưởng các trường THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 31/10/2021