Quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên ở trường cao đẳng thống kê - 14

Những biện pháp quản lý hoạt động HN & TVVL cho sinh viên đề xuất đã được đa số cán bộ quản lý, giảng viên, chuyên viên tham gia trưng cầu ý kiến tán thành và cho rằng cần thiết, có thể thực hiện được.

Việc thực hiện các biện pháp trên một cách có hệ thống và đồng bộ sẽ tạo ra sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý hoạt động HN & TVVL cho sinh viên góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện của nhà trường.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động HN & TVVL và quản lý hoạt động HN & TVVL cho sinh viên ở trường Cao đẳng Thống kê, tác giả đã đề xuất 5 biện pháp quản lý hoạt động HN & TVVL cho SV bao quát các khâu của quá trình quản lý hoạt động HN & TVVL, tập trung khắc phục các khâu yếu trong hoạt động HN & TVVL và quản lý hoạt động HN & TVVL cho SV ở trường CĐTK gắn với đặc thù của tỉnh Bắc Ninh.

Các biện pháp đề xuất tuân thủ 4 nguyên tắc Nguyên tắc đảm bảo tính mục 1

Các biện pháp đề xuất tuân thủ 4 nguyên tắc: Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu; nguyên tắc đảm bảo tính khả thi; nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, phát triển; nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả. Các nguyên tắc trên hoàn toàn phù hợp và sát với thực tiễn làm cho hoạt động HN & TVVL đạt hiệu quả. Các biện pháp gồm: Lập kế hoạch hoạt động HN & TVVL cho sinh viên trưởng Cao đẳng Thống kê gắn với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực; Chỉ đạo thực hiện HN & TVVL cho SV với nội dung, phương pháp và hình thức đa dạng; Tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL, GV, CV nhà trường về hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm; Thiết lập mối quan hệ với các doanh nghiệp trong HN & TVVL cho SV; Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên đều là các biện pháp thể hiện tính khoa học, thực tiễn, kế thừa và đồng bộ mang tính khả thi góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động HN & TVVL cho SV ở trường CĐTK.

Hoạt động HN & TVVL là một hoạt động quan trọng trong xã hội. Trước yêu cầu thực tế về nguồn nhân lực cho sự phát triển của nền kinh tế, xã hội, sự mất cân bằng của cơ cấu cung cầu nguồn lực lao động, hơn bao giờ hết, vai trò của ngành giáo dục, của nhà trường hiện nay đóng vai trò chủ đạo trong sự phối hợp giữa các lực lượng. Quản lý hoạt động HN & TVVL cần được nhận thức lại và được đặt đúng vị trí của nó.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Quản lý hoạt động HN & TVVL cho SV ở trường Cao đẳng là một hoạt động quản lý có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động HN & TVVL. Để thực hiện hoạt động HN & TVVL, các điều kiện nhất thiết phải có là bộ máy quản lý, công tác đội ngũ, nội dung chương trình, cơ chế, chính sách, và đặc biệt là nhận thức của các lực lượng tham gia về HN & TVVL, hội tụ đầy đủ các yêu tố này sẽ là tiền đề góp phần thành công công tác HN & TVVL.

Quản lý hoạt động HN & TVVL cho SV là quá trình các chủ thể quản lý nhà trường thực hiện các tác động quản lý thông qua các chức năng quản lý đến CB, GV, SV nhằm thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình HN & TVVL, sử dụng các phương pháp, phương tiện và hình thức HN & TVVL phù hợp, kiểm tra đánh giá kết quả HN & TVVL nhằm đạt được mục tiêu HN & TVVL. Trong quản lý hoạt động HN & TVVL cho SV các CBQL cần nhận rõ các tác động, thấy được điểm mạnh điểm yếu của nhà trường, xác định các cơ hội và thách thức để xây dựng kế hoạch HN & TVVL, tổ chức chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch linh hoạt, sáng tạo phù hợp điều kiện của nhà trường và địa phương; đồng thời đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả HN & TVVL để có các điều chỉnh kịp thời, hợp lý, nâng cao hiệu quả của hoạt động HN & TVVL.

Qua nghiên cứu thực tế, tác giả nhận thấy, quản lý hoạt động HN & TVVL cho sinh viên ở trường Cao đẳng Thống kê đã được thực hiện. Hầu hết sinh viên đã có sự am hiểu nhất định về nghề nghiệp, thực hiện khá thường xuyên tuy nhiên hiệu quả hoạt động chưa cao do nội dung, phương pháp thực hiện hoạt động chưa phong phú, đa dạng, công tác quản lý từ khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động đến hướng dẫn, kiểm tra đánh giá chưa toàn diện, đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn chưa được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên môn nên hiệu quả công tác còn hạn chế; động cơ học tập của sinh viên nhà trường chưa thể hiện rõ nét nên trong quá trình định hướng nghề nghiệp còn mơ hồ… Mối liên hệ giữa nhà trường với các doanh nghiệp để thực tốt công tác HN & TVVL còn lỏng lẻo. Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, sự mất cân đối về ngành nghề trong xã hội, cùng với nhu cầu nhân lực của tỉnh.

Bắc Ninh bên cạnh tăng cường các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động HN & TVVL và quản lý hoạt động HN & TVVL cho SV ngày càng cần thiết.

Trên cơ sở các vấn đề lý luận và thực trạng được phân tích rõ ràng, tác giả đề xuất được 05 biện pháp quản lý hoạt động HN & TVVL cho SV ở trường Cao đẳng Thống kê. Các biện pháp được đề xuất đặt trọng tâm vào việc khắc phục các khâu yếu trong thực tiễn và bổ sung thêm các cách làm cần thiết để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động HN & TVVL cho sinh viên, nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp của sinh viên, đáp ứng yêu cầu xã hội. Các biện pháp đề xuất được khảo nghiệm đảm bảo tính khả thi khi áp dụng trong quản lý hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm cho sinh viên.

2. Khuyến nghị

Để hoạt động HN & TVVL cho SV cũng như quản lý hoạt động HN & TVVL cho SV được triển khai hiệu quả, xin có một số khuyến nghị sau:

2.1. Đối với lãnh đạo Nhà trường

– Có sự chỉ đạo thống nhất và kịp thời việc thực hiện hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm cho sinh viên.

– Quan tâm bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, chuyên viên thực hiện công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm cho sinh viên.

– Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ các phòng ban, đơn vị tham gia hoạt động HN & TVVL cho SV.

2.2. Đối với Phòng Công tác Học sinh sinh viên

– Triển khai áp dụng các biện pháp quản lý được đề xuất trong luận án vào thực tiễn.

– Chủ động trong tạo lập và giữ mối liên hệ chặt chẽ, thường xuyên với các đơn vị tuyển dụng trong hoạt động HN & TVVL và quản lý hoạt động HN & TVVL cho sinh viên.

– Đội ngũ cán bộ chuyên viên phải thường xuyên trau dồi kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm cho sinh viên.

2.3. Đối với sinh viên Nhà trường

– Nghiên cứu và nắm vững chương trình đào tạo, quy chế đào tạo và các văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo để thực hiện đúng.

– Thường xuyên cập nhật thông tin trên trang Web của Nhà trường, của Trung tâm tuyển sinh và Hỗ trợ việc làm.

– Chủ động, tích cực tham gia hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc do trường Cao đẳng Thống kê tổ chức.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Vân Anh (1982), “Một số ý kiến của N.C.Krupskaia về hướng nghiệp”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 2.

2. Trần Thùy Anh (2018), Quản lý hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm cho sinh viên Học viện Quản lý giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục.

3. Đặng Danh Ánh (2010), Giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

4. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, trường Cán bộ Quản lý Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

5. Bộ giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 68/2008/QĐ-BGD&ĐT ban hành quy định về công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm trong các cơ sở giáo dục ĐH, CĐ và TCCN.

6. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2012), Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược dạy nghề giai đoạn 2011- 2020.

7. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Phạm Tất Dong (2005), “Những vấn đề mới đặt ra trước yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp hiện nay, Đối thoại Pháp – Á về các vấn đề và hướng đi cho GDHN tại Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, tr. 232-241.

9. Phạm Tất Dong, Phan Huy Thụ (1989), Hoạt động hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.

10. Phạm Minh Hạc (2007), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.

11. Đỗ Thị Lệ Hằng (2009), “Vài nét về thực trạng tư vấn và hướng nghiệp tại Việt Nam”, Tạp chí tâm lý học, 5/2009.

12. Nguyễn Thị Trường Hân (2011), “Thực trạng công tác tư vấn hướng nghiệp ở một số trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh, số 25.

13. Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lí giáo dục, NXB Đại học Sư phạm.

14. Học viện Quản lý giáo dục (2015), Quản lý trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam.

15. Nguyễn Thị Minh Hòa (2007), “Hướng nghiệp cho học sinh và vấn đề sử dụng nguồn nhân lực”, Tạp chí khoa học giáo dục, 24(9), trang 49-50.

16. Nguyễn Văn Hộ, Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006), Hoạt động giáo dục hướng nghiệp và giảng dạy kỹ thuật trong trường THPT, NXB Giáo dục, Hà Nội.

17. Lê Duy Hùng (2018), “Thực trạng nhu cầu về các hình thức tư vấn hướng nghiệp của học sinh một số trường trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Giáo dục, số 427(Kì 1 – 4/2018), tr.15-18.

18. Mai Công Hùng (2015), “Quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên Học viện Ngân hàng”, Tạp chí Giáo dục số 72-5/2015, tr. 55-59.

19. Bùi Văn Hưng (2010), “Hướng nghiệp cho học sinh trong các trường dạy nghề”, Tạp chí Khoa học Giáo dục Kỹ thuật (12), tr.29 – 34.

20. Bùi Văn Hưng (2010), “Hướng nghiệp trong trường nghề cần thực hiện liên kết với doanh nghiệp”, Tạp chí Giáo dục (268), tr. 9 – 10,6.

21. Bùi Văn Hưng (2013), “Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường dạy nghề theo hướng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động”, Tạp chí Giáo dục (309), tr.19 – 20

22. Bùi Văn Hưng (2013), “Hướng nghiệp trong trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động”, Tạp chí Giáo dục (số đặc biệt tháng 4), tr.10 -11, 14

23. Bùi Văn Hưng (2014), Quản lý giáo dục hướng nghiệp ở các trường dạy nghề trong bối cảnh mới, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

24. Phan Văn Kha (2007), Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

25. Klimốp E.A (1969), Hướng nghiệp như là tổ hợp khoa học, Lêningrat

26.Trần Kiểm (2012), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm.

27. Đặng Bá Lãm (chủ biên), (2005), Quản lý nhà nước về giáo dục – Lí luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

28. Nguyễn Quốc Thanh Long (2012), Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp của hiệu trưởng ở các trường THPT huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

29. Mac- Lê Nin, (2007), giáo trình Kinh tế học Chính trị Mác – Lê nin (tái bản), Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, năm 2005

30. Magumi Nihino (1995), “Cải cách giáo dục Nhật Bản hướng tới thế kỷ 21”, Tạp chí thông tin khoa học giáo dục, số 94, tr.42-43.

31. Hoàng Phê (1975), Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội

32. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2012), Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2014.

33. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2019), Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019.

34. Nguyễn Ngọc Quang (1999), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lí giáo dục, Trường CB Quản lí giáo dục đào tạo TƯ 1, Hà Nội.

35. Huỳnh Thị Tam Thanh (2013), “Quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc trung học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Thực trạng và giải pháp”, Học viện Quản lý giáo dục.

36. Phạm Tất Thắng (1997), Định hướng chọn nghề và nơi làm việc của sinh viên sau tốt nghiệp, Học viện Quản lý giáo dục.

37.Phạm Huy Thụ (1996), Hoạt động lao động hướng nghiệp của học sinh phổ thông Việt Nam, Trường cán bộ quản lý giáo dục – đào tạo TWI, Hà Nội.

38. Lê Thị Thu Trà (2016), “Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn Hà Nội”, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

39. Trường Cao đẳng Thống kê, Quy hoạch phát triển Trường Thống kê giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến năm 2020.

40. Unesco (2002), “Learning thoughout life”-Challenges for the XXI century, Paris.

PHỤ LỤC

Phụ lục 01

TỔNG CỤC THỐNG KÊ

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỐNG KÊ

PHIẾU KHẢO SÁT

(Dành cho Sinh viên)

Để có cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc Quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên trường Cao đẳng Thống kê, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động trên của trường Cao đẳng Thống kê trong giai đoạn hiện nay. Anh/chị vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu (X) vào ô mà Anh/chị cho là phù hợp nhất, hoặc bổ sung ý kiến vào chỗ trống.

Các mức độ trong thang đo được đánh giá như sau:

1234
– Chưa có kế
hoạch thực hiện
công việc rõ ràng
– Thực hiện rất
hiếm khi, chiếu lệ
các hoạt động
– Kết quả tư vấn
hướng nghiệp
không đạt yêu cầu
– Thực hiện rất ít
công tác kiểm tra,
đánh giá.
– Rất ít sinh viên
tham gia các buổi
tư vấn; không hài
lòng với nội dung
tư vấn và định
hướng nghề
nghiệp không rõ
ràng
– Có kế hoạch
thực hiện công
việc theo chức
năng, nhiệm vụ.
– Thực hiện cơ
bản theo kế hoạch
– Kết quả tư vấn
hướng nghiệp đạt
yêu cầu
– Công tác kiểm
tra, đánh giá được
thực hiện trên
một đối tượng.
– 50% sinh viên
tham gia các buổi
tư vấn
– Thực hiện các
công việc theo đúng
kế hoạch đã xây
dựng.
– Thực hiện thường
xuyên các hoạt động
theo chức năng.
– Kết quả tư vấn
hướng nghiệp cho
sinh viên đạt trên
80.
– Thực hiện công tác
kiểm tra đánh giá
trên nhiều đối
tượng.
– 80% Sinh viên
tham gia các buổi tư
vấn; tương đối hài
lòng với nội dung tư
vấn và có định
hướng nghề nghiệp
tương đối rõ ràng
-Thực hiện các công
việc dựa trên kế
hoạch được xây dựng
khoa học.
– Thực hiện thường
xuyên các hoạt động
theo chức năng.
– Kết quả đạt được
các mục tiêu đề ra ở
mức cao.
– Công tác kiểm tra,
đánh giá được thực
hiện thường xuyên,
liên tục trên nhiều đối
tượng.
– Sinh viên rất háo
hức tham gia các
buổi tư vấn; hài lòng
với nội dung tư vấn
và có được định
hướng nghề nghiệp
rõ ràng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Mức độ thực hiện tăng dần từ 1 đến 3, cụ thể như sau:

123
– Thực hiện rất hiếm khi,
chiếu lệ các hoạt động HN
và TVVL cho SV
– Phương pháp và hình
thức tư vấn hướng nghiệp
rất hiếm khi sử dụng
– Các yếu tố ảnh hưởng
nhiều đến hoạt động HN
và TVVL cho SV
– Thực hiện cơ bản các
hoạt động HN và TVVL
cho SV theo kế hoạch
– Phương pháp và hình
thức tư vấn hướng nghiệp
được sử dụng
– Các yếu tố ảnh hưởng ít
đến hoạt động HN và
TVVL cho SV
– Thực hiện thường xuyên
các hoạt động HN và
TVVL cho SV
– Phương pháp và hình
thức tư vấn hướng nghiệp
sử dụng thường xuyên
– Các yếu tố không ảnh
hưởng đến hoạt động HN
và TVVL cho SV

Ý kiến của Anh/chị chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học, không sử dụng vào mục đích nào khác.

Rất mong nhận được sự góp ý của các Anh/chị.

Câu 1: Theo Anh/chị, hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên
trường Cao đẳng Thống kê hiện nay có tầm quan trọng như thế nào?
5 Rất quan trọng 5 Ít quan trọng
5 Quan trọng 5 Không quan trọng
Câu 2: Anh/ Chị có biết về Trung tâm tư vấn và giới thiệu việc làm cho sinh viên
trực thuộc phòng Đào tạo & QLKH trường Cao đẳng Thống kê không?
5 Biết rất rõ 5 Đã từng nghe đến
5 Có biết 5 Hoàn toàn không biết
Nếu có biết, Anh/ Chị đã tham gia vào những hoạt động nào dưới đây của Trung
tâm tư vấn và giới thiệu việc làm cho sinh viên
5 Được tư vấn ngành nghề đào tạo.
5 Được giới thiệu, tư vấn việc làm.
5 Được tham gia học các khóa đào tạo kỹ năng mềm.
5 Được thăm quan, trải nghiệm thực tế tại các đơn vị tuyển dụng.
5 Ý kiến khác………………………………………………………………..
Câu 3: Anh/chị đánh giá về vị trí, vai trò của hoạt động hướng nghiệp và tư vấn
việc làm cho sinh viên trường Cao đẳng Thống kê hiện nay như thế nào?

TTNỘI DUNGMỨC ĐỘ  
  123
1Giúp sinh viên định hướng nghề nghiệp, lựa chọn
được ngành học phù hợp.
  .
2Giúp sinh viên có thông tin về thị trường lao động
và tìm được việc làm phù hợp.
  .
3Tăng cường sự phối hợp giữa Trường với đơn vị
sử dụng lao động để việc đào tạo của Trường tiếp
cận với thực tiễn và đáp ứng nhu cầu của xã hội.
  .
4Giúp sinh viên tìm nguồn việc làm từ các tổ chức,
công ty, doanh nghiệp có uy tín phù hợp với điều
kiện và thời gian học tập của sinh viên ở Trường.
  .
5Giúp SV trang bị những kỹ năng nghề nghiệp cần
thiết phục vụ cho tìm kiếm việc làm sau khi tốt
nghiệp
  .
6Giúp SV xác định mục tiêu học tập từ đó nỗ lực
thực hiện mục tiêu đó.
  .
7Ý kiến khác……………………………………………….  .

Câu 4: Anh/chị đánh giá như thế nào về thực hiện nội dung hoạt động hướng nghiệp cho sinh viên của Trường hiện nay?

TTNội dungMức độ thực hiện  Kết quả thực hiện   
  1234321
 1. Hoạt động hướng nghiệp cho sinh viên trường Cao đẳng Thống kê      .
1.1Tư vấn, giới thiệu về
ngành đào tạo của trường,
vị trí việc làm sau tốt
nghiệp.
      .
1.2Tổ chức các hoạt động
trao đổi về phương pháp
học tập, nội dung, đặc
điểm của ngành học đang
được đào tạo.
      .
1.3Tổ chức các hoạt động
ngoại khóa, giao lưu với
các đơn vị sử dụng lao
động….
      .
1.4Giải đáp thắc mắc của SV
về ngành nghề đào tạo.
      .
1.5Tổ chức chương trình
giao lưu với các đơn vị
tuyển dụng nhằm xác
định vị trí việc làm trong
tương lai.
      .
 2. Hoạt động tư vấn việc làm cho sinh viên      .
2.1Tổ chức hội thảo, tọa đàm
với đơn vị doanh nghiệp,
cơ quan, tổ chức, cá nhân
tuyển dụng lao động
      .
2.2Tham gia giao lưu, hội
nghị, hội chợ việc làm.
      .
2.3Tư vấn, trang bị cho SV
một số kỹ tìm kiếm việc
làm
      .
2.4Thống kê tình hình việc
làm của SV hàng năm.
      .
2.5Đánh giá nhu cầu nhân
lực của các đơn vị tuyển
dụng.
      .
2.6Cung cấp thông tin cho
sinh viên về thị trường
lao động.
      .

Câu 5: Anh/chị đánh giá như thế nào về việc sử dụng phương pháp và hình thức tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên trường Cao đẳng Thống kê hiện nay?

TTNội dungTần suất thực hiện  Mức độ thực hiện   
  3214321
1Tư vấn cá nhân      .
2Tư vấn trực tiếp tại văn
phòng Trung tâm tư
vấn tuyển sinh và giới
thiệu việc làm của
trường
      .
3Tư vấn qua điện thoại,
e – mail
      .
4Tư vấn qua trang
facebook của Trung
tâm.
      .
5Tư vấn thông qua hoạt
động tuyển sinh, đón
tiếp sinh viên, sinh hoạt
chính trị đầu khóa
      .
6Phương thức khác (xin
nêu rõ nếu có)……..
      .

Câu 6: Anh/chị đánh giá như thế nào về thực trạng quản lý công tác hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên của Trường hiện nay?

TTNội dungMức độ thực hiện   
  4321
 1. Thực trạng thực hiện lập kế hoạch hoạt động HN và TVVL cho sinh viên    
1Xác định mục tiêu thực hiện hoạt động hướng
nghiệp, tư vấn việc làm cụ thể, rõ ràng.
   .
2Xác định thời gian thực hiện hoạt động hướng
nghiệp, tư vấn việc làm theo tháng, quý.
   .
3Phân bổ nguồn lực (con người, vật lực, tài lực) thực
hiện kế hoạch.
   .
4Dự kiến kết quả mà kế hoạch cần đạt được.   .
5Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động
hướng nghiệp, tư vấn việc làm.
   .
 2. Thực trạng tổ chức thực hiện lập kế hoạch hoạt động HN và TVVL cho SV   .
1Tổ chức tìm hiểu nhu cầu tham gia hướng nghiệp, tư
vấn việc làm của sinh viên của trường
   .
2Đa dạng hóa nội dung, phương pháp và hình thức
thực hiện.
   .
3Phân công cán bộ phụ trách thực hiện hoạt động
hướng nghiệp, tư vấn việc làm.
   .
4Quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,
trách nhiệm của các bộ phận và thành viên tham gia
công tác hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh
viên.
   .
5Thiết lập mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng,
các cơ quan đơn vị sử dụng lao động với nhà trường
trong công tác hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho
SV.
   .
6Tổ chức bồi dưỡng năng lực cho các cán bộ, giảng
viên, chuyên viên trong triển khai nhiệm vụ hướng
nghiệp và tư vấn việc làm cho SV.
   .
7Xây dựng hồ sơ đánh giá SV (hồ sơ năng lực nghề
nghiệp sinh viên) để đưa ra sự tư vấn hữu ích nhất.
   .
 3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động HN và TVVL cho SV   .
1Hướng dẫn SV, cán bộ, giảng viên thực hiện các
hoạt động theo kế hoạch của trường.
   .
2Động viên, khích lệ SV, CB, chuyên viên tham gia
hoạt động tư vấn, hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ tư
vấn hướng nghiệp cho sinh viên.
   .
3Khuyến khích tinh thần tự học, sáng kiến kinh nghiệm
và các ý kiến đóng góp của CBQL, GV về hoạt động
hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên.
   .
4Điều chỉnh kịp thời những vấn đề tồn tại trong tổ
chức hướng nghiệp, tư vấn việc làm cho sinh viên.
   .
5Theo dõi, giám sát hoạt động của đội ngũ trong hoạt
động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho SV.
   .
 4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện hoạt động HN và TVVL cho SV   .
1Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động
hướng nghiệp, tư vấn việc làm.
   .
2Kiểm tra việc thực hiện hoạt động hướng nghiệp, tư
vấn việc làm nghiêm túc.
   .
3Sử dụng hình thức đánh giá trên nhiều đối tượng SV
để có kết luận một cách khách quan
   .
4Phối hợp với các lực lượng kiểm tra để có được các
thông tin xác thực về việc thực hiện hoạt động
hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên.
   .

Câu 7: Theo Anh/chị các yếu tố dưới đây có ảnh hưởng đến hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm cho sinh viên của trường Cao đẳng Thống kê?

STTCác yếu tố ảnh hưởngMức độ ảnh hưởng  
  123
1Những tác động từ cuộc cách mạng 4.0 mang lại.  .
2Nhận thức của SV về hoạt động hướng nghiệp, tư
vấn việc làm.
  .
3Nhận thức của CBQL, giảng viên, chuyên viên nhà
trường trong thực hiện hoạt động hướng nghiệp, tư
vấn việc làm
  .
4Năng lực, trình độ, phẩm chất của đội ngũ CBQL,
giảng viên, chuyên viên tham gia hoạt động hướng
nghiệp, tư vấn việc làm.
  .
5Nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt
động hướng nghiệp, tư vấn việc làm cho SV.
  .
6Hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho công
tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm cho SV.
  .
7Cơ chế quản lý, phối hợp giữa các đơn vị liên quan
trong thực hiện hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc
làm cho sinh viên.
  .
8Đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên  .
9Cơ chế chính sách sử dụng lao động xã hội  .
10Yếu tố khác………………………………………
…………………………………………………
  .

Câu 8: Anh/chị có đề xuất gì để nâng cao chất lượng hoạt động hướng nghiệp, tưvấn việc làm cho sinh viên của Trường hiện nay?
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
Thông tin cá nhân:Họ và tên (có thể ghi hoặc không): …………………………………………………………………..
Lớp:……………………………………………………………………………………………………………….
Ngành: …………………………………………………………………………………………………………..

Xin trân trọng cảm ơn Anh/chị!

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 01/11/2021
Trang chủ Tài liệu miễn phí