Chiếm Hữu, Sử Dụng, Định Đoạt Tài Sản Chung

ủy quyền cho nhau theo quy định về ủy quyền của pháp luật và việc ủy quyền và nhận ủy quyền phải được cả hai vợ chồng cùng đồng ý [38, khoản 2 Điều 24]..

Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó [38, Điều 24].

Trong thực tế giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản chung của vợ chồng, không ít trường hợp khi chia tài sản chung (khi ly hôn) bên có tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản tranh chấp vì khẳng định đó là tài sản riêng của cá nhân. Điều này gây không ít khó khăn, phiền hà cho công tác giải quyết tranh chấp của Tòa án.

Trước tình hình đó, đối với trường hợp có tranh chấp về tài sản chung mà trên giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng, Luật HN&GĐ năm 2014 đã dự liệu và giải quyết theo hướng bên nào cho rằng tài sản đó là của cá nhân sẽ phải có nghĩa vụ chứng minh nguồn gốc tài sản. Trường hợp vợ hoặc chồng không chứng minh được đó tài sản riêng thì tài sản đó được coi là tài sản chung của vợ chồng phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật HN&GĐ năm 2014. Đây là quy định mang tính thực tế, giúp cho công tác giải quyết tranh chấp được kịp thời, dễ dàng và hiệu quả.

2.2.1.3. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung

Luật HN&GĐ năm 2014 đã khẳng định: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan” [38, Điều 17]. Do đó, trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng là ngang nhau, bình đẳng với nhau.

Tài sản chung của vợ chồng không dứt khoát phải do hai vợ chồng trực tiếp tạo ra; không phụ thuộc vào công sức đóng góp của mỗi bên vợ, chồng khi tạo lập tài sản; không xác định được đâu là tài sản của vợ, đâu là tài sản của chồng trong khối tài sản chung của vợ chồng. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật HN &GĐ năm 2014 quy định việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng không phải là mặc nhiên

mà phải trên cơ sở cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận của hai vợ chồng [38, khoản 1 Điều 35]. Thỏa thuận về thực hiện các quyền năng sở hữu đối với tài sản của vợ chồng có thể được thực hiện thông qua hình thực văn bản hoặc đơn giản hơn là bằng lời nói và do vợ, chồng quyết định. Thông thường, trong cuộc sống hàng ngày, những hành vi xử sự của vợ, chồng khi định đoạt tài sản chung nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì luôn được pháp luật coi đó là có sự thỏa thuận đương nhiên của hai vợ chồng hoặc được vợ chồng thỏa thuận bằng lời nói.

Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 35 Luật HN &GĐ năm 2014 quy định đối với những tài sản như bất động sản, động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật (như ô tô, xe máy …) và những tài sản tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình thì khi định đoạt tài sản vợ và chồng phải có sự thỏa thuận (đồng ý) với nhau bằng hình thức (văn bản) theo quy định của pháp luật [38].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Tài sản chung của vợ chồng được sử dụng nhằm bảo đảm nhu cầu đời sống chung của gia đình; một bên vợ chồng không thể tự ý định đoạt tài sản chung có giá trị lớn nếu không có sự thỏa thuận của bên kia.

Thực tế, không ít trường hợp người vợ, chồng tự ý định đoạt tài sản chung (có thể vì lợi ích chung, cũng có thể vì lợi ích cá nhân) mà người còn lại không biết hoặc không đồng ý dẫn đến tranh chấp và những bất lợi cho người thứ ba (ngay tình) khi tham gia giao dịch liên quan đến tài sản đó.

Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 1697215839 - 8

Do vậy, trong trường hợp vợ hoặc chồng định đoạt tài sản chung vi phạm quy định của Luật HN&GĐ về hình thức thỏa thuận bằng văn bản khi định đoạt một số tài sản chung theo quy định của pháp luật thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu.

Quy định này đã tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ và thống nhất trong thực tiễn áp dụng luật liên quan đến quyền định đoạt tài sản chung của vợ chồng, góp phần nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân và sự ổn định trong quan hệ tài sản giữa vợ chồng.

Ngoài ra, liên quan đến việc thực hiện quyền năng chủ sở hữu đối với tài sản chung, pháp luật cho phép vợ chồng thỏa thuận đưa tài sản chung vào kinh doanh. Trong trường hợp này, những tài sản chung đưa vào kinh doanh thường là những tài sản có giá trị lớn, thậm chí là tài sản mang lại nguồn sống chủ yếu cho gia đình. Do đó, việc vợ hoặc chồng khi đưa tài sản chung vào kinh doanh không phải chỉ đơn giản là việc hai vợ chồng trao đổi với nhau bằng lời nói mà cần được thực hiện theo một cơ

chế rõ ràng, minh bạch. Khi vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó và theo quy định của pháp luật thỏa thuận phải được lập thành văn bản, có như vậy mới bảo đảm được tính khách quan, rõ ràng, bảo đảm được quyền lợi cũng như các nghĩa vụ mà vợ chồng phải gánh chịu [ 38, Điều 36].

Như vậy, quy định về việc thỏa thuận đưa tài sản chung vào kinh doanh của vợ chồng là phù hợp với các quy định về đại diện giữa vợ và chồng đã được ghi nhận tại Điều 24 và Điều 25 của Luật HN&GĐ. Nhà làm luật đã dự liệu các quy định trên nhằm tạo điều kiện cho vợ chồng thực hiện quyền tự định đoạt tài sản chung vợ chồng, nhưng cũng ràng buộc họ trong những quy định chặt chẽ để đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ đối với bên thứ ba khác trong giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng, đảm bảo quyền lợi chính đáng của các bên và là cơ sở pháp lý để cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp dễ dàng, nhanh gọn, hợp lý và chuẩn xác.

2.2.1.4. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng

Theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Luật HN &GĐ năm 2014, tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất và được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng [38, khoản 3 Điều 33].

Luật HN&GĐ năm 2000 không có điều luật nào quy định cụ thể vợ chồng có những nghĩa vụ chung nào về tài sản, gây khó khăn trong việc xác định trách nhiệm chung về tài sản của vợ và chồng. Luật HN&GĐ năm 2014 đã dành riêng Điều 37, trong đó liệt kê những loại nghĩa vụ chung về tài sản mà vợ chồng phải gánh chịu.

Nhu cầu của gia đình gồm nhu cầu về tinh thần và nhu cầu về vật chất. Trong đó, nhu cầu về vật chất của gia đình được thỏa mãn bằng những giao dịch mà vợ chồng xác lập, thực hiện. Những nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch do vợ chồng cùng nhau thực hiện hoặc vợ chồng thỏa thuận để cho một bên vợ hoặc chồng đại diện thực hiện là nghĩa vụ chung của cả hai vợ chồng. Những giao dịch mà vợ, chồng thiết lập nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hằng ngày của cuộc sống gia đình như ăn ở, học hành, khám chữa bệnh luôn được pháp luật coi là mặc nhiên đã có sự thỏa thuận của hai vợ chồng, nếu liên quan đến tài sản có giá trị lớn thì phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của cả hai vợ chồng. Trong trường hợp, những giao dịch do vợ chồng thỏa thuận xác lập, thực hiện gây thiệt hại cho bên thứ ba thì theo quy định tại Điều 27 Luật HN &GĐ năm 2014,vợ chồng phải cùng chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trách nhiệm của vợ chồng là trách nhiệm liên đới dù giao dịch có thể do một bên thực

hiện [38]. Tài sản dùng để thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng được lấy từ tài sản chung của vợ chồng, nếu như tài sản chung không đủ thực hiện phần nghĩa vụ chung thì vợ chồng thỏa thuận dùng tài sản riêng của mỗi bên hoặc có thể phải vay nợ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Đối với trường hợp khoản nợ được vay nhằm thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng được xác định là nợ chung và vợ chồng có nghĩa vụ chung trong việc trả nợ. khoản 2 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014 quy địnhtài sản chung của vợ chồng được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng [38, khoản 2 Điều 33]. Cùng với đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014, Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP, vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung vợ chồng

. Tài sản chung của vợ chồng còn bao gồm cả hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng, đây là những khoản thu nhập từ tài sản riêng của vợ chồng được nhập vào tài sản chung của vợ chồng và có thể là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình. Việc sử dụng, định đoạt tài sản riêng trong trường hợp này có thể gây ra những ảnh hưởng lớn đối với sự tồn tại và phát triển của gia đình. Do đó, những nghĩa vụ tuy phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng nhưng được pháp luật xác định là trách nhiệm chung của vợ chồng liên quan đến tài sản, vợ chồng phải dùng tài sản chung để bảo đảm cho các nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng loại tài sản riêng đó.

Đặc biệt, điều luật cũng đã dự liệu nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của pháp luật thì cha mẹ phải bồi thường. Khoản 1 Điều 73 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật” [38, khoản 1 Điều 37]. Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con, khi con cái gây thiệt hại, không có tài sản để thực hiện nghĩa vụ thì người đại diện là cha mẹ phải gánh chịu trách nhiệm thay con. Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân (không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình) sự gây ra theo quy định của BLDS (Điều 74 Luật HN&GĐ năm 2014).

Có thể nói, Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định một cách cụ thể, rõ ràng và tương đối đầy đủ những nghĩa vụ chung của vợ chồng. Đây là những cơ sở pháp lý vững chắc đảm bảo vợ chồng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ chung theo quy định của pháp luật, là giải pháp giúp cơ quan Tòa án giải quyết triệt để, công bằng những tranh chấp xảy ra trên thực tế phát sinh từ nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng góp phần

bảo đảm công bằng xã hội, bảo đảm các quyền và lợi ích về tài sản của các bên liên quan.

2.2.1.5. Chia tài sản chung của vợ chồng

Kế thừa và phát triển Luật HN&GĐ năm 1986 và Luật HN&GĐ năm 2000, Luật HN&GĐ năm 2014 quy định việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết; khi vợ chồng ly hôn.

a) Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Trong thực tiễn, không phải chỉ khi vợ chồng ly hôn hoặc một bên vợ chồng chết trước hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, vợ chồng mới thực hiện việc phân chia tài sản, mà vì rất nhiều lý do, vợ chồng có thể thực hiện việc phân chia tài sản trong

thời kỳ hôn nhân . Lý do vợ chồng chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân có th ể là khi vợ chồng có mẫu thuẫn sâu sắc nhưng lại không muốn ly hôn mà chỉ muốn ly thân và độc lập về tài chính, họ thực hiện việc phân chia tài sản để tự mình sở hữu tài sản đó; hoặc vợ chồng phân chia tài sản vì lý do kinh doanh, đôi khi vợ chồng không cùng nhau

đồng ý đem tài sản chung vào đầu tư kinh doanh, do đó vợ chồng phân chia tài sản để mỗi bên có quyền tự định đoạt tài sản vào đầu tư kinh doanh; hoặc vợ, chồng phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng nhưng không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thực hiện nghĩa vụ, do đó vợ, chồng phân chia tài sản chung để người này có đủ tài sản để thực hiện nghĩa vụ của mình …

Để giải quyết những vấn đề nêu trên, Luật HN&GĐ đã dự liệu các quy định nhằm giải quyết việc phân chia tài sản của vợ chồng thời kỳ hôn nhân như sau:

Thứ nhất, điều kiện phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thờ i kỳ hôn nhân: Vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp quy định tại Điều 42:

- Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

- Việc chia tài sản chung nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ như nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng; nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản; nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức; nghĩa vụ nộp thuế hoặc

nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước; nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, BLDS và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Thứ hai, hình thức và nội dung phân chia tài sản trong thờ i kỳ hôn nhân : Việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ph ải do vợ chồng thỏa thuận và được lập thành văn bản. Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đư ợc công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận mà yêu cầu Tòa án giải quyết thì việc phân chia tài sản sẽ thực hiện theo nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.

Thứ ba, thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thờ i kỳ hôn nhân: So với Luật HN&GĐ năm 2000, Điều 39 Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định cụ thể về thời điểm có hiệu lực của việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân . Thời điểm có hiệu lực được xác định tùy theo các trường hợp cụ thể, như:

- Đối với trường hợp vợ chồng thỏa thuận phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bằng văn bản thì thời điểm có hiệu lực là thời điểm vợ chồng thỏa thuận và đã được ghi trong văn bản. Nếu trong văn bản không quy định thời điểm thì hiệu lực bắt đầu từ ngày vợ chồng ký kết thỏa thuận.

- Trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật và giao dịch liên quan đến tài sản đó bắt buộc phải tuân theo hình thức nhất định thì thời điểm có hiệu lực kể từ khi việc thỏa thuận đã tuân thủ hình thức theo quy định của pháp luật.

- Đối với trường hợp vợ chồng yêu cầu Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì thời điểm có hiệu lực cũng là ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Việc quy định cụ thể cách xác định thời điểm có hiệu lực của việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có ý nghĩa quan trọng không những bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, mà còn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba vì quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát

sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực thì vẫn có giá trị pháp lý (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác).

Thứ tư, hậu quả của việc chia tài sản chung trong thờ i kỳ hôn nhân : Sau khi thực hiện việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân , chế độ tài sản vợ chồng pháp

định vẫn tồn tại. Nếu vợ chồng không có thỏa thuận nào khác, tài sản đã được chia là tài sản riêng của vợ, chồng, đồng thời hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng sau khi việc phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân có hi ệu lực cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Trường hợp vợ chồng mới chỉ chia một phần tài sản chung, thì tài sản chưa chia sẽ vẫn là tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp tài sản có được từ việc

khai thác tài sản riêng của vợ, chồng mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng thì tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng. Việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm m ất đi nghĩa vụ của của vợ chồng đối với người thứ ba đối với những giao dịch được xác lập trước thời điểm chia tài sản

chung có hiệu lực


Thứ năm, chấm dứ t hiêu

lưc

của viêc

chia tà i sản chung trong thờ i kỳ hôn

nhân: Bên cạnh việc dự liệu quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân , Luật HN&GĐ năm 2014 còn dự liệu trường hợp sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có hi ệu lực, có nhiều cặp vợ chồng vì lý do nào đó lại

muốn chấm dứ t hiêu

lưc

của viêc

chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân . Điều 41

Luật HN&GĐ quy định vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung. Thỏa thuận giữa hai vợ chồng về việc chấm dứt hiệu lực của việc

chia tài sản chung trong trường hợp tài sản được chấm dứ t hiêu

lưc

là tài s ản mà theo

quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức

nhất định thì viêc

chấm dứ t đó có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình

thức mà pháp luật quy định. Đối với trường hợp vợ chồng yêu cầu Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung phải được Tòa án công nhận.

Sau khi thỏa thuận về chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung có hiệu lực, phần tài sản mà vợ, chồng đã được chia vẫn thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng, việc xác định tài sản chung, tài sản riêng được quy định tại mục 1.1 và mục 2.1 chương này.

Đối với quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung thì vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

b) Chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết.

Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, quan hê ̣hôn nhân giữa vợ chồng chấm dứt kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết hoặc kể từ ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp vợ, chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết. Việc giải quyết tài sản trong trường hợp một bên vợ, chồng chết trước hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được thực hiện theo quy định tại Điều 66 Luật HN&GĐ năm 2014, cụ thể như sau:

Về việc xác định người quản lý tài sản, trong trường hợp một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên vợ, chồng còn sống sẽ quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp người vợ, chồng đã chết để lại di chúc trong đó chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.

Về quyền yêu cầu, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia theo yêu cầu của một bên vợ, chồng còn sống hoặc theo yêu cầu của những người thừa kế tài sản của người vợ, chồng đã chết. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Về quy định hạn chế phân chia di sản, trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người vợ, chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của BLDS. Điều 686 BLDS năm 2005 quy định: Nếu việc chia di sản của người vợ, chồng đã chết làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người vợ, chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng tạm ngừng phân chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn tạm ngừng phân chia di sản không được quá ba năm kể từ thời điểm mở thừa kế, khi hết thời hạn này hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Tòa án cho chia di sản thừa kế [29, Điều 686].

Khoản 4 Điều 66 Luâṭ HN &GĐ năm 2014 quy định: “Tài sản của vợ chồng trong kinh doanh được giải quyết theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác” [38, khoản 4 Điều 66].

Luâṭ cũng dư ̣ liêu

trư ờng người vợ, chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết lại trở

về, theo đó, quan hệ tài sản của người bị tuyên bố là đã chết trở về với người vợ hoặc

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/10/2023