Nâng Cao Hiệu Lực, Hiệu Quả Quản Lý Nhà Nước Trong Việc Thực Thi Cơ Chế, Chính Sách Bảo Vệ Môi Trường Trong Phát Triển Kinh Tế Nói Chung, Phát Triển


- Chú trọng phát triển mô hình du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp nông thôn, DLST…, coi đó là phương thức tiếp cận quan trọng để PTKTDL ở tỉnh Ninh Bình bởi một mặt sẽ tạo ra được những sản phẩm du lịch hấp dẫn như “home stay” trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa truyền thống của người dân nông thôn vùng Bắc Bộ, mặt khác sẽ tạo điều kiện để người dân trực tiếp tham gia, điều hành du lịch, qua đó nâng cao thu nhập, ổn định đời sống và góp phần bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường du lịch, đảm bảo cho sự PTBV.

- Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ cộng đồng tham gia bảo tồn và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống, các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp…, một mặt tạo điểm tham quan cho khách du lịch, mặt khác đa dạng hóa các sản phẩm lưu niệm bán cho khách du lịch, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

4.2.5. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong việc thực thi cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế nói chung, phát triển kinh tế du lịch nói riêng

Nhà nước luôn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và đảm bảo thực thi các chính sách BVMT trong PTBV nền kinh tế nói chung và hoạt động du lịch nói riêng. Do dó, để làm tốt vai trò của mình, nhà nước cần tập trung vào một số giải pháp sau:

Một là, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong công tác tổ chức, quản lý trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật; thực hiện điều tra kỹ lưỡng nguồn tài nguyên; chú trọng kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch.

Hai là, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất); xử lý kịp thời, triệt để những hành vi gây ONMT trong kinh doanh dịch vụ du lịch, đấu tranh phòng chống tội phạm môi trường trong lĩnh vực du lịch, tăng cường thực thi chính sách, pháp luật về BVMT.

- Tăng cường hướng dẫn, tổ chức kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định nhà nước về BVMT đối với các cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch.


- Tăng cường sự phối, kết hợp chặt với lực lượng cảnh sát môi trường trong

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.

đấu tranh, phòng chống tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.

- Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động BVMT. Có chính sách thúc đẩy sự tham gia và phát huy vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp vào công tác BVMT.

Phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình - 20

- Nâng cao trình độ quản lý nhà nước và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường. Muốn đạt được điều này, trong thời gian tới công tác này cần phải:

. Củng cố, tăng cường bộ máy quản lý nhà nước về du lịch tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ của ngành kinh tế mũi nhọn. Tiến hành rà soát và tổ chức lại hệ thống các Ban quản lý các khu du lịch; xây dựng và ban hành chức năng nhiệm vụ, mối quan hệ công tác thống nhất của Ban quản lý khu du lịch; điều chỉnh, bổ sung quy chế quản lý các khu du lịch cho phù hợp với yêu cầu thực tế.

. Khẩn trương đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý cũng như tin học, ngoại ngữ... cho đội ngũ cán bộ quản lý về du lịch trong các cơ quan nhà nước của các tỉnh, cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp du lịch.

. Xúc tiến các chương trình đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, nhân viên của sở du lịch thuộc mọi thành phần kinh tế, phù hợp với nội dung chương trình và kế hoạch đào tạo chung của ngành. Có kế hoạch cử cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài để nhằm nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ quản lý,...từng bước đưa KTDL ở tỉnh hội nhập vào hoạt động KTDL của cả nước, với khu vực và trên toàn thế giới.

Ba là, xử phạt nghiêm các hành vi các cơ sở kinh doanh hoạt động du lịch gây mất ANMT. Hiện nay, trong việc xử phạt gây ONMT vẫn chưa có cơ chế, chính sách, những quy định thống nhất nhiều hành vi vi phạm chưa được xử lý thỏa đáng, vì thế cần phải có chế tài xử lý, xử phạt những vi phạm mức gây ONMT theo hướng: mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm phải đủ mạnh mới không tái phạm và không dám vi phạm; kiên quyết thực thực hiện Điều 13.1, Luật BVMT năm 2005 về “Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm và suy thoái môi


trường”. Đối với môi trường tự nhiên, đó là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường, thể hiện ở: chất lượng các yếu tố môi trường bị giảm sút; khai thác quá mức tài nguyên so với mức được khôi phục và thải vào môi trường quá nhiều. Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng con người, tài sản và lợi ích cá nhân, tổ chức do hậu quả việc giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường.

Bốn là, cần phải có chính sách ưu đãi về tài chính cho doanh nghiệp, cá nhân có sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng thay thế

Đây chính là sự khuyến khích đối với doanh nghiệp, cá nhân để thúc đẩy họ sáng tạo, đổi mới, tìm ra những sáng kiến phát triển sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng thay thế; hoặc có trách nhiệm đầy đủ với hoạt động BVMT và gây ONMT. Chỉ có như vậy, doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào hoạt động du lịch mới có thể PTBV, góp phần vào PTBV của tỉnh Ninh Bình nói riêng và của cả nước nói chung.


KẾT LUẬN


Phát triển kinh tế du lịch gắn với ĐBANMT là sự phát triển kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa tăng trưởng du lịch theo hướng bền vững với giải quyết có hiệu quả các vấn đề nảy sinh trong hoạt động kinh doanh du lịch và ứng phó với BĐKH trong quá trình phát triển. Vì vậy, PTKTDL gắn với ĐBANMT là một nhu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay đối với ngành du lịch cả nước nói chung và ngành du lịch tỉnh Ninh Bình nói riêng.

Với đề tài “Phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình”, tác giả đã bước đầu nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về PTKTDL gắn với ĐBANMT. Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu của luận án:

- Luận án đã đưa ra khái niệm PTKTDL gắn với ĐBANMT là tổng thể các chủ trương, biện pháp, cách thức mà các chủ thể tác động làm gia tăng số lượng, quy mô cung ứng và chất lượng các hoạt động kinh doanh du lịch theo hướng đảm bảo an toàn trước các nguy hiểm của môi trường sinh thái nhằm đem lại lợi ích kinh tế cho các chủ thể liên quan, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển bững du lịch.

- Luận án đã làm rõ sự cần thiết, những nội dung PTKTDL gắn với ĐBANMT, đó là: PTKTDL gắn với sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên du lịch và BVMT du lịch; Quy hoạch PTDL gắn kết chặt chẽ với quy hoạch BVMT sinh thái; Phát triển các loại hình du lịch bền vững; PTKTDL gắn với ứng phó với BĐKH. Và các nhân tố cả chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến PTKTDL gắn với ĐBANMT.

- Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và trong nước về PTKTDL gắn với ĐBANMT, từ đó rút ra 4 bài học kinh nghiệm cho tỉnh Ninh Bình: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể trong công tác BVMT; Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và những sáng kiến làm sạch môi trường trong các hoạt động kinh doanh du lịch; Phát triển các loại hình du lịch thân thiện với môi trường; Nâng cao hiêu lực quản lý nhà nước về BVMT trong PTKTDL.


- Trên cơ sở lý luận đã được xây dựng, nội dung luận án tập trung phân tích, đánh giá thực trạng PTKTDL gắn với ĐBANMT ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010-2019 trên bốn nội dung: Thực trạng PTKTDL gắn với sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên du lịch; Thực trạng gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch PTDL với quy hoạch BVMT sinh thái; Thực trạng phát triển các loại hình du lịch bền vững (du lịch có trách nhiệm, du lịch thân thiện với môi trường - du lịch xanh); Thực trạng PTKTDL gắn với ứng phó BĐKH. Chỉ ra những thành công và những hạn chế của PTKTDL gắn với ĐBANMT đó là: Tồn tại mâu thuẫn giữa PTKTDL với ĐBANMT; Nguồn lực và điều kiện để BVMT còn hạn chế; Suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự xuống cấp của môi trường. Nguyên nhân của những hạn chế do: Nhận thức và ý thức của các chủ thể tham gia các chủ về PTKTDL gắn với ĐBANMT chưa đầy đủ; Quy hoạch giữa PTDL chưa thực sự gắn với quy hoạch BVMT sinh thái; Hiệu lực quản lý nhà nước và chính quyền địa phương; Tác động của BĐKH đến PTKTDL đến ĐBANMT còn hạn chế

- Luận án đã chỉ ra bối cảnh mới tác động đến PTKTDL gắn với ĐBANMT; chỉ ra những cơ hội và thuận lợi cùng những thác thức, khó khăn đối với PTKTDL gắn với ĐBANMT của tỉnh Ninh Bình. Đồng thời, đề xuất quan điểm, định hướng và 5 nhóm giải pháp nhằm PTKTDL gắn với ĐBANMT đến năm 2030, có tính đồng bộ, toàn diện và khả thi, đó là: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể tham gia PTKTDL gìn giữ ANMT; Hoàn thiện quy hoạch và cơ chế, chính sách PTKTDL gắn với ĐBANMT ở tỉnh Ninh Bình; Bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch và ứng phó với BĐKH và mực nước biển dâng; Phát triển các loại hình du lịch bền vững thân thiện với môi trường; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong việc thực thi cơ chế, chính sách BVMT trong phát triển kinh tế nói chung, PTKTDL nói riêng.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


1. Nguyễn Thị Minh Tân (2019), “Kinh nghiệm phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường của một số địa phương ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Thông tin khoa học lý luận chính trị, số 12 (61), tr.75-79.

2. Nguyễn Thị Minh Tân (2020), “Bối cảnh mới trong phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình”, Tạp chí Kinh tế và Quản lý, số 34/6, tr.33-37.

3. Nguyễn Thị Minh Tân (2020), “Gắn phát triển kinh tế du lịch với bảo đảm an ninh môi trường ở nước ta”, Tạp chí nghiên cứu lý luận, số 9, tr.91-95.

4. NGUYEN THI MINH TAN (2020), “Associating tourism economic development with environmental security in Vietnam”, Policical Theory, Vol.26-SEP. p.106-112.

5. Nguyễn Thị Minh Tân (2020), “Phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường tại Quần thể danh thắng Tràng An tỉnh Ninh Bình”, Tạp chí Thông tin khoa học lý luận chính trị, số 8+9 (68), tr.85-93.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


A. Tài liệu tiếng Việt

1. Duy An - (TBKTSG, 2018), Khách sạn xanh hơn để hút khách,

https://ashui.com/mag/congnghe/xuhuong, [truy cập ngày 11/7].

2. V.A (2020), Hệ lụy của Covid-19: Du lịch toàn cầu chưa thể cải thiện trong năm 2020, https://baoquocte.vn, [truy cập ngày 11/5].

3. Lan Anh (2019), Quảng Nam hướng đến du lịch không rác thải nhựa, https://baotainguyenmoitruong.vn, [truy cập ngày 9/9].

4. Hoàng Anh (2020), Liên tiếp xâm hại di sản Tràng An, Công ty Doanh Sinh vẫn

được khen thưởng, https://taichinhdoanhnghiep.net.vn, [truy cập ngày 01/05].

5. Thế Anh (2018), Huế: Tiếp nhận 20 thùng rác thông minh , biết nói lời “cảm

ơn”, http://moitruong24h.vn, [truy cập ngày 25/12].

6. Hải Âu, Hội VHNT Ninh Bình (2019), Ninh Bình tập trung trồng, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, làm theo lời Bác, https://baoninhbinh.org.vn, [truy cập ngày 15/8].

7. Ban Truyền thông (2018), Tăng cường công tác quản lý môi trường tại chùa Bái Đính mùa lễ hội, http://trangangroup.vn, [truy cập ngày 8/3].

8. Lê Huy Bá, Vũ Chí Hiếu, Võ Đình Long (2002), Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

9. Thái Bá (2019), Du khách không nên ở homestay trái phép trong di sản Tràng An https://dulich.dantri.com.vn/du-lich, [truy cập ngày 5/1].

10. Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Ninh Bình (2017), Nghị quyết số 12-NQ/BCĐ ngày 15/02/2017 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch và quy hoạch, khai thác có hiệu quả để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Ninh Bình.

11. Không rõ tác giả (2011), Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững, http://baochinhphu.vn, [truy cập ngày 31/5].

12. Không rõ tác giả (2017), Bảo vệ môi trường du lịch vì sự phát triển bền vững: Hiệu quả từ Ninh Bình, https://vietnamtourism.gov.vn, [truy cập ngày 04/08].


13. Trần Thanh Bình (2006), Chủ động ứng phó với biến đổi đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Bộ chính trị (1998), Chỉ thị số 36/CT-TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Hà Nội.

15. Bộ Chính trị (2004), Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15/11/2004, về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Hà Nội.

16. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Các quy định pháp luật về môi trường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia

đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2013), “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng du lịch Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

19. Nguyễn Bá Bồng (CB, 2013), Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên đất đai ứng phó với biến đổi khí hậu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Chu Văn Cấp (2012), "Phát triển xanh- phát triển bền vững trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, Giai đoạn 2011-2020". Tạp chí Phát triển và hội nhập, (4/14), tr.3-7.

21. Chu Văn Cấp, Nguyễn Đức Hà (2013), "Ô nhiễm môi trường ở Việt Nam: nhìn từ khía cạnh chính sách phát triển". Tạp chí Kinh tế và Quản lý (8), tr.49-53.

22. Chu Văn Cấp, Nguyễn Đức Hà (2013), "Một số giải pháp giảm thiểu tác động của tăng trưởng kinh tế đến ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học chính trị, (6), tr.30-35.

23. Nguyễn Thế Chinh (2016), Kinh nghiệm quốc tế trong công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường, https://moitruong.net.vn, [truy cập ngày 06/07].

24. Nguyễn Thế Chinh (2006), "Sử dụng công cụ kinh tế bảo vệ môi trường nhằm phát triển du lịch", Tạp chí Du lịch Việt Nam (4), tr.32,51.

25. Nguyễn Thế Chinh (CB, 2013), Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường, Nxb Thống kê, Hà Nội.

Xem tất cả 183 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí