Tự đánh giá năng lực của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam - 8


Ngô Minh Tuấn, Đỗ Duy Môn [64], Vũ Thế Bình [1], Phạm Đình Duyên [17] và những công trình nghiên cứu có liên quan… Đồng thời, căn cứ vào thực tiễn hoạt giảng dạy của người giảng viên các trường sĩ quan kết hợp với xin ý kiến chuyên gia, tác giả xác định một số đặc điểm cơ bản trong hoạt động giảng dạy của người giảng viên các trường sĩ quan quân đội như sau:

Mục đích của hoạt động giảng dạy là nhằm giúp học viên lĩnh hội tri thức; hình thành các kĩ xảo, kĩ năng nghề nghiệp cần thiết, tạo ra sự phát triển tâm lý, góp phần hình thành các phẩm chất nhân cách người sĩ quan cấp phân đội

Mục đích của hoạt động nói chung là cái mà hoạt động của chủ thể

hướng tới để đạt được, có thể là vật chất hay tinh thần. Đây chính là đặc điểm

cơ bản tạo nên sự khác biệt giữa hoạt động giảng dạy của giảng viên các

trường sĩ quan với giảng viên các trường cao đẳng, học viện nhà trường khác trong quân đội.

Mục đích của hoạt động giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan là nhằm giúp học viên lĩnh hội tri thức; hình thành các kĩ xảo, kĩ năng nghề nghiệp cần thiết, tạo ra sự phát triển tâm lý, góp phần hình thành các phẩm chất nhân cách người sĩ quan cấp phân đội theo từng chuyên ngành đào tạo. Cụ thể, đó là: thông qua giảng dạy, trang bị cho học viên hệ thống tri thức về khoa học xã hội, khoa học quân sự…, quan trọng hơn cả là chuyển hóa kiến thức tiếp thu được thành các phẩm chất nhân cách của người sĩ quan cấp phân đội. Đó cũng chính là niềm tin, lý tưởng cộng sản, lòng kiên định vững vàng, ý chí quyết tâm; sự thuần thục và thành thạo về các động tác về kỹ ­ chiến thuật; về sử dụng các loại trang thiết bị, vũ khí quân sự theo các chuyên ngành đào tạo… Mục đích này đòi hỏi, trong quá trình giảng dạy người giảng viên không chỉ đơn thuần trang bị kiến thức mà trên cơ sở kiến thức tác động mạnh mẽ đến tình cảm, niềm tin của người học, kích thích được tính tích cực trong tu dưỡng,


rèn luyện của học viên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Học viên ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay, họ được đào tạo ở các trường sĩ quan theo các lĩnh vực và chuyên ngành đã xác định trong thời gian 4 năm, để trở thành những cán bộ, sĩ quan. Khi tốt nghiệp ra trường, họ được điều động, đảm nhiệm các vị trí công tác theo chuyên ngành được đào tạo ở các đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Như vậy, mục đích của hoạt động giảng là mục đích của quá trình giáo dục ­ đào tạo mỗi một nhà trường. Đặc điểm này làm cho mục đích hoạt động giảng dạy của

giảng viên trong các trường sĩ quan có sự khác biệt với hoạt động của

Tự đánh giá năng lực của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam - 8

người lao động, giảng viên nói chung ngoài xã hội. Đồng thời chính đặc điểm này, cũng tạo nên sự khác biệt căn bản giữa hoạt động dạy của giảng viên các trường sĩ quan với hoạt động dạy của giảng viên các học viện nhà trường trong quân đội, đó là hoạt động giảng dạy của giảng viên ở các học viện trang bị tri thức, hình thành kỹ xảo, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ cấp

chiến dịch, chiến lược, cán bộ từ cấp trung, sư đoàn trở lên, có năng lực

nâng cao các tiêu chí phát triển lâu dài; hoặc trang bị tri thức, hình thành kỹ

xảo, kỹ

năng

ở mức chuyên môn sâu về

kỹ thuật, nghệ

thuật quân sự.

Trong khi đó, hoạt động giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan đào

tạo sĩ quan phân đội, trang bị tri thức, kỹ xảo, kỹ năng cơ bản, ban đầu,

kiểu cầm tay chỉ việc đối với cấp dưới cho những cán bộ sĩ quan cấp tiểu đoàn, đại đội, trung đội.

Đặc điểm trên, yêu cầu người giảng viên trong hoạt động giảng dạy cần nắm rõ mô hình mô hình nhân cách của người sĩ quan cấp phân đội với những tri thức, kỹ xảo, kỹ năng, cùng với những phẩm chất, năng lực tương ứng được đặt ra trong mục tiêu đào tạo như: có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, lòng trung thành, sức khỏe, trình độ học vấn; luôn hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ trên cương vị được giao; có năng


lực phát triển để đảm nhiệm các chức vụ cao hơn, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc. Trên cơ sở mỗi giảng viên trong các nội dung, bài giảng từng bước hiện thực hóa mục đích, yêu cầu giáo dục đào tạo của nhà trường, quân đội. Thông qua hiểu rõ mục đích, đồng thời nhận thức rõ về năng lực, có niềm tin cao vào năng lực của bản thân, lựa chọn nội dung, có phương pháp giảng dạy hiệu quả, qua đó giúp giảng viên chiếm lĩnh được đối tượng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Đối tượng giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan là những học viên mang đặc điểm tâm lý tuổi thanh niên và có sự đa dạng về chuyên ngành đào tạo

Học viên các trường sĩ quan thường có độ tuổi từ 18 đến 25, đây là độ tuổi đã có sự phát triển khá hoàn thiện về mặt thể chất, nhưng phần lớn số họ còn kém ổn định về mặt nhân cách. Đặc điểm này gắn liền với đặc trưng tâm lí của lứa tuổi thanh niên. Họ thường tỏ ra nhạy cảm với cái mới, sôi nổi, nhiệt tình, có quyết tâm cao nhưng có những lúc còn thiếu chín chắn, khả năng tự kiềm chế kém và chưa biết chọn lọc khi tiếp thu, lĩnh hội... Chính vì vậy mà đời sống tâm lí, tinh thần của quân nhân biến động nhanh, đồng thời một số thuộc tính tâm lí nhân cách chưa hoàn toàn định hình, xu hướng nhân nghề nghiệp đang hình thành. Do đó, trong công tác giảng dạy, giảng viên phải hết

sức lưu ý, hiểu rõ đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi để từ đó có nội dung và

phương pháp giảng dạy phù hợp, thực hiện tốt các nhiệm vụ, đặc biệt về

quản lý lớp học và tạo sự thu hút trong giảng dạy. Đây cũng là một trong

những điều kiện quan trọng để giúp giảng viên nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy trong hoạt động nghề nghiệp của mình ở các trường sĩ quan.

Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng quân đội và mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ đào tạo của các trường sĩ quan. Học viên các trường sĩ quan được đào tạo với những chuyên ngành khác nhau, cụ thể như sau: Trường Sĩ quan


Chính Trị: đào tạo sĩ quan chính trị cấp phân đội (chính trị viên đại đội, tiểu đoàn); Trường Sĩ quan Lục quân 1: chuyên đào tạo sĩ quan chiến thuật lục quân cấp phân đội cho các quân khu, quân đoàn phía bắc Việt Nam; Trường Sĩ quan Lục quân 2: chuyên đào tạo sĩ quan chiến thuật lục quân cấp phân đội cho các quân khu quân đoàn phía nam Việt Nam; Trường Sĩ quan Không quân: chuyên đào tạo phi công và kỹ thuật viên hàng không; Trường Sĩ quan Tăng­Thiết giáp:

đào tạo sĩ quan chỉ huy chiến thuật tăng và thiết giáp cấp phân đội; Trường Sĩ

quan Thông tin: trực thuộc: đào tạo sĩ quan chỉ huy kỹ thuật; Trường Sĩ quan

Đặc công: đào tạo sĩ quan chiến thuật đặc công cấp phân đội; Trường Sĩ quan

Công binh: đào tạo sĩ quan chỉ huy kỹ thuật công binh cấp phân đội; Trường Sĩ quan Phòng hóa: đào tạo sĩ quan chỉ huy kỹ thuật hóa học; Trường Sĩ quan Pháo binh: đào tạo sĩ quan chiến thuật pháo binh cấp phân đội; đào tạo chuyển loại cán bộ chính trị pháo binh; đào tạo cán bộ tên lửa mặt đất và tên lửa chống tăng.

Với tính chất và đặc điểm của các chuyên ngành đào tạo khác nhau, đòi hỏi quá trình giáo dục ­ đào tạo cũng phải có nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức khác nhau; công tác bảo đảm cơ sở vật chất huấn luyện, các tiêu chuẩn, chế độ khác nhau… Những yếu tố này tác động không nhỏ đến quá trình giảng dạy, tới tự đánh giá năng lực giảng dạy người giảng viên. Vì vậy, để giảng viên có tự đánh giá năng lực giảng dạy cao, đòi hỏi người giảng viên

phải nắm vững những đặc điểm và mục tiêu, yêu cầu đào tạo của mỗi một

nhà trường đối với từng chuyên ngành ở từng trường, từng đối tượng học viên để có sự bồi dưỡng, rèn luyện cho mình những kinh nghiệm cần thiết, đồng thời chuẩn bị cho mình có một tâm trạng, sức khỏe tốt đáp ứng với tất cả những yêu cầu về giảng dạy của từng chuyên ngành, từng trường đặt ra.

Công cụ chính trong hoạt động giảng dạy là nhân cách của người giảng


viên

Như trên đã khẳng định, đối tượng tác động trong hoạt động giảng dạy

của người giảng viên các trường sĩ quan là những học viên, với những chuyên ngành đào tạo khác nhau những nhân cách xác định, là những chủ thể xã hội có ý thức, có trình độ nhận thức với những chuyên ngành đào tạo khác nhau. Hơn nữa, mục địch của hoạt động giảng dạy là trang bị các tri thức, hình thành kỹ xảo, kỹ năng, cũng như các phẩm chất nhân cách cho người học. Như vậy, hoạt động giảng dạy của giảng viên mục đích và đối tượng hướng tới đó là những con người cụ thể, là những phẩm chất nhân cách của người cán bộ sĩ quan sau này. Do đó, công cụ chính trong hoạt động giảng dạy của giảng viên phải là nhân cách người giảng viên.

Theo Nguyễn Văn Hộ và Trịnh Trúc Lâm (2014) [21], đây chính là đặc điểm mang tính đặc trưng, tạo nên sự khác biệt giữa hoạt động dạy của giảng viên các trường sĩ quan nói riêng, của đội ngũ giảng viên, giáo viên nói chung với các ngành lao động sản xuất khác. Nhân cách giảng viên các trường sĩ quan quân đội là nhân cách của người trí thức quân đội hoạt động trong lĩnh vực giáo

dục đào tạo ở các nhà trường sĩ quan quân đội. Nhân cách giảng viên nhà

trường sĩ quan quân đội bao gồm hệ thống những phẩm chất, năng lực đáp ứng với đòi hỏi của sự nghiệp giáo dục đào tạo trong quân đội, được biểu hiện trên những khía cạnh sau:

Phẩm chất chính trị tư tưởng tốt: Là phẩm chất nhân cách hàng đầu, giữ vị trí chủ đạo trong nhân cách người giảng viên nhà trường sĩ quan quân đội. Phẩm chất đạo đức lối sống: tư cách đạo đức tốt; lối sống mẫu mực; tính tập thể cao; ý thức kỷ luật, đoàn kết tốt... có tác động trực tiếp tới hiệu quả hoạt

động giảng dạy. Tình cảm sâu sắc với nghề

nghiệp sư

phạm quân sự: Đó

chính là sự say mê, tận tuỵ, hết lòng vì người học, vì sự nghiệp giáo dục đào


tạo đội ngũ sĩ quan quân đội. Bất luận trong trường hợp nào, tình huống nhiệm

vụ nào cũng luôn nỗ lực hết mình, vượt qua mọi khó khăn hoàn thành tốt

nhiệm vụ giảng dạy.

Trình độ học vấn; nghiệp vụ sư phạm, kinh nghiệm hoạt động quân sự, cũng như tuổi quân và tuổi nghề giữa các giảng viên không có sự đồng đều với

nhau. Việc đội ngũ giảng viên được

đi học hay

bổ sung mới hàng năm và

tuyển chọn từ nhiều nguồn khác nhau như vậy, điều này làm cho trình độ học vấn, kinh nghiệm sư phạm, kinh nghiệm hoạt động quân sự của đội ngũ giảng viên chưa thực sự toàn diện và đồng đều. Cụ thể, có những đồng chí tuổi quân cao, nhưng tuổi nghề lại ít, tuy mạnh về lĩnh vực hoạt động quân sự nhưng lại yếu về các kỹ năng sư phạm, công nghệ thông tin (những đồng chí được tuyển chọn từ dưới đơn vị lên); ngược lại có những đồng chí mạnh về kỹ năng sư phạm, về chuyên môn dạy học nhưng hiểu biết về các thuật ngữ, kiến thức quân sự có mặt còn hạn chế, cũng như những hiểu biết chung về lực lượng vụ trang còn chưa thực sự toàn diện. Trong khi đó, năng lực người giảng viên trong các nhà trường sĩ quan đòi hỏi phải toàn diện cần có sự chứa đựng lượng kiến thức tổng hợp, liên ngành rộng, cần có sự am hiểu sâu về chuyên môn dạy học, hiểu biết về lĩnh vực quân sự, về người học và đòi hỏi cần phải có những kỹ năng sư phạm tốt. Những đặc điểm trên gây cản trở đến tự đánh giá năng lực cũng như đến hiệu quả giảng dạy của giảng viên. Một số giảng viên chưa thực sự tự tin khi thực hiện những bài giảng khó, những nội dung khó và kết quả hoàn hoàn thành nhiệm vụ chưa cao. Xuất phát từ đặc điểm trên, một số giảng viên có kinh nghiệm hoạt động sư phạm, kinh nghiệm hoạt động quân sự ít sẽ có xu hướng tự đánh giá năng lực thấp, chưa thực sự tự tin vào năng lực của mình, không phát huy được hết năng lực, dẫn đến kết quả hoàn thành nhiệm vụ chưa cao, chưa đúng với năng lực vốn có của bản thân. Có những


đồng chí, có tự đánh giá năng lực cao, tạo ra sự tự tin, quyết đoán, sự quyết tâm, nỗ lực ý chí cao và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.

Trên cơ sở đặc điểm trên, mỗi giảng viên cần nhận thức và có thái độ đúng đắn và tính tích cực, chủ động tu dưỡng, rèn luyện các phẩm chất nhân cách, đáp ứng yêu cầu hoạt động, yêu cầu giáo dục và đào tạo của mỗi một nhà trường. Từ đó làm cơ sở cho người giảng viên có tự đánh giá năng lực cao, luôn tự tin vào năng lực hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời tạo ra hiệu suất cao trong công việc.

Môi trường hoạt động giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan là môi trường sư phạm quân sự mang tính đặc thù

Hoạt động giảng dạy của người giảng viên trong các trường sĩ quan, diễn ra trong môi trường sư phạm quân sự. Đây là môi trường mang những nét đặc trưng môi trường sư phạm đại học nói chung, đồng thời mang những nét đặc thù

với tính tổ

chức chặt chẽ và kỷ

luật

Quân đội nhân dân Việt Nam

tự giác,

nghiêm minh.

Tính đặc thù về tổ chức biên chế

Đội ngũ giảng viên cơ bản đều là những quân nhân, sĩ quan được tổ

chức, biên chế ở các bộ môn, khoa giảng viên theo tổ chức quân sự với các mối quan hệ đa dạng, phong phú đan xen lẫn nhau đã được thể chế hóa như: quan hệ cấp trên ­ cấp dưới; quan hệ đồng chí đồng đội; quan hệ đồng nghiệp… Trong quá trình hoạt động giảng dạy người giảng viên ngoài việc phải tuân theo các quy đinh chung, mà còn phải chấp hành nghiêm điều lệnh, điều lệ, kỷ luật quân đội; điều lệ công tác Nhà trường quân đội; nội quy, quy chế của đơn vị; tuyệt đối phục tùng tổ chức, mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên; sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ... Đặc điểm này xuất phát từ tính đặc thù của hoạt động quân sự, đó là mục đích đặc biệt của tổ chức quân sự là sẵn sàng chiến


đấu và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, sự đòi hỏi cao của các nhà trường quân sự trong công tác giáo dục và đào tạo bộ đội.

Tính đặc thù về mối liên quan mật thiết giữa giảng viên với đơn vị, cán bộ quản lý học viên

Điều lệ Công tác nhà trường (2016) [6], trong các trường quân sự, hệ, tiểu đoàn, chính là các đơn vị quản lý học viên. chịu trách nhiệm về tổ chức quá trình sinh hoạt, học tập, rèn luyện của học viên trong suốt quá trình học tập tại trường. Do đó, ở các nhà trường bên ngoài, thường hoạt động giảng dạy của người giảng viên sẽ có mối liên hệ mật thiết với phụ huynh học sinh, sinh viên. Tuy nhiên trong các nhà trường quân sự, trường sĩ quan lại khác, hoạt động giảng dạy của người giảng viên lại có liên quan mật thiết với đơn vị quản lý học viên, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cấp đại đội và trung đội.

Khi bắt đầu giảng dạy một môn học mới, giảng viên của bộ môn sẽ xuống hiệp đồng với đơn vị về các nội dung và phương tiện kỹ thuật giảng dạy; nắm chất lượng học viên; nắm tình hình tư tưởng của học viên về hoàn cảnh gia đình, về sự yên tâm học tập, rèn luyện của học viên, đồng thời nắm chất lượng đội ngũ cán bộ. Trong quá trình giảng dạy, đến các buổi thảo luận, thực hành, ôn và thi, giảng viên thường giúp người cán bộ đơn vị làm tốt công tác trợ giảng, giúp đỡ học viên ôn thi và thi đạt kết quả cao. Mặt khác, trong quá trình giảng dạy trên lớp người cán bộ đơn vị, chính là người cùng với giảng viên quản lý lớp học, giúp học viên học bài, ôn bài ở đơn vị khi không có sự hướng dẫn của giảng viên. Qua đó, có thể thấy, hoạt động giảng dạy của giảng viên có liên quan mật thiết tới đội ngũ cán bộ quản lý đơn vị. Do đó, nếu giữa cán bộ đơn vị và đội ngũ giảng viên có sự liên kết chặt chẽ, hiểu nhau, sẽ cùng giúp nhau trong công tác giảng dạy và quản lý học viên cùng đạt kết quả cao nhất. Đồng thời giúp giảng viên thêm lạc quan, thoải mái, gắn bó với lớp học hơn, tự tin hơn, nâng cao tự đánh giá năng lực trong

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 22/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí