Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay - 2

án tuyên là không phạm tội. Như vậy, theo cách suy diễn này, có lẽ việc tiến hành tố tụng đang theo hướng “suy đoán có tội” mà không phải “suy đoán vô tội”. Điều này gây ra thiệt hại không nhỏ đối với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, xâm phạm đến uy tín, danh dự của họ và dẫn đến tình trạng oan, sai trong tố tụng.

Trong những năm trước khi có Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, khi chưa có qui định chính thức về nguyên tắc này, nên đã xảy ra nhiều vụ án oan sai, xâm phạm thô bạo quyền con người, để lại hậu quả vô cùng nặng nề , sử dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng không đúng, thiếu căn cứ, chà đạp lên quyền con người, sau đó vụ án được xem xét lại thì họ hoàn toàn vô tội. Đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của các cơ quan tiến hành tố tụng, đến đường lối đổi mới và cải cách nền tư pháp nước ta. Chính vì tầm quan trọng như vậy, nên nguyên tắc suy đoán vô tội luôn được sự quan tâm của nhà nước, mà còn trở thành một yêu cầu bức thiết trong hoạt động xây dựng pháp luật cũng như hoạt động áp dụng pháp luật trong thực tiễn. Do đó, việc Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội là một điều kiện căn bản để bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong pháp luật tố tụng hình sự. Việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm xác định những thiếu sót tồn tại về xây dựng pháp luật, về áp dụng pháp luật và đề ra các giải pháp bảo đảm thực hiện tốt hơn nguyên tắc suy đoán vô tội, đặc biệt là những điều kiện bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội, trong các giai đoạn tố tụng trên thực tế, góp phần đem đến sự bình đẳng trong hoạt động tố tụng hình sự giữa một bên là Nhà nước với bộ máy đầy quyền lực của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hùng hậu với một bên yếu thế là người bị tình nghi, bị can, bị cáo. Với những lý do được phân tích ở trên, nên nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu và làm Luận án Tiến sĩ luật học.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận án là trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, pháp luật và thực tiễn về bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay, luận án đưa ra những đánh giá, nhận

xét và đề xuất các định hướng, giải pháp góp phần bảo đảm thực hiện hiệu quả nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích nghiên cứu ở trên, luận án xác định các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

Một là, đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước liên quan đến việc bảo đảm thực hiện hiệu quả nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự, từ đó, rút ra những vấn đề cần kế thừa, những vấn đề tiếp tục nghiên cứu làm rò trong nội dung luận án.

Hai là, nghiên cứu và làm rò những vấn đề lý luận về bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Ba là, phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay, đánh giá và chỉ ra những hạn chế, bất cập và nguyên nhân chủ yếu.

Bốn là, đề xuất các định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm thực hiện hiệu quả nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự ở Việt Nam.

Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay - 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận cũng như pháp luật về bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự được thể hiện trong các công trình khoa học đã được công bố và các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước cũng như thực tiễn bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Luận án tập trung làm rò những vấn đề lý luận và pháp luật về bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay trong các giai đoạn của tố tụng hình sự.

Về không gian, nghiên cứu thực tiễn thực thi pháp luật về bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự trong phạm vi cả nước.

Về thời gian, Luận án sẽ khảo sát thực trạng bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ở

Việt Nam từ thời điểm Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2018 đến hết năm 2020, đồng thời có sự so sánh với thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự các vụ án hình sự, bị oan, sai các giai đoạn trước khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tư pháp trong lĩnh vực hình sự và tố tụng hình sự về bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự, bảo đảm quyền con người. Để thực hiện nghiên cứu đề tài, Luận án cũng sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu truyền thống, cụ thể là:

- Phương pháp phân tích: được sử dụng để phân tích cũng như luận giải những vấn đề lý luận và thực trạng quy định pháp luật về bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự, lập luận về các giải pháp tăng cường bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự tại Chương 2, Chương 3, Chương 4 của luận án.

- Phương pháp hệ thống: Được sử dụng ở nhiều giai đoạn khác nhau trong quá trình triển khai nghiên cứu luận án. Bước đầu, phương pháp này được sử dụng để hệ thống hoá các tài liệu, công trình, bài viết để tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề tiếp tục nghiên cứu trong luận án tại Chương 1. Trong giai đoạn triển khai nghiên cứu, phương pháp này được sử dụng để hệ thống hoá những hiểu biết, tri thức lý luận liên quan đến bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự ở Chương 2, Chương 3 và Chương 4.

- Phương pháp tổng hợp: Được sử dụng nhằm mục đích thực hiện thu thập và xử lý một cách hợp lý, hiệu quả các số liệu thực tiễn liên quan có ý nghĩa phục vụ luận giải và làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu của luận án tại Chương 3.

- Phương pháp lịch sử: Được sử dụng để tìm hiểu quy định của pháp luật và quá trình sửa đổi bổ sung pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự qua các thời kỳ, vận dụng khi nghiên cứu các quan điểm, học thuyết tại Chương 2.

- Phương pháp so sánh: Được dùng để so sánh những sự thay đổi về quan điểm, nhận thức, tư duy về bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự qua từng giai đoạn, từng văn bản pháp luật tố tụng hình sự nhằm phục vụ những mục tiêu cụ thể của luận án. Phương pháp này được sử dụng để so sánh tại Chương 2 và 3 của luận án.

- Phương pháp thống kê: Được sử dụng trong việc thống kê số liệu, làm rò thực tiễn bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự tại Chương 3 của luận án.

- Phương pháp nghiên cứu điển hình: Được sử dụng khi nghiên cứu một số quan điểm, học thuyết điển hình về bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự tại Chương 2, nghiên cứu một số trường hợp điển hình.

- Phương pháp xã hội học: Được sử dụng điều tra xã hội học phục vụ cho quá trình nghiên cứu luận án. Phương pháp này có ý nghĩa dự báo khoa học, nhằm dự báo về các xu hướng phát triển và các yêu cầu bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự ở Việt Nam trong tương lai.

Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng một số phương pháp tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học, nghiên cứu khác của pháp luật về bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự, bao gồm: Phương pháp quy nạp và diễn dịch, mô tả, nghiên cứu văn bản, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, quan sát... để chọn lọc tri thức khoa học và kinh nghiệm ở trong và ngoài nước...

5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án

Đây là công trình ở cấp độ luận án tiến sĩ tiếp cận hệ thống và toàn diện vấn đề bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự. Luận án có những đóng góp mới như sau:

Thứ nhất, luận án xây dựng hệ thống lý luận về bảo đảm pháp lý thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự như: Khái niệm, đặc điểm nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự; khái niệm, đặc điểm của bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự; chủ thể, phạm vi, tầm quan trọng và các biện pháp bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự, khái quát các chuẩn mực pháp

luật quốc tế về bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự.

Thứ hai, đánh giá mức độ bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự qua các quy định pháp luật Việt Nam kể từ khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành. Có so sánh, đối chiếu mức độ tương thích của quy định pháp luật Việt Nam với các chuẩn mực pháp lý quốc tế và pháp luật của một số quốc gia. Bên cạnh đó, Luận án cũng đánh giá thực tiễn thực hiện việc bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự ở Việt Nam, từ đó, chỉ ra những kết quả tích cực, những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân.

Thứ ba, luận án xác định các quan điểm định hướng và đề xuất hệ thống các giải pháp có tính toàn diện nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự, nâng cao hiệu quả thực hiện việc bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự ở Việt Nam.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Về mặt lý luận, Luận án góp phần vào việc luận giải các cơ sở lý luận về bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự vừa có tính đặc thù phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị của Việt Nam, vừa phù hợp với các tiêu chí pháp lý quốc tế về quyền con người, đặc biệt là những vấn đề lý luận về bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự. Kết quả nghiên cứu của Luận án đóng góp cho sự phát triển lý luận chung về bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự ở Việt Nam với các nội dung như khái niệm, nội dung bảo đảm, phương thức, hệ thống tiêu chuẩn pháp lý quốc tế về bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự.

Về mặt thực tiễn, về mặt lập pháp, kết quả nghiên cứu của luận án có những đóng góp trong việc đưa ra các kiến giải lập pháp để hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đặc biệt là pháp luật tố tụng hình sự có liên quan đến bảo đảm thực hiệ nguyên tắc suy đoán vô tội trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Về hoạt động thực tiễn các kết quả nghiên cứu của luận án có những đề xuất nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả về tổ chức và thực hiện pháp luật về bảo đảm

nguyên tắc suy đoán vô tội trong quá trình giải quyết vụ án hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng trong thời gian tới.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu pháp luật về tố tụng hình sự cũng như pháp luật về quyền con người, quyền công dân tại các trường đào tạo luật cũng như các cơ sở nghiên cduwus pháp luật tại Việt Nam.

7. Kết cấu luận án

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, và phần phụ lục, luận án được kết cấu gồm 04 chương, bao gồm:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.

Chương 2: Những vấn đề lý luận và pháp luật về bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự.

Chương 3: Thực trạng quy định của pháp luật và thực tiễn bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay.

Chương 4: Định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự ở Việt Nam.

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận về bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự

Trong khoa học luật tố tụng hình sự Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu về nguyên tắc suy đoán vô tội dưới các góc độ và phạm vi khác nhau. Trong đó nhóm các công trình được công bố nhiều nhất là vấn đề lý luận về nguyên tắc suy đoán vô tội cũng như bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự. Có thể kể đến các công trình như sau:

* Nhóm các công trình là các luận văn, luận án, đề tài khoa học:

Luận văn Thạc sĩ luật học“Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Mạnh Toàn (Viện Nhà nước và pháp luật, 1999). Trong luận văn của mình, theo tác giả, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là chủ thể của quyền được suy đoán vô tội. Nội dung của suy đoán vô tội gồm: (i) Xã hội, Nhà nước không được đối xử với những người bị buộc tội như những người có tội và buộc họ phải chịu hình phạt, ngược lại phải coi họ như một công dân bình thường khác, tức là mọi quyền lợi của họ phải được bảo đảm thực hiện, không tước bỏ các quyền tự do, quyền dân chủ và các quyền khác mà pháp luật đã ban cho họ; (ii) Quá trình chứng minh tội phạm phải là quá trình do luật định và các hành vi, hoạt động chứng minh đó phải tuân thủ một cách nghiêm chỉnh, triệt để theo quy định của pháp luật; (iii) Trong quá trình buộc tội thì các bảo đảm cho quyền bào chữa của người bị buộc tội được thực hiện, bảo đảm nguyên tắc truy cứu trách nhiệm trên cơ sở lỗi, bảo đảm sự bình đẳng cho các bên trong quá trình buộc tội và bào chữa [78, tr.12]. Tác giả đã nêu rất chi tiết về các nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội, tuy nhiên các nội dung này vẫn chưa thực sự đầy đủ và chưa có những đánh giá chuyên sâu.

Luận án tiến sĩ luật học “Nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thành Long tại tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2010. Đây là công trình nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện nhất

về nguyên tắc này. Tác giả đưa ra khái niệm: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự là những tư tưởng chủ đạo, cơ bản mang tính xuất phát điểm, bảo đảm người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không bị coi là có tội khi lỗi của họ chưa được cơ quan tiến hành tố tụng chứng minh theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định và chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật [39, tr.33]. Cũng theo tác giả, nguyên tắc suy đoán vô tội gồm bốn nội dung: (i) Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được suy đoán vô tội cho đến khi có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; (ii) Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội; (iii) Mọi nghi ngờ về lỗi của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không được loại trừ theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định thì phải được giải thích có lợi cho họ; (iv) Bản án kết tội của Tòa án không được dựa trên những giả định [39, tr.41, 51, 59, 65]. Tác giả cũng tập trung làm rò sự thể hiện của nguyên tắc này qua các giai đoạn khởi tố, điều tra, xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm. Bằng việc tác giả phân tích các quy định của pháp luật về căn cứ ra quyết định đình chỉ vụ án, quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, quy định về giới hạn xét xử, thẩm quyền xét xử… đã cho thấy suy đoán vô tội là một nguyên tắc rất quan trọng, cần được cơ quan tiến hành tố tụng tuân thủ trong suốt quá trình giải quyết vụ án. Cuốn sách được xuất bản năm 2011, do đó, những kết luận mà tác giả đưa ra là dựa trên nghiên cứu của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, đến thời điểm hiện tại, theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, những nội dung này đều đã có những sự thay đổi nhất định.

Luận văn thạc sĩ luật học “Nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Lâm Anh Tuấn tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2016. Đây là công trình nghiên cứu về nguyên tắc suy đoán vô tội có cập nhật đầy đủ những quan điểm mới và quy định mới về vấn đề này được thể hiện trong Hiến pháp 2013 cũng như Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Trong công trình của mình tác giả cũng đưa ra quan điểm về nguyên tắc suy đoán vô tội như sau: Nguyên tắc suy đoán vô tội là một nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự Việt Nam, theo đó một người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi tội phạm của họ được chứng minh theo trình tự, thủ tục luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022