bàn đến việc thực tế cá nhân có những phẩm chất nào mà chỉ bàn đến niềm tin vào vào năng lực, vào khả năng của con người có thể đạt được khi thực hiện các nhiệm vụ trong cuộc sống và hoạt động.
Kenneth Tstrongman (2015) [94], quan niệm: Tự đánh giá năng lực là
nhận thức năng lực của cá nhân. Sự nhận thức này mang lại cho họ một dự đoán rằng mình hoạt động kết quả đạt được ở mức độ nào. Tự đánh giá năng lực mình càng ở mức độ cao, thì hiệu quả làm việc càng cao. Như vậy Kenneth Tstrongman đã có quan điểm đồng nhất với Bandura, cho rằng tự đánh giá là một hoạt động nhận thức, nhận thức về năng lực của chính mình trong thực hiện các hành động. Bên cạnh đó, ông còn cho rằng, tự đánh giá năng lực có tỷ lệ thuận, tác động cùng chiều với hiệu suất công việc, nghĩa là tự đánh giá năng lực càng cao, hiệu suất công việc sẽ càng cao.
Ngoài ra còn có quan điểm của Tena, Versland, Joanne, Erickson (2017), cho rằng: Tự đánh giá năng lực là một nhận định về năng lực thực hiện hành động với một kết quả nhất định. Luthans, Youssef (2007) quan niệm: Tự đánh giá năng lực là một trạng thái tâm lý tích cực của một cá nhân phát triển, là sự kết hợp của năng lực bản thân với lạc quan, hy vọng và kiên cường.
Như vậy, có một số quan điểm về tự đánh giá năng lực, trong các quan niệm về tự đánh giá năng lực, khái quát lại, tác giả thấy có một số điểm nổi bật sau:
Tự đánh giá năng lực là một trong những nội dung của tự đánh giá.
Tự đánh giá năng lực là sự tự nhận thức, tin tưởng về năng lực của bản thân trong thực hiện các nhiệm vụ với những kết quả nhất định, hay nói cách khác là nhận thức của cá nhân về hiệu quả có thể đạt được trong hoạt động.
Tự đánh giá năng lực sẽ dự báo được kết quả hoạt động, ảnh hưởng đến sự nỗ lực, kiên trì và năng lực vượt khó khăn của con người trong hoạt động
Có thể bạn quan tâm!
- Những Nghiên Cứu Liên Quan Đến Biện Pháp Nâng Cao Tự Đánh Giá Năng Lực Giảng Dạy Của Giảng Viên
- Khái Quát Kết Quả Nghiên Cứu Của Các Công Trình Khoa Học Đã
- Tự đánh giá năng lực của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam - 6
- Tự đánh giá năng lực của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam - 8
- Khái Niệm Năng Lực Giảng Dạy Của Giảng Viên Các Trường Sĩ Quan Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
- Biểu Hiện Tự Đánh Giá Năng Lực Giảng Dạy Của Giảng Viên Ở Các Trường Sĩ Quan Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.
Tự đánh giá năng lực chịu sự ảnh hưởng của 4 yếu tố cơ bản: Trải
nghiệm cá nhân, học hỏi kinh nghiệm người khác, nhận xét, đánh giá và phản hồi của những người xung quanh, các trạng thái cơ thể và cảm xúc của bản thân.
Trên cơ sở kế thừa những định nghĩa trên của các nhà khoa học, đặc biệt là quan điểm của Bandura, tác giả cho rằng:
Tự đánh giá năng lực là nhận thức, tin tưởng của cá nhân về hiệu quả có thể đạt được khi thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động
Từ khái niệm, vấn đề cần lưu ý là:
Tự đánh giá năng lực là sự nhận thức, tin tưởng về khả năng của bản thân trong thực hiện các nhiệm vụ. Như vậy, tự đánh giá năng lực là một khía
cạnh, một mặt của tự
đánh giá, liên quan chặt chẽ
đến nhận thức, có đối
tượng chính là năng lực của mỗi cá nhân, là dự báo kết quả có thể đạt của mỗi người trong hoạt động. Tự đánh giá năng lực quyết định đến dự đoán về kết quả đạt được, từ đó quy định cách thức thực hiện hành động, ảnh hưởng đến sự nỗ lực, đối mặt, cách vượt qua khó khăn để đạt mục đích.
Tự đánh giá năng lực hình thành và phát triển trong quá trình cá nhân
sống, hoạt động. Tự đánh giá năng lực luôn gắn với hoạt động, nhiệm vụ cụ thể của từng cá nhân, thông qua các hoạt động thực tiễn mà kinh nghiệm, cảm xúc, tình cảm và thể chất... của con người ngày càng được bổ sung, hoàn thiện, qua đó, tự đánh giá năng lực không ngừng được nâng cao.
Tự đánh giá năng lực có sự khác biệt với tự đánh giá: Tự đánh giá năng lực là một mặt của tự đánh giá. Tự đánh giá năng lực gắn liền với những nhận thức, tin tưởng của cá nhân năng lực bản thân trong từng lĩnh vực cụ thể và thường liên quan đến hiệu quả của những nhiệm vụ hay hoạt động chuyên biệt. Trong khi đó, tự đánh giá là một thuật ngữ tâm lý học để phản ánh những nhận thức về các giá trị mang tính tổng thể của một cá nhân. Do đó, một người
có thể cho rằng anh ta không có tự đánh giá năng lực cao ở một lĩnh vực nào đó nhưng điều này không ảnh hưởng đến cách anh ta tự đánh giá bản thân nói chung nếu cá nhân không coi trọng hoặc không làm trong lĩnh vực đó. Đối với một người có tự đánh giá năng lực thấp trong hoạt động nghệ thuật nhưng sự tự đánh giá này không làm anh ta tự đánh giá thấp bàn thân nếu công việc và đam mê nghề nghiệp của họ là giảng dạy hay nghiên cứu. Ngược lại, nếu họ làm việc và đam mê lình vực nghệ thuật nhưng anh ta lại tin ràng mình đã ngồi không đúng vị trí, mình không có năng lực làm công việc gắn với nghệ thuật thi lúc này tự đánh giá nâng lực bản thân thấp đồng thời cũng ảnh hưởng đến mức độ cá nhân tự đánh giá bản thân. Điều này cũng lý giải vì sao mức độ tự đánh giá bản thân cao chưa đủ để cá nhân có thể đạt được những mong đợi của mình. Như vậy, tự đánh giá năng lực khác với tự đánh giá ở chỗ cá nhận tự đánh giá đánh giá năng lực hoàn thành công việc trong những tình huống cụ thể; tự đánh giá là cá nhân tự đánh giá chung về các giá trị bản thân của một con người trong quá trình sống và hoạt động giao tiếp trong môi trường xã hội.
Tự đánh giá năng lực khác với tự điều chỉnh: Tự đánh giá năng lực và tự điều chỉnh tuy có liên quan, nhưng vẫn là hai khái niệm có sự khác biệt. Tự điều chỉnh đề cập đến những suy nghĩ, cảm xúc và hành động tạo sự hợp lý với tình huống, nhiệm vụ, với thực tiễn trong quá trình cá nhân sống, hoạt động và giao tiếp với những người xung quan. Tự đánh giá năng lực bản là một khái niệm thể hiện sự nhận thức, tin tưởng của bản thân về khả năng thực hiện nhiệm vụ cụ thể và gắn liền với từng lĩnh vực, hoạt động cụ thể của con người. Tự điều chỉnh là chiến lược để đạt mục tiêu, tự đánh giá năng lực là nhận thức, tin tưởng về sự về khả năng đạt mục tiêu. Cả hai yếu tố này cùng được phát triển đồng thời, nhưng chúng là những khái niệm với những cấu trúc riêng biệt.
* Tự đánh giá năng lực có vai trò lớn đối với hoạt động của con người.
Tự đánh giá năng lực có thể giúp cá nhân nâng cao thành tựu và hạnh
phúc ảnh hưởng đến sự lựa chọn, năng lực kiểm soát; đồng thời quyết định đến cách mọi người suy nghĩ, đến động lực thúc đẩy hành động. Các cá nhân có xu hướng lựa chọn các nhiệm vụ và hoạt động mà họ cảm thấy có năng lực và tự tin và tránh những công việc mà họ không có năng lực.
Tự đánh giá năng lực giúp xác định bao nhiêu sự cố gắng cá nhân chi phối cho hoạt động, đồng thời họ sẽ mất bao lâu kiên trì để đạt mục đích, hay thành công.
Tự đánh giá năng lực giúp cá nhân có được tính kiên cường sẵn sàng đối mặt với những công việc mới, công việc có nhiều khó khăn, không né tránh, mà coi đó là những thử thách cần trải qua.
Tự đánh giá năng lực giúp cá nhân có mối quan tâm nội tại lớn hơn và hăng say trong các hoạt động, đặt ra cho mình những mục tiêu đầy thách thức và duy trì cam kết mạnh mẽ với công việc, với hoạt động cũng như với tổ chức.
Tự đánh giá năng lực càng cao giúp cá nhân có năng lực phục hồi càng lớn sau những thất bại của công việc.
Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý, khi cá nhân tự đánh giá năng lực quá cao so với năng lực thực tế của bản thân hay nói cách khác là sự ngộ nhận về năng lực sẽ tạo ra sự tự tin thái quá, sự dụng cách thức phương pháp không đúng, suy giảm hiệu quả hoạt động, khi hậu quả xảy ra sẽ đổ lỗi sai lầm cho những yếu tố khách quan, không chịu nhận trách nhiệm về mình, không có quyết tâm sửa chữa.
* Đặc điểm tự đánh giá năng lực
Tự đánh giá năng lực có tính đa chiều, đồng thời trên cơ sở khái quát nghiên cứu của Bandura (1997) [73], Tschannen Moran, Woolfolk Hoy (2001) [131], tác giả khẳng định: Do cách tiếp cận, cũng như tính chất công việc, con người, thời
điểm, hoàn cảnh, tự đánh giá năng lực có những các thể hiện đa chiều khác nhau. Tính đa chiều của tự đánh giá năng lực thể hiện trong những đặc điểm sau:
Cấp độ tự đánh giá năng lực khác nhau ở từng loại hoạt động: Năng lực cá nhân hoạt động ở từng nhiệm vụ cụ thể có hiệu quả hoạt động khác nhau bởi các loại nhiệm vụ khác nhau, tự đánh giá năng lực có thể bị giới hạn bởi các nhiệm vụ đơn giản, trong khi đó lại mở rộng hơn với những nhiệm vụ tương đối khó khăn hoặc cả những nhiệm vụ đòi hỏi rất nhiều nỗ lực trong một lĩnh vực nhất định.
Mức độ tự đánh giá năng lực: Tự đánh giá năng lực có các mức độ khác nhau, cụ thể: rất thấp, thấp, trung bình, cao và rất cao. Mức độ tự đánh giá năng lực của một người phụ thuộc vào nhiều yếu tố: sự trải nghiệm; sự học hỏi người xung quanh; sự thuyết phục của những người liên quan, trạng thái cơ thể cảm xúc… Bên cạnh đó, tự đánh giá năng lực còn phụ thuộc vào mức độ yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ với nhiều cấp độ khó khăn, thử thách khác nhau. Thông thường, trong những tình huống hay nhiệm vụ, ít hoặc không có trở ngại nào quá khó cần vượt qua, các hoạt động sẽ dễ dàng được thực hiện và mọi người sẽ có xu hướng tự đánh giá năng lực của mình cao hơn. Ngược lại, những nhiệm vụ khó, có nhiều thách thức vượt qua, thường con người có xu hướng tự đánh giá năng lực thấp hơn. Bên cạnh đó, mức độ tự đánh giá năng lực còn phụ thuộc vào yếu tố trạng thái cơ thể cảm xúc, sự động động viên, khích lệ của những người xung quanh…
Tính tổng quát của tự đánh giá năng lực: người có tự đánh giá năng lực cao ở nhiều tình huống, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động, ngược lại có người chỉ có tự đánh giá năng lực cao ở một số nhiệm vụ, tình huống, hoặc một lĩnh vực hoạt động nhất định. Tính tổng quát có thể khác nhau ở các khía cạnh: nhận thức, hành vi, tình cảm...
Sức mạnh của tự đánh giá năng lực: những người có những tự nhận
thức vào hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của mình thấp, sẽ dễ dàng bỏ cuộc, khi thực hiện hành động gặp những khó khăn. Ngược lại những người có nhận thức vào hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của mình cao sẽ có xu hướng kiên trì, nỗ lực và có sự quyết tâm cao đạt được mục đích đã đề ra.
Trong luận án này, tác giả nghiên cứu về tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên, là một khía cạnh của tự đánh giá con người nói chung, đặt trong cùng một hoạt động, một nhiệm vụ và một đối tượng cụ thể là giảng viên các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, tác giả chỉ tập trung làm rõ đặc điểm về các mức độ của tự đánh giá năng lực.
2.2. Lý luận về tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
2.2.1. Khái niệm giảng viên các trường sĩ quan Quân đội
Giảng viên
Giảng viên là người làm công tác chuyên môn, đảm nhiệm việc dạy học
và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng thuộc một chuyên ngành đào tạo của
trường đại học hoặc cao đẳng. Theo Wikiipedia, Tiếng việt “Giảng viên là
công chức chuyên môn đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường đại học hoặc cao đẳng. Giảng viên chính là công chức chuyên môn đảm nhiệm vai trò chủ chốt trong
giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng và sau đại học, thuộc một
chuyên ngành đào tạo của trường đại học, cao đẳng” [153]. Quan niệm trên đã chỉ ra vị trí vai trò của giảng viên, đồng thời chỉ ra các chức năng, cũng như các hoạt động phải đảm nhiệm, trong đó nhấn mạnh đến hoạt động giảng dạy là quan trọng nhất.
Tác giả Nguyễn Thị Tình (2009) [44, tr. 43], quan niệm: Giảng viên đại học là chủ thể của hoạt động sư phạm trong lĩnh vực giáo dục đại học,
có chức năng giảng dạy, giáo dục, nghiên cứu và phổ biến khoa học, tổ
chức các hoạt động sư
phạm và tự
bồi dưỡng, để
góp phần đào tạo các
chuyên gia trong các lĩnh vực cho đất nước.
Như vậy, giảng viên chính là công chức chuyên môn đảm nhiệm vai trò chủ chốt trong công tác giáo dục và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng và sau đại học, thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường đại học, cao đẳng. Người giảng viên trong quá trình hoạt động phải thực hiện tốt các chức năng, đồng thời cũng là các hoạt động chính: giảng dạy, giáo dục, nghiên cứu khoa học. Trên cơ sở kế thừa các quan điểm trên, luận án đưa ra quan niệm về giảng viên
như sau: Giảng viên là chủ thể hoạt động giảng dạy, giáo dục, nghiên cứu
khoa học theo mục đích, yêu cầu đào tạo của các học viện, trường đại học, và cao đẳng chuyên nghiệp.
Giảng viên các trường sĩ quan Quân đội
Điều lệ công tác nhà trường của Bộ Quốc phòng (2016) xác định: Giảng
viên là người trực tiếp làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục và tổ chức, thực
hành huấn luyện nội dung đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và
công nghệ trong giáo dục, đào tạo tại nhà trường quân đội [6].
Giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội cũng có những chức năng, nhiệm vụ về cơ bản giống người giảng viên nói chung. Tuy nhiên, do tính chất hoạt động đặc thù cũng như yêu cầu đào tạo đội ngũ sĩ quan có phẩm chất và năng lực chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng với yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, điều này đặt ra trong quá trình hoạt động người giảng
viên cần
thực hiện tốt 3 chức năng nhiệm vụ
trên theo tính đặc thù của
hoạt động người giảng viên, của mục tiêu yêu cầu đào tạo trong các trường sĩ quan. Trên cơ sở quan điểm trên, tác giả cho rằng:
Giảng viên các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam là chủ thể
hoạt động giảng dạy, giáo dục, nghiên cứu khoa học và tổ chức hoạt động độc lập cho học viên theo mục đích, yêu cầu đào tạo của các trường sĩ quan quân đội.
Giảng viên các trường sĩ quan quân đội phải thực hiện 3 hoạt động, đồng thời là 3 nhiệm vụ cơ bản: giảng dạy, giáo dục, và nghiên cứu khoa học. Vì vậy để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, người giảng viên cần có 3 loại năng lực tương ứng với việc thực hiện các nhiệm vụ trên, đó là: Năng lực giảng dạy, năng lực giáo dục, năng lực nghiên cứu khoa học. Trong đó năng lực giảng dạy là năng lực quan trọng nhất, tác động và ảnh hưởng tới các năng lực còn lại, đồng thời ảnh hưởng quyết định nhất đến hiệu quả hoạt động của người giảng viên
2.2.2. Đặc điểm hoạt động giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
Hoạt động giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan vừa mang dấu ấn của hoạt động sư phạm các nhà trường đại học nói chung, các trường quân sự, đồng thời lại mang những nét đặt thù của đối tượng, mục tiêu giáo dục và đào tạo của các trường sĩ quan. Do vậy, nó mang những đặc điểm đặc trưng nhất định. Những đặc điểm này sẽ quy định những yêu cầu tự đánh giá năng lực giảng dạy giảng viên, tác động rất lớn đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của họ. Nghiên cứu những đặc điểm này là cơ sở góp phần luận giải thực trạng định tự đánh giá năng lực giảng dạy cũng như các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất biện pháp tâm lý xã hội nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
Trên cơ sở
Điều lệ
Công tác nhà trường (2016)
[6]; Chiến lược phát
triển giáo dục và đào tạo trong Quân đội giai đoạn 20112020 của Bộ Quốc Phòng [5] và các công trình nghiên cứu liên quan về hoạt động sư phạm, hoạt động giảng dạy của các tác giả như: Lê Văn Hồng [20], Nguyễn Đức Sơn [37];