mạnh; thường xuyên học tập, rèn luyện nâng cao thể chất, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, trình độ học vấn, nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm [6]. Như
vậy, bên cạnh chịu trách nhiệm về các nội dung bài giảng trên lớp, người
giảng viên trong các nhà trường quân đội nói chung và các trường sĩ quan nói riêng còn phải chịu trách nhiệm là người chỉ huy, người quản lý lớp học cao nhất duy trì và quản lý nghiêm, hiệu quả sự chấp hành quy định, kỷ luật về huấn luyện trong các buổi học ở giảng đường, cũng như ngoài thao trường của học viên. Đây cũng là một yêu cầu rất quan trọng để đảm bảo cho buổi giảng của giảng viên được thành công. Do đó để giảng viên tự đánh giá năng lực giảng dạy, không chỉ dựa trên tự đánh giá năng lực thực hiện mục đích, yêu cầu giảng dạy; tự đánh giá năng lực thu hút học viên, cần có sự tự đánh giá của giảng viên về năng lực quản lý lớp học.
Trên cơ sở những quy định về hoạt động giảng dạy của giảng viên được
quy định trong Điều lệ công tác nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam
(2016) [5], những lý luận về đặc điểm hoạt động dạy mà luận án đã chỉ ra. Đồng thời, dựa vào quan điểm về tự đánh giá năng lực quản lý lớp học của Tschannen và W, Hoy (2001) [131], cùng với tham khảo một số ý kiến của chuyên gia, tác giả xác định các chỉ báo về tự đánh giá năng lực quản lý lớp học của giảng viên các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
Tự đánh giá
năng lực
tạo các thói quen tốt cho học viên trong giờ
Có thể bạn quan tâm!
- Tự đánh giá năng lực của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam - 8
- Khái Niệm Năng Lực Giảng Dạy Của Giảng Viên Các Trường Sĩ Quan Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
- Biểu Hiện Tự Đánh Giá Năng Lực Giảng Dạy Của Giảng Viên Ở Các Trường Sĩ Quan Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
- Các Trạng Thái Cơ Thể Và Cảm Xúc Của Giảng Viên
- Sơ Đồ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tự Đánh Giá Năng Lực Giảng Dạy Của Giảng Viên
- Nhóm Phương Pháp Nghiên Cứu Thực Tiễn
Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.
học (vào học không nói chuyện, không làm việc riêng, …) để hoạt động dạy đạt hiệu quả cao;
Tự đánh giá năng lực duy trì chấp hành nghiêm quy định, kỷ luật lớp học, đặc biệt những quy định về sử dụng trang thiết bị vũ khí quân sự của học viên trong giờ học ở giảng đường hoặc ngoài thao trường;
Tự đánh giá năng lực duy trì chấp hành nghiêm quy chế thi và kiểm tra của học viên;
Tự đánh giá năng lực phát hiện và giải quyết các trường hợp vi phạm quy định, kỷ luật … trong giờ học, buổi học;
Tự đánh giá năng lực kiểm soát mất tập trung chú ý học tập (ngủ gật,
n;
i quan hệ đoàn kết thống nhất trong
nói chuyện, làm việc riêng…) của học viê Tự đánh giá năng lực xây dựng mố
tập thể lớp học;
TĐGNL quản lý lớp
Tự đánh giá về kỳ vọng của bản thân về việc chấp hành nghiêm quy định, kỷ luật lớp học, kỷ luật quân đội của học viên.
Trên đây là 3 mặt biểu hiện cơ bản và là những chỉ báo cụ thể trên mỗi mặt biểu hiện của tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Các mặt biểu hiện vừa là tiền đề, cơ sở, vừa là kết quả của nhau; có quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau tạo nên nội dung tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Đồng thời, sự nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên có sự tác động trở lại, chi phối đến sự vận động, phát triển của 3 mặt biểu hiện thành phần. Mối quan hệ đó được thể hiện ở sơ đồ:
TĐGNL thực hiện mục đích, yêu cầu GD
TỰ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢNG DẠY
TĐGNL thu hút
học viên
TĐGNL
quản lý lớp học
2.1. Sơ đồ các mặt biểu hiện tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của
giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
Trên cơ sở kế thừa các kết quả cứu; kết hợp với khảo sát, phỏng vấn
sâu và xin ý kiến chuyên gia; đồng thời căn cứ vào tính đặc thù hoạt động
giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan, tác giả xác định các yếu tố ảnh hưởng cơ bản sau:
2.3.1. Những trải nghiệm trong hoạt động giảng dạy của giảng viên
Trải nghiệm theo Wikepedia Tiếng Việt là tiến trình hay quá trình hoạt động mà con người đã trực tiếp trải qua, từ đó họ có thể thu thập được những kinh nghiệm. Những kinh nghiệm này có thể là những kinh nghiệm tốt hoặc xấu; thành công hoặc thất bại; hay thu thập được những nhận định tích cực hay tiêu cực về bản thân tùy theo các yếu tố, như môi trường sống, bản thân mỗi người [154]
Như vậy, trải nghiệm giúp con người thu nhận những thành quả giá trị không chỉ để con người học tập mà còn là những khám phá thú vị để họ trưởng thành hơn, bản lĩnh hơn trong cuộc sống. Đồng thời giúp con người hiểu rõ về bản thân mình hơn, từ đó ảnh hưởng đến cách tự đánh giá bản thân nói chung và tự đánh giá năng lực về việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống và hoạt động nói riêng.
Trong lịch sử nghiên cứu về sự tác động của trải nghiệm của giảng viên đến tự đánh giá năng lực giảng dạy, Bandura (1997) [73], Poulou (2007), [114] cho rằng: Trải nghiệm trong hoạt động giảng dạy của giảng viên là một yếu tố ảnh hưởng có tác động mạnh mẽ nhất, đồng thời tác động đến cả 3 mặt
biểu hiện tự đánh giá năng lực, đặc biệt với tự đánh giá năng lực thực hiên
mục đích, yêu cầu giảng dạy và tự đánh giá năng lực thu hút học viên. Bên
cạnh đó, Hampton 1998), cho rằng sự tác động của các yếu tố này đến tự đánh
giá năng lực giảng viên có thể thay đổi, đặc biệt là khi họ tham gia những
nhiệm vụ mới những nhiệm vụ họ có ít trải nghiệm thành công, khi đó sự tác động của học hỏi kinh nghiệm của những người xung quanh lại là mạnh mẽ nhất [90].
Giảng viên các trường sĩ quan, hoạt động giảng dạy diễn ra ở môi
trường sư phạm quân sự với những đặc điểm vừa mang tính đặc thù của môi trường quân sự. Chính điều này tạo cho giảng viên sự trải nghiệm phong phú. Giảng viên sẽ có những trải nghiệm thông qua những buổi giảng lý luận không
chỉ trên giảng đường, mà còn là những giờ huấn luyện thực hành hoặc diễn
tập ngoài thao trường, bãi tập; trải nghiệm với những giờ giảng trên bộ, trên
không, trên biển; trải nghiệm
qua những buổi thông qua bài
với những bài
giảng mới; trải nghiệm thông qua những lần đi thực tế làm công tác chỉ huy tham mưu, chỉ huy kỹ thuật tại các đơn vị bộ đội. Thông qua quá trình này, giảng viên thu thập những kinh nghiệm cho việc giảng dạy các môn học mà mình đảm nhiệm, như: Kinh nghiệm về phương pháp, nội dung, động tác thực hành, về giải quyết các tình huống sư phạm… từ đó giúp cho giảng viên có sự tự tin cao trong trong thu hút học viên, quản lý lớp học và thực hiện tốt các mục tiêu, yêu cầu giảng dạy. Tuy nhiên, ở mỗi giảng viên có sự trải nghiệm các hoạt động giảng dạy với những kết quả đạt được ở những mức độ khác nhau, từ đó có mức độ tự đánh giá năng lực giảng dạy khác nhau.
Cụ thể: có những giảng viên tích lũy được nhiều kinh nghiệm dạy học thành công nên sẽ có cảm nhận mình dạy giỏi, luôn luôn dạy giỏi, dạy rất giỏi. Giảng viên có nhiều bài dạy giỏi; có những trải nghiệm thành công với học viên cá biệt. Khi giảng bài giảng mới không lúng túng; bài giảng khó không sợ, không ngại, hay hoạt động kiểm tra giờ giảng của các thủ trưởng các cấp, ý kiến phản hồi đánh giá tốt... tất cả những trải nghiệm này sẽ có thể giúp giảng viên có nhận
thức tốt, đồng thười có sự
tin tưởng cao về
khả
năng giảng dạy của mình.
Ngược lại, nếu các yếu tố này đạt ở mức thấp như: giảng viên chưa hoặc ít khi
cảm nhận mình dạy tốt. Bài giảng mới hay, bài giảng khó khi lên lớp có tâm lý lo lắng, ngại nhận, ngại giảng, có những trải nghiệm không thành công khi dạy những học viên cá biệt, mất thời gian soạn bài, tập luyện nhưng khi giảng hiệu quả vẫn không cao, những trải nghiệm này sẽ có thể làm cho giảng viên nghi ngờ năng lực bản thân, thiếu tự tin trong thực hiện nhiệm vụ và có mức độ tự đánh giá năng lực giảng dạy của mình thấp.
Căn cứ vào những kết quả nghiên cứu, và thực tiễn hoạt động dạy của giảng viên các trường sĩ quan, tác giả giả định rằng: Yếu tố trải nghiệm trong hoạt động của giảng viên là yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất đến tự đánh giá năng lực giảng dạy. Trong đó, có tác động mạnh nhất đến tự đánh giá năng lực thực hiện hiệu quả các mục đích, yêu cầu giảng dạy và thu hút học viên. Bởi lẽ đây là những nhiệm vụ giảng viên rất cần có nhiều trải nghiệm để có thể tự tin và thực hiện tốt. Giảng viên có nhiều trải nghiệm thành công sẽ có xu hướng tự đánh giá năng lực giảng dạy cao. Ngược lại, giảng viên có nhiều trải nghiệm thất bại sẽ có xu hướng tự đánh giá năng lực giảng dạy mức trung bình hoặc thấp.
Đối với các biến trải nghiệm trong hoạt động giảng dạy của giảng viên, tác giả dựa trên nghiên cứu của Usher Ellen (2006) [134] khi ông cho rằng trải nghiệm của giảng viên trong hoạt động giảng dạy là những trải nghiệm với những bài giảng mới, bài giảng khó, bài giảng kém…. Trong đó có cả những trải nghiệm thành công và những trải nghiệm thất bại. Trên cơ sở quan điểm trên, cùng với xin ý kiến chuyên gia và căn cứ vào thực tiễn hoạt động dạy, nghiên cứu đưa ra các biến trải nghiệm trong hoạt động giảng dạy của giảng viên.
2.3.2. Học hỏi kinh nghiệm những người xung quanh
Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy chính là
sự học hỏi kinh nghiệm cũng như kiến thức kỹ xảo, kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp sư phạm thông qua quan sát, dự giảng, trao đổi… từ những người xung quanh của giảng viên, đó là những đồng nghiệp trong cùng bộ môn, khoa, nhà trường và bạn bè, người thân cùng làm trong công tác giảng dạy.
Trong lịch sử nghiên cứu đa số các tác giả đều khẳng định vai trò quan trọng của yếu tố học hỏi kinh nghiệm từ những người xung quanh đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên, như Lent R.W., Lopez F.G. và Bieschke
K.J. (1991) [97], Morris và Usher (2011) [105], Mousavi [106]. Tuy nhiên một số tác giả như: Anderson và Betz (2001), Hoy (2005), Hoy và BurkeSpero (2005) [dẫn theo 109] và Phan Thị Tuyết Nga và Terry Locke (109) nhấn mạnh, học hỏi kinh nghiệm của những người xung quanh có tác động rất ít, chỉ là yếu tố mang tính chất bổ sung cho việc nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên.
Quá trình hoạt động thực tiễn giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan, các nội dung giảng dạy của giảng viên dù là môn khoa học xã hội nhân văn nhưng vẫn liên quan đến các môn quân sự, tin học… ngược lại các môn khoa học quân sự cũng liên quan đến nhiều kiến thức của các môn khoa học xã hội và nhân văn. Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên mới thường xuyên được bổ sung, có thể ở các trường đại học bên ngoài, từ đơn vị hoặc ở cơ quan sang,
kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế. Do đó, việc học tập lẫn nhau từ các
giảng viên trong bộ môn, khoa, các khoa khác với nhau là rất cần thiết. Chính vì vậy, các hoạt động phương pháp như: dự giảng, giảng mẫu, tập huấn thường xuyên được các cấp lãnh đạo quan tâm; bộ môn, khoa và các giảng viên thực hiện nghiêm túc. Trong đó những giảng viên thực hiện công tác tập huấn, giảng mẫu thường là những đồng chí có thâm niên, chuyên môn tốt, nắm nội dung sâu và phương pháp giảng dạy linh hoạt. Những giảng viên trẻ, có tuổi
quân, thâm niên ít thường được tạo điều kiện đi dự giờ, nghe và quan sát giảng mẫu, được các giảng viên có chuyên môn tốt kèm và giúp đỡ. Hoạt động thông qua bài không chỉ dừng lại với những giảng viên, bài giảng mới, mà còn giành cho cả những giảng viên cũ, những bài giảng cũ (bài giảng mà giảng viên đã giảng trên lớp cho học viên) hướng tới mục đích, giúp giảng viên có điều kiện quan sát học hỏi lẫn nhau và luôn làm mới bài giảng của mình. Thông qua những hoạt động trên, giảng viên không chỉ có điều kiện học hỏi, tích lũy được những kinh nghiệm từ những người đồng nghiệp xung quanh, đồng thời có điều kiện so sánh mình với người khác để hiểu mình, biết mình đang ở mức độ nào của năng lực, từ đó tác động đến sự tự tin và mức độ tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên.
Trên cơ sở kết quả những nghiên và thực tiễn hoạt động giảng dạy, tác giả luận án, luận án giả định, yếu tố học hỏi kinh nghiệm của những người xung quanh cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy người giảng viên, đặc biệt tác động mạnh đến tự đánh giá sự thực hiện hiểu quả thu hút học viên.
Đối với các biến học hỏi kinh nghiệm những người xung quanh, tác giả dựa trên nghiên cứu của Usher Ellen (2006) [134] khi ông cho rằng: học hỏi kinh nghiệm từ những người xung quanh là là kinh nghiệm gián tiếp mà giảng viên lĩnh hội, tích lũy được thông qua sự quan sát, so sánh, bắt chước các đồng nghiệp. Đồng thời nghiên cứu kết hợp với xin ý kiến chuyên gia và căn cứ vào thực tiễn hoạt động giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan, từ đó đưa ra các các biến thuộc yếu tố học hỏi kinh nghiệm từ những người xung quanh tác động đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên.
2.3.3. Sự đánh giá của lãnh đạo chỉ huy các cấp, giảng viên khác và ý kiến phản hồi của học viên
Đánh giá có nghĩa nhận thức về giá trị của một con người. Những từ có nghĩa gần với đánh giá là phê bình, nhận xét, nhận định, bình luận, xem xét. Do đó có thể hiểu, đánh giá của lãnh đạo chỉ huy, giảng viên khác về năng lực giảng dạy của giảng viên là những nhận xét về năng lực, hay nói cách khác là những nhận xét về mặt mạnh, mặt yếu; những điểm tích cực, hay còn hạn chế về năng lực giảng dạy của giảng viên. Những nhận xét này có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp giảng viên có thêm thông tin để nhận thức về năng lực nói chung và về mức độ năng lực của bản thân nói riêng. Đồng thời cũng là sự ghi nhận từ phía cánh bộ lãnh đạo chỉ huy các cấp và giảng viên khác về năng lực giảng dạy của giảng viên.
Phản hồi: là trở về, quay trở lại. Ý kiến phản hồi của học viên là những ý kiến đánh giá của học viên về năng lực giảng dạy người giảng viên. Thông qua phản hồi sẽ giúp giảng viên thu được những thông tin ngược về năng lực giảng dạy của mình, biết được học viên nhìn nhận năng lực của mình ở mức độ nào, những ưu điểm và những điểm hạn chế cần khắc phục. Đồng thời cũng là sự ghi nhận từ phía học viên với năng lực giảng dạy của giảng viên.
Tác động của sự đánh giá, ý kiến phản hồi đến tự đánh gián năng lực giảng dạy của giảng viên phụ thuộc vào đó là những đánh giá, phản hồi tốt hay chưa tốt; phụ thuộc vào cách người đưa ra đánh giá, phản hồi. Những đánh giá cụ thể chân thành có thể tác động mạnh mẽ hơn rất nhiều so với những lời khen có cánh mà trống rỗng giành cho giảng viên. Những nhận xét từ những người có địa vị cao như: lãnh đạo chỉ huy các cấp, chuyên môn tốt thường có tác động mạnh hơn những giảng viên thường đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên.
Trong lịch sử nghiên cứu Milner (2002) [102, Schunk và cộng sự (2010) [121]... cho rằng, đánh giá, nhận xét, phản hồi là một yếu tố ảnh hưởng, nhưng