Một số giải pháp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ ở KBNN Hà Tây - 7


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ HUY ĐỘNG VỐN THÔNG QUA PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ Ở KBNN HÀ TÂY


Mục tiêu của Đảng và Nhà nước đến năm 2010 phấn đấu tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế khoảng 7,2%/năm, thu nhập quốc dân bình quân đầu người 600&/năm. Để đạt được chỉ tiêu này thì vốn đóng vai trò quyết định.

Nhiệm vụ đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế là phải huy động được một lượng vốn khoảng 58 tỉ $, dự tính huy động nguồn vốn trong nước chiếm khoảng 60% - tức khoang 35 tỉ $. Đây là mộ thách thức rất lớn, trong khi vốn NSNN có hạn thì yêu cầu huy động vốn trong dân, phát huy mọi nguồn vốn trong nước là vô cùng cấp thiết. Do vậy, nhiệm vụ đặt ra với hệ thống KBNN nói chung rất nặng nề, KBNN đóng vai trò chủ yếu trong việc huy động vốn mà Chính phủ giao cho.

Trong quá trình làm việc thực tế tại KBNN Hà Tây, trên cơ sở những thành quả và những tồn tại của công tác này, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị có thể nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn ở KBNN Hà Tây.

3.1 CÁC QUAN ĐIỂM TRONG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN THÔNG QUA PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ Ở KBNN HÀ TÂY

Quan điểm huy động vốn ở KBNN Hà Tây cũng hướng theo quan điểm huy

động vốn của ngành KBNN nói chung, đó là:

- Xác định công tác huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ là một bộ phận không thể thiếu trong hoạch định chính sách quốc gia

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.

+ Xuất phát từ vai trò quan trọng của công tác huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ của hệ thống KBNN và nhu cầu vốn cho ngân sách và cho đầu tư phát triển kinh tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

+ Hoạt động huy động vốn thể hiện vai trò quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường, từ đó coi hoạt động huy động vốn của KBNN là một trong những nhiệm vụ chính yếu của hệ thống KBNN.

Một số giải pháp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ ở KBNN Hà Tây - 7


+ Trên cơ sở xác định vị trí trọng yếu của công tác huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ, cần phải có giải pháp có tính thực thi cao để tổ chức hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách triệt để.

- Việc phát hành trái phiếu Chính phủ của hệ thống KBNN được đặt trong mối quan hệ thống nhất với hoạt động huy động vốn của hệ thống Ngân hàng. Từ quan điểm này giải quyết tốt mối quan hệ giữa KBNN với hệ thống Ngân hàng và góp phần thực hiện tốt các vấn đề sau:

+ Đảm bảo thực hiện các chính sách Tài chính – Tiền tệ của Nhà nước

+ Đảm bảo sự phát triển ổn định của thị trường vốn.

+ Là nhân tố thúc đẩy sự và phát triển của thị trường chứng khoán.

- Cần xác định đúng vị trí, vai trò của trái phiếu Chính phủ, tham gia vào quá trình phát triển của thị trường chứng khoán ở Việt Nam

+ Cần xác định rò huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ là công cụ quan trọng để huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế và cho NSNN, đáp ứng nhu cầu chi tiêu cấp bách của Nhà nước.

+ Trái phiếu Chính phủ là hàng hoá chủ yếu cho phép Nhà nước tham gia quản lý, điều hành thị trường chứng khoán theo định hướng của Nhà nước. Theo kinh nghiệm của các nước có thị trường chứng khoán phát triển thì “hàng hoá” chủ yếu trên thị trường chứng khoán phải là cổ phiếu, còn đối với nước ta thì trái phiếu Chính phủ lại giữ vai trò này, đặc biệt là các loại tín phiếu kho bạc. Đây là “hàng hoá” chủ yếu cho thị trường chứng khoán hoạt động ở Việt Nam. Trái phiếu Chính phủ không chỉ trở thành công cụ vay vốn của Nhà nước mà còn là công cụ của chính sách Tài chính – Tiền tệ.

3.2 VỀ MỤC TIÊU:

Công tác huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ ở KBNN Hà Tây thực hiện theo định hướng, các mục tiêu của KBNN TƯ đề ra.

Để hoàn thiện cơ chế huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ, hệ thống KBNN cần hướng vào các mục tiêu sau:

- Trái phiếu Chính phủ là công cụ chủ đạo tham gia hoạt động thị trường chứng khoán, thị trường vốn.


- Làm lành mạnh hoá nền Tài chính, lành mạnh tình hình tiền tệ, thị trường vốn trong và ngoài nước, khai thông quá trình lưu thông vốn ra thị trường quốc tế bằng cách phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế. Để thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và quá trình phát triển của thị trường chứng khoán thì phải tạo được sự hội nhập thị trường vốn trong nước và quốc tế.

Ở nhiều nước, việc vay nước ngoài qua thị trường vốn ngoài nước là việc làm đã có từ lâu, thông qua việc phát hành các loại giấy tờ có giá như: trái phiếu Chính phủ, kỳ phiếu ngân hàng,... tại các thị trường tiền tệ, thị trường vốn quốc tế.

Ở nước ta chưa có hình thức huy động này, có nhiều lý do dẫn đến tình hình trên. Một trong các lý do đó là nền kinh tế của chúng ta mới trong quá trình vận hành theo cơ chế thị trường, nền kinh tế còn kém phát triển, uy tín trên trường quốc tế còn khiêm tốn, thu nhập bình quân đầu người mới đạt trên 200$/năm. Nhưng huy động vốn trên thị trường quốc tế có nhiều ưu đãi như: chủ động vay và sử dụng vốn không bị lệ thuộc vào điều kiện của người cho vay (nhất là các điều kiện về chính trị); có khả năng huy động khối lượng vốn lớn, thời gian vay dài lại có thể mua bán được trên thị trường.

Hiện nay, theo đánh giá của các nhà đầu tư quốc tế, Việt Nam đang có điều kiện thuận lợi để phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế. Việt Nam có sự ổn định về chính trị, có nguồn tài nguyên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế khá cao, lạm phát đã được kiềm chế, giá trị đồng Việt Nam và tỉ giá hối đoái tương đối ổn định, tỉ lệ bội chi NSNN so với GDP được thu hẹp. Việt Nam lại nằm trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, là khu vực năng động, có luật đầu tư nươc ngoài cởi mở. Đặc biệt, Việt Nam là thành viên chính thức của khối ASEAN và bình thường hoá quan hệ với Mỹ. Quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam được mở rộng và có xu hướng phát triển tốt. Đây là nhân tố tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư quốc tế thông qua mua trái phiếu của Việt Nam. Hay nói cách khác, cho tới nay, chúng ta đã có được một số tiền đề thuận lợi tạo điều kiện cho việc phát hành trái phiếu ra thị trường vốn nước ngoài, mở ra một khả năng mới cho việc huy động vốn đầu tư gián tiếp, phục vụ cho đường lối phát triển kinh tế của đất nước trước mắt cũng như lâu dài.

Việc phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế mà trước mắt là trái phiếu Chính phủ sẽ tạo điều kiện để Việt Nam tham gia vào thị trường vốn


nước ngoài, đẩy nhanh hơn nữa quá trình phát triển của thị trường chứng khoán

ở Việt Nam.

- Lãi suất trái phiếu Chính phủ dần trở thành chuẩn mực để xác định lãi suất cho vay và huy động vốn của hệ thống Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khá0c.

- Hoạt động huy động vốn Chính phủ phải trở thành một hoạt động thường xuyên, đều đặn và là một cầu nối để đi đến hoạt động của thị trường chứng khoán.

- Trái phiếu Chính phủ phải phát hành liên tục, phải là công cụ để thực hiện chính sách thị trường mở - đây là một trong những công cụ quan trọng nhất của chính sách Tiền tệ trong cơ chế thị trường. Thực tế trên thị trường vốn ngắn hạn vẫn chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu vốn huy động của Ngân hàng và KBNN. Những người đầu tư gửi vào Ngân hàng hoặc KBNN liên tục sẽ thành trung hạn hoặc dài hạn. Nếu kiềm chế lạm phát ở mức có thể kiểm soát được thì người mua tín phiếu, trái phiếu Kho bạc sẽ yên tâm với lãi suất và khoản vốn mà họ đã đầu tư. Sau đó Nhà nước sẽ đưa dần thành các khoản tiền gửi dài hạn có chế độ ưu đãi và có lãi suất cao hơn ngắn hạn. Từ đó tạo ra sự sôi động của thị trường tiền tệ, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của thị trường chứng khoán.

- Phát huy thế mạnh của KBNN, ngành kho bạc có hệ thống tổ chức hoàn chỉnh, có mặt trên khắp cả nước, có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ với số nhân lực đông đảo, đội ngũ cán bộ có khả năng tiếp thu nhanh; cần phát huy năng lực bộ máy này trong công tác huy động vốn để huy động tối đa tiềm lực về nguồn vốn trong nước, nước ngoài, các tổ chức kinh tế xã hội, khắc phục các khuyết tật của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.

+ KBNN là cơ quan trực tiếp quản lý quỹ NSNN.

+ Trong điều kiện nươc ta hiện nay, cơ sở vật chất còn nghèo. Vì vậy tiết kiệm là vấn đề quan trọng, cần phải thực hiện trong mọi lĩnh vực. Trong công tác huy động vốn cũng vậy, chúng ta cần phải tận dụng tối đa cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống KBNN. Có thể phát hành trái phiếu Chính phủ dưới nhiều hình thức khác nhau như thông qua các đại lý, đấu thầu qua NHNN, các tổ chức Tài chính song không nên lãng phí năng lực của


hệ thống kho bạc, phải phát huy hơn nữa thế mạnh của ngành, tránh

được sự lệ thuộc vào các yếu tố bên ngoài.

Cụ thể, mục tiêu công tác huy động vốn cho NSNN và đầu tư phát triển giai đoạn 2001 – 2010 của hệ thống KBNN là:

+ Mở rộng quy mô và tăng nhịp độ khai thác các nguồn vốn trong nước, trọng tâm là các nguồn vốn trong dân cư, dưới nhiều hình thức như: phát hành liên tục các loại trái phiếu Chính phủ (kể cả công trái xây dựng tổ quốc), trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu Công ty, mở sổ tiền gửi tiết kiệm trung và dài hạn, phấn đấu đạt mức huy động tối thiểu 5%/GDP hàng năm (khoảng 15.000 đến 20.000 tỉ đồng/năm)

+ Nâng dần thời hạn và giảm dần lãi suất trái phiếu Chính phủ. Trong những năm 2000-2005 chủ yếu phát hành trái phiếu kỳ hạn 5 – 10 năm. Từ năm 2006 trở đi, khi thị trường chứng khoán hoạt động ổn định, chủ yếu phát hành các loại trái phiếu trung và dài hạn (10 năm trở lên). Các loại tín phiếu ngắn hạn sẽ được phát hành qua NHNN để triển khai nghiệp vụ thị trường mở và phối hợp thực hiện chính sách tiền tệ.

+ Hoàn thiện cơ chế chính sách và luật pháp thuộc lĩnh vực huy động vốn.

3.3 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ HUY ĐỘNG VỐN THÔNG QUA PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ Ở KBNN HÀ TÂY.

Trước tiên tôi xin nêu một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế huy động vốn Chính phủ của hệ thống KBNN nói chung, đó là:

3.3.1 Huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển kinh tế trở thành chỉ tiêu pháp lệnh:

Việc phát hành trái phiếu Chính phủ được thể chế thành văn bản pháp luật ở mức độ cao hơn hiện nay. Cơ chế tổ chức phát hành phải được quy định bằng các nghị định, pháp lệnh, thông tư cụ thể. Quyền hạn của các cơ quan phải được quy định rò ràng, tránh sự cạnh tranh chồng chéo trong công tác huy động vốn. Hai hệ thống KBNN và Ngân hàng cần có các văn bản pháp luật quy định rò quyền hạn, lợi ích của hệ thống. Ngoài ra, trong từng hệ thống cần có các quy định riêng về từng quyền hạn, nghĩa vụ của các cơ quan có liên quan như: Chính phủ, chính quyền địa phương đối với công tác huy động vốn.


Trong năm 1994, chúng ta đã có nghị định 72 CP quy định về việc phát hành trái phiếu Chính phủ. Ngày 10/02/1995, ban hành thông tư liên bộ số 01 TC-NHNN của liên bộ Tài chính – Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn tổ chức đấu thầu tín phiếu KBNN qua NHNN, trong đó đã quy định rò quy chế phát hành cũng như quyền hạn, trách nhiệm của đối tượng liên quan. Nói chung về mặt Pháp luật, chúng ta cũng đã từng bước hoàn thiện. Bên cạnh đó cũng còn không ít những sơ hở, do vậy cần phải có các văn bản chặt chẽ hơn, cụ thể hơn; có như vậy công tác huy động vốn mới tạo ra khả năng:

+ Đạt được tính Pháp lý về chỉ tiêu huy động vốn, từ đó sẽ giúp cho Bộ Tài chính phối hợp với NHNN, các bộ, các ngành có liên quan, xây dựng các chính sách huy động vốn thích hợp trong từng thời kỳ cụ thể.

+ Kế hoạch huy động vốn hàng năm và chủ động thời gian trong công tác triển khai thực hiện.

3.3.2 Về cơ chế phát hành:


Cơ chế phất hành cần phải phù hợp với cơ chế đổi mới của nền kinh tế, phù hợp với các quy luật của nền kinh tế thị trường.

Các loại tín phiếu, trái phiếu phát hành có thể trao đổi mua bán, chuyển nhượng, thừa kế, thanh toán thuận lợi cho người sở hữu. Nó được mua bán tự do trên thị trường như một loại hàng hoá thông thường, đối với loại ký danh vẫn tiếp tục phát hành nhưng cần đơn giản hoá về thủ tục chuyển đổi và thanh toán.

Đa dạng hoá các loại trái phiếu Chính phủ: phát hành các loại trái phiếu trong và ngoài nước, trái phiếu vô danh, trái phiếu ghi danh, trái phiếu ghi sổ, chứng chỉ, trái phiếu đầu tư cho các công trình cụ thể. Kết hợp đồng thời hai phương thức phát hành: bán lẻ các loại trái phiếu có in sẵn mệnh giá với lãi suất cố định và bán theo phương thức chiết khấu, bảo đảm cho các loại trái phiếu của một đợt phát hành có cùng một ngày đáo hạn, cùng một mức lãi suất nhằm tạo điều kiện cho các loại trái phiếu có thể niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán.

Phát hành trái phiếu (chủ yếu loại trung hạn và dài hạn) theo phương thức bán buôn thông qua các tổ chức bảo lãnh, môi giới phát hành hoặc đấu thầu qua trung tâm giao dịch chứng khoán. Trong tương lai, đây là những kênh phát


hành chủ yếu nhằm tạo ra các hàng hoá đủ tiêu chuẩn để niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Đối với công tác đấu thầu: cần mở rộng phạm vi đấu thầu, không bó hẹp chỉ là các NHTM, các chi nhánh NHNN như hiện nay mà cần mở rộng ra các quỹ tín dụng, quỹ đầu tư, quỹ bảo hiểm, tiến hành đấu thầu nhiều loại trái phiếu, duy trì ổn định thị trường đấu thầu.

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về phát hành trái phiếu Chính phủ. Trước mắt, sau khi Chính phủ ban hành nghị định mới thay thế nghị định 72 CP ngày 26/07/1994 về phát hành trái phiếu Chính phủ thì Bộ Tài chính cùng với NHNN và Uỷ ban chứng khoán Nhà nước phối hợp chặt chẽ với nhau để đảm bảo tính kịp thời và đồng bộ, tạo điều kiện cho các đơn vị triển khai thuận lợi.

3.3.3 Mở rộng hình thức phát hành:


Phát hành trực tiếp qua hệ thống KBNN, để phát huy thế mạnh của hệ thống này, tận dụng cơ sở vật chất và con người của toàn hệ thống, tổ chức phát hành thường xuyên, đều đặn qua hệ thống KBNN. Hơn nữa huy động vốn với hình thức phát hành trực tiếp qua hệ thống KBNN là biện pháp thực hiện chính sách Tài chính và Tiền tệ, kiềm chế lạm phát.

Tổ chức đấu thầu tín phiếu kho bạc qua NHNN là phương thức phù hợp với cơ chế kinh tế mới - cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Tổ chức phát hành thông qua các đại lý, hình thức này sẽ mở rộng được phạm vi phát hành, nâng cao khối lượng tín phiếu phát hành.

3.3.4 Về mặt lãi suất:


Lãi suất trái phiếu Chính phủ phải trở thành lãi suất chủ đạo, là trụ cột cho việc xác định lãi suất của các tổ chức tín dụng khác và lãi suất của hệ thống Ngân hàng.

Lãi suất trái phiếu, tín phiếu - đây là giải pháp quan trọng nhất trong các giải pháp. Lãi suất là yếu tố rất nhạy cảm, nó chứa đựng không chỉ nội dung kinh tế mà còn về cả tâm lý. Yếu tố lãi suất là rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến tâm lý người mua, quyết định đến hiệu quả của công tác huy động vốn, nhât là đối với nước ta, biến động về giá cả còn thường xuyên xảy ra, tốc độ lạm phát còn chưa kiểm soát được.


Nguyên tắc cần xem xét khi định ra lãi suất trái phiếu Chính phủ:

- Lãi suất dài hạn cao hơn trung hạn và lãi suất trung hạn cao hơn ngắn hạn.

- Lãi suất không thể quá thấp, gây thiệt thòi cho các nhà đầu tư, càng không thể quá cao sẽ là gánh nặng cho Chính phủ.

Bên cạnh đó, việc xác định lãi suất trái phiếu Chính phủ còn phải dựa trên giá thị trường. Lãi suất cần phải được điều chỉnh kịp thời khi thị trường có sự thay đổi, biến động thay đổi lãi suất rò rệt.

Xuất phát từ nguyên tắc xác định lãi suất, cần phải xây dựng lãi suất trái phiếu Chính phủ phù hợp với lãi suất thị trường, đảm bảo lãi suất luôn dương (+). Lãi suất trái phiếu Chính phủ phải được quy định, khống chế chứ không thả nổi bởi vì trong điều kiện nước ta hiện nay chưa thể tự do hoá lãi suất vì việc này sẽ gây tác hại không nhỏ cho nền kinh tế, chỉ khi nào nền kinh tế ổn định, Pháp luật đầy đủ, pháp chế chặt chẽ, ý thức pháp luật của mọi tầng lớp trong xã hội cao thì có thể thả nổi lãi suất. Còn trong giai đoạn hiện nay, việc khống chế khung lãi suất là cần thiết.

3.3.5 Về đối tượng vay:


Phải tăng cường huy động vốn ở cả hai khu vực: Ngân hàng, các tổ chức Tài chính và dân để giải quyết nhu cầu vay cho NSNN. Khi cấp bách, cần phải dựa vào hình thức vay qua Ngân hàng. Hình thức này có thể tập trung một lượng vốn lớn trong một thời gian ngắn. Nhưng huy động vốn bằng phương thức đấu thầu là nguyên nhân tiềm tàng làm bùng nổ lạm phát. Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu trực tiếp qua KBNN thì thực sự thu hút được tiền nhàn rỗi trong lưu thông và kiềm chế lạm phát, sử dụng có hiệu quả năng lực của hệ thống KBNN nhưng thời hạn vay lại kéo dài.

Đối với vay dân, một vấn đề quan trọng là phải tạo được lòng tin cho họ, để

họ đặt niềm tin vào Nhà nước và yên tâm với đồng vốn đầu tư của mình.

Phải đảm bảo một cách tốt nhất quyền lợi của người mua trái phiếu, tín phiếu kho bạc vì đây là yếu tố quan trọng, đảm bảo Nhà nước giữ được chữ tín với nhân dân. Đảm bảo an toàn, bí mật cho người mua, thực hiện quán triệt việc vay trả đúng hạn và tạo thuận lợi cho người mua muốn rút đúng hạn.

Xem tất cả 72 trang.

Ngày đăng: 01/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí