Khái Niệm Năng Lực Giảng Dạy Của Giảng Viên Các Trường Sĩ Quan Quân Đội Nhân Dân Việt Nam


giảng dạy của giảng viên.

Tính đặc thù thời gian, không gian và điều kiện giảng dạy

Hoạt động giảng dạy của giảng viên trong môi trường quân sự là loại hoạt động có cường độ cao, có sự căng thẳng cả về thể lực và trí lực; luôn phải diễn ra trong những điều kiện khó khăn, khắc nghiệt, phức tạp và nguy hiểm; diễn ra ở mọi điều kiện thời tiết, khí hậu nắng mưa, gió rét thất thường; người giảng viên phải cùng ăn, ngủ, nghỉ với học viên. Song song với nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục và nghiên cứu khoa học, giảng viên các trường sĩ quan cũng phải thực hiện đầy đủ mọi chế độ quy định đối với người sĩ quan, người

quân nhân trong tổ chức quân sự với những chức năng đã được xác định: vừa là đội quân chiến đấu, vừa là đội quân công tác và đội quân sản xuất…

Bên cạnh đó, hoạt động giảng dạy của giảng viên diễn ra với khung thời

gian không chỉ ban ngày mà cả ban đêm vào bất cứ thời gian nào theo yêu cầu của từng nội dung, chuyên ngành giảng dạy. Mặt khác, hoạt động của người giảng viên các trường sĩ quan không chỉ diễn ra ở trên giảng đường mà phần lớn nội dung của khoa học quân sự, khoa học kỹ thuật diễn ra ở ngoài thao trường, bãi tập với địa hình rừng núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, có thể diễn ra trên bộ, trên không, hay ở ngoài biển… đòi hỏi người giảng viên phải có một sức khỏe tốt, tình cảm với nghề nghiệp sư phạm quân sự mãnh liệt. Chính đặc điểm này tác động không nhỏ đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên.

Tính đặc thù về phương tiện kỹ thuật và phương pháp giảng dạy

Về phương tiện kỹ thuật giảng dạy: Không chỉ đơn thuần về mặt kỹ thuật như: những trang thiết bị phục vụ cho quá trình dạy học như: máy tính, bảng biểu, máy chiếu thông thường, mà đó còn là các loại phương tiện kỹ thuật giảng dạy quân sự: vũ khí, khí tài, các thiết bị mô phỏng, ca bin tập lái,


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

máy bay, tàu chiến, dụng cụ thí nghiệm, hóa chất, thuốc nổ… Đây cũng chính là những loại vũ khí có tính nguy hiểm, sát thương rất lớn. Do đó, để giảng dạy hiệu quả, cũng như có tự đánh giá năng lực giảng dạy cao, giảng viên không chỉ sử dụng các loại phương tiện kỹ thuật giảng dạy này một cách thành thạo, mà còn phải tuân thủ một cách tuyệt đối các nguyên tắc sử dụng, nguyên tắc đảm bảo tính an toàn. Đây chính là đặc điểm đặc thù, nói lên sự khác biệt về phương tiện kỹ thuật trong giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan với các trường đại học bên ngoài. Việc hiểu biết rõ và sử dụng thành thạo các phương tiện này có sự tác động rất lớn đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên.

Về phương pháp giảng dạy: Trên cơ sở về tính đặc thù về điều kiện, thời gian, không gian và phương tiện kỹ thuật trong giảng dạy, từ mối liên hệ

Tự đánh giá năng lực của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam - 9

mật thiết với cán bộ

học viên, từ

đó tạo nên tính đặc thù về

phương pháp

giảng dạy. Giảng viên các trường sĩ quan sử dụng những nhóm phương pháp sau: Nhóm phương pháp sử dụng ngôn ngữ (thuyết trình, đàm thoại, sử dụng sách và tài liệu); nhóm phương pháp huấn luyện trực quan (làm mẫu, trình bày trực quan; quan sát); nhóm phương pháp huấn luyện thực hành (luyện tập, thực

hành sử

dụng các loại vũ khí trang thiết bị

kỹ thuật, thực hành chức trách

nhiệm vụ thực tế, thí nghiệm thực nghiệm); nhóm phương pháp kích thích

hoạt động nhận thức (khởi động trí tuệ, tranh luận vấn đề học tập, đóng vai nhận thức); nhóm phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập (vấn đáp, kiểm tra viết, kiểm tra thực hành, trắc nghiệm). Bên cạnh đó, dù giảng viên sử dụng phương pháp giảng dạy nào cũng phải sử dụng theo nguyên tắc, theo quy định của các điều lệnh, điều lệ về công tác nhà trường của Bộ Quốc Phòng, cục nhà trường.... Đồng thời bảo đảm tính an toàn tuyệt đối, tránh sai sót trong sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy giảng dạy quân sự.

Chính đặc điểm trên, đòi hỏi người giảng viên phải có ý chí cao, luôn cố


gắng hết mình, tính tính kế hoạch, tính kỷ luật, tích cực, chủ động trong thực hiện nhiệm vụ; đặc biệt phải thật sự yêu, tâm huyết với nghề và không ngừng bồi dưỡng những phẩm chất năng lực cần thiết của người giảng viên hoạt động trong môi trường sư phạm quân sự. Đồng thời, đòi hỏi giảng viên luôn nhận thức, bình tĩnh tự tin, tự đánh giá được mức độ năng lực của mình, đề ra cách thức, biện pháp, phát huy mọi sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi điều kiện hoàn cảnh, hoàn thành tốt công việc Đảng, Quân đội, Nhà trường giao cho.

Tóm lại, đặc điểm hoạt động giảng dạy sẽ quy định những yêu cầu về chức năng và nhiệm vụ đối với giảng viên các trường sĩ quan trong hoạt động giảng dạy; là những đòi hỏi khách quan đối với nhân cách người giảng viên, có tác động rất lớn đến nhận thức, tình cảm, ý chí và tự đánh giá năng lực giảng dạy của họ. Từ đó làm cơ sở cho việc luận giải thực trạng tự đánh giá năng lực giảng dạy cũng như các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các biện pháp tự đánh giá năng lực giảng dạy cho giảng viên ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay.

2.2.3. Khái niệm năng lực giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

Năng lực giảng dạy là một loại năng lực chuyên biệt nhằm thực hiện

các nhiệm vụ của giảng viên trong trong hoạt động giảng dạy. Theo cách tiếp cận, giải nghĩa trên phương diện từ điển học của Nguyễn Lân, có thể hiểu năng lực giảng dạy là sự thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ giảng dạy được giao. [24].

Trên cơ sở tiếp cận năng lực: Năng lực là sự thực hiện hiệu quả các

nhiệm vụ trong những hoạt động nhất định, đồng thời trên cơ sở tiếp cận quan điểm về năng lực của Nguyễn Lân, tác giả quan niệm năng lực giảng dạy của giảng viên các học viện, trường cao đẳng, đại học chuyên nghiệp như sau:


Năng lực giảng dạy của giảng viên là sự thực hiện hiệu quả nhiệm vụ trong hoạt động giảng dạy của họ ở các học viện, trường cao đẳng, đại học

chuyên nghiệp.

Qua khái niệm trên cần lưu ý một số điểm sau:

Năng lực giảng dạy là một loại năng lực sư phạm của người giảng viên. Đây là năng lực được hình thành và phát triển trong quá trình người giảng viên tham gia các khóa, lớp học về nghiệp vụ sư phạm, trong thực tiễn hoạt động dạy, hoạt động sư phạm của người giảng viên.

Năng lực giảng dạy là một năng lực chuyên biệt, theo Tschannen (2001), năng lực giảng dạy giúp giảng viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, như: Thực hiện các mục đích, yêu cầu giảng dạy; thu hút học viên và quản lý lớp học với những mức độ hiệu quả khác nhau. Trên cơ sở các nhiệm vụ trên, người giảng viên cũng cần có 3 loại năng lực tương ứng để có thực hiện tốt hiệu quả hoạt động giảng dạy, đó là: Năng lực thực hiện mục đích, yêu cầu giảng dạy, năng lực quản lý lớp học, năng lực thu hút học viên, sinh viên [131]. Với người giảng viên trong các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt

Nam, năng lực giảng dạy giúp giảng viên thực hiện các nhiệm vụ của người giảng viên trong hoạt động là truyền thụ tri thức, hình thành kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp tương xứng với các nhiệm vụ, chức trách của học viên sau khi ra trường. Năng lực giảng dạy cũng là một năng lực quan trọng nhất, đảm bảo cho việc hoàn thành nhiệm vụ của người giảng viên. Trên cơ sở quan niệm về giảng viên các trường sĩ quan, quan niệm về năng lực giảng dạy của giảng

viên nói chung, tác giả trường sĩ quan như sau:

quan niệm năng lực giảng dạy của giảng viên các

Năng lực giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan là sự thực hiện hiệu quả nhiệm vụ trong hoạt động giảng dạy của họ ở các trường sĩ quan.


Năng lực giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan đóng một vai trò quyết định đến mức độ thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, đồng thời năng lực này cũng bao hàm các loại năng lực giảng dạy nói chung như các giảng viên trong các học viện, trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp. Tuy nhiên, tùy theo mục tiêu yêu cầu đào tạo, đặc thù hoạt động dạy trong các nhà trường sĩ quan mà người giảng viên cần có sự linh hoạt, vận dụng phù hợp nâng cao hiệu quả hoạt động dạy, cũng như nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Cụ thể năng lực giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan bao gồm:

Năng lực thực hiện mục đích, yêu cầu giảng dạy, bao gồm: Năng lực thực hiện các mục tiêu giảng dạy nói chung; năng lực thực hiện nhiệm vụ với những học viên yếu; năng lực thực hiện nhiệm vụ với những học viên giỏi; năng lực phát triển sự sáng tạo của học viên; năng lực thể hiện sự linh hoạt trong phân tích các nội dung và trong giảng dạy các đối tượng học viên khác nhau; năng lực trong sự thể hiện các phương pháp giảng dạy trong quá trình giảng dạy.

Năng lực thu hút học viên gồm những năng lực sau: Năng lực biết khơi gợi vấn đề cho học viên tích cực tham gia phát biểu, tìm tòi mở rộng các vấn đề học tập; năng lực đặt và trả lời các câu hỏi của học viên; năng lực tạo niềm tin cho học viên trong việc học môn học; năng lực giúp học viên luôn coi trọng môn học; năng lực khích lệ tinh thần học tập của học viên; năng lực hỗ trợ đơn vị trong hướng dẫn, và học tập tốt môn học.

Năng lực quản lý lớp học bao gồm: Năng lực tạo thói quen tốt trong

học tập; năng lực quản lý, duy trì, phát hiện và xử lý các trường hợp vi

phạm kỷ

luật trong học tập, cũng như

thi và kiểm tra; năng lực tạo bầu

không khí tích cực trong học tập.


Ba loại năng lực trên có mối quan hệ biện chứng cùng có sự ảnh hưởng, tác động đến nhau, tạo nên sức mạnh tổng thể, giúp người giảng viên thực hiện hiệu quả hoạt động giảng dạy trong các trường sĩ quan.

Với những lý luận về năng lực giảng dạy của giảng viên như trên, là cơ sở để tác giả xây dựng những chỉ báo về tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

2.2.4. Khái niệm tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

Khái niệm tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên

Tự đánh giá năng lực của giảng viên là nhận thức, tin tưởng của cá nhân về hiệu quả có thể đạt được trong thực hiện các nhiệm của bản thân ở các học viện, nhà trường đại học và cao đẳng.

Tự đánh giá năng lực của giảng viên biểu hiện trên trên các mặt: Tự đánh giá năng lực giảng dạy, tự đánh giá năng lực giáo dục, tự đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học. Trong đó, tự đánh giá năng lực giảng dạy là cơ bản và quan trọng nhất. Bởi lẽ, trong quá trình hoạt động ở các nhà trường cao đẳng và đại học, nhiệm vụ giảng dạy là nhiệm vụ mang tính trung tâm, bao trùm và xuyên suốt của người giảng viên.

Theo Guskey và cộng sự (1994): Tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên là sự tin tưởng của giảng viên về mức độ ảnh hưởng đến sinh viên (với cả những sinh viên cá biệt nhất.). Khi niềm tin này càng lớn, giảng viên sẽ càng có tự đánh giá năng lực cao [87]. Như vậy, Guskey đã nhấn mạnh đến sự tin tưởng về tính hiệu quả có thể đạt được trong sự tác động của giảng viên đối với sự thay đổi của người học. Nếu giảng viên càng tạo ra sự thay đổi tích cực cho sinh viên, cũng như giúp cho sinh viên lĩnh hội được nhiều tri thức, nắm được nhiều kỹ năng, kỹ xảo, hình thành các phẩm chất nhân cách cần thiết cho bản thân, cho công việc sau này, người giảng viên càng có mức độ tự


đánh giá năng lực cao.

Tschannen Moran, Woolfolk Hoy (1998), Amy B. Dellinger (2008) cho rằng: Tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên là nhận thức, tin tưởng của giảng viên về hiệu quả có thể đạt được trong thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy với những bối cảnh cụ thể. Tự đánh giá năng lực giảng dạy luôn có sự thay theo điều kiện, hoàn cảnh của nhiệm vụ, tình huống: Giảng viên có thể cảm thấy tự đánh giá năng lực cao khi dạy môn học, nội dung, bài học này, nhưng đồng thời lại cảm thấy có tự đánh giá năng lực trung bình, hoặc thấp khi giảng dạy môn học hay nội dung, bài học khác. Quan niệm này của tác giả chỉ ra tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên không

mang tính bất biến, mà nó có sự thay đổi theo tính chất, nhiệm vụ, hoàn

cảnh từng công việc trong hoạt động của người giảng viên [130], [68].

Khái quát những quan điểm bàn về tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên, tác giả thấy có những điểm nổi bật sau: Tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên thường gắn liền với hành động, hoạt động, với thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy của người giảng viên; Tự đánh giá năng lực giảng dạy là nhận thức, đồng thời cũng là sự tin tưởng về hiệu quả có thể đạt được khi thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên; Tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên không mang tính bất biến, mà có sự thay đổi theo tính chất nhiệm vụ công việc.

Trên các cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, đặc biệt là quan điểm của Tschannen Moran, Woolfolk Hoy về tự đánh giá năng lực giảng dạy. Đồng thời dựa trên lý luận về năng lực giảng dạy, tác giả quan niệm về tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên như sau:

Tự đánh giá năng lực giảng dạy giảng viên là nhận thức, tin tưởng của

giảng viên về hiệu quả có thể đạt được khi thực hiện nhiệm vụ trong động giảng dạy của họ ở các học viện, nhà trường đại học và cao đẳng.

hoạt


Tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên được hình thành và ngày

càng nâng cao trong quá trình hoạt động trường đại học và cao đẳng.

giảng dạy

của họ ở các học viện,

Tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên quyết định cách giảng viên cảm nhận, suy nghĩ, cư xử và thúc đẩy bản thân hoạt động, ảnh hưởng đến hoạt động thông qua bốn quá trình chính: nhận thức (thể hiện ở năng lực dự đoán kết quả và cam kết thực hiện mục tiêu), động lực (tạo ra sự thúc đẩy, kiên trì thực hiện, phát huy sự nỗ lực đạt mục tiêu), quá trình cảm xúc (ảnh hưởng) và quá trình lựa chọn (lựa chọn phương hướng, cách thức thực hiện, định hình các hoạt động) của người giảng viên.

Tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên bao gồm các mặt biểu hiện: tự đánh giá năng lực thực hiện mục đích, yêu cầu giảng dạy; tự đánh giá năng lực quản lý lớp học và tự đánh giá năng lực thu hút sinh viên, học viên.

Tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

Trên cơ sở quan điểm tiếp cận về tự đánh giá năng lực là nhận thức, tin tưởng về hiệu quả có thể đạt được trong thực hiện các nhiệm vụ; quan điểm

về năng lực giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan; quan điểm về tự

đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên, đồng thời căn cứ vào đặc điểm hoạt động giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan, tác giả quan niệm về tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan như sau:

Tự đánh giá năng lực giảng dạy giảng viên các trường sĩ quan là nhận thức, tin tưởng của giảng viên về hiệu quả có thể đạt được khi thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động giảng dạy của họ ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên các nhà trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam là sự nhận thức, tin tưởng về năng lực bản thân, hay nói cách khác là nhận thức, tin tưởng về hiệu quả có thể đạt được ở mức

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 22/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí