Đánh Giá Của Cbql, Gv Các Trường Thcs Về Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Quản Lý Dạy Học Môn Ngữ Văn Theo Định Hướng Năng Lực Học Sinh

Biểu đồ 3 2 Đánh giá của CBQL GV các trường THCS về tính khả thi của các 1

Biểu đồ 3.2. Đánh giá của CBQL, GV các trường THCS về tính khả thi của các biện pháp quản lý dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh

Kết quả khảo sát cho thấy, so với tính cấp thiết của các biện pháp để ra thì tính khả thi thấp hơn, nhưng vẫn được đánh giá cao đối với mức khả thi và rất khả thi từ 68.2% đến 87.1% tổng hai mức ở 05 biện pháp trên. Biện pháp được đánh giá cao nhất ở hai mức này là " Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh” với 87.1% rất khả thi và 12.9% ít khả thi. Kế tiếp là biện pháp "Tăng cường quản lý việc xây dựng và thực hiện mục tiêu, nội dung dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS theo định hướng năng lực học sinh” với 82.4% rất khả thi và 17.6% ít khả thi. Các kết quả khảo nghiệm ý kiến chuyên gia cho thấy các biện pháp đề xuất được đánh giá là khả thi và có thể áp dụng được.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, chúng tôi đề xuất 05 biện pháp quản lý dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh ở các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, đó là các biện pháp:

Biện pháp 1: Bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh

Biện pháp 2: Chỉ đạo quản lý việc xây dựng và thực hiện mục tiêu, nội dung dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS theo định hương năng lực học sinh

Biện pháp 3: Chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh

Biện pháp 4: Tổ chức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên để tổ chức hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh

Biện pháp 5: Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực HS

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Kết quả khảo nghiệm qua lấy ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên THCS trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất đều khẳng định: Cả 05 biện pháp mà chúng tôi đề xuất đều có tính cấp thiết và khả thi cao. Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh ở các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác dạy học môn Ngữ văn.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Dạy học Ngữ văn là “dạy người”, bởi “Văn học là nhân học”. Ở bậc THCS, dạy Văn là tiếp tục dạy học sinh tiếng Việt và Văn, tuy nhiên môn học được gọi là Ngữ văn với ba phân môn rõ ràng: Văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn.

Dạy học Ngữ văn theo ĐHNL không quy định những nội dung dạy học chi tiết mà quy định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình giáo dục. Trên cơ sở đó, đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phương pháp, tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học, tức là đạt được kết quả đầu ra mong muốn.

Quản lý dạy học môn Ngữ văn ĐHNL học sinh là quá trình quản lý của người Hiệu trưởng thông qua các chức năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động dạy học môn Ngữ văn của GV, nhằm giúp GV thực hiện đúng các mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, đánh giá học sinh của GV môn Ngữ văn.

Qua nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh ở các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, tác giả nhận thấy bước đầu các trường đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên vẫn còn hạn chế như: Nhận thức của CBQL và GV về dạy học theo ĐHNL còn thấp; việc chủ động xây dựng các chủ đề dạy học môn Ngữ văn còn hạn chế; quản lý hoạt động dạy và hoạt động học môn Ngữ văn theo ĐHNL của GV, của HS nhà trường vẫn thực hiện theo kinh nghiệm, mới dừng ở việc giữ ổn định nền nếp dạy học, thiếu sự đổi mới; Việc đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp, kĩ thuật dạy học diễn ra còn chậm, lúng túng, hiệu quả đổi mới chưa cao; Công tác kiểm tra đánh giá theo ĐHNL học sinh đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện nhưng chưa có kết quả rõ nét, chưa đảm bảo được yêu cầu đặt ra là đánh giá HS theo năng lực…

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, chúng tôi đề xuất 05 biện pháp quản lý dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh ở các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, đó là các biện pháp: Bồi dưỡng nhận thức cho CBQL, GV về dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh; Chỉ đạo quản lý việc xây dựng và thực hiện mục tiêu, nội dung dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS theo ĐHNL học sinh; Chỉ đạo thực hiện đổi mới PP, HT tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh; Tổ chức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho CB, GV để tổ chức HĐDH môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh; Đổi mới KT, ĐG kết quả học tập môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh.

Qua khảo nghiệm 05 biện pháp quản lý HĐDH môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh ở các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh mà chúng tôi đề xuất đều có tính cấp thiết và khả thi cao.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh

- Cụ thể hóa chủ trương, chính sách, của Đảng về phát triển đội ngũ GV môn Ngữ văn; có những chính sách phù hợp để động viên đội ngũ GV này yêu ngành, yêu nghề, hết lòng vì HS.

- Quan tâm đầu tư đồng bộ các trang thiết bị dạy học cho các trường THCS trong đó có môn Ngữ văn để GV thực hiện giảng dạy theo hướng năng lực người học thực hiện có hiệu quả.

- Tăng cường tổ chức cho các trường THCs trên địa bàn tỉnh giao lưu học tập kinh nghiệm của những trường có thành tích cao, có nhiều kinh nghiệm, sáng tạo trong quản lý dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh.

- Định kỳ tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ QL, tổ chức các cuộc hội thảo nâng cao năng lực QL cho đội ngũ cán bộ QLGD từ cấp tổ trở lên của các nhà trường.

- Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng cho GV bộ môn Ngữ văn theo các cụm trường, gắn với thực tiễn bài học và ĐHNL cho học sinh trong giảng dạy.

2.2. Đối với phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long

- Đề xuất, tham mưu với Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng học chuyên dùng phục vụ cho việc dạy học môn Ngữ văn đáp ứng yêu cầu dạy học theo ĐHNL cho người học.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hạ Long có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các giáo viên trẻ được đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đi đào tạo nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ và tin học ứng dụng trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS.

- Chỉ đạo, khuyến khích các trường có cơ chế cử giáo viên đi tập huấn nâng cao kỹ năng sử dụng các trang thiết bị dạy học môn Ngữ văn theo hướng ứng dụng.

2.3. Đối với cán bộ quản lý trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

- Đội ngũ cán bộ QLGD cần nâng cao ý thức trách nhiệm và động viên kịp thời với những GV có khả năng sáng tạo trong DH môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh.

- Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ QLGD và GV về sự cần thiết phải dạy học theo ĐHNL người học ở môn Ngữ văn, thực hiện tốt quy trình đổi mới với những bước đi thích hợp.

- Thường xuyên giáo dục cho HS xác định tốt nhiệm vụ học tập, tổ chức tốt phong trào thi đua trong học tập môn Ngữ văn.

- Cần chú trọng hơn nữa trong công tác chỉ đạo đội ngũ GV bộ môn thực hiện tốt đổi mới phương pháp, kỹ thuật và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đặc thù môn học Ngữ văn.

- Tổ chức bồi dưỡng cho GV về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sử dụng phương pháp dạy học môn Ngữ văn, đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng năng lực học sinh.

- Bổ sung, hoàn thiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.

2.4. Đối với giáo viên dạy học môn Ngữ văn

- Có nhận thức đúng đắn về dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh.

- Sử dụng các phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học, hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá người học theo định hướng năng lực học sinh.

- Cần xác định các năng lực cần hình thành cho học sinh trong mỗi giờ dạy môn ngữ văn.

- Tăng cường sử dụng trang thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn.

2.5. Đối với học sinh

- Tích cực, chủ động, tự tin khi tham gia các hoạt động học tập môn Ngữ văn.

- Tăng cường vận dụng tri thức Ngữ văn đã học vào thực tiễn đời sống.

- Qua môn Ngữ văn, học sinh phát huy khả năng sử dụng tiếng Việt và sáng tạo trong cảm thụ thẩm mĩ.

- Rèn thêm kỹ năng môn học, kỹ năng sống cho hóc inh thông qua môn Ngữ văn.

-Phát huy năng lực của mỗi cá nhân, tu dưỡng đạo đức và phát triển nhân cách của người học.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Hồ Sỹ Anh (2013), “Tìm hiểu về kiểm tra, đánh giá học sinh và đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng tiếp cận năng lực”, Tạp chí Khoa học, số 9.

2. Hồ Sỹ Anh (2013), “Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh và mục tiêu dạy làm người”, Dạy và Học ngày nay, số 4.

3. Bộ Chính trị - BCHTW Đảng CSVN (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018, chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp THPT.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 1/9/2011 thành lập Ban xây dựng chương trình điều chỉnh nội dung dạy học.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 và công văn số 141/BGDĐT-GDTrH ngày 12/01/2015 về việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn dựa trên “nghiên cứu bài học”.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 (có hướng dẫn bổ sung tại Công văn 5131/GDĐT-GDTrH ngày 01/11/2017), tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018.

9. Đặng Quốc Bảo và Nguyễn Sĩ Thu (2014), “Tổ chức dạy học phát triển toàn diện năng lực cho thế hệ trẻ”, Tạp chí Giáo dục, số 347, tháng 12/2014.4

10. Nguyễn Thành Ngọc Bảo (2014), “Bước đầu tìm hiểu khái niệm đánh giá theo năng lực và đề xuất một số hình thức đánh giá năng lực ngữ văn của học sinh”, Tạp chí Khoa học ĐHSP TP. HCM, số 56.

11. C.Mác - Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Cao Danh Chính (2012), Dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện ở các trường đại học sư phạm kĩ thuật, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Đại học sư phạm Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Dung (2014), Quản lí hoạt động dạy học phát triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông B Phủ Lý - tỉnh Hà Nam, Luận văn tốt nghiệp cao học QLGD, Học viện Quản lý giáo dục, Hà Nội.

14. Trịnh Thị Kim Dung (2014), Quản lí hoạt động dạy học môn Ngữ văn của trưởng bộ môn ở một số Trung tâm giáo dục thường xuyên tình Hải Dương, Luận văn thạc sỹ khoa học chuyên ngành quản lí giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội.

15. Đỗ Ngọc Đạt (1997), Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

16. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

17. Hanold Koontz - Cyvic Odonnell-Heinz Odonnell, Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

18. Bùi Minh Hiền (2016), Quản lí giáo dục, NXB Đại học Sư phạm.

19. Phạm Văn Hòa (2017), Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề ở các trường cao đẳng nghề Quân đội, luận án tiến sĩ, ĐHSP - ĐHTN.

20. Nguyễn Ngọc Hùng (2006), Các giải pháp đổi mới quản lý dạy học thực hành theo tiếp cận năng lực thực hiện cho sinh viên sư phạm kỹ thuật, Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục, Đại học quốc gia Hà Nội.

21. Đặng Thành Hưng (2013), “Kĩ năng dạy học và tiêu chí đánh giá”, Tạp chí khoa học giáo dục, số 88, tr.5-9.

22. Trần Kiểm (1990), Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, Viện Khoa học Giáo dục, HàNội.

23. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn,

NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

24. M.IKôndakốp (1983), Những cơ sở lý luận của quản lý trường học, Trường Cán bộ QLGD và Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội.

25. Lê Thảo Nguyên(2017), Dạy học theo tiếp cận năng lực trong chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý thông tin và truyền thông, Luận án tiến sĩ, ĐHSP- ĐHTN.

26. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học, tập 1,2, NXB Giáo dục, Hà Nội.

27. Hoàng Phê (chủ biên) 1988, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

28. Phòng GD&ĐT Hạ Long, Công văn số 750/PGD&ĐT ngày 06 tháng 09 năm 2018 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2018 - 2019.

29. Sở GD&ĐT Quảng Ninh (2017), Công văn 2824/SGDĐT - GDTrH ngày 19/10/2017 về việc thực hiện chương trình GD phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất HS từ năm học 2017-2018.

30. Sở GD&ĐT Quảng Ninh (2018), Công văn số 2275/SGD&ĐT ngày 31 tháng 08 năm 2018 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 - 2019.

31. Lương Việt Thái, Nguyễn Công Khanh (2013), “Xây dựng khung năng lực trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 95, tháng 8.

32. Đỗ Ngọc Thống (2011), “Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực”, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 68 tháng 5, Hà Nội.

33. Đỗ Ngọc Thống (2015), Chuyên đề tổ chức dạy học phát triển năng lực môn Ngữ văn cấp THPT, tài liệu bồi dưỡng cho GV Ngữ văn bậc THPT.

34. Nguyễn Cảnh Toàn (1997), Quá trình dạy, tự học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

35. Thái Duy Tuyên (2007), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí