Tự đánh giá năng lực của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam - 6


Chương 2


LÝ LUẬN VỀ TỰ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢNG DẠY


CỦA GIẢNG VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN


QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM


2.1. Lý luận về tự đánh giá năng lực

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

2.1.1. Khái niệm tự đánh giá

Đánh giá theo Hoàng Phê, “đánh giá là nhận thức cho rõ giá trị của một người hoặc một vật [32, tr. 387]. Như vậy, đánh giá thuộc về phạm trù nhận thức. Nội dung của đánh giá là việc tập trung làm rõ giá trị của một con người hay sự vật trong những điều kiện hoàn cảnh nhất định. Theo Corsini (1999) có các dạng đánh giá sau: đánh giá sự khác biệt, đánh giá nhân viên, phản hồi, đánh giá công việc, đánh giá hoạt động, đánh giá kết quả, đánh giá chương trình, tự đánh giá, đánh giá hệ thống [81]. Như vậy, có thể hiểu tự đánh giá là một dạng của đánh giá. Trong lịch sử nghiên cứu, tùy theo mục đích khác nhau trong cách tiếp cận về tự đánh giá, các tác giả đưa ra những quan điểm khác nhau:

Tự đánh giá năng lực của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam - 6

Theo Từ điển Oxford dictionary tự đánh giá (self­asteem) có nghĩa là:

“Lòng tin vào năng lực và giá trị của bản thân mình” [150].

William James (1890), cho rằng: Tự đánh giá như một tổng thể tất cả

những

gì mà một cá nhân nhận thức về

chính mình. Tự

đánh giá = Thành

công/kỳ vọng, nghĩa là, trong hoạt động, nếu thành tích đạt được như kỳ

vọng mà cá nhân đề ra thì cá nhân sẽ có tự đánh giá cao; ngược lại nếu có sự chênh lệch giữa thành tích đạt được và kỳ vọng (kỳ vọng cao hơn thành công đạt được) thì cá nhân sẽ có tự đánh giá thấp [Dẫn theo 42]. Như vậy với cách tiếp cận như trên, William James đã nhấn mạnh vào động lực bên trong tinh thần của con người, đồng thời xem xét tự đánh giá chỉ bao gồm một yếu tố


tổng thể, là nhận thức tổng thể về chính bản thân mình. Tự đánh giá chỉ do yếu tố thuộc chủ thể là thành công và kỳ vọng chi phối. Theo quan niệm này, tự đánh giá của cá nhân là một cấu trúc năng động và có thể thay đổi được tùy theo mức độ đạt được các mục tiêu trong cuộc sống của cá nhân.

Đồng quan điểm trên có Rosenberg (1979) quan niệm: Tự đánh giá là sự nhận thức và sự tin tưởng một cách tổng thể về các giá trị của bản thân. Bên cạnh đó, ông còn nhấn mạnh: Những người có tự đánh giá bản thân thấp sẽ nhạy cảm hơn những nhận xét của người khác về những thất bại của họ và thường phản ứng nghiêm trọng hóa với những thất bại đó. Những người có tự đánh giá bản thân cao, thường tìm kiếm những thách thức và kích thích có giá trị và đòi hỏi đạt mục tiêu. Do đó việc đạt mục tiêu ở mức độ nào, chính là nguồn nuôi dưỡng tốt nhất cho cá nhân tự đánh giá bản thân . Bên cạnh đó, ông còn chỉ ra rằng: tự đánh giá chịu sự tác động của các yếu tố thuộc môi trường xã hội [117]. Với quan điểm trên Rosenberg đã khẳng định, tự đánh giá là nhận thức, đồng thời cũng là sự tin tưởng về các giá trị của bản thân. chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá, trong đó yếu tố những thành tích đạt được, hay nói cách khác là những thành công của bản thân trong quá khứ là quan trọng nhất.

Franz. S (1979) [144] quan niệm: Tự đánh giá là sự nhận thức về tất cả những giá trị mà cá nhân đang có. Trong đó, cá nhân không chỉ nhận thức được các hiện tượng tâm lý đang tồn tại, hoặc đang có ở bản thân, mà còn chỉ ra được mức độ tồn tại (cao hay thấp) của các hiện tượng tâm lý đó hay nói cách khác là mức độ tự đánh giá bản thân.

Như vậy, với các quan điểm trên, nhìn chung các tác giả đều cho rằng, tự đánh giá là sự nhận thức, đồng thời cũng là sự tin tưởng về các giá trị của bản thân trong quá trình sống, hoạt động và giao tiếp ở môi trường xã hội. Tự đánh


giá có các mức độ khác nhau tùy theo sự thành công và thất bại trải qua trong quá khứ, tùy theo sụ nhìn nhận của mỗi người.

Bên cạnh đó, Lipkina (1976), quan niệm, tự đánh giá là thái độ của con người đối với những năng lực, năng lực, phẩm chất chất nhân cách, cũng như đối với toàn bộ mặt bên ngoài của mình [Dẫn theo 23]. Như vậy, theo tác giả, tự đánh giá là quá trình hình thành và phát triển thái độ đối với chính bản thân. Nội dung tự đánh giá bao gồm toàn bộ thế giới bên trong của cá nhân, cũng như toàn bộ mặt biểu hiện đó ra bên ngoài và nội dung này không chỉ là những giá trị cá nhân đang có, mà cả những giá trị cá nhân mong đợi, dự kiến mình có thể đạt được trong tương lai. Hay nói cách khác, tự đánh giá không chỉ là thái độ về “cái tôi” của hiện tại, mà còn là thái độ về “cái tôi” trong tương lai.

Đỗ Ngọc Khanh (2005) khẳng định: “Tự đánh giá là một hình thức phát triển cao của sự tự ý thức, là sự đánh giá tổng thể của một cá nhân về các giá trị bản thân với tư cách là một con người trong hoạt động và giao tiếp với những người khác” [23, tr. 33].

Vũ Dũng (2012) cho rằng: tự đánh giá là cá nhân đánh giá chính mình, đánh giá những năng lực, phẩm chất và vị trí của mình so với những người khác. Giá trị mà cá nhân gán cho mình, những phẩm chất riêng của mình [15].

Ngoài ra còn có quan điểm của: Nguyễn Văn Lũy, Lê Quang Sơn

(2009) cho rằng: tự đánh giá là giá trị, ý nghĩa mà cá nhân tự xác định cho

bản thân nói chung, cũng như

các khía cạnh riêng lẻ

của nhân cách. Tự

đánh giá thực thi chức năng điều khiển và bảo vệ, ảnh hưởng đến hành vi,

hoạt động và sự

phát triển nhân cách. Tự

đánh giá có các mức độ: cao,

trung bình và thấp. Tự đánh giá được hình thành từ sự đánh giá của những người xung quanh, từ việc đánh giá kết quả hoạt động của bản thân và từ sự tương quan giữa hình ảnh thực tại và lý tưởng [26].


Như vậy, các công trình nghiên cứu khi bàn về tự đánh giá ở trên, dù theo các hướng tiếp cận nào, hay các đối tượng khách thể khác nhau, nhưng nhìn chung các tác giả đều thống nhất cho rằng: (1) Tự đánh giá là sự nhận thức, sự tin tưởng về các giá trị của chính mình, tự đánh giá là thái độ, là sự đánh giá về bản thân; (2) Đối tượng tự đánh giá là chính bản thân chủ thể;

(3) Nội dung của tự đánh giá là những giá trị, hay nói cách khác là những

phẩm chất chính trị, đạo đức; năng lực, … mà cá nhân đang có và những giá trị mà cá nhân mong muốn và có thể có, làm được trong tương lai; (4) Yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá: Những yếu tố thuộc chủ thể: sự thành công đã đạt được và những yếu tố thuộc về những người khác, môi trường thuộc môi trường xã hội; (5) Tự đánh giá có các mức độ khác nhau.

Trên cơ sở kế thừa công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, đặc biệt quan điểm của Rosenberg; Nguyễn Văn Lũy và Lê Quang Sơn về các vấn đề của tự đánh giá, tác giả cho rằng:

Tự đánh giá là sự nhận thức, tin tưởng của cá nhân về các giá trị bản thân trong hoạt động và giao tiếp ở môi trường xã hội.

Tự đánh giá có đối tượng, đó chính là bản thân chủ thể tự nhận thức, tự mổ xẻ, phân tích, lý giải những gì thuộc về chính mình… Cá nhân không chỉ nhận thức về những cái gì đang có và cả những cái mà cá nhân mong muốn có. Khi cá nhân tự đánh giá, khi đó cá nhân đã có sự hiểu rõ về chính bản thân mình. Do đó, tự đánh giá không chỉ là nhận thức mà còn là sự tin tưởng vào các

giá trị, các phẩm chất của bản thân mình. Trên cơ sở các nhận thức, sự tin

tưởng

đó, sẽ

có những tác động đến quá trình sống và hoạt động của mỗi

người. Nếu cá nhân có tự đánh giá bản thân ở mức độ cao, sẽ có sự lạc quan, thích chinh phục thử thách, những mục tiêu lớn. Ngược lại, khi cá nhân có sự tự đánh giá mình ở mức độ thấp, sẽ nhạy cảm với những nhận xét của mọi người xung quanh, không giám đề ra các mục tiêu lớn, dễ tự ti, mặc cảm, thụ


động trong cuộc sống.

Tự đánh giá có nội dung rất phong phú, đa dạng, cá nhân không chỉ nhận thức, tin tưởng về những cái mà cá nhân đang có và cả những cái mà bản thân có thể làm được trong tương lai. Bên cạnh đó, sự nhận thức, tin tưởng này ở mỗi người, mỗi lứa tuổi, mỗi lĩnh vực hoạt động lại có có những mức độ, cách tự đánh giá khác nhau. Tựu chung lại, tự đánh giá được thể hiện trên những mặt sau: tự đánh giá về thể chất, tự đánh giá về đạo đức, tự đánh giá về năng lực….

Tự đánh giá được hình thành từ những yếu tố thuộc về chủ thể mối cá nhân: những thành công hoặc thất bại. Cá nhân càng có nhiều thành công, thì tự đánh giá càng cao. Ngược lại cá nhân càng có nhiều thất bại thì cá nhân sẽ có xu hướng đánh giá thấp bản thân. Bên cạnh đó, tự đánh giá còn phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài, đó là sự đánh giá, nhận xét của những người xung quanh về bản thân người tự đánh giá.

2.1.2.Khái niệm năng lực

Theo từ điển Oxford (2016), năng lực (efficiency) có nghĩa là khả năng tạo ra kết quả như mong muốn của con người trong hoạt động [148]. Năng lực là vấn đề được nghiên cứu rộng rãi ở trên thế giới và Việt Nam, cụ thể có các quan niệm sau:

Quan niệm năng lực là sự kết hợp một cách linh hoạt, có tổ chức của nhiều yếu tố như kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân.v.v... Tiêu biểu cho quan niệm này là các tác giả: J. Coolahan (1996); B. Meier (2007 [Dẫn theo 16].

Quan niệm năng lực là sự thực hiện hiệu quả các hành động trong tình huống hay hoạt động nhất định.

Đây là quan niệm dựa trên phạm trù hoạt động coi, năng lực ở dạng năng lực thực hiện, song đề cao đến tính hiệu quả của chuỗi các hành động


của tình huống hay hoạt động nhất định và đánh giá năng lực cá nhân dựa trên hiệu quả của hoạt động. Các tác giả tiêu biểu cho quan niệm này là: F.

E. Weinert (1996); Hoàng Hòa Bình (2015); Nguyễn Thị Ngọc Liên (2017) v.v…[67], [3], [25].

Quan niệm năng lực là tổ hợp của ba thành tố tâm lí là kiến thức, thái độ và kĩ năng. Đây là quan niệm tiếp cận có tính thực tiễn và tính ứng dụng trong nghiên cứu năng lực nghề nghiệp.

Quan niệm năng lực là một tổ hợp những thuộc tính của cá nhân để đạt được kết quả cao trong hoạt động. Tiêu biểu cho quan niệm này có các tác giả: Covaliov (1971); Platonov (1972); Phạm Minh Hạc, (2004)… [12], [34], [19].

Quan niệm năng lực là một tổ hợp các phẩm chất tâm lí và sinh lí của cá

nhân để hoàn thành tốt một dạng hoạt động nào đó. Các tác giả tiêu biểu cho quan niệm này là P. A. Rudik (1974); Hoàng Đình Châu (2005), Nguyễn Quang Uẩn (2011) [36], [9], [66].

Trong luận án này, trên cơ sở quan niệm về năng lực theo hướng thứ hai, năng lực được nhìn là sự thực hiện hiệu quả các hoạt động với các mức độ khác nhau và có thể đo lường, đánh giá một cách tường minh và chính xác. Do đó, luận án quan niệm về năng lực như sau:

Năng lực là sự thực hiện hiệu quả nhiệm vụ trong những hoạt động nhất

định.

Năng lực luôn gắn với chủ thể, đặc biệt là tính hiệu quả của chủ thể.

Mỗi chủ thể khác nhau thì có khả năng thực hiệu hiệu quả công việc ở các

mức độ

khác nhau. Thậm chí, một chủ

thể

nhưng trong từng hoạt động,

nhiệm vụ, hay thời điểm có mức độ thực hiện hiệu quả khác nhau. Do đó, năng lực luôn gắn với sự thực hiện hiệu quả của con người trong từng hoạt động.


Năng lực luôn gắn liền và có vai trò rất quan trọng trong hoạt động. Năng lực vừa là tiền đề, vừa là kết quả của hoạt động. Người có năng lực cao về lĩnh vực hoạt động nào sẽ giúp họ giải quyết công việc của lĩnh vực đó nhanh chóng, hiệu quả cao ở lĩnh vực hoạt động đó.

Năng lực luôn gắn liền với từng lĩnh vực cụ thể của hoạt động. Vậy nê con người hoạt động ở lĩnh vực nào thì cần có các loại năng lực gắn liền với lĩnh vực hoạt động đó. Với người giảng viên hoạt động trong các nhà trường cao đẳng, đại học và các học viện nhà trường, cần có những loại năng lực cơ bản sau: Năng lực giảng dạy, năng lực giáo dục, năng lực nghiên cứu khoa học, trong đó năng lực giảng dạy đóng vai trò quan trọng nhất.

2.1.3. Khái niệm tự đánh giá năng lực

* Các quan niệm về tự đánh giá năng lực

Tự đánh giá năng lực (self efficacy), theo từ điển Oxford [149] là sự nhận thức về năng lực của bản thân.

Khái niệm “tự đánh giá năng lực” theo nhà tâm lý học Bandura,

người đầu tiên đề xuất năm 1977 là sự tin tưởng vào khả năng của bản

thân trong việc thực hiện với hiệu quả nhất định của hoạt động. Sự tin

tưởng này sẽ giúp con người đưa ra những dự báo về kết quả có thể đạt được trong hoạt động. Đồng thời quyết định đến động lực, cách suy nghĩ, cảm nhận và hành động đối mặt với khó khăn... trong thực hiện nhiệm vụ của cá nhân [69].

Như vậy, theo Bandura, vấn đề thực chất của tự đánh giá năng lực, mà ông muốn bàn đến ở đây không phải là việc cá nhân nhận thức được những phẩm chất về năng lực (tâm, sinh lý) mà cá nhân đang có mà đó là sự tin tưởng

về năng lực khả

năng của cá nhân trong thực hiện các nhiệm vụ

của hoạt

động. Chính tin tưởng này, sẽ tạo ra thái độ của con người trong hoạt động.

Nếu con người có nhận thức, tin tưởng rằng mình có khả năng thực hiện

nhiệm vụ hiệu quả ở mức độ cao, thì con người sẽ có sự chủ động, kiên trì,


sẵn sàng đối mặt và vượt qua mọi khó khăn, quyết tâm đạt mục đích đã đặt ra và kết quả nhiều khi còn đạt được vượt quá khả năng của mình. Ngược lại nếu cá nhân luôn nghi ngờ vào năng lực của bản thân, tự đánh giá thấp năng lực, sẽ tạo ra tâm lý thụ động, trông chờ, ỷ lại, ngại nhận những nhiệm vụ khó, những nhiệm vụ có nhiều khó khăn thách thức, không huy động được hết khả năng mình có và hiệu quả hoạt động thường là thấp. Bên cạnh đó, Bandura còn khẳng định: cơ sở để cá nhân đưa ra những sự tin tưởng về năng lực bản thân là căn cứ vào các kinh nghiệm mà bản thân đã có (sự trải nghiệm trực tiếp của bản thân và việc học hỏi những kinh nghiệm của người khác); dựa vào những nhận xét đánh giá... về năng lực thực hiện nhiệm vụ của bản thân từ những người xung quanh; trạng thái cơ thể, cảm xúc của chính mình khi thực hiện hành động. Quan điểm này của Bandura được nhiều nhà khoa học đồng tình và lấy đó làm các căn cứ, cơ sở cho các nghiên cứu của mình, như: Hattie và Timperley, 2007 [91]; Britner và Pajares, 2006 [76]; Usher và Pajares, 2006

[134], Yezen Nwiran [142], Morris (2011) [105] .

Judge, và cộng sự (2001), khẳng định: Tự đánh giá năng lực là nhận thức của cá nhân về khả năng của họ trong thực hiện một loạt các tình huống khác nhau của hoạt động [89, tr. 170]. Như vậy Judge và cộng sự đã nhìn nhận được tự đánh giá năng lực là một hình thức đặc biệt của nhận thức, nhận thức về năng lực hay nói cách khác là nhận thức về khả năng của bản thân trong hoạt động. Trên cơ sở đó, cá nhân biết mình phải làm gì và làm như thế nào cho phù hợp với năng lực bản thân, với tình hình nhiệm vụ để đem lại kết quả hoạt động cao nhất.

James E Maddux và Evan Kleiman (2014) [88] khẳng định: Tự đánh giá năng lực là niềm tin của con người về năng lực của mình trong thực hiện các nhiệm vụ với những kết quả nhất định. [83]. Với quan điểm này, tác giả không

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2022