Khái Quát Kết Quả Nghiên Cứu Của Các Công Trình Khoa Học Đã


Hướng nghiên cứu về các biện pháp nâng cao tự đánh giá năng lực nói chung

Schunk và Pajares (2010) [121] đã bàn đến các biện pháp để nâng cao hiệu quả tự đánh giá năng lực học sinh bao gồm các chiến lược tích cực, cụ

thể như: Đặt mục tiêu ngắn hạn và giúp học sinh đạt được từng mục tiêu

một; Cho phép học sinh nói về các vấn đề của mình và cách học sinh dự định giải quyết chúng; Không so sánh một học sinh với các học sinh khác và để họ tự làm theo năng lực của mình; Đặt mục tiêu theo năng lực cá nhân học sinh. Madhuleena (2020) [100] còn đề cập đến biện pháp nâng cao hiệu quả tự đánh giá năng lực cho học sinh như: Tổ chức giao tiếp hiệu quả; Xây dựng những phản hồi tích cực từ thầy cô, bạn bè, gia đình; Xây dựng môi trường học tập trong lành; Xây dựng các chiến lược tích; Phát huy vai trò gương mẫu của giáo viên.

Bùi Thị Hồng Thái và Nguyễn Thị Mùi (2016), trong lĩnh vực lao động, cũng khẳng định: sự trải nghiệm của người lao động và những nhận xét và tạo điều kiện tích cực của nhà lãnh đạo với các thành viên là những cách thức quan trọng ảnh hưởng đến nâng cao tự đánh giá năng lực người lao động [39].

Kayla (2019) nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc xác định và

sắp xếp các mục đích hoạt động trong nâng cao tự đánh giá năng lực.

Ngoài ra ông còn nhấn mạnh đến con đường

học tập từ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

thành công của

những người khác, đặc biệt những tấm gương điển hình, những người có hoàn cảnh, nghề nghiệp, có nhiều đặc điểm giống mình; môi trường sống và làm việc tích cực; biết xóa bỏ những suy nghĩ tiêu cực [93]. Kayla, đề

Tự đánh giá năng lực của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam - 5

cập đến những biện pháp thuộc về bản thân, trong đó nhấn mạnh đến

việc mỗi cá nhân cần biết tự xác định mục đích phù hợp, tự biết học hỏi để có kinh nghiệm, tự tạo môi trường tích cực. Đồng thời thừa nhận vai trò của xây dựng môi trường sống lành mạnh với nhiều tấm gương điển


hình; nhấn mạnh đến biện pháp phát huy tính tích cực của con người trong tự học tập, tự tạo môi trường thuận lợi, biết xóa bỏ những suy nghĩ tiêu cực trong nâng cao tự đánh giá năng lực. Với kết quả nghiên cứu trên, Kayla, đã đưa ra những cách thức tác động cơ bản và tương đối toàn diện đến nâng cao hiệu quả tự đánh giá năng lực.

Madhuleena (2020), cho rằng: các biện pháp để nâng cao tự đánh giá năng lực cho con người nói chung bao gồm: biết cách xây dựng mục đích, đặt các mục đích đơn giản cho mỗi hoạt động, nhiệm vụ; nhìn vào mục đích lớn hơn và cao hơn, xa hơn; khắc phục thất bại và luôn tin tưởng vào năng lực của mình [100]. Madhuleena đã nhấn mạnh đến yếu tổ chủ quan của con người trong việc cần biết cách đặt mục đích, cách đối mặt và khắc phục những khó khăn, thất bại. Qua mỗi lần đạt được mục đích, hay khắc phục được những khó khăn, thất bại, hạn chế, con người ngày càng tích lũy, bổ sung cho mình thêm nhiều trải nghiệm thành công, đây là yếu tố quan trọng nhất để nâng cao tự đánh giá năng lực.

Với kết quả nghiên cứu như trên, dù ở lĩnh vực nào, đối tượng nào, các tác giả đều nhấn mạnh đến một số biện pháp quan trọng, mang tính xuyên suốt, đó là: Thứ nhất, tổ chức các hoạt động để mỗi người bổ sung, tích lũy được nhiều kinh nghiệm, qua đó không ngừng nâng cao tự đánh giá năng lực;

Thứ hai, cần khách quan trong nhận xét đánh giá và công bằng trong khen

thưởng, xử phạt; Thứ ba, giúp cá nhân xây dựng mục tiêu; Thứ tư, người cán bộ cần làm tốt việc nêu gương; xây dựng gương điển hình; Thứ năm, cần chú trọng phát huy tính tính cực của cá nhân trong nâng cao tự đánh giá năng lực. Đây chính là những căn cứ quan trọng để luận án đưa ra biện pháp nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy cho giảng viên các trường sĩ quan Quân đội.

Hướng nghiên cứu về giảng dạy của giảng viên

các biện pháp nâng cao tự

đánh giá năng lực


Robert Mager (1992) đã đưa ra năm biện pháp để tăng cường tự đánh giá năng lực giảng dạy cho giảng viên: Luôn làm chủ các hoạt động, công việc của mình; dự đoán chính xác về năng lực hoàn thành nhiệm vụ của bản thân; Xây dựng các tấm gương giảng viên giỏi, điển hình, mẫu mực để các giảng viên khác học tập và làm theo; xây dựng những đánh giá, nhìn nhận phải hồi của những người xung quanh với giảng viên một cách chính xác, tích cực và có sức

thuyết phục, giúp họ nhìn nhận chính xác về năng lực của mình [Dẫn theo

145]. Với kết quả này, Robert Mager đã đưa ra các biện pháp nâng cao tự đánh giá năng lực giành cho bản thân người giảng viên, đó là họ phải có thật nhiều trải nghiệm, đặc biệt những trải nghiệm thành công; có biện pháp giành cho

người lãnh đạo, giảng viên khác, đó là sự

làm gương, sự

phán xét đánh giá

khách quan, khen thưởng, xử phạt đúng người đúng việc và động viên đúng lúc, đúng thời điểm. Do đó, để nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy cho giảng viên, cần phải phát huy vai trò của các lực lượng, cũng như cần thực hiện tổng thể những biện pháp trên.

Singh & Rajalingam (2012) khẳng định: Giảng viên luôn biết tự điều

chỉnh các trạng thái cảm xúc của mình trong giảng dạy là một trong những cách thức để nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy của họ trong quá trình hoạt động [127].

Mousavi (2014) [106], cho rằng cùng với tăng cường các trải nghiệm trực tiếp cho giảng viên, thì mỗi giảng viên cần có sự tích cực chủ động trong tích lũy kinh nghiêm nâng cao tự đánh giá năng lực bản thân… Đây chính là cách thức quan trọng để nâng cao tự đánh giá năng lực cho giáo viên, giảng

viên. Phan Thị Tuyết Nga (2015), [109] cho rằng: Đánh giá, nhận xét, khen

thưởng, xử phạt phân minh, khách quan trung thực, đúng người đúng việc là biện pháp quan trọng nhất để nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy người giảng viên.


Bên cạnh việc nhấn mạnh các biện pháp cơ bản như trên, việc luôn lạc quan, hy vọng cũng là một cách thức nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy (Sezgin và Erdogan, 2015) [Dẫn theo 103].

Như vậy, qua khái quát những nghiên cứu trên có thể thấy các tác giả đều đưa ra những phương hướng, con đường, biện pháp cơ bản nâng cao về tự đánh giá năng lực cho các đối tượng mà nghiên cứu hướng tới. Mặt khác, do góc độ tiếp cận nghiên cứu khác nhau nên cũng có nhiều con đường, biện pháp khác nhau được đề xuất. Song có thể thấy biện pháp phổ biến, được đa số các nghiên cứu khẳng định để nâng cao tự đánh giá năng lực, nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy đó là: (1) Tăng cường các trải nghiệm, kinh nghiệm thành công cho mỗi cá nhân hay mỗi giảng viên; (2) Phát huy tính tích cực trong học tập bằng việc quan sát, học hỏi đồng nghiệp; (3) Đặt các mục tiêu đơn giản, biết sắp xếp thứ tự các mục tiêu, đồng thời khắc phục tốt những thiếu sót, những thất bại mà cá nhân, giảng viên đã trải qua; (4) Xây dựng môi trường sống và hoạt động sống lành mạnh; (5) Tổ chức tốt các hoạt động nhắm tăng cường mặt thể chất, tinh thần, cho các thành viên. v.v…

Mặc dù trên đây là những kết quả nghiên cứu thể hiện những biện pháp nâng cao tự đánh giá năng lực đề xuất trên các đối tượng và các nhóm xã hội khác nhau, trong đó có biện pháp thuộc người giảng viên chứ chưa có nghiên cứu nào ở trên thế giới và Việt nam đề cập đến đối tượng giảng viên trong môi trường Quân đội. Song những con đường, biện pháp này là những gợi mở, định hướng có ý nghĩa rất lớn đối với luận án; cung cấp cơ sở lý luận quan trọng cho luận án trong nghiên cứu biện pháp tâm lý ­ xã hội nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy cho giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã


công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết

1.2.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công

bố

Kết quả của các công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới có liên

quan đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan có thể được khái quát trên các nội dung cơ bản sau:

(1) Những nghiên cứu về biểu hiện tự đánh giá năng lực của giảng viên ở các trường sĩ quan đã chỉ ra các nội dung như: Biểu hiện tự đánh giá năng lực chung; biểu hiện tự đánh giá năng lực giảng dạy của người giáo viên, giảng viên. Trong đó, biểu hiện tự đánh giá năng lực giảng dạy của người giáo viên giảng viên của Tschannen­Moran (2001) được nhiều tác giả đồng thuận. Đồng thời các nghiên cứu đã xây dựng được các bộ trắc nghiệm để đánh giá tự đánh giá năng lực của con người trong các hoạt động và bộ trắc nghiệm để đánh giá tự đánh giá năng lực giảng dạy của người giáo viên, giảng viên trong các nhà trường. Đây là những cơ sở quan trọng để tác giả xác định các biểu hiện và xây

dựng thang

đo mức độ

đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở

các

trường sĩ quan.

(2) Một số nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá

năng lực giảng dạy của giáo viên, giảng viên như: Trải nghiệm giảng viên;

học hỏi kinh nghiệm những người xung quanh; giới tính; sự đánh giá, phản hồi của những người xung quanh; các trạng thái cơ thể, cảm xúc; sự hài lòng; lạc quan; yếu tố căng thẳng). Bên cạnh đó, các nghiên cứu đã xây dựng được các bộ trắc nghiệm để đánh giá mức độ các yếu tố ảnh hưởng. Đây là những cơ sở quan trọng để tác giả xác định các yếu tố ảnh hưởng và xây dựng thang đo mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan.

(3) Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các biện pháp nâng cao tự đánh giá năng


lực, tự đánh giá năng lực giáo viên, giảng viên: Tăng cường các trải nghiệm thành công; phát huy tính tích cực; tăng cường thể chất và tinh thần; xây dựng môi trường văn hóa v.v...

Với những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã được công bố liên quan đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan có ý nghĩa quan trọng, là những cơ sở khoa học tác giả kế thừa, bổ sung và phát triển trong quá trình nghiên cứu của đề tài luận án. Đồng thời, quá trình hệ thống lại các nghiên cứu có liên quan cũng cho thấy hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu về tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan. Đây chính là “khoảng trống” và cũng là lí do cấp thiết tác giả xác định và thực hiện nghiên cứu đề tài luận án này.

1.2.2. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết

Quá trình nghiên cứu các công trình liên quan: Tự đánh giá năng lực

giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân nhân Việt Nam,

tác giả xác định các vấn đề trong luận án cần tập trung giải quyết như sau:

(1) Hệ thống lại, phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước và trên thế giới đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, làm cơ sở để xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, đồng thời chứng minh tính độc lập, mới mẻ, không trùng lặp và tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu.

(2) Xác định quan điểm tiếp cận tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên là nhận thức về hiệu quả có thể đạt được khi thực hiện các nhiệm vụ trong hoạt động giảng dạy của giảng viên; Xây dựng các khái niệm công cụ về tự đánh giá, năng lực giảng dạy, làm rõ đặc điểm hoạt động giảng dạy của người giảng viên các trường sĩ quan; Trên cơ sở đó, xây dựng khái niệm tự đánh giá năng lực giảng dạy, xác định các mặt biểu hiện và các yếu tố ảnh

hưởng đến tự quan.

đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở

các trường sĩ


(3) Làm rõ các mặt biểu hiện năng và các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên, từ đó làm cơ sở để đánh giá thực trạng tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan.

(4) Đánh giá thực trạng thông qua các mặt biểu hiện và sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan (dựa vào bộ trắc nghiệm của: Tschannen Moran, Woolfolk Hoy, 2001; Ellen Usher, 2005).

(5) Về phương pháp đo đạc, lập các mẫu phiếu quan sát (bằng cách dự giờ trực tiếp) và phỏng vấn sâu; tiến hành xin ý kiến các chuyên gia Tâm lý học về những nội dung dự định nghiên cứu; điều tra thử, kiểm định tính khoa học, độ tin cậy, độ hiệu lực của các thang đo. Đánh giá đúng thực trạng tự đánh giá năng lực giảng dạy và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan.

(6) Trên cơ sở lý luận đã xác định, kết hợp với quá trình phân tích, đánh giá kết quả điều tra thực trạng tự đánh giá năng lực giảng dạy và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy; phân tích chân dung tâm lý điển hình về tự đánh giá năng lực giảng dạy. Từ đó, đề xuất biện pháp tâm lý ­ xã hội nhằm nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan một cách hiệu quả và bền vững.

Kết luận chương 1

Những công trình nghiên cứu có liên quan đến tự đánh giá năng lực của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam của các tác giả trong nước và trên thế giới đã được tiếp cận, nghiên cứu và hệ thống lại ở

luận án trên ba hướng nghiên cứu bao gồm: (1) Hướng nghiên cứu về biểu

hiện tự đánh giá năng giảng dạy; (2) Hướng nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng

đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giáo viên, giảng viên; (3) Hướng


nghiên cứu về biện pháp phát giảng viên.

nâng cao tự

đánh giá năng lực cho giáo viên,

Các công trình khoa học đã được công bố liên quan đến đề tài luận án là hệ thống tri thức trên nhiều nội dung quan trọng đối với những vấn đề được triển khai nghiên cứu trong luận án. Kết quả nghiên cứu của các công

trình nêu trên được khái quát lại ở ba khía cạnh và xác định năm vấn đề

luận án cần tiếp tục giải quyết. Thông qua đó để phân tích, đánh giá, kế thừa có chọn lọc, bổ sung và phát triển những thành tựu nghiên cứu phục vụ cho quá trình nghiên cứu về tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Đồng thời, việc hệ thống lại các công trình nghiên cứu trước đây cũng cho thấy đề tài luận án là một công trình độc lập, mới mẻ không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố, có tính cấp thiết và giá trị lý luận, thực tiễn cao.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2022