Theo Dõi Sự Biến Động Của Tỷ Giá Và Nắm Rõ Chính Sách Điều Hành Tỷ Giá Của Nhnn

(3) Hệ thống môi giới yết giá điện tử EBS (Electronic Brokerage System): được tạo ra vào năm 1990 để thách thức sự độc quyền của Reuters trong thị trường liên ngân hàng và cung cấp sự cạnh tranh hiệu quả. Nhà giao dịch ngoại tệ sẽ quyết định sử dụng EBS hay Reuters tùy theo từng cặp tiền tệ. Trong thực tế, EBS được sử dụng chủ yếu cho EUR/USD, USD/JPY, EUR/JPY, USD/CHF và EUR/CHF còn Reuters được sử dụng cho tất cả các cặp tiền tệ liên ngân hàng khác.

Hiện nay, các NHTM ở các nước phát triển như: Singapore, Hongkong… đều có hệ thống EBS – khớp lệnh tự động, cung cấp cho các nhà kinh doanh một mức tỷ giá thực đang giao dịch trên thị trường theo cơ chế là các nhà kinh doanh nạp lệnh vào hệ thống và nếu có ngân hàng nào yết giá khớp với lệnh trên thì lệnh đó được thực hiện. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chưa có hệ thống này, các NHTM Việt Nam có thể tham khảo tỷ giá do Reuters hay các hãng tin khác cung cấp nhưng đó không phải tỷ giá giao dịch thực sự trên thị trường. Trong thời gian tới, khi các NHTM kinh doanh nhiều loại ngoại tệ hơn, NHNN cần cho phép trang bị hệ thống này30.

Yếu tố con người sử dụng công nghệ là yếu tố quan trọng hơn cả bởi công nghệ dù hiện đại đến đâu mà không thể sử dụng tốt thì sẽ không phát huy được tác dụng. Bởi vậy, cùng với việc trang bị thiết bị công nghệ kỹ thuật hiện đại, các ngân hàng cũng cần tổ chức đào tạo nhân viên chuyên sâu về nghiệp vụ và công nghệ.

Các ngân hàng cần chú trọng sử dụng công nghệ tiếp cận khách hàng. Công nghệ đã cho ngân hàng nhiều kênh phi truyền thống để tiếp cận khách hàng


30 Website Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

(http://www.sbv.gov.vn/vn/home/tinnghiencuu.jsp?tin=92)

hơn như: Hệ thống tin nhắn nhanh (SMS), Ngân hàng trực tuyến (Internet Banking), Cổng thanh toán điện tử (Payment Gateway)… Đặc biệt, việc ứng dụng Internet vào giao dịch ngân hàng đã tạo ra một bước tiến mới trong ngành ngân hàng. Nếu các giao dịch ngoại tệ bảo hiểm rủi ro tỷ giá có thể được Internet hóa, thực hiện trực tiếp qua Internet thì sẽ rất hiệu quả.

Các thiết bị máy móc dự trữ trong trường hợp các thiết bị chính bị hỏng hóc, mất liên lạc, mất kết nối là rất quan trọng bởi trong thời gian giao dịch liên tục, tỷ giá biến động theo từng giây,sự cố xảy ra có thể gây tổn thất lớn cho ngân hàng. Ngân hàng cũng cần có các thiết bị lưu trữ thông tin giao dịch chuyên nghiệp để nhanh chóng chiết xuất khi cần, làm bằng chứng đối chiếu khi rủi ro xảy ra.

Tóm lại, phát triển sản phẩm mới dựa trên nền tảng công nghệ cao luôn tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường dịch vụ ngân hàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

2.3 Đa dạng hóa dịch vụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá


Nghiên cứu vấn đề sử dụng các hợp đồng ngoại hối phái sinh đối với bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam - 12

Cùng với sự mở rộng giao thương của các doanh nghiệp XNK, các ngân hàng – những nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá cũng phải đa dạng hóa hoạt động của mình trên cả ba phương diện: loại ngoại tệ, sản phẩm, thị trường. Thực chất, đối với các ngân hàng, đây cũng là đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro cho chính mình.


Đa dạng hóa các loại ngoại tệ trong kinh doanh

USD là đồng tiền giao dịch chủ yếu trong hoạt động ngoại thương của các doanh nghiệp XNK Việt Nam nên hoạt động bảo hiểm rủi ro tỷ giá chủ yếu xoay quanh đồng tiền này như: bảo hiểm rủi ro tỷ giá USD/VND, EUR/USD,

USD/JPY… Do vậy, sự tăng giảm tỷ giá của USD có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp XNK cũng như hoạt động kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng. Trong điều kiện đa phương hóa, đa dạng hóa hoạt động kinh tế đối ngoại như hiện nay, các doanh nghiệp XNK ngày càng sử dụng nhiều đồng tiền của các quốc gia khác như GBP, AUD, CAD… trong thanh toán quốc tế. Dịch vụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá cần mở rộng ra nhiều loại tiền tệ khác ngoài USD. Điều đó vừa giúp ngân hàng tăng lợi nhuận cho chính mình (bởi sự chênh lệch giữa giá mua vào, bán ra của các loại ngoại tệ khác lớn hơn nhiều so với USD), vừa đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các doanh nghiệp XNK.

Đa dạng hóa và chuẩn hóa giao dịch ngoại hối phái sinh

Hiện nay, dịch vụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng ngoại hối phái sinh mới chỉ được cung cấp giới hạn ở một số ngân hàng với số lượng rất khiêm tốn. Trong khi thị trường bảo hiểm rủi ro tỷ giá trên thế giới đã phát triển rất mạnh thì thị trường đó ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở hoạt động kinh doanh ngoại tệ giản đơn, chưa có sự kết hợp chặt chẽ với thị trường tiền tệ và hoạt động dự trữ, đầu cơ còn dừng lại ở mức nhất định. Do đó, các NHTM cần đẩy nhanh việc ký các hiệp ước, thỏa thuận quốc tế về các sản phẩm bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Việc phát triển dịch vụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp trong nước, kết hợp với xây dựng mối quan hệ về mặt nghiệp vụ chặt chẽ với nước ngoài là một việc hết sức cần thiết, có tính quyết định để phát triển dịch vụ này.

Chẳng hạn như, các NHTM Việt Nam cần nhanh chóng ký kết hợp đồng khung ISDA (International Swaps and Derivatives Association - Hiệp hội quốc tế về hoán đổi và phái sinh) với các đối tác nước ngoài để chuẩn hóa các giao dịch phái sinh giữa hai ngân hàng cũng như đưa lại những cơ hội kinh doanh cho cả hai bên. Hợp đồng khung ISDA là một tiêu chí bắt buộc mà tất cả các bên

phải ký trước khi họ tiến hành các giao dịch phái sinh, chuẩn hoá giấy tờ pháp lý cho các giao dịch này. Điều này giúp cho các bên trong một hợp đồng ISDA không cần phải nghiên cứu quá nhiều văn bản giấy tờ mỗi khi có một giao dịch phái sinh, từ đó tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức. Tại Việt Nam, các công ty và ngân hàng thường tiến hành giao dịch phái sinh mà không ký ISDA, do đó cả hai bên đều có nguy cơ về pháp lý khi xảy ra tranh chấp và vụ việc được đưa ra trước toà án. Vì không có hợp đồng viết, phán xét của toà án thường khó đoán trước. ISDA cũng là một trong những hợp đồng pháp lý công bằng nhất vì được thiết lập bởi Hiệp hội ISDA bao gồm các thành viên là các định chế tài chính và các công ty.

Ngoài ra, các ngân hàng cần bổ sung thêm nhiều sản phẩm dịch vụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước, điều chỉnh tính mất cân đối của thị trường dịch vụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá của Việt Nam. Một ví dụ là bên cạnh việc phát triển dịch vụ bán ngoại tệ kỳ hạn, các ngân hàng cần tawmg cường thêm dịch vụ mua ngoại tệ kỳ hạn, tức là tăng cường khuyến khích các doanh nghiệp XNK bán kỳ hạn. Đa dạng hóa các sản phẩm bảo hiểm rủi ro tỷ giá trên thị trường sẽ giúp các doanh nghiệp XNK tăng cơ hội lựa chọn để bảo vệ mình trước những rủi ro tỷ giá của thị trường toàn cầu.


Mở rộng thị trường hoạt động trên phạm vi trong và ngoài nước

Các ngân hàng cần triển khai dịch vụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá đến mạng lưới hoạt động trên toàn quốc, đặc biệt cần triển khai ngay ở những vùng tiềm năng, có hoạt động XNK vì đó là nơi có nhu cầu cao về sử dụng dịch vụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Khu vực càng nhiều chủ thể kinh doanh XNK thì nhu cầu về vốn và

chuyển đổi ngoại tệ càng nhiều, đồng thời nhu cầu về bảo hiểm rủi ro tỷ giá càng cao. Bên cạnh đó, các ngân hàng nên nhanh chóng nghiên cứu thị trường khu vực và thế giới, nâng cấp và mở rộng các văn phòng đại diện tại nước ngoài. Mở rộng thị trường sẽ giúp các NHTM Việt Nam đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế, có điều kiện học hỏi thêm để chuẩn hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá mà mình cung cấp.

2.4 Quản trị rủi ro tổng hợp


Quản trị rủi ro có tầm quan trọng lớn trong việc đảm bảo hiệu quả kinh doanh nói chung của các ngân hàng, cũng như có ý nghĩa lớn trong việc phát triển bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Bởi các doanh nghiệp XNK sẽ không thể tin tưởng vào dịch vụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá của một ngân hàng khi mà ngân hàng đó không tự bảo hiểm được cho chính mình.

Các ngân hàng cần thành lập khối công tác quản trị rủi ro và định giá tài sản độc lập hoàn toàn với mảng kinh doanh cả về tầng vi mô và vĩ mô để có cái nhìn khách quan, đảm bảo an toàn kinh doanh và nâng cao hiệu quả hoạt động chung của ngân hàng.

Việc thường xuyên cập nhật mô hình quản trị rủi ro tiên tiến cho công tác quản trị rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản; nghiên cứu áp dụng kỹ thuật như xây dựng các giả định khủng hoảng và biện pháp ứng phó (Stress Testing ), chuẩn quản lý rủi ro ngân hàng điện tử (COBIT)… giúp các ngân hàng nhanh nhạy trong việc nắm bắt cơ hội kinh doanh mà vẫn kiểm soát tốt rủi ro phát sinh.

Riêng về hoạt động kinh doanh ngoại tệ, ngân hàng cần đảm bảo một số nguyên tắc sau để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

Đầu tiên, các ngân hàng cần áp ụng ngay hệ thống hạn mức rủi ro cho kinh doanh ngoại hối theo mô hình Hạn mức giá trị chịu rủi ro (VAR). Theo

quyết định 1081/2002/QĐ-NHNN ngày 7/12/2002, NHNN quy định hạn mức trạng thái ngoại hối (số lượng ngoại tệ mua – số lượng ngoại tệ bán) tối đa của một ngân hàng là 30% vốn tự có. Tuy nhiên, hạn mức trạng thái ngoại hối không phải là công cụ quản lý rủi ro hữu hiệu, vì hai lý do: (i) Trạng thái ngoại hối chỉ là một yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tỷ giá của NHTM, yếu tố thứ hai là biến động tỷ giá chưa được xem xét đến; (ii) Việc tính trạng thái ngoại hối của các NHTM nhiều khi thiếu chính xác, ví dụ như những giao dịch chưa đến ngày thanh toán như giao dịch kỳ hạn có thể chưa được phản ánh kịp thời vào trạng thái ngoại hối của NHTM. Do đó, ngân hàng không xác định được chính xác rủi ro tỷ giá mà mình đang gánh chịu. Chính vì thế, hiện nay, các NHTM quản lý rủi ro tỷ giá bằng hạn mức giá trị chịu rủi ro – là mức tổn thất dự kiến tối đa mà ngân hàng có thể chịu đựng được:

Giá trị chịu rủi ro = Trạng thái ngoại hối x Độ biến động dự tính của tỷ giá

x Tỷ giá đóng cửa31.

Thứ hai, trạng thái cân xứng về trạng thái ngoại hối giữa tài sản Có và tài sản Nợ phải được duy trì. Đối với các khoản cho vay bằng ngoại tệ, ngân hàng nên sử dụng nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ tương ứng. Ngược lại, khi số dư tiền gửi ngoại tệ tăng lên, ngân hàng cần chủ động tìm kiếm khách hàng có nhu cầu vay ngoại tệ hoặc mua giấy tờ có giá phát hành bằng ngoại tệ tương ứng. Khi khách hàng rút khoản tiền gửi bằng ngoại tệ, ngân hàng cần hạn chế cho vay, tích cực thu hồi các khoản vay ngoại tệ đến hạn và quá hạn.

Thứ ba, ngân hàng cần cân đối một cách tương đối các giao dịch ngoại tệ sao cho tổng giá trị các hợp đồng mua vào bằng tổng giá trị các hợp đồng bán ra


31 Phạm Bảo Khánh (2006), Hạn mức giá trị chịu rủi ro (Value at risk) trong quản lý rủi ro tỷ giá của các NHTM, Tạp chí Ngân hàng 2/2006.

với từng loại ngoại tệ. Mặt khác, ngân hàng cũng nên nên duy trì trạng thái mở của một đồng tiền ở mức NHNN cho phép (30% vốn tự có – theo QĐ1081/2002/QĐ-NHNN).

Cuối cùng, việc xây dựng tỷ giá các loại ngoại tệ so với USD một cách linh hoạt đảm bảo cho ngân hàng tính cạnh tranh lành mạnh, có lợi nhuận, tăng trưởng nguồn vốn và có ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của khách hàng.

Tóm lại, hệ thống quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tỷ giá nói riêng của ngân hàng cần được củng cố, nâng cấp đồng bộ cho phù hợp với chuẩn mực quản trị rủi ro tiên tiến trên thế giới. Đây là cơ sở an toàn, bền vững để phát triển bảo hiểm rủi ro hiệu quả, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp XNK.

3. Đối với các doanh nghiệp XNK Việt Nam


Rủi ro tỷ giá là câu chuyện bình thường trong nền kinh tế thị trường. Để đối phó với rủi ro này, các doanh nghiệp XNK Việt Nam chính là người cần phải nâng cao nhận thức và học cách tự phòng vệ bằng cách tiến hành các công việc như sau:


3.1 Theo dõi sự biến động của tỷ giá và nắm rõ chính sách điều hành tỷ giá của NHNN

Để bảo vệ mình trước rủi ro tỷ giá, doanh nghiệp cần theo dõi cẩn thận sự biến động của tỷ giá. Ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật… các doanh nghiệp có thể đặt dịch vụ theo dõi tỷ giá và cảnh báo rủi ro. Những dịch vụ này sử dụng thước đo rủi ro. Tuy nhiên, trên thị trường Việt Nam hiện nay chưa có những

dịch vụ như vậy. Theo dõi sự biến động của tỷ giá cần phải được xây dựng trở thành thói quen đối với những doanh nghiệp tham gia vào thị trường thế giới.

Cơ chế tỷ giá của nước ta hiện nay được quy định rõ trong Điều 30 – Pháp lệnh ngoại hối năm 2005: “Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước” và “NHNN Việt Nam xác định cơ chế tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ”. NHNN ngày càng có xu hướng linh hoạt trong điều hành chính sách tỷ giá dẫn đến tỷ giá biến động nhiều hơn, doanh nghiệp XNK phải đối mặt với rủi ro tỷ giá thường xuyên hơn. Vì vậy, để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, doanh nghiệp cần theo dõi sát chính sách điều hành tỷ giá của NHNN.

3.2 Sử dụng hợp đồng ngoại hối phái sinh như công cụ chính để bảo hiểm rủi ro tỷ giá

Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, tỷ giá của các loại ngoại tệ thường xuyên biến động và đi kèm với nó là những rủi ro tỷ giá đối với các khoản doanh thu từ XNK, các khoản vay, đầu tư… Phần lớn các doanh nghiệp, dù có quan tâm đến rủi ro tỷ giá, vẫn phó thác cho may rủi vì không biết làm thế nào để ngăn ngừa rủi ro hoặc không muốn bị lôi cuốn vào những bài toán phức tạp không rõ được mất.

Các doanh nghiệp cần phải sử dụng công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá của các ngân hàng cho các hợp đồng XNK hay kế hoạch kinh doanh, đầu tư của mình. Đó là biện pháp hữu hiệu hơn nhiều so với việc ngồi đợi NHNN và một vài ngân hàng lớn trên thế giới can thiệp vào thị trường ngoại tệ. Ví dụ như, chỉ với một hợp đồng mua kỳ hạn ngoại tệ đơn giản, doanh nghiệp có thể chốt được mức tỷ giá mong muốn mà không cần quan tâm đến sự biến động của thị trường trong

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 30/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí