Nhóm Phương Pháp Nghiên Cứu Thực Tiễn 12081


học cấp Khoa chuyên ngành. Sửa chữa luận án theo kết luận của Hội

đồng đánh giá luận án cấp Khoa chuyên ngành. Chuẩn bị bảo vệ luận án ở Hội đồng khoa học cấp cơ sở. Tiếp thu, chỉnh sửa luận án theo ý kiến Hội đồng khoa học cấp cơ sở. Hoàn thiện luận án, chuẩn bị đủ các điều kiện để gửi phản biện kín và bảo vệ luận án ở Hội đồng khoa học cấp Học viện.

Giai đoạn 4: Nghiên cứu trường hợp và hoàn thiện luận án

Mc đích nghiên cu: Sau khi tiến hành điều tra thực trạng, phân tích số liệu và viết luận án lần đầu, tác giả tiến hành nghiên cứu trường hợp đối với 2 chân dung tâm lý là 2 giảng viên ở 2 chuyên ngành khác nhau (quân sự và khoa học xã hội) nhằm bổ sung thêm các thông tin định tính mà kết quả nghiên cứu định lượng chưa làm sâu được và đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao cao tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ni dung nghiên cu: Trên cơ sở kết quả phân tích thực trạng, phân tích 2 chân dung tâm lý điển hình, trong luận án đã xây dựng biện pháp và

đề xuất một số

kiến nghị

nhằm nâng cao hiệu quả

công tác bồi dưỡng,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

nâng cao cao tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Thực tế hiện nay, các trường sĩ quan đóng quân và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy trên những địa bàn khác nhau, trải dài từ Bắc vào Nam, mỗi trường đảm nhiệm giảng dạy một hoặc một số đối tượng học viên với các chuyên ngành khác nhau. Bên cạnh đó, sự hạn chế nhất định về thời gian, năng lực và điều kiện nghiên cứu, nên ở luận án chỉ đề xuất mà không tiến hành tổ chức thực nghiệm về tính khả thi của các biện pháp nâng cao cao tự đánh giá năng

Tự đánh giá năng lực của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam - 14


lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

3.2. Các phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Mc đích nghiên cu tài liu: Dựa trên các tài liệu, văn bản và các công trình nghiên cứu có liên quan đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở Việt Nam và trên thế giới. Từ đó có sự phân tích, đánh giá hệ thống hóa, khái quát lại và kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận và khái niệm công cụ của đề tài.

Nội dung nghiên cứu: Làm rõ các hướng nghiên cứu; Thao tác hóa các

khái niệm; Xác định các biểu hiện của cao tự đánh giá năng lực giảng dạy;

Làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Cách thc tiến hành: Thu thập các tài liệu liên quan đến tự đánh giá năng lực giảng dạy, về hoạt động giảng dạy của giảng viên từ các nguồn trong và ngoài nước; Các văn bản, Chỉ nghị, Nghị quyết, báo cáo sơ, tổng kết đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan; các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. Trình bày quan điểm cá nhân trong tiếp thu, phê phán, nhằm định hướng những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu.

3.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Mục đích điều tra

Khảo sát thực trạng tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam trên các mặt biểu hiện đã xác định; Khảo sát thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tự đánh giá năng lực


giảng dạy; Sự cần thiết của các biện pháp tâm lý ­ xã hội nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; Một số thông tin cá nhân và các đề xuất, kiến nghị của khách thể nghiên cứu.

Nội dung bảng hỏi

Để khảo sát thực trạng tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, nghiên cứu tiến hành phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu, các kết quả nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về tự đánh giá năng lực, tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên. Kết hợp với xin ý kiến chuyên gia về những vấn đề cần khảo sát trong bảng hỏi. Trên cơ sở đó, luận án lựa chọn, xây dựng các thang đo về các nội dung thực trạng tự đánh giá năng lực của giảng viên các trường sĩ quan trong Quân đội nhân dân Việt Nam, nội dung cụ thể như sau:

(1). Thang đo: Tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên được xây

dựng trên nghiên cứu tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên của

Tschannen­Moran, M., & Woolfolk Hoy, A. (2001). Thang đo gồm 24 items, sau nghiên cứu, tác giả nhận thấy 8 items về Tự đánh giá năng lực quản lý lớp học không phù hợp với hoạt động giảng dạy trong các trường sĩ quan, do đó, luận án đã loại bỏ 8 items này và xây dựng mới 9 items để khảo sát lấy ý kiến về Tự đánh giá năng lực quản lý lớp học của giảng viên ở các trường sĩ quan. Trên cơ sở đó, trong thang đo này, luận án xây dựng thành thang đo về các mặt biểu hiện tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên, bao gồm 25 items.

(2). Thang đo về các yếu tố ảnh hưởng cơ bản (Trải nghiệm của giảng viên, học hỏi kinh nghiệm những người xung quanh; Sự đánh giá, phản hồi của những người xung quanh; trạng thái cơ thể và cảm xúc) luận án dựa trên thang đo của Ellen Usher (2005), bao gồm 60 items, các tác động có cả mặt tích cực và mặt tiêu cực.


(3). Thang đo: Sự hài lòng trong công việc, gồm 10 items, dựa trên thang đo của Smith, Kendall và Hulin (1969).

(4). Thang đo: Sự lạc quan trong công việc, dựa trên thang đo của Scheier và Carver,1985, bao gồm 10 items.

(5). Thang đo: Cảm nhận hạnh phúc trong công việc, dựa trên thang đo của Paschoal và Tamayo, 2008, bao gồm 29 items.

(6). Thang đo: Kho sát vmc độ cn thiết ca các bin pháp (do tác giả tự xây dựng dựa trên thực tiễn hoạt động giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan).

Cách tính điểm

Thang đo: Tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên và thang đo:

Khảo sát về mức độ cần thiết của các biện pháp được thiết kế dưới dạng

Likert 5 bậc, đi từ 1 (Rất thấp, Hoàn toàn sai) đến 5 (Rất cao, Hoàn toàn đúng).

Thang đo: Cảm nhận hạnh phúc trong công việc

được thiết kế

dưới

dạng Likert 4 bậc, cách tính điểm đi từ 1(Hoàn toàn sai) đến 4 (Hoàn toàn đúng) áp dụng với những biểu hiện tích cực; với cách tính điểm đi từ 1 (Hoàn toàn đúng) đến 4 (Hoàn toàn sai) áp dụng với những biểu hiện tiêu cực.

Các thang đo còn lại (Các yếu tố ảnh hưởng cơ bn; Slc quan trong công vic; Shài lòng trong công vic) đều được thiết kế dưới dạng Likert 5 bậc, cách tính điểm đi từ 1(Hoàn toàn sai) đến 5 (Hoàn toàn đúng) áp dụng với những biểu hiện tích cực; với cách tính điểm đi từ 1 (Hoàn toàn đúng) đến 5 (Hoàn toàn sai) áp dụng với những biểu hiện tiêu cực.

Ngoài ra còn những câu hỏi liên quan đến thông tin về bản thân giảng viên được nghiên cứu như: trình độ, chuyên ngành, trình độ đào tạo, thâm niên giảng dạy, giới tính, đơn vị công tác của đội ngũ giảng viên.

Cách thức tiến hành

Ở tất cả

các câu hỏi, nghiên cứu yêu cầu khách thể

lựa chọn một


mức độ phù hợp nhất với nhận thức của mình trong số các mức độ nêu ra

và cho điểm tương ứng. Nghiên cứu lựa chọn cách tính điểm dựa trên 4

mức và 5 mức để cho phù hợp với từng nội dung câu hỏi. Trước khi trả lời, lựa chọn các mức độ trong từng câu hỏi, nghiên cứu cũng lưu ý các khách

thể

chú ý, tránh nhầm lẫn và đọc thật kỹ

nội dung câu hỏi và lựa chọn

chính xác các mức độ đúng như suy nghĩ của bản thân khách thể. Quá trình tiến hành của nghiên cứu được chia làm 2 bước như sau:

Bước 1: Điều tra thử

Mc đích điu tra th: Xác định độ dài, độ tin cậy, độ hiệu lực của

thang đo nhằm chỉnh sửa các mệnh đề chưa phù hợp với tổng thể nội dung nghiên cứu.

Nội dung điều tra thử và cách thức tiến hành:

Tiến hành điều tra thử bằng bảng hỏi sơ bộ đã được thiết kế

Khách thể: 88 giảng viên công tác tại 2 trường sĩ quan: Trường Sĩ quan Lục quân 1; Trường Sĩ quan Chính trị.

Trong quá trình điều tra thử, nghiên cứu yêu cầu các nhóm khách thể

khảo sát trả

lời bảng hỏi đã chuẩn bị

sẵn. Kết quả

cho thấy thời gian

hoàn thành bảng hỏi của các khách thể trong khoảng 30 ­ 40 phút. Đây là

khoảng thời gian không làm giảm đi sự tập trung, chú ý và tính tích cực

của các khách thể. Như vậy, độ dài, độ khó của bảng hỏi đã xác định là

phù hợp.

Đồng thời, xử

lí số

liệu bằng thuật

toán SPSS 25.0 cũng cho

thấy trên những items ở các tiểu thang đo được những khách thể điều tra trả lời kết quả hệ số Cronbach’s Alpha các thang đo đạt 0.6 trở lên. Như vậy bộ công cụ này đảm bảo độ tin cậy, độ hiệu nghiệm, hiệu lực để sử

dụng điều tra đại trà nhằm đo đạc, đánh giá thực trạng tự đánh giá năng

lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân


Việt Nam.

Sau khi tiến hành phân tích sơ bộ kết quả điều tra thử, kiểm tra độ tin cậy và phân tích nhân tố, nghiên cứu thực hiện một số điều chỉnh phù hợp hơn về bảng hỏi và bảng hỏi được hoàn chỉnh sau khi điều tra thử được sử dụng cho quá trình điều tra chính thức. Bộ câu hỏi điều tra chính thức gồm 6 câu hỏi, bao gồm 136 items, sau khi xử lý số liệu đã loại 11 items. Cụ thể ở mỗi thang đo như sau:

(1). Thang đo: Tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên, loại 2 items, còn lại 23 items

(2). Thang đo: Những yếu tố cơ bản tác động đến tự đánh giá năng lực giảng dạy, loại 7 items, còn lại 53 items.

(3). Thang đo: Sự hài lòng trong công việc giảng dạy của giảng viên, giữ nguyên 10 items.

(4). Thang đo: Sự lạc quan trong công việc của giảng viên, giữ nguyên 10

items.

(5). Thang đo: Cảm nhận hạnh phúc trong công việc, loại 3 items, còn lại

26 items.

(6). Thang đo khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp, giữ nguyên 4

items.


Bước 2: Điều tra chính thức

Mục đích điều tra chính thức: Thu thập số liệu thực tiễn để phân tích,

đánh giá thực trạng tự đánh giá năng lực giảng dạy và các yếu tố ảnh hưởng ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; xác định sự cần thiết của các biện pháp và thu thập một số ý kiến đề xuất, kiến nghị.

Nội dung điều tra và cách thức tiến hành


Khách thể nghiên cứu: 306 giảng viên các khoa ở 5 trường sĩ quan của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nội dung nghiên cứu: Bảng hỏi được tiến hành sau khi điều tra thử. Nguyên tắc và cách thức tiến hành: Để thu được thông tin chính xác,

tác giả luận án giới thiệu trước về mục đích và cách thức trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra, nhấn mạnh với các khách thể rằng, bảng hỏi chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu, mọi thông tin sẽ hoàn toàn được bảo mật và sự tham gia của họ là tự nguyện. Khách thể tham gia trả lời bảng hỏi một cách độc lập và tự do lựa chọn đáp án phù hợp với suy nghĩ của bản thân. Nhà nghiên cứu không đưa ra những gợi ý mang tính định hướng đối với khách thể vì điều này có thể làm ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu.

Phương pháp quan sát

Mc đích quan sát: Nhằm thu thập thông tin cụ thể, trực tiếp về quá trình giảng dạy thực tiễn của giảng viên ở các trường sĩ quan, nhằm hỗ trợ cho các phương pháp nghiên cứu khác trong phân tích, đánh giá thực trạng tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Đơn vquan sát: Tiến hành ở 3 khoa giảng viên tại 3 trường sĩ quan

thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án (mỗi khoa quan sát 2 ngày).

Đối tượng quan sát: Mỗi khoa tiến hành quan sát 9 giảng viên, trong thực tiễn hoạt động giảng dạy.

Nguyên tắc quan sát: Bảo đảm tính tự nhiên, khách quan và không làm

ảnh hưởng đến hoạt động, tâm lý của đối tượng trong quá trình quan sát.

Ni dung quan sát: Quan sát việc thực hiện các mục đích, yêu cầu giảng dạy, tạo sự thu hút tham gia của học viên và năng lực quản lý lớp học của giảng viên trong quá trình giảng dạy.

Cách thc quan sát: Tiến hành quan sát trong điều kiện giảng viên thực

hiện nhiệm vụ bình thường. Tập trung vào nội dung quan sát là cách thức


người giảng viên thực hiện quá trình giảng dạy trên lớp, qua đó tác giả luận án nắm bắt được thêm những thông tin về tự đánh giá năng lực thực hiện mục đích, yêu cầu giảng dạy, tự đánh giá năng lực thu hút học viên và Tự đánh giá năng lực quản lý lớp học của đối tượng quan sát. Kết quả quan sát được ghi lại và sẽ được sử dụng bổ sung cho các kết quả nghiên cứu khác trong quá trình điều tra.

Phương pháp phỏng vấn sâu

Mc đích ca phng vn sâu: Bổ sung, làm rõ thông tin định tính và định lượng thu được từ các phương pháp nghiên cứu khác; tăng độ tin cậy, độ trung thực và tính khách quan của kết quả nghiên cứu.

Nội dung và cách tiến hành phỏng vấn sâu:

Thực hiện phóng vấn tại 4 khoa giảng viên ở 4 trường, mỗi khoa gồm: 11 giảng viên.

Phỏng vấn sâu các khách thể nghiên cứu nhằm làm rõ biểu hiện, những yếu tố ảnh hưởng; những đề xuất, kiến nghị về biện pháp nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Xây dựng kế hoạch phỏng vấn (nội dung, thời gian, địa điểm); Liên hệ với các tổ chức, cá nhân có liên quan; Tiến hành phỏng vấn thông qua trao đổi trực tiếp, kết hợp sử dụng các phiếu phỏng vấn sâu (Phụ lục 2). Tuy nhiên, nội dung chi tiết các cuộc phỏng vấn sâu có thể được thay đổi linh hoạt tùy thuộc vào đối tượng và điều kiện, hoàn cảnh thực tế của cuộc phỏng vấn.

Phương pháp xin ý kiến chuyên gia

Mc đích: Lấy ý kiến của các chuyên gia nhằm mục đích xây dựng cơ sở nghiên cứu lý luận, xây dựng bộ công cụ nghiên cứu và xử lí số liệu.

Nội dung của phương pháp chuyên gia: Tác giả xin ý kiến chuyên gia về

một số khía cạnh sau: (1) Các

đặc điểm của hoạt động giảng dạy. (2)

Các

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 22/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí