Nhân Tố Khách Quan Môi Trường Kinh Doanh Và Chính Sách Nhà


học kỹ thuật, trình độ quản lý kinh tế trong các ngành nghề liên quan đến vốn vay ngân hàng của CBTD chưa đáp ứng yêu cầu chuyên môn đặt ra.

+ Thiếu thông tin thị trường

Ngân hàng thường gặp khó khăn về tính chính xác của thông tin do khách hàng cung cấp. Thiếu thông tin khách hàng có thể sẽ dẫn đến thẩm định dự án/ phương án vay vốn không chính xác, đánh giá không đúng năng lực thật sự của khách hàng, không phát hiện được những âm mưu lừa đảo.

+ Thiếu chiến lược kinh doanh hiệu quả và bền vững

Thực tế, một số ngân hàng cho vay theo tín hiệu thị trường, nếu thị trường đất đai sôi động thì cho vay kinh doanh bất động sản… Vì vậy, nhiều quyết định kinh doanh chỉ dựa vào lợi ích ngắn hạn và khi môi trường kinh doanh thay đổi, hoặc có biến động tiêu cực thì sẽ kéo theo những khoản nợ lớn cho ngân hàng.

+ Công tác quản trị và phòng ngừa rủi ro chưa được chú trọng

Một số ngân hàng dồn vốn đầu tư vào những lĩnh vực nhạy cảm như bất động sản hoặc nhận thế chấp tài sản là nhà cửa, đất đai. Trong khi đó công tác định giá tài sản chưa sát với thực tế, vượt quá giá chuyển nhượng trên thị trường, không phòng ngừa rủi ro khi thị trường bất động sản đóng băng, không lường trước được những rủi ro pháp lý liên quan đến bất động sản.

+ Năng lực điều hành của ban lãnh đạo trong việc xây dựng và thực thi chiến lược quản lý nợ xấu

Nhà lãnh đạo cần có khả năng phân tích và phán đoán chính xác những thay đổi trong môi trường kinh doanh tương lai, từ đó hoạch định chính xác các chiến lược, xác định các chính sách, kế hoạch kinh doanh phù hợp thực tiễn và đặc điểm của ngân hàng mình. Bên cạnh việc xây dựng chiến lược thì việc thực thi cũng quan trọng không kém. Một chiến lược đúng đắn có thể không được thực thi một cách có hiệu quả. Điều này có thể xuất phát từ cơ chế kiểm soát nội bộ yếu kém nhưng cũng có thể là do sự thiếu ý thức, trình độ của nhà quản lý, nhân viên tín dụng.


+ Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng

Việc xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng của các NHTM mang tính chất chủ quan. Bên cạnh đó, không ít doanh nghiệp có BCTC không chính xác, trong khi phần lớn các BCTC này lại không được kiểm toán. Ngay cả đối với những doanh nghiệp lớn được kiểm toán thì sự chậm trễ trong việc công bố báo cáo cũng như chất lượng kiểm toán cũng gây không ít khó khăn cho ngân hàng.

+ Sự hợp tác giữa các ngân hàng còn lỏng lẻo, thiếu chia sẽ thông tin dẫn đến ngân hàng có quyết định sai lầm khi cấp tín dụng cho khách hàng

Mức độ ứng dụng công nghệ trong phát triển sản phẩm và tính liên kết sản phẩm, dịch vụ ngân hàng còn thấp (đặc biệt giữa các sản phẩm huy động, cho vay và thanh toán) khiến cho tiện ích ngân hàng chưa cao, các dịch vụ ngân hàng điện tử và kênh phân phối điện tử đang phát triển mạnh nhưng còn tồn tại nhiều hạn chế như chất lượng tiện ích và hiệu quả kinh tế chưa cao.

Mỗi ngân hàng khi cho vay đều quyết định độc lập dựa vào hồ sơ khách hàng cung cấp, dẫn đến tình huống có nhiều ngân hàng cũng cho vay một khách hàng và có khả năng tổng mức cho vay của các ngân hàng vượt quá nhu cầu của khách hàng. Các ngân hàng chưa có bất kỳ sự chia sẻ thông tin nào với nhau về việc tài trợ vốn tín dụng cho cùng một khách hàng. Như vậy, rủi ro xảy ra là rất lớn cho tất cả các ngân hàng.

+ Hệ quả tất yếu của quá trình tăng trưởng tín dụng quá nóng

Trong những năm qua, Ngân hàng đã mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động quá nhanh, trong khi đó năng lực quản trị rủi ro còn yếu, cùng với chính sách cho vay lỏng lẻo (nới lỏng tiêu chuẩn cho vay, cho vay ồ ạt, dễ dãi, thiếu kiểm soát cả về đối tượng cho vay, lĩnh vực và mục đích vay, thiếu các điều kiện bảo đảm cần thiết, hạ thấp điều kiện vay vốn...) của những năm trước để lại nhiều hệ luỵ, trong đó có nợ xấu.

+ Do tình trạng sở hữu chéo


Hệ thống ngân hàng với doanh nghiệp tại Việt Nam đã hình thành một mạng lưới sở hữu chéo và cho vay theo quan hệ rất phức tạp, nhằm mục đích thâu tóm ngân hàng, thu xếp vốn cho những dự án đầu tư chưa minh bạch.

1.2.3.3. Nhân tố khách quan môi trường kinh doanh và chính sách nhà

nước

Ngoài lý do chính đến từ con nợ và chủ nợ, còn bao gồm nhiều nhân tố khác

được dồn tích từ nhiều năm qua bởi cơ chế, bởi môi trường kinh doanh cũng như trình độ năng suất lao động chung của nền kinh tế. Khi nền kinh tế trong giai đoạn thịnh vượng, việc sản xuất kinh doanh thuận lợi và như vậy việc trả nợ của khách hàng cho ngân hàng dễ dàng nên rủi ro tín dụng thấp, ngược lại lúc kinh tế trong trong thời kỳ suy thoái thì rủi ro tín dụng cao.

+ Biến động môi trường kinh doanh

Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các thành phần trong nền kinh tế. Đặc biệt, từ cuối năm 2008 nền kinh tế chịu ảnh hưởng bởi tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, sau đó là vấn đề lạm phát cao và hiện nay là suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, môi trường kinh doanh và hoạt động của các tổ chức kinh tế gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, chất lượng tín dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng.

Nhiều doanh nghiệp hiện nay có năng lực tài chính yếu, vốn chủ sở hữu nhỏ và khả năng ứng phó với sự thay đổi môi trường kinh doanh hạn chế, chủ yếu là dựa vào vốn vay ngân hàng. Do vậy, khi môi trường kinh doanh xấu đi thì doanh nghiệp dễ gặp khó khăn về khả năng trả nợ, gây nguy cơ nhiều doanh nghiệp bị đào thải và sự đổ vỡ của NHTM. Ngay cả khi môi trường thuận lợi thì vẫn có một số ngành nghề bị suy giảm và doanh nghiệp bị đào thải do thiếu cạnh tranh trên thị trường.

Do vậy, trong bất kỳ hoàn cảnh nào của nền kinh tế thì các NHTM cũng phải đối mặt với nguy cơ nợ xấu nếu không có định hướng cho vay đúng đắn.


+ Sự mất ổn định và thiếu đồng bộ, hợp lý của pháp luật, môi trường pháp lý Pháp luật hiện hành đã có những khung pháp lý để giải quyết nợ xấu của

TCTD như: quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; quy định về xử lý TSĐB; quy định về quyền khởi kiện yêu cầu các tổ chức cá nhân hoàn trả vốn vay; quy định về hoạt động mua bán nợ…Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy, các quy định khi đi vào thực tế trở nên không phù hợp, không phát huy được hiệu quả trong việc giải quyết nợ xấu, dẫn đến tình trạng nợ xấu không được cải thiện mà còn có xu hướng tăng lên. Mặt khác, sự thay đổi trong pháp luật và sự chồng chéo của các văn bản pháp lý sẽ gây ra tác động không nhỏ tới hoạt động của tổ chức kinh tế.

+ Tác động từ thị trường thế giới

Quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế làm nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các khách hàng của các TCTD phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường.

Bên cạnh những lợi ích to lớn có được do hội nhập thì nền kinh tế của từng quốc gia cũng sẽ nhạy cảm hơn với những biến động của thị trường thế giới. Chẳng hạn, ảnh hưởng của giá xăng dầu thế giới luôn có tác động đến nền kinh tế tại mọi quốc gia vì đây là mặt hàng thiết yếu mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có nhu cầu nhập khẩu. Hoặc là cuộc khủng hoảng nợ tại các nước Châu Âu như Hy Lạp, Ý, Tây Ban Nha…khả năng gây sụp đỗ đồng EURO, kéo theo nhiều hệ lụy xấu cho toàn nền kinh tế.

+ Cơ chế chính sách của Nhà nước:

Chính sách Nhà nước góp phần rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế. Những gói kích thích kinh tế, những mức hỗ trợ về lãi suất, hỗ trợ về chi phí đầu vào, giảm giá sản phẩm … đã giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, hoạt động tốt hơn và giúp cho ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn.

+ Thông tin về uy tín thanh toán của khách hàng vay lưu trữ tại NHNN (trung tâm CIC) không đầy đủ, thiếu chính xác


Hệ thống thông tin phục vụ cho hoạt động tín dụng chưa phát huy hiệu quả. Mặc dù, CIC đã đưa ra được hơn 20 sản phẩm thông tin xung quanh hoạt động tín dụng, trong đó xếp loại tín dụng doanh nghiệp và thông tin về doanh nghiệp nước ngoài là hai sản phẩm được xem là cần thiết và quan trọng nhất. Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu của CIC chưa đầy đủ một phần do chưa có sự hợp tác tốt của các ngân hàng dẫn đến thông tin còn quá đơn điệu, chưa cập nhật tình hình quan hệ tín dụng của các khách hàng.

+ Cơ quan thực thi pháp luật hoạt động chưa thực sự hiệu quả

Sự yếu kém của các cơ quan tư pháp dẫn đến việc công chứng sai tài sản thế chấp, sai pháp luật hoặc tiêu cực khi cơ quan thi hành án tổ chức thông đồng với người thi hành án trong việc bán đấu giá tài sản thế chấp.

Việc can thiệp không chính thức của các cơ quan công quyền trong quyết định cho vay của ngân hàng, có thể dẫn tới hai ảnh hưởng:

- NHTM không thể từ chối khoản vay, việc thẩm định chỉ mang tính thủ tục

- Do sự can thiệp này mà tạo ra tính ỷ lại, chủ quan của NHTM về khoản vay vì có Nhà nước xử lý, hỗ trợ.

+ Chức năng kinh doanh độc lập, quyền tự quyết của ngân hàng chưa được đảm

bảo

Mặc dù pháp luật đã chỉ rò chức năng của NHTM là chức năng kinh doanh,

nhưng thực tế các ngân hàng không thể tránh khỏi những tác động, chỉ thị của NHNN, của Chính phủ nhằm can thiệp, chi phối hoạt động kinh doanh của họ. NHNN chưa đủ mức độ độc lập để điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả. Hơn nữa, NHNN còn nhiều hạn chế về trình độ nghiệp vụ thanh tra giám sát hệ thống tài chính. Hệ thống bộ máy tổ chức NHNN theo tỉnh, thành phố và quan hệ quản lý hành chính càng làm giảm tính độc lập của NHNN.

+ Các yếu tố bất khả kháng như thiên tai, địch họa:

Những nhân tố không thể lường trước hoặc không thể tránh khỏi: bão, hạn hán, lỡ núi, sóng thần … sẽ gây thiệt hại lớn cho các thành phần kinh tế.


1.3 Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam‌

1.3.1 Kinh nghiệm của các nước Hàn Quốc

Trong giai đoạn từ 1980 – đầu những năm 1990, Hàn Quôc đã đạt được tăng trưởng kinh tế rất ấn tượng. Từ 1985 – 1995, GDP tăng trưởng bình quân mỗi năm là 9%. Tăng trưởng kinh tế dẫn đến việc các doanh nghiệp tiến hành đầu tư quá mức mà không phân tích kỹ lưỡng giữa lợi ích và rủi ro. Năm 1996, 20 trong số 30 tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc có tỉ lệ chi phí vốn đầu tư lớn hơn tỉ suất lợi nhuận. Tuy vậy tín dụng cấp cho các doanh nghiệp vẫn không hề giảm. Các ngân hàng nước ngoài ở Hàn Quốc vay ngắn hạn bằng ngoại tệ để tài trợ cho các khoản vay dài hạn bằng nội tệ. Do đó khi khủng hoảng tài chính Châu Á xảy ra năm 1997 đã tác động lập tức đến kinh tế Hàn Quốc. Lãi suất cao, đồng nội tệ suy yếu đã đẩy phần lớn các ngân hàng và rất nhiều doanh nghiệp đến bờ vực phá sản.

Trước tình hình đó, chính phủ Hàn Quốc đã tiến hành các hoạt động can thiệp nhanh chóng và toàn diện qua một số giải pháp như:

Hình thành Quỹ công chúng và Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc – Korean Asset Management Corporation (KAMCO).

Quỹ công chúng được huy động qua hình thức phát hành trái phiếu được chính phủ bảo lãnh thanh toán và được chia thành 02 quỹ gồm quỹ dùng để xử lý các khoản nợ xấu (NRF) do KAMCO quản lý và quỹ bảo hiểm tiền gửi (DIF) do Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi Hàn Quốc quản lý.

Bảng 1.1: Nợ xấu KAMCO đã mua năm 1997 – 2001

Đơn vị tính: Nghìn tỷ won



1997

1998

1999

2000

2001

Tổng nợ xấu (A)

97,5

146,7

128,9

157,9

133,1

KAMCO mua (B)

Giá trị hiện thời

11,1

7,1

44,0

19,4

62,2

23,9

95,2

36,8

101,2

38,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại một số ngân hàng Việt Nam - Nguyễn Khắc Hải Minh - 4


NPLs còn lại (A-B)

NPLs còn lại/Tổng dư nợ

86,4

13,3

102,7

17,7

66,7

11,3

62,7

10,2

32,0

4,9

Tỷ lệ NPLs còn lại/Tổng nợ xấu (A)

88,6

70,0

51,7

39,7

24,0

Nguồn: Sohn, 2002 Có thể thấy lượng nợ xấu KAMCO mua tăng qua từng năm cũng như tỷ lệ nợ xấu còn lại ngày càng giảm cho thấy mức độ hiệu quả của KAMCO. KAMCO ưu tiên mua các khoản nợ mà có thể dễ dàng chuyển giao quyền thu nợ, các khoản nợ có thể giúp các TCTC khôi phục lại hoạt động và hình ảnh trước công chúng, và các khoản cho vay đồng tài trợ. Quy trình đánh giá các khoản vay được tiến hành kỹ lưỡng nhằm bảo đảm các khoản nợ mua về vừa hỗ trợ được các TCTC vừa bảo đảm được hiệu quả hoạt động của Công ty. Sau khi mua lại, KAMCO nhóm các khoản nợ xấu này lại để phát hành các chứng khoán có đảm bảo bằng tài sản dựa trên các khoản nợ xấu đã mua hoặc bán cho các nhà đầu tư thông qua đấu giá quốc tế cạnh tranh. Luật Chứng khoán có bảo đảm bằng tài sản đã được ban hành để thúc đẩy việc bán các khoản nợ cho các công ty có chức năng chứng khoán hóa các khoản xấu (ABS) và bán lại cho các nhà đầu tư. Hàn Quốc đã rất thành công trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào xử lý nợ xấu thông qua mua các trái phiếu được bảo đảm bằng các khoản nợ xấu cũng như mua các khoản nợ xấu thông qua đấu giá. Chính sự thành công trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đã khuyến khích các nhà đầu tư trong nước đầu tư vào các chứng khoán cũng như các khoản nợ xấu này. Bên cạnh đó, KAMCO cũng tịch thu tài sản thế chấp của các khoản nợ có đảm bảo để bán thu hồi lại tiền. KAMCO nắm giữ các khoản nợ xấu và cố gắng tái cơ cấu nợ, tái tài trợ hay chuyển đổi nợ thành vốn chủ sở hữu nếu công ty đó có khả năng hồi phục, giảm lãi suất, giãn nợ… Ngoài ra, còn có các biện pháp khác như truy đòi lại chủ nợ ban đầu của khoản nợ xấu, bán khoản nợ cho các công ty quản lý tài sản, …


Bảng 1.2: Giải quyết nợ xấu của KAMCO

Đơn vị tính: Nghìn tỷ won (Số liệu cuối tháng 6/2002)


Tổng NPLs Giá mua

NPLs được xử lý Giá mua

Giá trị thu hồi

Đấu giá quốc tế Phát hành ABS

Bán cho AMC, CRC

Bán các khoản cho vay cá nhân Đấu giá

Mua lại hoặc tự hủy Trả lại tự nguyện

Nợ xấu còn lại

Giá mua

105,4

39,4

59,8

24,4

27,7

3,2

4,1

1,9

0,6

3,1

9,7

5,1

45,6

15,0

(100%)


(56,7%)


(43,3%)

Nguồn: Sohn, 2002 Thành lập các cơ quan luật pháp khác để tạo điều kiện cho quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp và ngành tài chính theo nguyên tắc thị trường như công ty tái cơ cấu doanh nghiệp (CRC).

CRC là công ty chuyên thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp, hoạt động tương tự như quỹ thu mua chứng khoán. Để được coi là CRC, công ty phải đăng ký với Bộ Thương mại, Công nghiệp và Nang lượng theo Luật Phát triển công nghiệp. Mục đích hoạt động của CRC là làm sống lại những doanh nghiệp không có khả năng trả nợ. Để nắm được quyền quản lý các công ty này, CRC thường mua lại cổ phiếu và/hoặc mua lại nợ xấu từ các tồ chức tài chính như KAMCO hay KDIC.

Trung Quốc

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 06/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí