Trung Tâm Dịch Vụ, Dlst Và Giáo Dục Môi Trường Được Xây Tại Gần Cổng Vào Vqg Cát Bà

Trang, Giếng Ngóe, Tiền Đức, Hoa Cương, Thiên Long,… là những ngôi nhà tuyệt vời do tạo hóa ban tặng cho Cát Bà. Người cổ Cát Bà chính là một bộ tộc thành viên của người Lạc Việt, cư dân của quốc gia Văn Lang, Âu Lạc sau này. Cát Bà có 77 địa điểm khảo cổ đã được phát hiện và khảo sát có các di chỉ nổi tiếng như: Cái Bèo, Bãi Bến, Cát Đồn cùng nhiều di chỉ có giá trị khác như: Tùng Gôi, Thành nhà Mạc, Ao Cối, Hang Dơi, Eo Bùa.

Sau năm 1945, huyện Cát Hải và thị xã Cát Bà thuộc tỉnh Quảng Yên, đến ngày 05 tháng 06 năm 1956 được sáp nhập vào thành phố Hải Phòng.

Ngày 22 tháng 07 năm 1957 huyện Cát Bà được thành lập gồm thị xã Cát Bà cũ đổi tên thành thị trấn Cát Bà và 5 xã của huyện Cát Hải được tách ra gồm: Trân Châu, Xuân Đám, Hiền Hào, Gia Luận, Việt Hải. Huyện Cát Hải ngày nay được thành lập vào ngày 11 tháng 03 năm 1977 trên cơ sở hợp nhất hai huyện đảo Cát Hải và Cát Bà cũ.[36].

b.8. Giáo dục – đào tạo


VQG Cát Bà là nơi diễn ra nhiều hoạt động nghiên cứu, hợp tác quốc tế và giáo dục về sinh vật – môi trường.

Bên cạnh các đề tài dự án đã và đang được triển khai thì Vườn đang đề xuất với Sở khoa học và công nghệ Hải Phòng, kêu gọi các nhà đầu tư quan tâm về lĩnh vực lâm nghiệp đầu tư cho một số đề tài, dự án khác có khả năng ứng dụng cao như nhân giống và trồng đại trà cây Cọ Hạ Long, xây dựng rừng giống thuần loài hoặc hỗn loài để vừa bảo tồn vừa cung cấp nguồn giống, nghiên cứu và bảo tồn loài Thạch sùng mí Goniurosaurus catbaensis) (Loài đặc hữu của VQG Cát Bà)…[33].

Hình 3 Trung tâm dịch vụ DLST và giáo dục môi trường được xây tại gần 1


Hình 3: Trung tâm dịch vụ, DLST và giáo dục môi trường được xây tại gần cổng vào VQG Cát Bà

(Nguồn: Ảnh tác giải chụp trong quá trình thực địa)

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:

- MTDL tại VQG Cát Bà ;

- Các hoạt động phát triển du lịch tại đảo Cát Bà ;

- Các chính sách QL MTDL hiện có tại đảo Cát Bà.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu:

VQG Cát Bà phần đất liền (Trong phạm vi đề tài không nghiên cứu đến phần biển của VQG).

2.2. Phương phápluận

Tiếp cận hệ sinh thái, tiếp cận quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng và tiếp cận hệ thống trong quản lý TN & MT để thực hiện quản lý môi trường du lịch tại VQG Cát Bà.

2.3. Phương pháp nghiên cứu


2.3.1. Tham khảo tài liệu, liên hệ địa phương nơi nghiên cứu, thu thập tài liệu thứ cấp, thừa kế tài liệu

2.3.2. Điều tra, khảo sát thực tế ngoài thực địa: 2 đợt bằng phương pháp đánh giá nhanh (Tham vấn cộng đồng và nhà quản lý du lịch, khảo sát thực địa để kiểm chứng và bổ sung tài liệu);

2.3.3. Phương pháp SWOT (Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức)


Điểm mạnh

O (Oppotunities)


Cơ hội

W (Weaknesses)


Điểm yếu)

T (Threats)


Thách thức

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

S (Strengths)


Mô hình SWOT

SWOT là công cụ phân tích hữu hiệu, giúp chúng ta hiểu vấn đề của sự việc, là từ viết tắt của Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Nguy cơ, Thách thức). Phân tích SWOT cho ta cách nhìn tổng thể của vấn đề, sự việc.[26].

- Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu trong nội tại của hệ thống;


- Phân tích những tác động từ bên ngoài hệ thống có thể tạo ra cơ hội và nguy cơ.


Trong phạm vi đề tài, tác giả sử dụng phương pháp phân tích SWOT để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của MTDL VQG Cát Bà, những cơ hội có thể đến với hệ sản xuất này và thách thức hệ sản xuất có thể gặp phải trong quá trình phát triển.

S: MTDL VQG Cát Bà có điểm mạnh gì?


Ví dụ sự đang dạng các loại sinh vật, kiểu hệ sinh thái...

W: Điểm yếu của MTDL VQG Cát Bà

T: Các thách thức, hiểm họa đe dọa sự phát triển của MTDL VQG Cát Bà.

O: Các yếu tố bên ngoài đặc biệt là hoạt động du lịch, chính sách quản lý có là động lực cho sự phát triển hay không?

2.3.4. Quy trình DPSIR (Driver – Pressure – State – impact – Response)

(Động lực chi phối – áp lực – hiện trạng – tác động - ứng phó) trong đánh giá hiện trạng MTDL

Phương pháp Đánh giá Tổng hợp DPSIR do Tổ chức Môi trường Châu Âu (EEA) xây dựng vào năm 1999 là một mô hình nhận thức dùng để xác định, phân tích và đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân – kết quả: nguyên nhân gây ra các vấn đề môi trường, hậu quả của chúng và các biện pháp ứng phó cần thiết. Cấu trúc của mô hình bao gồm các thông số chỉ thị về điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội của vùng nghiên cứu, dựa vào đặc điểm và bản chất, các thông số này được chia thành 5 hợp phần như hình sau:[27, 28].


Hình 4 Mô hình DPSIR Quy trình này được đề xuất từ năm 2004 được áp dụng 2


Hình 4: Mô hình DPSIR


Quy trình này được đề xuất từ năm 2004 được áp dụng rộng rãi ở các nước EU, từ 2005 được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam.

- Các thông số thể hiện các động lực chi phối đặc điểm và chất lượng môi trường

vùng (DRIVER indicatos): Các động lực này thường là một số yếu tố đặc trưng cho địa hình, hình thái, thuỷ văn, khí hậu,… cũng như các hoạt động sản xuất phát triển kinh tế – xã hội chính diễn ra trong vùng như cở sở hạ tầng, nông nghiệp, công nghiệp, vận tải thuỷ, phát điện, du lịch,…

- Các thông số thể hiện áp lực (PRESSURE indicators). Ví dụ, các thông số áp lực thường cung cấp các thông tin định tính và định lượng về nước thải của các nhà máy, khu đô thị, diện tích canh tác, lượng phân bón thuốc trừ sâu được sử dụng, sản lượng đánh bắt cá, lượng khách du lich hàng năm,… Rõ ràng là cường độ của các áp lực này sẽ làm thay đổi đáng kể điều kiện tự nhiên vật lý và sinh thái vốn có của vùng. Hơn nữa, phần lớn các thay đổi đó diễn ra theo chiều hướng tiêu cực.

- Các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường (STATE indicators). Các thông số hiện trạng chất lượng môi trường giúp cung cấp thông tin định tính và định lượng về đặc điểm và tính chất của các yếu tố vật lý, hoá học và sinh thái các thành phần môi trường vùng (đất, nước, không khí, rừng, động thực vật hoang dã, hệ sinh thái thuỷ sinh). Chất lượng môi trường bị suy giảm dần và ảnh hưởng xấu tới cộng đồng và hệ sinh thái tự nhiên trong vùng.

- Các thông số phản ánh các tác động tiêu cực tới đa dạng sinh học, tới sức khoẻ và sự ổn định, phồn vinh của cộng đồng (IMPACT indicators).

- Các thông số thể hiện các biện pháp đối phó với các hậu quả môi trường và xã hội (RESPONSE indicators). [8].

Như thể hiện ở Hình 4 hợp phần có mối quan hệ tương tác qua lại theo hai chiều: chiều thuận và chiều phản hồi. Với cách xây dựng mô hình nhận thức theo chuỗi như vậy, DPSIR là một công cụ hiệu quả để xác định, phân tích và đánh giá các mối quan hệ rất phức tạp của hệ thống môi trường tự nhiên và hệ thống kinh tế – xã hội. Vì vậy, phương pháp này thường được áp dụng cho xây dựng quy hoạch và chiến lược quản lý môi trường vùng và quốc gia nhằm đảm báo phát triển bền vững. Với các ưu điểm như vậy, tác giả sử dụng DPSIR để lập kế hoạch quản lý môi trường du lịch VQG Cát Bà.

Trong phạm vi đề tài, quy trình DPSIR được sử dụng để xem xét các khía cạnh sau:

- Động lực chi phối các chính sách, kế hoạch QL MTDL tại VQG Cát Bà trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của UBND thành phố Hải Phòng (D).

- Áp lực của các chính sách lên MTDL VQG Cát Bà (P).


- Hiện trạng MTDL tại VQG Cát Bà thời điểm áp dụng các chính sách quản lý hiện hành (S).

- Tác động lên các thành phần của MTDL (Các hệ sinh thái, động – thực vật, đất nước, cảnh quan thiên nhiên...) (I).

- Đưa ra các giải phát ứng phó quản lý MTDL theo hướng phát triển bền vững (R).

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


3.1. Tài nguyên du lịch VQG Cát Bà

3.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên


Nhờ sự giàu có về cảnh quan thiên nhiên và ĐDSH như đã phân tích ở trên, VQG Cát Bà có rất nhiều tuyến, điểm tham quan, du lịch đặc sắc có thể kể đến như:

Tuyến rừng kim giao – đỉnh Ngự Lâm;

Tuyến ao ếch;

Tuyến giáo dục môi trường;

Tuyến Mây bầu – Khe Sâu;

Tuyến Ao Ếch – Việt Hải;

Tuyến du lịch mạo hiểm Tiền Đức – Mây Bầu;

Tuyến VQG – Khu du lịch sinh thái cộng đồng Phù Long.

Tuyến Hang Ủy Ban – Liên Minh – Suối Gôi;

...


Đây chính là một trong những nguồn khai thác tiềm năng giúp VQG Cát Bà có thể khai thác và phát triển mạnh mẽ hoạt động du lịch.

3.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

a. Lễ hội


Người dân định cư trên đảo có nguồn gốc từ nhiều nơi họp thành là cộng đồng những người sống bằng nghề biển vùng duyên hải. Các làng xã trên đảo nằm sát biển tiện cho nghề nghiệp đánh bắt. Làng xã khu Cát Bà nằm ở thung lũng có thế mở nhìn ra biển, nơi có dòng nước ngọt quanh năm, trên bến dưới thuyền. Do đặc điểm sống gắn bó với biển nên chèo thuyền, đua thuyền là sinh hoạt văn hoá, hội đua thuyền chính là ngày hội xuống nước của các làng chài. Chính ở nơi đầu sóng ngọn gió, với sức sống, tinh thần lao động sáng tạo, người dân ở đây đã để lại những giá trị văn hoá độc đáo.

Lễ hội đua thuyền rồng trên biển là một nét văn hoá riêng có tại đảo Cát Bà. Dân đi biển Cát Bà thường tổ chức đua thuyền rồng khi kết thúc vụ cá Bắc, mở đầu vụ các

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 22/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí