không phải là quan trọng nhất đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên và sự tác động này là không giống nhau ở mỗi người. Vì mỗi giảng viên sẽ nhận thức về những tác động của đánh giá, nhận xét, phản hồi theo những chiều hướng khác nhau. Có những giảng viên, xem những sự đánh giá, phản hồi
chưa được tốt đẹp về
năng lực giảng dạy của bản thân
là bài học rút kinh
nghiệm, là điều kiện để mình tìm ra những điểm hạn chế, thiếu sót… là động lực để cố gắng, nỗ lực hơn. Tuy nhiên, cũng có những người khi nhận được những đánh giá, phản hồi chưa tích cực, chưa tốt về mình sẽ nảy sinh tâm trạng bi quan, chán nản, thậm chí tự ti, từ đó ít nhiều bị ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy. Thậm chí có người dù là sự đánh giá, phản hồi tích cực, hay tiêu cực, cũng không hề bị tác động. Tuy nhiên, tác giả Phan Thị Tuyết Nga và Terry Locke (2015) lại khẳng định: đánh giá, nhận xét, phản hồi của của những người xung quanh là yếu tố ảnh hưởng chủ yếu cho sự hình thành và phát triển tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên. [109].
Hoạt động giảng dạy trong môi trường sư phạm quân sự ở các trường sĩ quan quân đội việc kiểm duyệt chuyên môn, thông qua các hoạt động: dự giờ
giảng viên của lãnh đạo chỉ
huy các cấp từ
bộ môn, khoa đến nhà trường;
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Năng Lực Giảng Dạy Của Giảng Viên Các Trường Sĩ Quan Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
- Biểu Hiện Tự Đánh Giá Năng Lực Giảng Dạy Của Giảng Viên Ở Các Trường Sĩ Quan Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
- Sơ Đồ Các Mặt Biểu Hiện Tự Đánh Giá Năng Lực Giảng Dạy Của Giảng Viên
- Sơ Đồ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tự Đánh Giá Năng Lực Giảng Dạy Của Giảng Viên
- Nhóm Phương Pháp Nghiên Cứu Thực Tiễn
- Phương Pháp Xử Lí Số Liệu Bằng Thống Kê
Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.
thông qua bài, hội thao, hội thi, lấy ý kiến phản hồi của người học…, cũng như hoạt động phương pháp khác luôn diễn thường xuyên liên tục. Mục đích của các hoạt động này để giúp giảng viên thu nhận được những đánh giá, phản hồi, từ đó có cái nhìn đa chiều về năng lực giảng dạy; đồng thời tiếp thu được những nhận xét, góp ý, thậm chí cả phê bình, nhắc nhở, giúp giảng viên ngày
càng củng cố, tích lũy thêm kinh nghiệm giảng dạy, như: kinh nghiệm về sử
dụng phương pháp, kinh nghiệm về cách phát triển tư duy sáng tạo cho học viên, kinh nghiệm về cách phân tích lý giải các nội dung, về cách đặt câu hỏi,
về quản lý học viên… qua đó, giảng viên tích lũy thêm kinh nghiệm, không
ngừng cố gắng ngày càng hoàn thiện năng lực giảng dạy của mình, đồng thời củng cố thêm sự tự tin, tự đánh giá cao vào năng lực giảng dạy của mình. Mặt khác, thông qua các hoạt động đó, giảng viên thu nhận được những đánh giá, phản hội, đồng thời cũng là sự ghi nhận của lãnh đạo giảng viên khác và học viên về khả năng giảng dạy người giảng viên, điều này sẽ tác động rất lớn vào sự tự tin, tự đánh giá năng lực người giảng viên. Nếu giảng viên thường nhận được những đánh giá, phản hồi tích cực, tốt về năng lực giảng dạy, giảng viên sẽ có xu hướng tự đánh giá cao năng lực giảng dạy. Ngược lại nếu giảng viên nhận được nhiều lời phê bình, nhắc nhở, đánh giá, phản hồi không tốt về năng lực giảng dạy, giảng viên sẽ có sự nghi ngờ, giảm sự tự tin và có mức độ đánh giá thấp năng lực giảng dạy của mình.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn trên, trong luận án này, tác giả giả định yếu tố đánh giá, nhận xét của lãnh đạo chỉ huy các cấp, các giảng viên khác và học viên học viên là một yếu tố cơ bản và quan trọng tác động đến cả 3 mặt tự đánh giá năng lực giảng dạy, nhất là với tự đánh giá năng lực thực hiện mục đích, yêu cầu giảng dạy thu hút học viên.
Đối với các biến đánh giá, của lãnh đạo chỉ huy các cấp, các giảng viên khác và ý kiến phản hồi của học viên, tác giả dựa trên nghiên cứu của Usher Ellen (2006) [134], đồng thời căn cứ vào thực tiễn hoạt động giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan để đưa ra các biến tác động đến tự đánh giá năng lực giảng dạy.
2.3.4. Các trạng thái cơ thể và cảm xúc của giảng viên
Trạng thái cơ thể và cảm xúc của người giảng viên: là trạng thái cơ
thể, cảm xúc trong quá trình tiến hành hoạt động dạy, đó là cơ
thể
khỏe
mạnh; tâm trạng vui vẻ, tự hào, phấn khởi hay cơ thể ốm đau, mệt mỏi; hay tâm trạng lo lắng, căng thẳng, hồi hộp, tuyệt vọng… cũng có thể tác động
đến cách cách giảng viên tự đánh giá năng lực giảng dạy của họ. Tuy nhiên, trạng thái cơ thể, cảm xúc có ảnh hưởng ít hơn đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên so với sự trải nghiệm, học hỏi kinh nghiệm của những người xung quanh và sự đánh giá, phản hồi của lãnh đạo chỉ huy các cấp, các giảng viên khác và ý kiến phản hồi của học viên.
Những trạng thái cơ thể, cảm xúc tác động đến tự đánh giá năng lực
giảng dạy bao gồm cả
tích cực và tiêu cực.
Wigfield, Klauda, và Cambria
(2011) cho rằng: khi giảng viên có trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, đau nhức, buồn rầu… sẽ có xu hướng tự đánh giá năng lực bản thân thấp; ngược lại, khi cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng, phấn chấn... giảng viên sẽ có tự đánh giá năng lực cao. Mức độ các trạng thái cơ thể tác động đến tự đánh giá năng lực lại phụ thuộc vào sự nhận thức, cảm nhận của từng giảng viên. Cùng một trạng thái cơ thể, cảm xúc, nhưng mỗi giảng viên lại có những cảm nhận và nhận thức khác nhau, có sự điều chỉnh cảm xúc khác nhau, từ đó có những ảnh hưởng rất khác nhau đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của người giảng viên [Dẫn theo 109]. Morris (2010) khẳng định: các trạng thái tâm lý khác nhau, ảnh hưởng theo chiều hướng và các khía cạnh khác nhau của tự đánh giá năng lực. Trạng thái cơ thể, cảm xúc tích cực có ảnh hưởng mạnh hơn trạng thái tiêu cực [104],
Như trên khẳng định, hoạt động giảng dạy diễn ra trong môi trường
quân sự, do đó nó có tính đa dạng, phức tạp, cường độ cao, sự căng thẳng và nguy hiểm. Đồng thời đây cũng là hoạt động diễn ra trong những điều kiện mang tính đặc thù, có thể trên giảng đường, cũng có thể ngoài thao trường với địa hình rừng núi hiểm trở, diễn ra trên đường bộ, trên không, trên đường biển; huấn luyện cả ban ngày lẫn ban đêm; trong điều kiện nắng mưa, giá rét thất thường… do đó, đây là hoạt động làm cho giảng viên không chỉ cần có sự sâu
sắc về chuyên môn mà cần có thể lực khỏe và tinh thần tốt. Do đó, điều kiện về sức khỏe, trạng thái cảm xúc theo tác giả có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hoạt động của giảng viên nói chung (nhất là giảng viên thuộc chuyên ngành khoa học quân sự) và đến vấn đề tự đánh giá năng lực trong thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên nói riêng.
Dựa vào những kết quả nghiên cứu và thực tiễn hoạt động dạy, tác giả giả định rằng, giảng viên có trạng cơ thể khỏe mạnh, trạng thái cảm xúc tích cực như: Sự thoải mái, vui vẻ, hứng thú, sự mong muốn được đi làm …. thì họ sẽ có xu hướng tự tin vào năng lực, có tự đánh giá năng lực và hiệu quả hoạt động giảng dạy cao. Ngược lại, giảng viên luôn cảm thấy mệt mỏi, chán nản, lo lắng, căng thẳng… sẽ có xu hướng tự đánh giá năng lực trung bình hoặc thấp. Trạng thái cơ thể và tâm lý tích cực có ảnh hưởng mạnh hơn đến tự đánh giá năng lực giảng viên hơn là những trạng thái cơ thể, cảm xúc tiêu cực. Trong nghiên cứu này, các biến thuộc trạng thái cơ thể, cảm xúc của giảng viên các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được phân tích dựa trên thang đo của Usher Ellen (2006) [134].
2.3.5. Sự hài lòng với công việc của giảng viên
Sự hài lòng trong công việc: là một phản ứng tích cực, thể hiện mức độ thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người trong công việc ở các lĩnh vực khác nhau của hoạt động. Người có sự thỏa mãn các nhu cầu càng cao, sẽ có mức độ hài lòng càng cao.
Judge, Thoresen, Bono, & Patten (2001 [89] cho rằng sự hài lòng có mối tương quan tỉ lệ thuận, ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực và tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên. Điều này có nghĩa là nếu giảng viên có mức độ hài lòng trong công việc càng cao, giảng viên sẽ có xu hướng tự đánh giá năng lực càng cao.
Với giảng viên các trường sĩ quan, sự hài lòng trong công việc, đó là bản thân người giảng viên cảm thấy công việc giảng dạy giúp cho họ được thỏa mãn nhu cầu về vật chất, tinh thần. Giảng viên có mức độ hài lòng cao trong công việc là những giảng viên luôn có thái độ tích cực với bản thân, cảm thấy mình có nhiều giá trị, làm các công việc đạt hiệu quả tốt và hài lòng với bản thân mình. Ngược lại, giảng viên có mức độ hài lòng trong công việc thấp, hay cho mình là người vô dụng, không có nhiều điều tự hào về bản thân, có xu hướng nghĩ mình là người thất bại. Chính trạng thái tâm lý này sẽ có thể tác động đến xu hướng tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên.
Trong nghiên cứu này, tác giả luận án cũng giả định rằng, những giảng viên có mức độ hài lòng cao, thì nhìn chung có thể có năng lực hoàn thành công việc tốt hơn, sẽ có xu hướng tự đánh giá năng lực cao hơn. Ngược lại, những giảng viên có mức độ hài lòng thấp, sẽ có thể có xu hướng tự đánh giá năng lực thấp hơn, mức độ hiệu suất công việc cũng thấp hơn. Đối với các biến sự hài lòng trong công việc của giảng viên các trường sĩ quan, tác giả dựa trên nghiên cứu của Smith, Kendall và Hulin (1969) [Dẫn theo 108].
2.3.6. Sự lạc quan của giảng viên
Lạc quan là một thái độ tích cực liên quan đến một kỳ vọng của một
người
đối với tương
lai (Pajares; Peterson, 2000). Các nhà tâm lý học đã
nghiên cứu sự lạc quan trong môi trường giáo dục, phát hiện ra rằng nó có liên quan đến tự đánh giá năng lực và hành vi thích ứng. Sự lạc quan của học sinh có liên quan đến mức độ thành tích cao, cam kết nhiều hơn với các mục tiêu, kiên trì hơn khi đối mặt với những trở ngại và ít căng thẳng hơn trong học tập (ElAnzi, 2005; Huan, Yeo, Ang, & Chong, 2006; Montgomery, Haemmerlie, & Ray, 2003; Rand, 2009). Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu đã ghi nhận rằng: học sinh lạc quan thái quá, đánh giá quá cao năng lực của mình, lạc quan thấp
dẫn đến tự đánh giá năng lực thấp và hiệu quả học tập của học sinh sẽ thấp (Haynes, Ruthig, Perry, Stupnisky, & Hall, 2006) [Dẫn theo 104].
Hoạt động giảng dạy trong môi trường quân sự bên cạnh tính đa dạng phức tạp, còn có tính ác liệt và nguy hiểm với rất có nhiều khó khăn, thử thách, thậm chí còn đe dọa đến cả tính mạng người giảng viên. Sự lạc quan cao trong công việc, có thể giúp giảng viên có cái nhìn nhẹ nhàng với khó khăn, dù công việc có vất vả nhường nào cũng không có sự chùn bước, không đầu hàng mà chỉ coi đó là những thách thức mình cần vượt qua. Đồng thời tinh thần lạc quan cao sẽ kích thích thêm tình cảm yêu mến với nghề nghiệp sư phạm quân sự. Do đó, có thể khẳng định sự lạc quan có một vai trò rất quan trọng đến hoạt động giảng dạy nói chung và củng cố thêm sự tự tin và năng lực bản thân trong thực hiện các nhiệm vụ của hoạt đông giảng dạy. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu kể trên, tác giả giả định rằng, sự lạc quan có tác động ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên. Giảng viên có sự lạc quan cao, thì nhìn chung sẽ có xu hướng tự đánh giá năng lực giảng dạy cao hơn. Ngược lại, giảng viên có sự lạc quan thấp sẽ có tự đánh giá năng giảng dạy lực thấp hơn. Đối với các biến về sự lạc quan, tác giả dựa trên các nghiên cứu của Scheier và Carver (1985) [Dẫn theo 105].
2.3.7. Cảm nhận hạnh phúc trong công việc của giảng viên
Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc được biểu thị bởi cảm giác vui vẻ, thoả mãn, hài lòng, và sự đủ đầy. Khi mà hạnh phúc mang lại nhiều ý nghĩa khác nhau, nó thường được mô tả với sự liên quan về cảm xúc tích cực và sự thoả mãn trong cuộc sống. Hạnh phúc là một thuật ngữ được định nghĩa rộng rãi, thường có xu hướng tập trung vào cảm xúc cá nhân và là cảm nhận của bản thân trong thời điểm hiện tại. Hạnh phúc có những biểu hiện: hạnh phúc trong công việc, hạnh phúc trong tình yêu…
Cảm nhận hạnh phúc trong việc nói riêng, không phải là một trạng thái hưng phấn liên tục. Thay vào đó, hạnh phúc là cảm giác tổng thể trải qua nhiều cảm xúc tích cực hơn là những cảm xúc tiêu cực và con người có những cảm nhận hạnh phúc trong công việc với mức độ khác nhau. Bởi vậy, trong công việc có những người có mức độ cảm nhận hạnh phúc cao vẫn cảm nhận được toàn bộ các cung bậc cảm xúc của con người thỉnh thoảng vẫn có tức giận, thất vọng, chán nản, cô đơn và thậm chí là buồn bã. Nhưng kể cả khi đối mặt với sự khó chịu, họ vẫn có một niềm lạc quan tiềm ẩn rằng mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp hơn, họ có thể đối diện với những gì đang diễn ra, và họ sẽ cảm thấy vui vẻ hạnh phúc trở lại.
Nghiên cứu về mối liên hệ giữa cảm nhận hạnh phúc trong công việc và hiệu suất làm việc trong nhiều năm của Harrison, Newman và Roth (2006), khẳng định: mức độ cảm nhạn hạnh phúc trong công việc có mối tương quan thuận với hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của người lao động [Dẫn theo 49]. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Wright và Russel (2000) trên những người làm công tác dịch vụ nhân sinh và cán bộ quản chế người vị thành niên cũng cho thấy, mức độ cảm nhận hạnh phúc có liên quan đến hiệu suất công việc [141].
Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, người lao động cảm thấy
hanh phúc hơn sẽ làm việc hiệu quả hơn (Wok và Hashim, 2014) và sẽ giúp cải thiện hiệu suất của tổ chức nơi họ làm việc. Đồng quan điểm đó, Khairunesa Isa và cộng sự (2019) khẳng định: “Phần lớn người lao động dành gần như toàn bộ thời gian của họ tại nơi làm việc. Người lao động hạnh phúc hơn với công việc sẽ ảnh hưởng tốt hơn đến mức độ thực hiện công việc cũng như hiệu suất của các tổ chức mà họ làm việc [Dẫn theo 49].
Với người giảng viên các trường sĩ quan, cảm nhận hạnh phúc trong công việc cũng được thể hiện ở những mức độ khác nhau. Những người có
cảm nhận hạnh phúc cao là những người có nhiều cảm xúc vui vẻ, phấn kích, tự hào; được thể hiện suy nghĩ và làm những gì mình thích; thể hiện đươc năng lực bản, đạt được nhiều mục tiêu trong công việc. Ngược lại những giảng
viên có mức độ cảm nhận hạnh phúc thấp trong công việc là người hay lo
lắng, buồn phiền, thất vọng, không làm việc đúng sở trường, không thể hiện được năng lực bản thân. Những cảm xúc trên sẽ ảnh hưởng đến sự tự tin, tự đánh giá năng lực giảng dạy. Trên có sở thực tiễn, cùng với một số kết quả nghiên cứu trên, tác giả luận án giả định rằng, cảm nhận hạnh phúc có liên quan có mối quan hệ tương quan thuận với tự đánh giá năng lực của giảng viên các trường sĩ quan. Khi giảng viên có được mức độ cảm nhận hạnh phúc càng cao trong công việc, nhìn chung có xu hướng hoàn thành công việc giảng dạy tốt hơn, có tự đánh giá năng lực giảng dạy cao hơn. Ngược lại, giảng viên có mức độ cảm nhận hạnh phúc thấp trong công việc, nhìn chung có xu hướng thiếu tự tin, tự đánh giá thấp năng lực thấp hơn. Ở nghiên cứu này, các biến về cảm nhận hạnh phúc trong công việc của giảng viên các trường sĩ quan, được phân tích dựa trên thang đo của Paschoal và Tamayo (2008) [Dẫn theo 49].
Tóm lại, các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng viên các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được xem xét trên các khía cạnh cơ bản: trải nghiệm trong hoạt động giảng dạy; trạng thái cơ thể và cảm xúc; sự hài lòng; sự lạc quan; sự cảm nhận hạnh phúc; sự học hỏi kinh nghiệm những người xung quanh; sự đánh giá của lãnh đạo chỉ huy các cấp, giảng viên khác và ý kiến phản hồi của học viên. Sự tác động của các yếu tố đến tự
đánh giá năng lực giảng dạy là tích cực hay tiêu cực phụ thuộc vào các trải
nghiệm đã có, vào sự nhận thức, sự điều chỉnh cảm xúc cảm xúc mỗi giảng viên. Hay nói cách khác, sự tác động này phụ thuộc vào tính chất, trạng thái tương ứng của các yếu tố trong những thời điểm xác định và khái quát lại thể