Sơ Đồ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tự Đánh Giá Năng Lực Giảng Dạy Của Giảng Viên


hiện qua mô hình sau:



Những trải nghiệm trong hoạt động giảng dạy


TỰ ĐÁNH GIÁNĂNG LỰC GIẢNG DẠY

Cảm nhận hạnh phúc trong công việc

Học hỏi kinh nghiệm những người xung quanh


Sự hài lòng với công việc

Sự đánh giá của lãnh đạo ­

chỉ huy các cấp, giảng viên khác và ý kiến phản hồi của

học viên

Các trạng thái cơ thể, cảm xúc

Sự lạc quan của giảng viên

2.2. Sơ đồ các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên

Việc nắm vững các yếu tố này là cơ sở đề ra biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, khắc phục và loại bỏ những tác động tiêu cực đến sự hình thành và nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.


Kết luận chương 2

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của các tác giả về tự đánh giá, hoạt động giảng dạy, tự đánh giá năng lực, tự đánh giá năng lực giảng dạy giảng vien các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, nghiên cứu sinh đã làm rõ nội hàm các khái niệm công cụ. Trong đó tác giả không xem xét khái niệm tự đánh giá năng lực giảng dạy dưới góc tự đánh giá về các phẩm chất năng lực mà muốn nhìn nhận tự đánh giá năng lực dưới góc độ là quá trình nhận thức, tin tưởng về hiệu quả có thể đạt được trong thực hiện các nhiệm vụ của hoạt động giảng dạy. Như vậy, có thể hiểu tự đánh giá năng lực giảng dạy giảng viên là nhận thức, tin tưởng của giảng viên về hiệu quả có thể đạt được khi thực hiện các nhiệm vụ: Thực hiện mục đích, yêu cầu giảng dạy; thu hút học viên và quản lý lớp học. Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn của các công trình, dựa theo các tài liệu thăm dò ở các trường sĩ quan, kết hợp xin ý kiến chuyên gia, nghiên cứu sinh xác định các chỉ báo phản ánh thực trạng tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan đó là: (1) Tự đánh giá năng lực thực hiện mục đích, yêu cầu giảng dạy, (2) Tự đánh giá năng lực thu hút học viên, (3) Tự đánh giá năng lực quản lý lớp học. Bên cạnh đó, tác giả xem xét các khía cạnh: Trải nghiệm trong hoạt động giảng dạy; học hỏi kinh nghiệm của những người xung quanh; sự đánh giá, của lãnh đạo chỉ huy các cấp, giảng viên khác và ý kiến phản hồi của học viên; trạng thái cơ thể, cảm xúc; sự lạc quan; sự hài lòng; cảm nhận hạnh phúc trong công việc của giảng viên như những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.


Chương 3

TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

VỀ TỰ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN

Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

3.1. Tổ chức nghiên cứu

3.1.1. Địa bàn nghiên cứu

Luận án được nghiên cứu, khảo sát tại 4 trường sĩ quan thuộc Quân đội Nhân dân Việt Nam, bao gồm:

Trường Sĩ quan Lục quân 1, đóng quân tại Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội, trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam. Trường có nhiệm vụ đào tạo sĩ quan Lục quân chiến thuật cấp phân đội (trung đội, đại đội, tiểu đoàn) trình độ cử nhân khoa học quân sự các chuyên ngành: Bộ binh, Bộ binh cơ giới, Trinh sát Lục quân. Để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và đào tạo, nhà trường rất quan tâm đến nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, trong đó có nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy cho giảng viên.

Trường Sĩ quan Chính trị, đóng quân trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh và huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội. Trường trực thuộc Bộ Quốc phòng, có nhiệm vụ đào tạo sĩ quan chính trị cấp phân đội ngành xây dựng Đảng và chính quyền Nhà Nước, chính trị viên, giáo viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự cấp phân đội cho Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong giai đoạn hiện này, với sự phát triển của nhiệm vụ, nhà trường luôn đặt ra yêu cầu, giảng viên luôn nhận thức được năng lực hoàn thành nhiệm vụ của mình và quan trọng có niềm tin vào năng lực ấy, tích cực chủ động, vượt qua mọi khó khăng và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.

Trường Sĩ quan Công binh, đóng quân tại Bình Dương, trực


thuộc Binh chủng Công binh. Đào tạo cử nhân quân sự trình độ đại học

các chuyên ngành chỉ

huy kỹ

thuật công binh và đào tạo cử

nhân kỹ

thuật hệ dân sự. Trường luôn xác định việc xây dựng đội ngũ cán bộ

giảng viên là nhiệm vụ trung tâm, đóng vai trò quyết định đến hoàn

thành mục tiêu giáo dục và đào tạo của Nhà trường. Do đó, nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy cho giảng viên cũng là là nội dung có tính cấp thiết ở nhà trường hiện nay.

Trường Sĩ quan Thông tin, đóng quan tại thành phố Nha Trang,

Khánh, trực thuộc Binh chủng Thông tin Liên lạc, Quân đội nhân dân Việt Nam, là trường đào tạo sĩ quan, trình độ cử nhân quân sự chuyên

ngành chỉ huy tham mưu thông tin liên lạc và tác chiến không gian

mạng. Nhà trường luôn coi trọng nâng chất lượng, hiệu quả, hoạt động

của giảng viên, cũng như

nâng cao tự

đánh giá về

hiệu quả

công việc

giảng dạy của đội ngũ giảng viên.

Lý do luận án lựa chọn khảo sát tại 4 trường sĩ quan, bởi lẽ, đây là

những trường đóng quân

ở những địa bàn các miền, trải dài từ

Bắc vào

Nam, đảm nhiệm các chuyên ngành giảng dạy khác nhau. Việc lựa chọn này, sẽ giúp luận án có kết quả đa chiều, đồng thời tìm thấy sự khác biệt về biểu hiện của các khách thể ở từng chuyên ngành, từng trường nghiên

cứu.

Đây là cơ sở

đảm bảo tính khoa học, khách quan, toàn diện cho

những kết luận và các khái quát về tự đánh giá năng lực giảng dạy của

giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội hiện nay.

3.1.2. Khách thể nghiên cứu

Điều tra trên nhóm khách thể bao gồm: 306 giảng viên. Mục đích của việc điều tra trên duy nhất nhóm khách thể này nhằm có sự tập trung, so sánh đối chiếu kết quả nhận thức tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên


các chuyên ngành với nhau, giữa các giảng viên có trình độ, thâm niên công tác, giới tính, các trường khác nhau.

Đặc điểm của khách thể nghiên cứu được thể hiện cụ thể tại bảng sau:


Bảng 3.1. Đặc điểm của khách thể nghiên cứu


Nhóm khách thể

Đặc điểm của khách thể nghiên cứu

Các tiêu chí

Số lượng

(306)

Tỉ lệ

%

Giảng viên

Tuổi nghề (thâm niên)

Dưới 5 năm

74

24.18

Từ 5 ­ 15 năm

79

25.49

Trên 15 năm

153

50.33

Chuyên ngành

Khoa học quân sự và

khoa học kỹ thuật

158

51.64

Khoa học xã hội, nhân

văn và khoa học cơ bản

148

48.36

Trình độ đào tạo

Cử nhân

73

23.85

Thạc sĩ

198

64.70

Tiến sĩ

35

11.45

Giới tính

Nam

238

77.77

Nữ

68

22.23

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Tự đánh giá năng lực của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam - 13

3.1.3. Các giai đoạn nghiên cứu

Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận

Giai đoạn nghiên cứu lý luận và hoàn thiện đề cương chi tiết được tiến hành từ tháng 12/2019 đến tháng 10/2020.

Mc đích nghiên cu: Làm rõ các vấn đề lý luận về tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, rút ra những căn cứ khoa học, làm cơ sở cho nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ni dung nghiên cu: Hệ thống lại những nghiên cứu có liên quan đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; xác định cách tiếp cận, chỉ ra đặc điểm hoạt động giảng dạy và xây dựng hệ thống khái niệm công cụ; làm rõ các biểu hiện của tự đánh giá năng lực giảng dạy; xác định các yếu tố ảnh hưởng và xây dựng nội dung,


chỉ báo của các biểu hiện để khảo sát thực trạng tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Cách thức tiến hành nghiên cứu: Thu thập tài liệu có liên quan,

phân tích, tổng hợp, hệ

thống hóa, khái quát hóa những kết quả

nghiên

cứu của các tác giả

trong nước và trên thế

giới thông qua các sách, tạp

chí và công trình nghiên cứu đã được công bố. Kết hợp với các phương pháp khác để làm rõ hệ thống khái niệm và những kết luận rút ra từ thực tiễn hoạt động giảng dạy trong phạm vi nghiên cứu của luận án.

Giai đoạn 2: Xây dựng công cụ nghiên cứu và tiến hành khảo sát thực tiễn (Từ tháng 11/2020 đến 5/2021)

Mc đích nghiên cu: Xây dựng bộ công cụ nghiên cứu về tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng nhằm phục vụ cho việc điều tra thu thập dữ liệu và phân tích kết quả nghiên cứu.

Ni dung nghiên cu: Lựa chọn và xây dựng bảng hỏi, thực hiện điều tra thử để chuẩn hoá trước khi tiến hành điều tra chính thức. Khảo sát thực trạng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ

quan Quân đội nhân dân Việt Nam thông qua các mặt biểu hiện về: Tự

đánh giá năng lực thực hiện mục đích, yêu cầu giảng dạy; tự đánh giá

năng lực thu hút học viên; Tự đánh giá năng lực quản lý lớp học. Đồng

thời, khảo sát, đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng của các đặc điểm nhân khẩu và các đặc điểm tâm lý ­ xã hội đến tự đánh giá năng lực

giảng dạy của giảng viên ở

Nam.

các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt

Cách thức tiến hành nghiên cứu:

Bước 1: Tiến hành tiếp xúc, quan sát, phỏng vấn giảng viên, cán bộ, học viên ở các đơn vị khảo sát và tham khảo ý kiến của các chuyên gia, xây dựng giả thuyết khoa học và phương pháp nghiên cứu.


Bước 2: Lựa chọn và xây dựng bộ công cụ khảo sát về biểu hiện và các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Bước 3: Tiến hành điều tra thăm dò, xin ý kiến chuyên gia, điều chỉnh công cụ và phương pháp nghiên cứu cho phù hợp, hoàn thiện đề cương chi tiết.

Giai đoạn 3: Viết luận án (Từ tháng 6/2021 đến tháng 12/2022)

Mc đích nghiên cu: Trên cơ sở từ kết quả điều tra thực tự đánh giá năng lực giảng dạy và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, tiến hành phân tích, lí giải kết quả nghiên cứu, chỉ ra những điểm mới về vấn đề nghiên cứu và đề xuất những kiến nghị trong luận án.

Nội dung nghiên cứu:

Luận án được viết theo bố cục 4 chương

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận

án.

Chương 2: Lý luận cơ bản về tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng

viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Cách thc tiến hành: Xin ý kiến của cán bộ hướng dẫn khoa học, ý kiến của các chuyên gia. Viết luận án theo cấu trúc từng chương, mô tả và phân

tích kết quả

nghiên cứu thực trạng, số

liệu được biểu thị

qua các bảng

hoặc biểu đồ nhằm minh chứng cho kết quả nghiên cứu một cách khách quan và cụ thể. Chỉnh sửa bản thảo luận án theo ý kiến cán bộ hướng dẫn khoa học, ý kiến chuyên gia; chuẩn bị và bảo vệ luận án ở Hội đồng khoa

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 22/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí