Phương Pháp Xử Lí Số Liệu Bằng Thống Kê


hướng tiếp cận nghiên cứu và các biểu hiện tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên; (3) Các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy và (4) Các phương pháp xử lí số liệu thống kê toán học.

Cách thc tiến hành: Nghiên cứu tiến hành xin ý kiến của 12 cá nhân là các chuyên gia nghiên cứu, giảng viên tâm lý học ở Học viện Chính trị; Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự; Khoa Tâm lý ­ Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Khoa Tâm lý, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội); các trường sĩ quan và 1 chuyên gia xử lí số liệu thống kê áp dụng trong lĩnh vực tâm lý học.

Phương pháp phân tích chân dung tâm lý

Mc đích: Góp phần tăng thêm tính khoa học, tính lôgic khi nghiên cứu biểu hiện và yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy thông qua các chân dung tâm lý điển hình trong các khách thể được khảo sát.

Đối tượng phân tích chân dung tâm lý: Lựa chọn có chủ đích 2 giảng viên để nghiên cứu, phân tích, trong đó: 1 giảng viên ở mức độ tự đánh giá năng lực cao và 1 giảng viên có ở mức độ tự đánh giá năng lực trung bình. Đây chính là hai mức độ có số lượng giảng viên lựa chọn nhiều nhất

Ni dung phân tích chân dung tâm lý: Thu thập thông tin cá nhân, một số đặc điểm về tâm lý, điều kiện gia đình, thành phần xuất thân của giảng viên;

Phân tích những mặt biểu hiện tự đánh giá năng lực giảng dạy: tự đánh giá

năng lực mục đích, yêu cầu giảng dạy; tự đánh giá năng lực thu hút học viên; tự đánh giá năng lực quản lý lớp học; đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan.

Cách thức tiến hành phân tích chân dung tâm lý điển hình

Tìm hiểu thông tin ban đầu thông qua trao đổi, phỏng vấn với giảng viên, cán bộ lãnh đạo, chỉ huy và học viên tại đơn vị trường công tác. Từ đó, dự kiến chân dung tâm lý điển hình cần phân tích, làm rõ và tiến hành điều tra có chủ đích (theo phiếu điều tra) đối với chân dung dung tâm lý điển hình nhằm làm rõ chân dung theo mục đích nghiên cứu đã xác định.


3.2.3. Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê

Mục đích của phương pháp

Nhằm xử lý và phân tích các dữ liệu thu thập được từ điều tra thực tiễn. Trước khi xử lý số liệu định lượng, luận án tiến hành kiểm tra độ tin cậy. Dưới đây là bảng xác định độ tin cây của thang đo.

Bảng 3.2: Độ tin cậy của các thang đo (Phụ lục 5)


Stt

Các thang đo

Cronbach’s

Alpha

1

Tự đánh giá năng lực giàng dạy của giảng viên

0. 873

2

Những yếu tố tác động đến tự đánh giá năng lực giảng dạy

0. 872

3

Sự hài lòng trong công việc của giảng viên

0. 779

4

Sự lạc quan trong công việc của giảng viên

0. 701

5

Cảm nhận hạnh phúc trong công việc của giảng viên

0. 900

6

Khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp

0. 720

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Tự đánh giá năng lực của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam - 15

3.2.3.2. Cách thức tiến hành Phân tích thống kê mô tả

Phép toán phân tích thống kê mô tả được sử dụng trong luận án để tìm

hiểu thực trạng các biểu hiện của tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên; thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên và sự cần thiết của các biện pháp nhằm nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.

Quá trình phân tích số liệu ở luận án, điểm trung bình (được kí hiệu là ĐTB) được lấy từ giá trị Mean; Độ lệch chuẩn (kí hiệu là ĐLC) được lấy từ giá trị (SD ­ Standardizied Deviation) và giá trị ý nghĩa (p) được lấy từ giá trị sig. ở kết quả của các phép toán đã sử dụng, thể hiện ở phần Phụ lục.

Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Nhằm kiểm định độ hiệu lực và giá trị của thang đo, rút gọn, nhóm hóa (tạo ra các biến đại diện) cho các mệnh đề cụ thể trong nghiên cứu. Điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố khám phá là chỉ số KMO ở khoảng 0,5 ≤ KMO ≤ 1; Kiểm định Barlett có ý nghĩa thống kê (sig. < 0.05); Tổng phương sai trích (Total Variance


Expained) ≥ 50%; Phương pháp xoay Varimax được sử dụng và các items có hệ số tải từ 0,5 trở lên sẽ được giữ lại. Từ kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA tại (Phụ lục 6), được khái quát các items thỏa mãn các điều kiện để nghiên cứu thực trạng, cụ thể là:

Đánh giá kết quả thực trạng tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên với 23 items. Trong đó bao gồm các mặt biểu hiện, cụ thể là:

Tự đánh giá năng lực thực hiện mục đích, yêu cầu giảng dạy, gồm 8 items: [CL1, CL2, CL3, CL4, CL5, CL6, CL7, CL8].

Tự đánh giá năng lực thu hút học viên gồm 8 items: [TG9, TG10, TG11, TG12, TG13, TG14, TG15, TG16].

Tự đánh giá năng lực quản lý lớp học của giảng viên, gồm 7 items

[QL17, QL18, QL19, QL20, QL21, QL22, QL23]

Đánh giá kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay với 109 items, trong đó:

Trải nghiệm trong hoạt động giảng dạy của giảng viên gồm 12 items: [TN1, TN4, TN5, TN6, TN7, TN8, TN9, TN10, TN11, TN12, TN13, TN15];

Học hỏi kinh nghiệm của những người xung quanhcủa giảng viên gồm 13 item: [HH17, HH18, HH19, HH20, HH21, HH22, HH23, HH24, HH25, HH26, HH27, HH28, HH29];

Sự đánh giá, phản hồi của lãnh đạo chỉ huy các cấp, các giảng viên khác, học viên gồm 14 items: [TP31,TP33, TP34, TP35, TP36, TP37, TP38, TP39, TP40, TP41, TP42, TP43, TP44, TP45];

Các trạng thái cơ thể cảm xúc, gồm 15 items: [TT46, TT47, TT48, TT49, TT50, TT51, TT52, TT53, TT54, TT55, TT56, TT57, TT58, TT59, TT60];

Cảm nhận hạnh phúc trong công việc của giảng viên, gồm 26 items: [HP1, HP2, HP3, HP4, HP5, HP6, HP7, HP8, HP9, HP10, HP11, 12, HP14, HP16, HP17, HP18, HP19, HP20, HP22, HP23, HP24, HP25, HP26, HP27, HP28, HP29];

Sự lạc quan trong công việc của giảng viên, bao gồm 10 items: [LQ1,


LQ2, LQ3, LQ4, LQ5, LQ6, LQ7, LQ8, LQ9, LQ10];

Sự hài lòng trong công việc, gồm 10 items: [HL1, HL2, HL3, HL4, HL5, HL6, HL7, HL8, HL9, HL10]

Khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp bao gồm 4 items: [BP1], [BP2], [BP3] và [BP4].

Phân tích so sánh

Nghiên cứu sử dụng phép so sánh giá trị trung bình, các giá trị trung bình được coi là khác biệt có ý nghĩa thống kê với xác suất p < 0.05. Giá trị thống kê này được sử dụng nhằm xác định liệu có mối liên hệ giữa các biểu hiện tự đánh giá năng lực giảng dạy với các yếu tố cá nhân như giới tính, trải nghiệm trong hoạt động giảng dạy. Khi so sánh sự khác biệt giữa 2 nhóm khách thể trong mức độ biểu hiện của tự đánh giá năng lực giảng dạy, nghiên cứu dùng phép phân tích Independent Samples T ­ test.

Phân tích tương quan nhị biến

Luận án sử dụng kiểm định hệ số tương quan Pearson (r), để phân tích tương quan giữa hai biến số định lượng. Trong nghiên cứu này, phép phân tích tương quan được sử dụng nhằm tìm mối liên hệ giữa các biến trong tự đánh giá năng lực giảng dạy và mối liên hệ giữa các biến của các yếu tố ảnh hưởng với từng mặt biểu hiện và với tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan. Trong đó, độ tương quan r được xác định:

0.00 < │r│< 0.20: tương quan rất yếu;

0.20 ≤ │r│< 0.40: tương quan yếu;

0.40 ≤│r│< 0.60: tương quan trung bình;

0.60 ≤│r│< 0.80: tương quan chặt;

0.80 ≤│r│< 1.00: tương quan rất chặt;

r > 0: tương quan thuận; r < 0: tương quan nghịch.

Phân tích hồi qui tuyến tính

Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc với một hay nhiều biến độc lập trên cơ sở nghiên cứu các thông số R2, F ­ test cùng


với giá trị của p (p ­ value) có ý nghĩa thống kê khi p < 0.05. Phương pháp

phân tích hồi qui đa biến và hồi qui tuyến tính bội được sử dụng để xác

định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố và dự báo xu hướng biến đổi của các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

3.3. Các mức độ

Cách tính điểm đối với thang đo các mặt biểu hiện tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên theo công thức Mean (thang đo likert 5) ± SD, với SD

= 0.40, cụ thể là:

Mức rất thấp: Mức thấp: Mức trung bình: Mức cao:

Mức rất cao:

1.00 ≤ ĐTB ≤ 2.24 (Mean ­ 2SD)

2.24 <ĐTB ≤ 2,60 (Mean ­ 1SD)

2.60 <ĐTB ≤ 3,40 (Mean +1SD)

3.40 < ĐTB ≤ 3.80 (Mean + 2SD) 3.80 < ĐTB ≤ 5.00

Thang đo mức độ cần thiết của các biện pháp nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan, có độ lệch chuẩn theo công thức Mean (thang đo likert 5) ± SD, với SD = 0.62, được tính điểm như sau:

Rất ít cần thiết: Ít cần thiết:

1.00 ≤ ĐTB ≤ 1,76 (Mean ­ 2SD)

1.76 <ĐTB ≤ 2.38 (Mean ­ 1SD)

Trung bình: 2.38 < ĐTB ≤ 3.62 (Mean +1SD)

Cần thiết: Rất cần thiết:

3.62 < ĐTB ≤ 4.24 (Mean + 2SD) 4.24 < ĐTB ≤ 5.00

Mức độ tự đánh giá năng lực giảng dạy của người giảng viên các

trường sĩ quan được hiểu là các tầng bậc gần hay xa một cơ sở so sánh, dùng

làm tiêu chuẩn cho hoạt động giảng dạy. Như

vậy, tự

đánh giá năng lực

giảng dạy của người giảng viên các trường Sĩ quan có thể đo trên nhiều mức độ khác nhau.

Tschannen­Moran & Woolfolk Hoy, 2001, cho rằng, các phạm vi đo lường tự đánh giá năng lực dạy học của giảng viên là: Tự đánh giá năng lực thực hiện mục đích, yêu cầu giảng dạy; quản lý lớp học; thu hút sinh viên với


các mức độ từ 9 (không có gì) đến 1 (rất cao) [131].

Ở Việt Nam, nghiên cứu của Bùi Thị

Hồng Thái, Nguyễn Thị

Mùi

(2016) xây dựng mức độ tự đánh giá năng lực người lao động bao gồm: mức thấp; mức trung bình và mức cao [39].

Trong luận án này, tác giả xác định mức độ tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan gồm 5 mức độ:

* Mức 1: Rất thấp

Mức độ này thể hiện tự đánh giá năng lực thực hiện mục đích, yêu cầu giảng dạy; quản lý lớp học và thu hút học viên trong hoạt động giảng dạy của giảng viên đạt hiệu quả “Rt thp”.

* Mức 2: Thấp

Mức độ này thể hiện tự đánh giá năng lực thực hiện mục đích, yêu cầu giảng dạy; quản lý lớp học và thu hút học viên trong hoạt động giảng dạy của giảng viên đạt hiệu quả “Thp”.

* Mức 3: Trung bình

Mức độ này thể hiện tự đánh giá năng lực thực hiện mục đích, yêu cầu giảng dạy; quản lý lớp học và thu hút học viên trong hoạt động giảng dạy của giảng viên đạt hiệu quả “Trung bình”.

* Mức 4: Cao

Mức độ này thể hiện tự đánh giá năng lực thực hiện mục đích, yêu cầu giảng dạy; quản lý lớp học và thu hút học viên trong hoạt động giảng dạy của giảng viên đạt hiệu quả “Cao”.

* Mức 5: Rất cao

Mức độ này thể hiện tự đánh giá năng lực thực hiện mục đích, yêu cầu giảng dạy; quản lý lớp học và thu hút học viên trong hoạt động giảng dạy của giảng viên đạt hiệu quả “Rt cao”.

Tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan dựa trên sự tích hợp của 3 mặt biểu hiện theo nguyên tắc như sau:

Nếu trong tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên có cả 3 mặt


biểu hiện cùng ở một mức nào đó thì tự đánh giá năng lực đánh giá ở mức đó.

Nếu tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên có 2 mặt biểu hiện cùng ở một mức nào đó và tiêu chí còn lại ở mức liền kề thì tự đánh giá năng lực đánh giá ở mức của hai tiêu chí có cùng mức.

Nếu tự đánh giá năng lực giảng dạy giảng viên có 3 mặt biểu hiện ở 3 mức khác nhau, thì tự đánh giá năng lực giảng dạy được đánh giá theo điểm trung bình của cả 3 mặt biểu hiện.

Ngoài ra, trong luận án còn sử dụng phương pháp xử lí định tính để

phân tích chân dung tâm lý và phân tích kết quả phỏng vấn sâu. Với

những quan điểm,

ý kiến

giống nhau

trên cùng một vấn đề, nghiên cứu

chỉ

lựa chọn

ngẫu nhiên một, hai ý kiến đại diện để trích dẫn. Các ý

kiến này

có liên quan đến số

liệu định lượng để

làm nổi bật vấn đề

được xem xét, hoặc làm sáng tỏ những khía cạnh khác nhau mà kết quả phân tích định lượng chưa khái quát hết được.


Kết luận chương 3

Như vậy, để thực hiện các nhiệm vụ mà nghiên cứu đã đặt ra, luận án

được tổ chức nghiên cứu theo 4 giai đoạn: (1) Nghiên cứu lý luận; (2) Xây

dựng công cụ nghiên cứu và tiến hành khảo sát thực tiễn; (3) Viết luận án; (4) Nghiên cứu trường hợp và hoàn thiện luận án. Trong nghiên cứu này, có 88 giảng viên đã tham gia vào điều tra thử nghiệm, 306 giảng viên tham gia vào điều tra chính thức. Công cụ đánh giá sử dụng trong luận án được lựa chọn thông qua quá trình phỏng vấn sâu và điều tra thử nghiệm, chỉ những thang đo có độ tin cậy từ 0.701 mới được đưa vào xử lý số liệu và phân tích nhân tố. Trong quá trình nghiên cứu, luận án kết hợp và sử dụng đồng bộ các phương pháp khác nhau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp chuyên gia, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu…, trong đó phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chính của đề tài. Những giữ liệu thu thập được từ phương pháp này sẽ giúp nghiên cứu có kết quả đảm bảo tính khách quan và khoa học. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra biện pháp và kiến nghị nhằm nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy cho giảng viên ở các trường sĩ quan của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 22/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí