Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước - 8

55

cảnh đẹp thay, Gốc xưa Bà Rịa dựng gầy tư cơ” [153,7]. Truyện kể đã cụ thể hoá công tích quy dân khẩn hoang, như: “Nhờ uy tín và tài tổ chức, bà đã động viên được mọi người ra sức phá rừng, biến đất hoang thành ruộng đồng...” (Bà Rịa 1). Về thành tích của các nhân vật, truyện kể ông Trần Trọng Khiêm “đứng ra khai hoang, góp phần lập nên làng Hòa An, phủ Tân Thành…” (Ông tiền hiền làng Hòa An); hay các quan nhân thực hiện việc khẩn hoang, như: “Khi xưa, ông Thoại Ngọc Hầu vâng lệnh vua đi mở rộng lãnh thổ phía Nam…” (Núi Vọng Thê); “Ông khai hoang mở đất, đào kênh, đắp đường, kêu gọi người dân đến vùng này sinh sống…” (Thoại Ngọc Hầu khai hoang).

Môtíp có sự thống nhất với truyền thuyết địa danh Khmer Nam Bộ, với các biểu hiện như: người dân từ nơi khác đến gò nổi dựng nhà cửa và tạo lập làng xã (Sự tích Vũng Thơm); gặp thiên nhiên khắc nghiệt họ chuyển đến vùng đất khác khai phá, “lúc đó có một ông tên Điếp không đi mà quyết định ở lại làm nhà, trồng cây...” (Sự tích làng Tà Điếp); hay vợ chồng ông Bassac đã “mướn người khai phá đất rùng, chặt cây vỡ đất...” (Sự tích đền chùa Bassac)… Điều này cho thấy có điểm tương đồng trong sự nhận thức về điều kiện tự nhiên hoang sơ, khắc nghiệt. Tuy nhiên, trong truyền thuyết người Việt, các thủ lĩnh với vai trò tổ chức, ổn định cộng đồng có dấu ấn đậm nét hơn. Tình tiết Sự giao lưu giữa các thành phần cư dân

Tình tiết khắc họa khung cảnh sinh hoạt xã hội thời kỳ khai phá. Cơ sở của nó là hiện thực quá trình cộng cư, khi các cư dân Khmer, Chăm, Việt, Hoa lớp trước, lớp sau đặt chân đến vùng đất mới.

Như truyện Đồng Bà kể: “Bà Kim Giao mộ 100 người Việt, Khmer ra đảo”; “Nhờ sức trâu kéo cùng với sự làm lụng cần cù nên mùa màng ở đây ngày một phát triển, cuộc sống trở nên sung túc…”. Khi đặt chân lên lãnh địa còn hoang sơ, cùng với tài sản quý báu là đàn trâu của chủ nhân, những người Việt, Khmer đã cùng nhau tiến hành công cuộc khai hoang, vỡ ruộng và với những đường cày đầu tiên, chính họ đã trở thành cư dân “bản địa” của quốc đảo. Nhân vật bà Kim Giao đóng vai trò nối kết những hoạt động, tạo nên thành quả cụ thể ở một cộng đồng nhỏ hẹp đồng thời mang ý nghĩa công tích lớn đối với sự phát triển của cộng đồng cư dân Nam Bộ, được ngợi ca, tôn vinh.

Môtíp Lưu địa danh, di tích

Trong truyền thuyết, người dân đặt tên địa danh như một truyền thống thể hiện đạo lý tri ân. Các truyện kể gắn tên nhân vật là người có công khai dân lập ấp trực tiếp với tên vùng đất (như: “Nhân dân kính cẩn thường gọi làng Bà Rịa…”); hay gắn tên nhân vật là người có công đánh đuổi thú dữ vào những tên gọi cảnh quan xung quanh gồm: eo, giồng đất, con rạch, ngã ba đường… (như: “con rạch mang tên Ông Tú ngày

56

nay vẫn còn…” (Rạch Ông Tú)... Tất cả đều mang ý tưởng tôn vinh người có công với cộng đồng.

Liên hệ với truyện địa danh Khmer Nam Bộ, kết thúc truyện, có nhân vật lưu lại tên trên địa danh nhưng không có sự kiện bi thiết, gây ấn tượng đậm như một số truyện người Việt. Ở đây những ai dũng cảm, hào hiệp, xả thân vì nghĩa đều được ghi nhớ, tôn vinh như những người anh hùng. Họ dung dị, gần gũi, được nhắc nhở ngay trong những tên gọi đất đai, làng xóm quen thuộc hàng ngày của người dân. Điều này tạo nên một tinh thần thực tiễn sâu đậm trong truyền thuyết dân gian Nam Bộ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

Trong đó, nổi lên hình ảnh về người nữ thủ lĩnh cộng đồng cư dân ở một vùng đât mới. Qua các bản kể về Bà Rịa, Bà Kim Giao, với những nhân vật đóng vai trò “tiền hiền” là phụ nữ, có thể là người Việt hay Khmer, phảng phất dáng dấp huyền thoại về các bà thần, mang đến sự sinh sôi, thịnh vượng cho đất đai, cư dân. Điều này cho thấy tục thờ Bà luôn có dấu ấn sâu đậm trong tâm thức người Việt và các cộng đồng cư dân, đặc biệt là ở những vùng đất mới phương Nam xa xôi.

Môtíp Tôn tiền hiền, phúc thần, thánh tổ

Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước - 8

Khái niệm tiền hiền, hậu hiền (tiền hiền khai khẩn (hay khai canh) hoặc tiền hiền và hậu hiền khai khẩn), nhìn chung đều có ý nghĩa ca tụng các bậc tiền nhân có công tích tạo lập, ổn định làng xã. Nhân vật được tôn xưng cũng là cách ghi công tưởng niệm. Như: ông Huỳnh Công Huy, khi qua đời được tôn tiền hiền (Ông tiền hiền làng Tân Thành); hay: “Người đời sau tôn ông làm tiền hiền làng Mỹ Trà, dựng bia ghi công đức” (Rạch Ông Tú)… Đặc biệt, nhân vật đã được thần thành hóa, như: “Dân ở các làng Tam Phước, Phước Hải, Hội Mỹ, Lộc An… tôn thờ bà làm phúc thần của làng mình” (Bà Rịa 1); “Dân coi như vị thần” (Thoại Ngọc Hầu khai hoang)

Việc thờ tự chứa đựng ý nghĩa thiêng liêng, thể hiện quan niệm ứng xử và đạo lý tri ân. Cùng với hình thức đặt tên địa danh, việc thờ người có công với làng xã đã trở thành tín ngưỡng phổ biến ở Nam Bộ nói riêng. Đây là khía cạnh văn hoá tâm linh, có tác động trực tiếp đối với đời sống văn hóa cộng đồng (trong đó, các truyện kể gắn với những nhân vật lịch sử cụ thể, ít mang dáng dấp thần tích).

Điều này do gốc rễ của tư tưởng sáng tác truyền thuyết là nhằm thần thánh hoá nhân vật người anh hùng. Nhân vật có thể có vị thế xã hội hoặc là những người xuất thân bình thường nhưng những hành động xã thân vì nghĩa đã nâng họ lên một bậc thang giá trị mới, trở thành những người anh hùng được nhân dân tôn kính, thờ phụng. Môtíp Thờ tự tại chùa, tháp, đình

Môtíp thường xuất hiện tiếp nối với Tôn tiền hiền, phúc thần, thánh tổ… Điều này đều nhằm tôn vinh công đức, tài trí, sức mạnh và sự linh thiêng của nhân vật. Như:

57

“Để ghi nhớ công ơn khai hoang mở đất, nhân dân đã lập miếu thờ ông…”, “Dân coi như vị thần” (Thoại Ngọc Hầu khai hoang)

Môtíp Lưu câu ca, thành ngữ

Trong truyện dân gian, có hiện tượng sự xuất hiện “những phiến đoạn lời kể bằng văn vần” [150,22] gồm câu thơ, phổ biến hơn là câu ca dao hay câu nói có vần điệu. Bên cạnh kiểu xen kẽ giữa câu văn, lối xen kẽ cuối câu văn cũng thể hiện xu hướng thẩm mỹ hoá truyện kể. Nhìn chung, khi xuất hiện ở đoạn kết, nó mang tính chất lời bia truyền.

Như truyện Bà Rịa 2 kể: “Một vài nơi ở Nam Bộ có câu hát: “Ghe ai đỏ mũi, đen lườn, Giống ghe Thị Rịa xuống vườn thăm em”; hay ở Cù lao Ông Chưởng, người dân lưu truyền câu ca “Ba phen quạ nói với diều, Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm”. Lối thể hiện cho thấy dấu ấn về nhân vật cũng như tình cảm bộc trực của người Nam Bộ.

Tình tiết Sắc phong

Tình tiết được biểu hiện như: do có công làm được việc hữu ích “chúa Nguyễn ra lệnh sắc phong cho bà hàm Nghè và cho ăn theo họ Nguyễn. Từ đó, bà trở thành bà Nghè Nguyễn Thị Rịa” (Bà Rịa 2); hay: “Sau khi ba ông đội chết, triều đình ban sắc phong cho ba ông để thờ tại đình làng” (Đình Thắng Tam).

- Nhân vật có sức khỏe hơn người, có công diệt thú dữ, động vật gây hại (NV.1.1.2)

Nhóm này có 5 truyện: Eo Ông Từ, Tăng Ân đánh cọp, Sự tích Phước Long tự, Người thầy rắn ở Đồng Tháp Mười, Mãng xà vương ở Tân Bằng và 1 truyện được lặp: Ngã ba Ông Trạch.

Nội dung các truyện kể về nhân vật là những người có vai trò tiên phong đánh đuổi, diệt trừ động vật gây hại, gầy dựng địa bàn sinh cơ của nhóm cộng đồng dân cư.

Sơ đồ kết cấu cốt truyện của những truyện kể về các nhân vật này như sau:

Vùng đất hoang sơ tăng sĩ hay nhân vật kỳ tài đánh đuổi, diệt trừ động vật gây hại

diệt được thú dữ, động vật gây hại hoặc bị giết hại được ghi nhớ, thờ cúng.

Nhóm tình tiết, môtíp của cốt truyện: -Thời gian khởi đầu và không gian hoang sơ (m) (tần số xuất hiện: 2 lần) -Biệt tài (m) (4 lần) -Đánh cọp, Diệt sấu, rắn… (m) (6 lần) -Cái chết bi tráng (m) (3 lần) -Lưu địa danh, di tích (m) (1 lần) -Thờ tự trong chùa, tháp… (m) (2 lần) (6 môtíp), được miêu tả như sau:

Môtíp Thời gian khởi đầu và không gian hoang sơ

58

Về yếu tố thời gian, có truyện chỉ thông tin nơi cư ngụ hay kể nhân vật là người địa phương, có thể do không nhắc đến gốc tích xa hoặc do xuất hiện muộn hơn, như: “Tại Bàu Vú, có ông Lê Văn Từ, chuyên nghề vào rừng múc dầu rái bán độ nhật…” (Eo Ông Từ)...

Môtíp biệt tài

Biệt tài được nói đến chủ yếu là tài võ nghệ. Như: “Hai thầy trò nhà sư rất giỏi võ nghệ là Hồng Ân và Trí Năng...”; hay Lê Huy Nhạc, người bắt rắn kỳ tài, đạt đến kỹ xảo trong nghề: “một người cao lớn vạm vỡ chạy như bay đuổi theo một con rắn khổng lồ…” (Người thầy rắn ở Đồng Tháp Mười)

Môtíp Đánh cọp, Diệt sấu, rắn...

Môtíp đóng vai trò trung tâm của cốt truyện, chứa đựng hình ảnh thực tại về công cuộc cải tạo, chinh phục thiên nhiên ở Nam Bộ. Những người đi đầu trong công cuộc khai khẩn không chỉ đóng vai trò tổ chức lao động mà còn giúp dân diệt thú dữ. Họ đích thực là những con người “Nào đợi ai đòi ai bắt, Phen này xin ra sức đoạn kình” (Nguyễn Đình Chiểu), dũng cảm, quên mình, đối đầu với thế lực tự nhiên trực diện nhất. Đây chính là một phẩm chất đặc biệt, được tôi luyện trong hoàn cảnh đầy thử thách và đã tạo nên những kỳ tích phi thường.

Một số truyện kể về các nhân vật đối đầu với thú dữ gắn với hiện thực có phần dữ dội. Như hình ảnh những tăng nhân đánh cọp cứu dân: Hai thầy trò nhà sư “xung phong dùng côn giết cọp, mãnh thú bị hạ, nhưng sư Hồng Ân bị tử thương...” (Tăng Ân đánh cọp). Hành động này giống như Lục Vân Tiên, Hớn Minh dũng mãnh ra tay diệt ác, chính là hình ảnh những con người Nam Bộ nghĩa khí, can trường. Hay hình ảnh nhân vật chủ động đón diệt thú dữ: “Từ ngày cọp vào làng đe doạ cuộc sống yên lành của dân chúng ông Lê Văn Từ thường đón diệt chúng..” (Eo Ông Từ). Có truyện kể mang tính chất ly kỳ, như: quan ngự y Nguyễn Hữu Long với chi tiết giải cứu vật hiến sinh (Mãng xà vương ở Tân Bằng)...

Đây chính là môtíp chủ đạo hình thành nhóm truyện đánh cọp, diệt sấu có dấu ấn độc đáo ở vùng Nam Bộ, như Huỳnh Ngọc Trảng nhận định: “chuyện đánh cọp, giết sấu là một thể tài nổi bật nhất của loại hình tự sự dân gian trong buổi đầu khai phá vùng đất mới Gia Định” [207,12].

Môtíp Cái chết bi tráng

Môtíp biểu đạt phẩm chất của người anh hùng trong truyền thuyết. Ở đây, sự kiện được miêu tả gắn với hiện thực, nhân vật dũng cảm đối đầu với lực lượng thiên nhiên gây hại với kết quả là sự mất mát, hy sinh rất bi thiết. Như: “mãnh thú bị hạ, nhưng sư Hồng Ân bị tử thương...” (Tăng Ân đánh cọp); Ông Lê Văn Từ ở Bàu Vú

59

đón diệt cọp, bị tử nạn (Eo Ông Từ); hay ông Lê Đình Tuấn ở Lê Bình đánh cọp, bị

giết hại (Sự tích Phước Long tự). Môtíp Thờ tự tại tháp, đền miếu, đình...

Trong các truyện kể, chuỗi sự kiện lập mộ bia, xây tháp, lập đền miếu… cùng với việc đặt tên dịa danh, có ý nghĩa ghi ân, tôn vinh, bất tử hóa công tích của các bậc tiền hiền trong công cuộc khẩn hoang, lập ấp. Môtíp được biểu hiện mang những ý niệm sâu xa: bia mộ lưu danh thiên cổ, tháp cao ghi công đức muôn trượng, đền miếu là chỗ ngự của thần thánh, nơi cất mình vào cõi linh thiêng… Như truyện Tăng Ân đánh cọp kể: “Dân chúng vùng chợ Tân Kiểng vô cùng thương tiếc… Họ an táng ông tại chỗ, trên mộ có xây tháp để ghi công đức...”.

Môtíp Lưu tên địa danh, di tích

Dấu ấn môtíp được thể hiện trong truyện kể mang sắc thái riêng về vùng đất, như: “Người ta thường gọi eo núi đó là Eo Ông Từ...”...

- Nhân vật dùng thần lực khống chế động vật gây hại hoặc cầu thần lực đẩy lùi thiên tai dịch bệnh (NV.1.1.3)

Nhóm này có 10 truyện, 3 dị bản: Tổ Đỉa (/ Tổ Bưng Đỉa), Sự tích sư tôn chùa Giồng Ao, Hóc Ông Che, Cứu hổ mắc xương (/ Ông Tăng chủ trị cọp), Sấu năm chèo, Ngô Lợi, Phật thầy Tây An, Sự tích chùa Bình Đông, Phó thần Đinh Công Chánh, Địa danh Cao Lãnh (/ Ông Đỗ Công Tường ở Cao Lãnh hay Miếu Ông Bà Chủ Chợ Cao Lãnh), và 1 truyện được lặp: Giồng Ông Ngộ.

Nội dung các truyện chủ yếu nói đến các nhân vật tôn giáo, gắn với ý niệm về một khả năng thần kỳ tác động đến ngoại giới, tạo nên thành tích được biểu dương. Nhân vật dùng thần lực hoặc cầu thần lực khống chế động vật gây hại, trừ thiên tai dịch bệnh, đem lại sự bình yên cho cộng đồng. Nhân vật có thể thuộc thành phần khác, song có niềm tin tôn giáo.

Sơ đồ kết cấu cốt truyện của những truyện kể về các nhân vật này như sau: Vùng đất hoang sơ nhân vật tôn giáo dùng thần lực hoặc cầu thần lực khống chế động vật gây hại, trừ thiên tai dịch bệnh / hay người theo đoàn di dân cầu thần lực trừ thiên tai dịch bệnh thú dữ khuất phục hay dịch bệnh bị đẩy lùi nhân vật được lưu tên địa danh hoặc được ghi nhớ, thờ cúng.

Nhóm tình tiết, môtíp của cốt truyện: -Thời gian khởi đầu và không gian hoang sơ (m) (tần số xuất hiện: 4 lần) -Nhân vật theo đoàn di dân hoặc kêu gọi người dân đến khẩn hoang (m) (3 lần) -Biệt tài (m) (7 lần) -Cứu hổ mắc xương (2 lần) -Khống chế loài vật gây hại bằng năng lực thần kỳ (m) (7 lần) -Khống chế dịch bệnh bằng năng lực thần

60

kỳ (m) (4 lần) -Khấn nguyện chết thay hay tịch cốc (m) (3 lần) -Lưu địa danh, di tích

(m) (3 lần) Lưu câu ca, thành ngữ (m) (1 lần) -Thờ tự trong tháp, đền miếu, đình… (m) (2 lần) -Tôn tiền hiền, thánh tổ, phúc thần... (m) (2 lần) (1 tình tiết, 10 môtíp), được miêu tả như sau:

Môtíp Thời gian khởi đầu và không gian hoang sơ

Về dấu ấn môtíp, một số truyện có biểu hiện giản lược về thời gian, không gian sự kiện, như: “Sư tôn là một nhà tu hành từ trên núi xuống tên là Phan Văn Ao...” (Sự tích sư tôn chùa Giồng Ao)

Môtíp Nhân vật theo đoàn di dân hoặc kêu gọi người dân đến khẩn hoang

Môtíp xuất hiện trong truyện Địa danh Cao Lãnh: “…trong đoàn lưu dân từ miền Trung vào đây lập nghiệp có ông bà Đỗ Công Tường, tục danh là Lãnh…”… Môtíp biệt tài

Môtíp được thể hiện với tài võ nghệ và phép thuật, thường gắn với các nhân vật đạo gia. Như truyện Ông Tăng chủ trị cọp kể: “Ông Tăng, người giỏi võ nghệ”, “ông đã từng làm chúa tể của chúa sơn lâm một thời...”...

Tình tiết Cứu hổ mắc xương

Tình tiết được thể hiện gắn với dấu ấn hiện thực về vùng đất. Trong các bản kể, người chữa trị cho hổ lần lượt là Phật thầy Tây An, Tăng chủ theo sự chỉ định của Phật thầy Tây An hay Tăng chủ. Liên hệ bản kể trong Lan Trì kiến văn lục [212] (tập truyện ghi chép “những điều tai nghe, mắt thấy”), nhân vật là người tiều phu ở Lạng Giang (Con hổ có nghĩa). Điều này cho thấy tính chất thêu dệt. Thực tế không có “đạo hổ” nào bị mắc xương được cứu giúp nhưng có tấm lòng hành thiện của con người đối với loài thú dữ và đã cảm hóa được chúng. Liên hệ với môtíp Bà mụ cọp hay Ông cả cọp khá phổ biến trong truyện dân gian ở vùng đất mới, tất cả đều nói lên một mặt thái độ ứng xử của những người đi khai phá với loài thú ở đất rừng.

Môtíp Khống chế loài vật gây hại bằng năng lực thần kỳ

Môtíp có mặt ở hầu hết truyện về các nhân vật đạo gia. Dấu ấn môtíp được biểu hiện với sự kiện nổi bật là bắt sấu năm chèo. Việc ông Đình Tây lùng bắt sấu trừ họa cho dân có những chi tiết dị biệt làm tăng sự ly kỳ: “Ông Đình Tây đến nơi thì con sấu đã trốn đi chỗ khác và từ đó không thấy sấu ăn thịt người nữa...”, “Khi ông Trường Tây chết, người ta thấy con sấu lớn nằm bên mộ cụ Tây mà khóc”Hay Ngô Lợi với khả năng siêu phàm, xưng Bổn sư ở vùng Thất Sơn, “làm lễ sắc phong hổ, khiến chúng hết quấy phá...”...

Với các nhân vật tăng sĩ, còn có những công việc rất thiết thực ở vùng đất mới khai phá còn hoang sơ. Như việc thu phục âm binh: “Sư Huệ Lâm đến một hóc rừng

61

làm mái che; thu phục âm binh”, “người khai hoang rủ nhau đến lập nghiệp...” (Hóc Ông Che); hoặc “làm phép đuổi thú dữ” cho dân cư tụ tập (Sự tích sư tôn chùa Giồng Ao)... Hay truyện Tổ Đỉa kể, thiền sư Đạo Trung Thiện Hiếu dùng thần lực (hình thức lấy “nhục thân” chịu đựng) trừ nạn đỉa vắt cho dân khai phá, canh tác ở vùng bàu trũng Gò Dầu, Tây Ninh (có bản kể Tổ Đỉa trừ diệt được nạn đỉa nhưng cũng lìa bỏ nhục thân). Mặt khác, việc dùng đức cảm hóa thú dữ được chú trọng. Truyện Tăng Ngộ kể ông là bậc chân tu, giàu lòng vị nghĩa, cọp beo khi gặp ông phải lùi bước: “Đôi khi gặp cọp, ông dửng dưng làm công việc, cọp phải cúi đầu, chẳng bao giờ dám quấy rối thiện nam tín nữ...” (hay ông “đuổi cọp để khẩn hoang và đắp đường ở Cần Giuộc...”)...

Tinh thần hành đạo, giúp đời được thể hiện như một tinh thần chánh pháp của các nhân vật tăng sĩ không chỉ có ở truyền thuyết địa danh Nam Bộ, đồng hành cùng các lưu dân, những vùng đất mới hoang sơ đều đã in dấu chân các tăng sĩ. Truyện dân gian Trung Bộ kể: “Tục truyền vị cao tăng này là người Tàu đã cùng người Việt vượt núi non hiểm trở vào miền Trung tìm đất lành sinh sống”, “lại hay đi tìm thế đất và yểm những tà khí ma quái cho nhân dân trong vùng. Hay tin Ái Tử là đất sống được nhưng bị nạn voi rừng, ông tìm đến và ra tay yếm lũ voi rừng, voi bỏ đi đâu mất sạch. Từ đó người kéo nhau đến ngày một đông...” (Bàu Voi)

Môtíp Khống chế dịch bệnh bằng năng lực thần kỳ

Về cơ sở thực tại, trong buổi đầu khẩn hoang trên vùng đất hoang sơ với rừng rậm, đồng lầy, cư dân còn phải đối mặt với các hiểm hoạ: lam sơn chướng khí, dịch bệnh… Sách Thần, người và đất Việt đã nói đến “cuộc khủng hoảng từ bệnh dịch xảy ra trên đất Nam Kỳ trong năm 1849 mà chính sử có ghi” [214,295]. Theo đó, để có cuộc sống yên ổn cần có sự trợ lực của những con người có khả năng xuất chúng, dù chỉ là sự nương dựa về mặt tinh thần. Nhu cầu thực tiễn này làm nảy sinh sự ngợi ca những nhân vật có thành tích bảo trợ cộng đồng thoát tai ương bệnh tật.

Môtíp có dấu ấn khá rõ nét. Ghi nhận thành tích của nhân vật đạo gia, truyện Phật thầy Tây An kể về việc “phát bùa, trị bệnh”. Về hình ảnh tăng sỉ, truyện Sự tích chùa Bình Đông kể: vào năm 1853, cư sĩ Nguyễn Văn Lợi “hốt thuốc Nam trị bệnh cho người dân. Dần dần, ông trở thành vị danh y nổi tiếng khắp Nam kỳ Lục tỉnh...”. Hay truyện Phó thần Đinh Công Chánh kể: “Tương truyền, lần đó làng Long Tuyền sau nạn lụt lớn thì trận đại dịch hoành hành”, “Ông lang Chánh đã lập đàn cầu cơ, xin thần thánh ban cho phương thuốc để cứu độ dân lành. Sau lần đó, không biết duyên cớ chi mà ông bốc thuốc hay như thần, uống vào là khỏi bệnh...”.

Môtíp Khấn nguyện chết thay hay tịch cốc

62

Về dấu ấn môtíp, nhân vật thực hiện hành động xả thân vì cộng đồng gắn với niềm tin tâm linh. Như truyện Địa danh Cao Lãnh kể: “Đến năm Canh Thìn (1820), nạn dịch tả hoành hành rất dữ...”, hai ông bà nguyện thế mạng để cầu cho dân chúng thoát khỏi cảnh tai ương”; hay về Tăng Ngộ, trong vùng bệnh dịch phát mạnh, ông cầu kinh mật niệm rồi “nguyện tịnh cốc không ăn bữa cơm nào cả” (Giồng Ông Ngộ). Diễn tiến sự kiện mang tính chất thần kỳ, thể hiện cảm quan Phật giáo. Đây là môtíp hình thành trên thực tiễn điều kiện tự nhiên, xã hội, phù hợp tâm thức cư dân, thể hiện tinh thần nhân ái, đức hy sinh, tạo ấn tượng sâu sắc.

Môtíp Thờ tự tại tháp, đền miếu, đình

Môtíp được lặp trong truyện Giồng Ông Ngộ: “Dân làng xây tháp kỷ niệm ông.

Ngôi chùa mà ông xây cất ngày xưa, nay hãy còn ở Thanh Ba (Cần Giuộc)...”... Môtíp Tôn tiền hiền, thánh tổ, phúc thần...

Môtíp xuất hiện trong truyện về nhân vật tăng sĩ, như “Từ đó người dân địa phương tôn gọi sư là Tổ Đỉa”; hay về nhân vật khác, như: “Khi mất, ông rất linh hiển. Dân làng tôn ông thành thần” (Phó thần Đinh Công Chánh).

Môtíp Lưu địa danh, di tích

Dấu ấn môtíp được biểu hiện gắn với các sự kiện về nhân vật, như: “... khu vực do ông điều khiển khai hoang mãi đến nay dân chúng còn gọi là Giồng Ông Ngộ”; hay “Từ đó, Chợ Vườn Quýt được gọi là chợ Cao Lãnh” (Địa danh Cao Lãnh).

Môtíp Lưu câu ca, thành ngữ

Trong truyện Sấu Năm chèo, thành ngữ lưu lại gây ấn tượng về nhân vật, sự kiện, như: “Làm ác đi vào họng ông Năm chèo”.

Qua các miêu tả, những sự kiện về các nhân vật tôn giáo gắn với tín ngưỡng dân gian tạo nên một dấu ấn khá đặc biệt. Bàn về thành tích của những nhân vật tôn giáo vùng Thất Sơn, đã có nhận định: “... các vị đại đệ tử của Phật Thầy Tây An, đạo đức gương mẫu, giỏi võ nghệ, đầy lòng vị tha, đoàn khai hoang của họ đến đẩy lùi thú dữ, cảnh hoang vu thay bằng trại ruộng, “các ngài không đem theo gươm giáo, chỉ “võ trang” bằng phẩm chất đạo đức cao cả”, bằng “lời kinh tiếng kệ” mà thú dữ phải lùi gót “không dám bạo hành”. Chính họ là những người đã “mang kinh đi mở cõi”…” [61]. Qua các truyện kể, ý nghĩa tinh thần này trước hết phải kể đến các tăng sĩ Phật giáo. Đây cũng là những người xả thân vì lợi ích cộng đồng, với họ là ý thức hành đạo, giúp đời, về phía người dân, đó là những nghĩa cử đáng trân trọng. Có sự thống nhất trong tinh thần đạo pháp của tôn giáo và lý tưởng của những lưu dân trên bước đường khai sơn phá thạch.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2023