Giúp Cho Nhân Vật Trữ Tình Kín Đáo Giãi Bày Tình Cảm


Con trai lấy liềm đi gặt Lấy đòn xóc đi đón

Lấy “đòn gianh” đi rước Gánh về để chân sàn Khênh về để gầm nhà Mặt trời lên phương đông Lúa chạy ra phơi nắng Mặt trời lặn về tây

Thóc đã nỏ trên sàn Cất về để cạnh cối Xách về đặt chân xay

Người được rỗi người xay Người ở không người giã Giã ba cối gạo nương

Giã năm cối gạo trắng Xem ngày lành ta cưới

Với sự tham gia tích cực của yếu tố tự sự, những bài ca nông lịch trên đã phản ánh được những nét lớn trong tập quán làm ăn của người nông dân trong cộng đồng nói tiếng Tày. Trong đó xen lẫn với những bố trí kịp thời các loại công việc phù hợp với hoàn cảnh thiên nhiên là những kinh nghiệm canh tác vô cùng quý báu. Vẻ lý trí của tục ngữ toát ra từ những câu thơ khiến bài ca trở thành một bản đúc rút kinh nghiệm, một tư liệu tham khảo hữu hiệu cho các nhà nông học.

Yếu tố tự sự còn đem đến cho cả những đoạn miêu tả cuộc sống sinh hoạt những hội hè đình đám của người dân lao động:

Bốn mùa hoa nở có mùa xuân Ong bướm rủ nhau hội trong rừng Trai thanh gái lịch cùng chơi hội Kết thành tình bạn tựa bướm ong

... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.


Cuối mùa xuân hết lại sang hè Trai gái vui chơi với mùa ve Tuổi ít đang thì hãy chơi đã Đến lúc hết thì lại bỏ về.

Yếu tố tự sự trong dân ca Tày - 10

Có thể thấy trong những bài ca nông sự này, ở chiều sâu của nó vẫn là sự ngân lên những giai điệu của một tinh thần cần cù chịu khó, của một ước mơ về một cuộc sống sung túc, đủ đầy và hạnh phúc. Nhưng ở phần biểu hiện, với sự tham gia của yếu tố tự sự ta thấy hiện hữu một các h sinh động những đường nét lớn trong cuộc sống lao động của người nông dân.

Là một bộ phận của văn học dân gian, dân ca đã phản ánh một cách đầy đủ cuộc sống của những người sáng tạo ra nó theo một cách riêng của mình. Ở đó, ngoài đời sống nội tâm ta còn gặp những biểu hiện khá sinh động về cuộc sống của những người lao động xưa - cuộc sống sinh hoạt tràn vào trong dân ca theo những dòng tự sự. Và không chỉ trong những bài ca nghề nghiệp, ở thể hát ru ta cũng gặp lại đời sống sinh hoạt, nếp văn hoá ẩm thực của người dân miền núi, khúc xạ vào trong từng câu hát. Đó là cảnh bắt cá ở suối, bắt muỗm ở ruộng, cảnh lao động vất vả tần tảo của người mẹ trong cái nhìn ngây thơ của đứa con:

Em ơi ngủ Ngủ cho sâu Ngủ chờ mẹ

Mẹ ra đồng bắt cá Mẹ đi ruộng lấy luốm

Được con luốm môi hồng Được con ve môi thâm Ngủ cho sâu

Ngủ chờ mẹ


Mẹ ra đồng bắt cá Cá đầy giỏ mới về

Qua đèo về thoăn thoắt Vun vút qua núi cao Nào em ngủ

Ngủ cho sâu

Như vậy, hầu hết trong các bài ca có sự xuất hiện của yếu tố tự sự, ở chiều sâu của tác phẩm vẫn là cung bậc sâu lắng mượt mà của giai điệu trữ tình nhưng ở bề nổi của nội dung, dù chủ định hay không chủ định, dù mờ nhạt hay rò nét, trong các đoạn miêu tả hay trần thuật ta vẫn thấy bóng dáng của con người, của cuộc sống xưa.

Thuộc về loại hình trữ tình nhưng nội dung của dân ca sinh hoạt không chỉ hạn chế trong phạm vi chật hẹp của tâm tình cá nhân. Việc sống và tồn tại chủ yếu trong môi trường diễn xướng trò chuyện và đối đáp đã tạo hoàn cảnh thuận lợi để yếu tố tự sự có thể tham gia tích cực vào thế giới tâm tình của nhân vật. Chính do cách vận dụng yếu tố tự sự một cách tự nhiên này mà nội dung được đề cập đến trong dân ca sinh hoạt phong phú và rộng lớn hơn nhiều. Bên cạnh nội dung lao động sản xuất (như đã nói ở trên), dân ca sinh hoạt còn hướng tới một nội dung xã hội khác - đó là thân phận và cảnh ngộ của những con người bị ruồng bỏ, bị ức hiếp trong xã hội cũ, trong đó cuộc sống êm đẹp của xã hội cộng đồng đã bị phá vỡ, trong điều kiện đã có sự phân chia giai cấp.

Chúng ta biết rằng trong thể loại tự sự dân gian, loại nhân vật bất hạnh (người mồ côi, em út, người làm dâu...) vốn là những nhân vật khá quen thuộc và có tính đặc trưng của truyện cổ tích thần kì. Một điều dường như có tính song hành là trong thể loại trữ tình dân gian ta cũng phát hiện ra hàng loạt bài ca nói lên thân phận nỗi niềm của những người bất hạnh đó. Từ tiếng than vãn


của chàng trai nghèo muốn vợ đến tiếng khóc ai oán của những người con dâu, vợ lẽ... Tất cả đã tái hiện lại một cách xúc cảm tình cảnh khổ đau triền miên của những kiếp người nhỏ bé.

Ở đó, nhờ tham gia tích cực của yếu tố tự sự ta không chỉ thấy nỗi niềm tâm trạng mà còn thấy cả cảnh ngộ số phận. Và đây là cảnh làm lẽ:

Thật lòng em ngại nói năng

Đời người như vậy nên chăng hỡi chàng Đồng tiền vợ cả giữ giàng

Cám bã xuyền xoàng là phận em lo Bát cơm chia nửa sao no

Dòng chia hai chẳng bao giờ vực sâu Hai nhà chung sản nấu rau

Hỏi nhường ai trước ai sau xáo xào

Bài ca là lời của người vợ lẽ tỉ tê với người chồng về sự đối xử bất công trong một gia đình. Lời kể mộc mạc thấm thía: Hai dòng không đủ nước tạo nên vực sâu, hai gia đình chung nhau một bàn xản nấu rau, ai nhường ai dùng trước?

Bài ca không có lời than vãn, oán trách nào trực tiếp được cất lên. Cô không than bởi cất lời nên nói với chồng thật ngại ngùng. Cô chỉ kể sự, kể việc. Và chính trong từng sự việc ấy ta chợt nhận ra các số phận hẩm hiu bé mọn của những kiếp người đi làm lẽ.

Xưa kia, nhất là ở miền núi, tam tòng lễ giáo của phong kiến thật có sức mạnh vô hình không sao kiểm soát được. Con gái còn ở trong gia đình, mọi việc đều phải nghe theo cha mẹ nên khi nói chuyện lấy chồng, trên cửa miệng mới có câu “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Với chế độ xưa việc con cái lấy chồng là do bố mẹ qui định cộng thêm sự ràng buộc của “môn đăng hậu đối” của đồng tiền, của hợp số mệnh ghi trong cuốn “Ngọc hạp”… Tất cả các tục lệ khắc nghiệt đó đã kìm hãm trói buộc cuộc đời người phụ nữ khá


nặng nề. Vì vậy, cuộc sống của họ không có cảnh vui tươi hoan hỷ, thay vào đó chỉ có cái buồn thảm nuối tiếc khuôn nguôi:

Anh bảo em bỏ đi lấy chồng

Ngày đêm khúc khích mừng buồng cô dâu Sao anh lỡ buông câu cay cực

Nước mắt dài vắt ngực ai hay Nước mắt em làm cỗ mời chồng Nước mắt em là rượu cay mời họ

Với sự tham gia của yếu tố tự sự, ở đây ngoài tâm trạng còn có hành động sự việc. Và trong chính những sự việc còn mang tính ước lệ, khái quát ấy, những nỗi có cực những cảnh bất hạnh được ghi lại khá chân thực và rò nét. Rò ràng, trong bài ca này không chỉ thấy nỗi niềm mà còn thấy cảnh ngộ.

Cần phải nói trọng tâm của bài ca vẫn là tâm sự là nỗi niềm chất chứa chứ không phải là cảnh ngộ của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, song với sự xuất hiện của yếu tố tự sự, dù không chủ ý, trong tâm sự riêng ấy vẫn thấy bóng dáng của những hủ tục lề thói những mảnh đời cơ cực được miêu tả khá cụ thể.

Từ trong dân ca sinh hoạt của người Tày, ta không chỉ thấy nhiều cảnh sinh hoạt thường ngày, những cảnh ngộ nỗi niềm, những công việc lao động vui tươi nhộn nhịp... ở đâu đó trong các bài ca có sự tham gia của yếu tố tự sự, ta còn nghe vang lên tiếng vọng của lịch sử dân tộc, ngay từ thời kỳ dân tộc dưới sự thống trị của bọn bành trướng phương Bắc. Trong số chứng tích còn lại cần phải kể đến các bài lượn đi sứ.

Thủa xưa, đối với người dân lao động bình thường, đi sứ thực chất là đi phu phen, tạp dịch cho đoàn hộ tống thiên triều, phải vượt qua hàng ngàn dặm núi non hiểm trở, phải trải qua hàng năm trường dài đằng đẵng, xa gia đình êm ấm, có khi có đi mà không có về. Bằng việc mượn tích truyện “Chiêu


Quân cống Hồ” bài lượn đã ghi chép lại một cách đầy đủ và sắc sảo thảm cảnh của những người phải giã biệt gia đình đi sứ:

Chiêu quân đi sứ phải mượn thuyền Vạn dặm sông nước biết bao xa Mười năm đêm ngày trên mặt nước Mặt ngắm xuống nước một mình ta

và:


Chiêu quân đi sứ tới canh hai Đi sứ thiên triều khổ lắm thay Đi sứ thiên triều thật khổ lắm

Thương con sương gió ở quê người.

Nội dung trữ tình tha thiết được thể hiện theo nối tự sự điệp khúc kết hợp với làn điệu trầm buồn làm cho bài lượn này có sức gợi cảm khá mạnh. Mỗi khổ thơ trong bài ca cất lên như những khúc nhạc liên hoàn dội đi dội lại mãi, làm cho ta thấy rò cảnh ngộ đáng thương cũng như nỗi niềm khắc khoải của bao ông bố bà mẹ, của bao người vợ hiền, con dại trải qua các canh chày của đêm thâu mong đợi, nhớ thương. Có thể nói cùng với các thể loại tự sự khác, những bài lượn này đã góp phần ghi lại những hình ảnh chân thực của người dân Tày dưới sự thống trị của bọn phong kiến phương Bắc.

Không ai có thể phủ nhận rằng: Văn học bao giờ cũng bắt nguồn từ hiện thực và phản ánh hiện thực đó vào trong tác phẩm. Nhưng cách phản ánh hiện thực của từng thể loại văn học dân gian không phải là hoàn toàn giống nhau.

Hiện thực trong thần thoại là hiện thực của thiên nhiên đã được nhân hoá, của sự chinh phục tự nhiên trong tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng.

Hiện thực trong truyền thuyết là hiện thực đã được lý tưởng hoá.

Hiện thực trong cổ tích là hiện thực của ước mơ, hiện thực của những chiếc thảm biết bay, của đôi hài vạn dặm... Hay có thể nói hiện thực trong truyện cổ tích là phi hiện thực.


Hiện thực trong dân ca sinh hoạt là hiện thực đã được tái hiện lại, được nhận thức thẩm mỹ nhào nặn theo cơ chế trữ tình dân gian. Do vậy hiện thực cuộc sống khúc xạ ở đây chỉ dừng lại ở một cảnh ngộ, nỗi niềm, một số phận mang tính phổ biến trong xã hội đã được khái quát hoá, một nét làm ăn quen thuộc hoặc có thể là một mảnh vỡ của lịch sử đã tồn tại trong các thể loại khác đồng vọng vào dân ca.

Nhìn lại sự hiện diện của yếu tố tự sự trong dân ca Tày, có lẽ các nhà thơ dân gian không phải lúc nào cũng có chủ định đưa các sự kiện của cuộc sống vào sáng tác. Song cả khi họ có ý thức đưa sự kiện của cuộc sống vào trong tiếng hát lời ca thì tự sự trong loại hình tự sự dân gian cũng không có được ý nghĩa độc lập, chi tiết và cụ thể như trong loại hình trữ tình trong dòng văn học thành văn. Tuy vậy, sự xuất hiện của yếu tố tự sự trong các bài ca trữ tình dân gian này cũng đã góp phần tích cực vào việc phản ánh những nét sinh hoạt khác nhau trong cuộc sống của người lao động xưa.

3.2. Yếu tố tự sự với mục đích kể sự tả tình

Trong một bài dân ca, ngoài mối quan hệ giữa ý và tứ thì quan hệ giữa “sự” và “tình” cũng là một điều đáng chú ý. Có thể nói “sự ”là thể xác, “tình” là linh hồn của một bài ca. Muốn lập ý diễn tình và cấu tứ nói chung đều phải nhờ đến “sự”, mặc dù bản thân “sự” nếu tách rời ra sẽ mất hết nội dung ý nghĩa nhưng nếu thiếu nó thì “tình” khó bộc lộ và tứ cũng khó hình thành. Cho nên có thể nói “sự” là cơ sở là là điểm tựa cho tư tưởng, tình cảm bám rễ vào mà tồn tại, phát triển.

Xuất hiện trong một bài ca cụ thể “sự ” không chỉ góp phần đắc lực vào việc miêu tả cuộc sống lao động xưa mà còn gợi tứ, làm nền cho cảm hứng trữ tình xuất hiện. “Sự” được kể lể trần thuật trước để cho “tình” được giãi bày, thổ lộ sau. Với vai trò kể sự tả tình, yếu tố tự sự xuất hiện đã:

- Giúp cho nhân vật trữ tình kín đáo giãi bày tình cảm.

- Tạo cho cảm hứng trữ tình có thêm nghĩa lý để triển khai.


3.2.1. Giúp cho nhân vật trữ tình kín đáo giãi bày tình cảm

Trong dân ca Tày, nhiều khi cảnh ngộ tình cảm chỉ được biểu hiện gián tiếp, thậm chí ẩn sâu trong lợi tự tình của nhân vật, chẳng hạn trong bài ca sau:

Có tiền chuộc thân em với Để em làm tớ lâu dài Thuê tớ sợ mất tài mất của

Chuộc em về ở cả trăm năm.

Bài ca vốn được xác định thuộc chùm những câu ca nói về tình cảnh người con gái bị ép gả, cưỡng hôn. Xét trong toàn cảnh bài ca không có chi tiết nào nói về cảnh ngộ đấy. Nhưng từ lời cầu xin thảm thiết, từ cách hạ mình đến xót xa, tự thân lời ca đã hé mở chút gì về thân phận cảnh ngộ của người con gái.

Lại có trường hợp cảnh ngộ được biểu hiện trực tiếp nhưng những điều muốn nói của bài ca không phải là những chi tiết kể về tình cảnh của nhân vật trữ tình. Cái cốt yếu lại nằm trong những dòng bộc lộ cảm xúc. Lúc này ta cần phải chú ý đến vai trò của yếu tố miêu tả trong việc diễn đạt cảm xúc trữ tình.

Tuy trong nhiều bài hát trữ tình dân gian, cốt truyện không được xây dựng kỹ lưỡng như trong thơ ca tự sự nhưng trong nội dung của một số bài ca vẫn có tính trần thuật độc đáo. Điều này có được là do bên cạnh ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật trữ tình, trong bài ca còn xuất hiện nhiều đoạn miêu tả và trần thuật. Sự xuất hiện của những phiến đoạn này đã có lúc làm cho một bài ca trữ tình tưởng chừng như gần đến ranh giới của tác phẩm tự sự. Ở đây, chủ thể trữ tình đáng lẽ bộc lộ mình ra thì lại chìm đi trong bài ca. Những cảm xúc trữ tình, những độc thoại đáng lẽ có thể bộc lộ trực tiếp thì lại được biểu lộ gián tiếp. Bài ca nhờ vậy có thêm đất để thể hiện những cảm xúc trữ tình một cách đa dạng hơn, có nhiều điều muốn nói mà không thể nói ra

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2022