Truyền Thuyết Và Giai Thoại Về Các Nhân Vật Lịch Sử Nam Bộ Từ Cuối Thế Kỷ Xix Trở Về Trước Từ Đặc Điểm Tư Liệu, Hệ Thống Truyện

31

Tính chất thiêng đó xuất hiện do các giai thoại này cũng gắn với chứng tích, dấu vết văn hóa, với địa danh, phong vật nào đó của một địa phương. Đây là điều rất lý thú của sự thâm nhập, tác động lẫn nhau giữa truyền thuyết và giai thoại lịch sử.

1.2. TRUYỀN THUYẾT VÀ GIAI THOẠI VỀ CÁC NHÂN VẬT LỊCH SỬ NAM BỘ TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX TRỞ VỀ TRƯỚC TỪ ĐẶC ĐIỂM TƯ LIỆU, HỆ THỐNG TRUYỆN

1.2.1. Khái niệm Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước

1.2.1.1. Khái niệm “nhân vật lịch sử” thường dùng chỉ các nhân vật có những hoạt động gắn với các sự kiện lịch sử địa phương hoặc của dân tộc hay nhân loại.

“Lịch sử” hiểu theo nghĩa rộng là những diễn tiến quá trình hoạt động, phát triển của con người ở các lĩnh vực đời sống, những gì đã xảy ra trong quá khứ của địa phương một quốc gia, dân tộc hay nhân loại. Nói cách khác, lịch sử là dòng chảy thời gian có tính quy luật, kết nối các sự kiện trong quá khứ do con người tạo ra. Trong đó, lịch sử không chỉ thuộc phạm vi chính trị hay chiến tranh mà còn có các lĩnh vực khác như lịch sử văn hóa, nghệ thuật, khoa học... Nói chung, lịch sử là những “bước đi” của con người diễn ra ở các phương diện đời sống xã hội, với ý nghĩa thành quả đạt được theo quy luật của sự phát triển. Theo đó, những người có đóng góp hay tạo ra những ảnh hưởng quan trọng trong các lĩnh vực đời sống đối với sự phát triển của cộng đồng trong tiến trình lịch sử dân tộc đều là nhân vật lịch sử. Như vậy, nhân vật lịch sử là các nhân vật có vai trò trong lịch sử, tiêu biểu cho mỗi thời kỳ ở các lĩnh vực khác nhau, trên nhiều phương diện đối với một cộng đồng dân cư nhất định.

Trong suốt trường kỳ lịch sử, trải quá trình chiến đấu chống ngoại xâm, có biết bao thế hệ con người ưu tú là các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa đã làm rạng danh đất nước. Họ là những con người đồng hành, làm rạng danh lịch sử. Đây là nhân vật lịch sử Việt Nam.

Về loại hình nhân vật, lịch sử ghi danh ba loại hình đáng tôn thờ: người anh hùng dân tộc chống ngoại xâm (có công đánh giặc giữ nước) hay anh hùng nông dân (chống áp bức, cường quyền) và danh nhân văn hóa (có năng lực sáng tạo mang ý nghĩa lớn trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật hoặc tạo ra thành quả văn hóa). Đồng thời, tất yếu cần bổ sung loại nhân vật lịch sử thứ tư: vừa có công đánh giặc vừa có công sáng tạo nên các kỳ tích văn hóa. Đây chính là anh hùng văn hóa. Về cơ cấu thành phần, nhân vật lịch sử có thể bao gồm nhiều đối tượng cụ thể, nổi bật nhất là những nhân vật hoạt động trên chính trường, có liên quan trực tiếp đến tiến trình tồn vong, hưng phế của đất nước. Các nhân vật này đóng vai trò là “yếu nhân” của mỗi thời kỳ,

32

giai đoạn lịch sử. Nhân vật lịch sử cũng có thể là những con người khác nhau trong các tầng lớp nhân dân đã có thành tựu đáng kể ở lĩnh vực cụ thể, nhất định nào đó hoặc trong hoạt động tạo được công tích, đóng góp cho lợi ích cộng đồng và thường biểu hiện ở phạm vi địa phương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

Trên thực tế, nhân vật lịch sử còn được hiểu là nhân vật có liên quan đến lịch sử ở khía cạnh những ảnh hưởng khác nhau. Như theo quan niệm của Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam: “trên chiều dài lịch sử tầm cỡ” của dân tộc, “có những ai hiền lương tài giỏi? có những ai kiên cường bất khuất? có những ai đạo cao hạnh trọng? mà cũng có những kẻ phản dân hại nước…” [196,2], nên trong hệ thống còn có loại nhân vật phản diện như Đặng Thị Huệ, Hoàng Cao Khải, Huỳnh Công Tấn… Theo đó, nhân vật lịch sử là những ai có liên quan đến lịch sử, kể cả nhân vật là hình ảnh đã gây ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển của cộng đồng, dân tộc, hành trạng của những con người này cũng làm thành những câu chuyện được truyền tụng để chế giễu, nhắc nhở các thế hệ.

Tiến trình lịch sử Nam Bộ hơn ba thế kỷ là khoảng thời gian có tính chất đặc biệt, trong đó nổi lên tên tuổi các nhân vật có vai trò nổi trội, có những ảnh hưởng, đóng góp quan trọng đối với cộng đồng. Đây là những nhân vật lịch sử Nam Bộ.

Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước - 5

Nhân vật lịch sử Nam Bộ là những người anh hùng chống ngoại xâm, những danh nhân văn hoá, tức là những người đã tạo nên các thành quả văn hóa, bao gồm những người anh hùng mở cõi, có công khai khẩn và ổn định cương thổ. Phần lớn nhân vật lịch sử Nam Bộ đã được ghi danh trong sử sách, trong đời sống, tên tuổi của họ được nhắc nhở, truyền tụng. Có người chỉ nhân dân lưu công tích của họ, còn chính sử không nhắc đến. Các truyện kể dân gian là minh chứng về nhân vật lịch sử, bởi đây là tiếng nói xuất phát từ nhận thực, tấm lòng thương quý của nhân dân đối với các nhân vật. Như vậy, nhân vật lịch sử phải là con người có danh tính cụ thể, sử sách ghi chép hoặc được nhân dân truyền tụng. Đây là một đặc điểm có tính khu biệt về đối tượng, bởi không ít trường hợp nhân vật truyện kể không đáp ứng điều kiện này.

Nhân vật lịch sử Nam Bộ là người địa phương hay có thể đến từ vùng miền khác nhưng có dấu ấn hoạt động trên vùng đất. Như Nguyễn Hữu Cảnh, sử ghi là Nguyễn Hữu Kỉnh, nhà quân sự, chính trị tài năng của chúa Nguyễn, theo lệnh triều đình vào Nam trấn nhậm, kinh lý, dấu chân trải hầu khắp Nam Bộ; hay Nguyễn Ánh, từ 1775 - 1802 là thời gian chạy nạn chúa Trịnh và bị quân Tây Sơn truy đuổi phải trốn lánh ở Nam Bộ... Thực tế, người Nam Bộ chính là những người quê gốc miền Bắc, miền Trung vào định cư, khai phá vùng đất mới từ mấy thế kỷ trước. Ngoài ra, nhân vật lịch sử Nam Bộ không chỉ là người Việt, bởi thành phần cư dân nơi đây mang đặc điểm của

33

quá trình cộng cư lâu dài. Như Nguyễn Văn Tồn, là người Khmer theo chúa Nguyễn lập nhiều công trận được cải tên, thành tích đóng góp của ông đối với cộng đồng cư dân Nam Bộ có cả người Việt lẫn Khmer. Sách Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca đã ghi rõ lai lịch nhân vật: Truy nguyên sự tích ông Tồn, Người Miên vua đặt Nguyễn Tồn tính danh... [153,76].

1.2.1.2. Với đối tượng nghiên cứu, như đã nêu, điểm cốt yếu là có truyện kể về nhân vật hay không. Truyền thuyết và giai thoại là minh chứng rất cụ thể, sinh động về dấu ấn của nhân vật lịch sử trong nhân dân.

Nhân vật lịch sử chính là đối tượng trung tâm được truyền thuyết và giai thoại hướng đến. Luận án của chúng tôi sẽ tìm hiểu nghiên cứu về các truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử ở Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước, tức là từ khi người Việt tiến vào vùng đất Nam Bộ khai khẩn, mở rộng bờ cõi đất nước đến cuối thế kỷ XIX.

1.2.2. Tình hình tư liệu

Nguồn tư liệu thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám là các công trình biên soạn địa chí, lịch sử của các trí thức nho học thuộc tầng lớp quan phương theo mệnh lệnh của triều đình. Trong các công trình như Gia Định thành thông chí, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam thực lục, rải rác có ghi chép những câu chuyện tương truyền. Do đó, cùng với các tập ký ghi chép, biên soạn truyện dân gian như Công dư tiệp ký (Vũ Phương Đề), Lan Trì kiến văn lục (Vũ Trinh), Tang thương ngẫu lục (Phạm Đình Hổ – Nguyễn Án)..., những tư liệu này đã trở thành nguồn văn bản ghi chép truyện dân gian, bởi đều có “chứa đựng những tư liệu về văn học dân gian” [92,56].

Đáng chú ý, có tư liệu biên khảo lịch sử viết bằng tiếng Pháp: Ký ức lịch sử về Sài Gòn và vùng phụ cận (Souvenirs Historiques Sur Saigon et Ses environs. Excursions et Reconnaissances) (1885) của Trương Vĩnh Ký, ghi nhận một số truyện kể về nhân vật, như Nguyễn Ánh, Lê Văn Duyệt... [90,30].

Từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay, việc sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian Nam Bộ tiếp tục phát triển. Trước 1975, có các công trình biên khảo, sưu tập, bài nghiên cứu của các nhà Nho cùng đội ngũ trí thức Tây học rải rác đã ghi một số mẩu truyện kể. Với điều kiện nghiên cứu, quan điểm học thuật đương thời, tính chất tư liệu có những nét đặc thù. Có thể kể đến các công trình như: Nam - kỳ danh nhân, Theo dấu Bùi Hữu Nghĩa, Tập san Sử Địa... Từ sau năm 1975 đến nay, tư liệu được mở rộng, chuyên biệt hơn. Đây là nguồn tư liệu chủ yếu cho việc hệ thống hóa truyện kể.

Các tư liệu được luận án khảo sát có quy mô và hình thức khác nhau, được chia 3 nhóm: nhóm tư liệu lịch sử, địa chí triều Nguyễn (5 tư liệu); nhóm tư liệu sưu khảo,

34

nghiên cứu lịch sử, văn hóa, địa phương chí... (35 tư liệu); nhóm tư liệu sưu tập, biên soạn, điền dã… (24 tư liệu). Tổng cộng có 64 tư liệu (với 57 tư liệu được sử dụng để chọn lọc hệ thống truyện) (xem Phụ lục 1). Các tư liệu phong phú nhưng không thuần nhất, đặt ra những vấn đề về văn bản tư liệu.

1.2.2.1. Nhóm tư liệu sử biên niên, địa chí thời kỳ nhà Nguyễn thế kỷ XVIII, XIX

Nhóm tư liệu có số lượng truyện ít nhưng có ý nghĩa khởi đầu cho nguồn truyện, đồng thời cho thấy quan điểm nhận diện tư liệu truyện dân gian.

Nhìn chung, với Gia Định thành thông chí, công trình lịch sử, địa chí quy mô lớn của triều Nguyễn, các bộ sử, địa chí được biên soạn về sau đều có phần tham khảo, ghi chép lại sách này, như Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam thực lục... Trong đó, có những truyện tương truyền về nhân vật lịch sử Nam Bộ, đặc biệt là về “đức Thế tổ Cao Hoàng”, tức Nguyễn Ánh, tuy văn bản có chút ít sửa đổi nhưng về cơ bản là cùng một loại tư liệu, không phải những nguồn khác nhau.

Về quan điểm tiếp cận đối với nguồn tư liệu sử, những văn bản ghi chép truyện mang tính chất tương truyền về các nhân vật lịch sử có phải là văn bản truyện dân gian?

Nói chung, việc ghi chép lịch sử có yêu cầu về tính khách quan. Tuy có phần hạn chế do cách nhìn của sử gia trong thời đại nhưng về cơ bản chính sử trước nay vẫn là những căn cứ xác thực, đáng tin cậy ở mức độ nhất định. Nhiều sử gia đã cân nhắc, đánh giá lại những gì cho là chủ quan, sai lệch ghi ở sử cũ. Như Đại Việt sử ký tiền biên của triều Tây Sơn, bộ sử mang tính sử luận đậm nét, sử thần Ngô Thì Sĩ đã nêu chính kiến đối với sử liệu không xác thực: “Tác giả dối ta, ta tin rồi lại đi dối người khác. Bậc quân tử đối với điều mình không biết há lại bừa bãi thế sao” (NK.QI) [218,40]. Hay trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục triều Tự Đức, tuy “lời cẩn án”, “lời phê” có những chỗ bất cập (như nói về chiến công của Đinh Bộ Lĩnh hay của nhà Trần; hoặc về công lao của Gia Long khi dựa vào quân nhà Thanh) nhưng phần căn bản đã cho thấy tâm huyết và sự thận trọng của “vua và thần tử” triều Nguyễn nói riêng trong việc làm sử (nhất là việc xử lý những chi tiết mơ hồ về lịch sử của “sử cũ”)… Hay đoạn “bút phê” về sự kiện Bình Định Vương đánh thành Đông Quan cũng cho thấy sự cân nhắc, phán xét về các sự kiện (có thể để tránh lối mòn cũ): “có lẽ vì tập sử Lê ký là do các bầy tôi nhà Lê biên soạn, cho nên tuy gọi là thực lục, nhưng có nhiều lời lẽ quá khoe khoang, không đủ tin là chứng cứ xác thực được” (CB,QXII) [167,794]Như vậy, tuy chính sử vốn là công cụ của triều đình ghi chép chuyện về vua chúa, các “bề tôi”, tư tưởng của các sử gia là tôn xưng nên có thể thêu dệt những

35

câu chuyện tán tụng, nhưng lịch sử cũng có những chế định của nó, không thể chỉ theo ý đồ chủ quan.

Mặt khác, việc đưa truyện dân gian vào chính sử đã có tiền lệ. Thời kỳ đầu, truyền thuyết đã được dùng như cứ liệu bổ khuyết cho lịch sử (tiêu biểu là Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên). Ở các giai đoạn sau, các sử gia ít nhiều cũng đã sử dụng truyện kể, những chi tiết truyền tụng trong dân gian để khắc họa nhân vật lịch sử. Điều này gắn với dụng ý chính trị của các sử gia phong kiến. Ở một phương diện nhất định đây còn là vấn đề quan điểm học thuật của thời kỳ “văn sử triết bất phân”. Các tác giả không chỉ dựa vào thư tịch bác học mà còn dựa vào “dã sử”, “lời truyền tụng”, tức nguồn “văn liệu” truyền miệng. Như phần Phàm lệ Đại Việt sử ký toàn thư, sách cuối thế kỷ XV của sử quán triều Lê, đã ghi: “Sách này làm ra gốc ở hai bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu và của Phan Phu Tiên, tham khảo thêm Bắc sử, dã sử, các bản truyện ký xưa nay và những điều nghe thấy truyền lại rồi khảo đính, biên tập mà thành” [216]. Hay lời tấu trong Đại Nam liệt truyện, sách cuối thế kỷ XIX của sử quán triều Nguyễn: “nước có sử là để tỏ quy mô thể thống một đời, sử có truyện là để thuật gốc ngọn trước sau một người, cho nên làm sử có bốn thể thì truyện là một” (Q1) [164,9]. Quan niệm “truyện” ở đây thuộc phạm trù văn bản sử, một hình thức ghi chép lịch sử của thời kỳ này, tuy nhiên cũng cho thấy quan điểm làm sử không xem nhẹ việc ghi chép, mà hình thức này không thể bỏ qua lời kể tương truyền, vốn là những thực tế phong phú, phản ánh căn cứ xác thực nhất định của sự kiện trong đời sống và trong niềm tin của nhân dân. Như Đại Việt sử ký toàn thư khi nói về Trần Hưng Đạo đã đưa vào lời kể về sự linh thiêng: “Sau khi ông mất, người ở các châu huyện ở Lạng Giang gặp tai biến ốm đau, nhiều người đến cầu khấn. Hoặc mỗi khi có giặc, đều cầu đảo ở đền Hưng Đạo, thấy hộp kiếm kêu lên thì thắng lợi” (BK.Q4) [216,398]. Hay sách Quốc sử quán triều Nguyễn cũng ghi câu chuyện chúa Nguyễn Hoàng do lời tục truyền về “bà già áo đỏ ngồi trên đỉnh gò” đã dựng chùa Thiên Mụ [168,35]; hay chuyện đánh tướng nhà Mạc ở sông Ái Tử, đêm mộng thấy “người đàn bà áo xanh” đến mách bảo “dùng mỹ kế” [168,22].

Về Nam Bộ, sách Gia Định thành thông chí trong nội dung biên khảo đã ghi chép những lời truyền tụng, như trong mục Thành trì chí có ghi truyện Sư Hồng Ân đánh cọp [43,34]; mục Sơn xuyên chí nói về Sông Xá Hương có chi tiết tương truyền: “Người địa phương cầu khấn điều gì đều được linh ứng” [43,47]; về Sông Lũng Kỳ: đêm sinh Mạc Tông “tìm thấy tượng Phật vàng cao bảy thước ta, dọi sáng đáy sông...” [43,97]; mục Cương vực chí, đoạn nói về Trấn Hà Tiên có lời kể về lai lịch tên đất [43,159] hay Đại Nam nhất thống chí cũng ghi nhận những lời kể tương truyền về

36

Sông Song Ma, Sông Xá Hương (Q.XXVII) [165,217], Sư Ân, Sư Ngộ, sư Lượng

(Q.XXVII) [165, 247]…

Việc đưa các truyện dân gian (hình thức tương truyền) vào chính sử đã thể hiện khuynh hướng sử hóa truyện dân gian của thời kỳ này. Điều này làm cho truyện kể về nhân vật lịch sử phần nhiều pha lẫn màu sắc sử biên niên. Tuy nhiên, nhờ đó truyện dân gian có hình thức lưu trữ sớm và bền vững về mặt giá trị. Nhiều sách sưu tập truyện dân gian về sau đã dẫn nguồn tư liệu này (chép nguyên văn hoặc liên hệ để bổ trợ bản kể mới), như các mẩu truyện về bà Thái phi Từ Dũ ghi chép trong Đại Nam liệt truyện được đưa vào Kho tàng giai thoại Việt Nam [93], Giai thoại phụ nữ Việt Nam [144].

Những mẩu truyện kể trong sử, địa chí là hình thức ghi chép nguyên trạng (như sử gia thường phát biểu ở mục phàm lệ hay lời tấu trình) hay đã cắt sửa cũng là vấn đề đặt ra. Do mục đích làm sử nên việc đưa nguồn “văn liệu” dân gian vào sẽ rập theo khuôn mẫu sử, tuy nhiên, xét về bản chất, đây là văn bản văn học dân gian, bởi điều cốt yếu là nguồn chất liệu tạo nên truyện kể. Việc nhận diện có thể căn cứ trên một số dấu hiệu đặc trưng, như: lời mở đầu “Tương truyền…”, yếu tố kỳ ảo, môtíp..., đồng thời văn bản còn được ghi chép ở loại tư liệu khác hoặc được truyền tụng (có một số văn bản là cốt kể lại rất gần với hình thức lời kể dân gian).

Với văn bản đã được chỉnh sửa theo phong cách sử, nếu có bản kể dân gian, thì cần đối chiếu, chọn lọc lại. Việc dẫn lại hoàn toàn văn bản sử một sự tích được lưu truyền có khi chưa ghi nhận được dạng thức đầy đủ của truyện kể (như những đoạn kể về Nguyễn Ánh ghi trong sách Quốc sử quán triều Nguyễn). Với những văn bản sử chỉ còn giữ một phần chất dân gian thì không thể xem toàn bộ văn bản là truyện dân gian, như các “giai thoại” lấy từ các trang viết của Đại Việt sử ký toàn thư: Chó trong nhà, cắn người lạ vì không phải là chủ nó, Thà làm quỉ nước Nam không thèm làm vương đất Bắc, Không ngại việc đánh giặc chỉ sợ lòng dân có theo hay không theo [93].

1.2.2.2. Nhóm tư liệu biên khảo, nghiên cứu lịch sử, văn hóa… thời kỳ trước 1975

đến nay

Tư liệu biên khảo, nghiên cứu lịch sử, văn hóa xã hội, tự điển ngôn ngữ, địa phương chí, nhân vật chí, thần tích…, thường ở hình thức lời kể tương truyền cũng là một kênh thu nhận, góp phần lưu giữ nguồn truyện dân gian. Trong đó, tư liệu ghi chép về nhân vật liên quan đến nghi lễ, tín ngưỡng có khả năng chứa sự tích, tức có nguồn gốc từ một truyền thuyết hay giai thoại nào đó. Đây là nguồn sưu tầm điền dã gắn với những di tích văn hoá vật chất (đền, chùa, miếu, võ…) (như Sổ tay hành hương đất phương Nam [208]). Tuy nhiên, các công trình này không xem truyện dân gian là đối

37

tượng nghiên cứu mà chỉ coi đó là tư liệu hỗ trợ nên khi tập hợp nguồn truyện cần chọn

lọc lại văn bản.

Tác giả bộ Sưu khảo các tỉnh, thành năm xưa đã bộc bạch: “Chúng tôi thích làm văn hóa, viết sách, sưu khảo, tìm hiểu non sông gấm vóc…” [111,2]; “đã lê gót, dấn thân khắp nẻo đường đất nước để cống hiến cho bạn đọc những di tích lịch sử non nước nhà” [117,84], “ghi lại những gì tai nghe mắt thấy hoặc do người dân nơi đây kể lại[118,92]. Mặc dù đây không phải là loại tư liệu sưu tập (truyện kể ít, sắp xếp thể loại còn đơn giản) nhưng nhìn chung đã ghi chép từ thực địa những mẩu truyện dân gian về nhân vật lịch sử Nam Bộ mà hầu hết đã được sách sưu tập về sau biên soạn, “nhuận sắc” lại. Một số sách biên khảo lịch sử, bài viết liên quan các nhân vật Nam Bộ đã góp nhặt những mẩu truyện tương truyền, mặc dù còn khá ít ỏi (như Theo dấu Bùi Hữu Nghĩa [85], Vài giai thoại có dính líu tới cụ Lãnh binh Trương Định trong Tập san Sử Địa [226]…).

Sau 1975, các tư liệu dạng này đa dạng hơn. Tiêu biểu là trong các Kỷ yếu Hội thảo khoa học, có những truyện thu thập từ lời kể trong dân gian địa phương, như về Nguyễn Hữu Cảnh, Trương Định, Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa…

Các tư liệu nghiên cứu lịch sử, văn hóa địa phương có xu hướng sử dụng những mẩu truyện dân gian về nhân vật lịch sử như nguồn dữ kiện. Với loại văn bản này, không thể coi toàn bộ là văn bản truyện dân gian mà cần chọn lựa trong đó những mẩu truyện phù hợp (cũng dựa trên những dấu hiệu đặc trưng như: lời mở đầu (“Tương truyền”, “Lời tục truyền”, yếu tố kỳ ảo, môtíp...). Chẳng hạn, Anh hùng kháng Pháp Nguyễn Trung Trực [97], đây là tư liệu lịch sử không thể đồng nhất với tư liệu truyện dân gian (như các trường hợp: Hỏa hồng Nhật Tảo, Nghĩa binh đánh giặc ở Vàm Răng, Ông Nguyễn diệt giặc ở Kiên Giang...)… Hay Sổ tay hành hương đất phương Nam [208], đây là sách sưu khảo về văn hóa, lịch sử địa phương, có những văn bản mang tính chất ghi chép lịch sử như: Đốc binh Bùi Quang Diệu, Nguyễn Văn Quá…, trong khi các bản kể như Ông Cử Đa, Lê Quang Quan… có thể đưa vào hệ thống truyện về nhân vật lịch sử, những lời truyền tụng về sự kiện, nhân vật như những sự tích được kể.

1.2.2.3. Nhóm tư liệu sưu tập truyện dân gian thời kỳ trước 1975 đến nay

Đây là loại tư liệu chủ yếu cho thấy diện mạo của nền văn học dân gian Nam Bộ, tạo cơ sở cho việc khảo sát, nghiên cứu.

Thời kỳ trước 1975, tập sách Chuyện xưa tích cũ của Sơn Nam, Ngọc Linh đã tập hợp một số truyện kể về nhân vật, song còn ít và xếp lẫn với các loại truyện khác.

Thời kỳ sau 1975, tư liệu sưu tập truyện dân gian khá nở rộ. Trong đó có sách sưu tầm điền dã, loại tư liệu chuyên biệt. Các tuyển tập Thơ văn Đồng Tháp, Văn học

38

dân gian Đồng bằng sông Cửu Long, Văn học dân gian Sóc Trăng, Văn học dân gian Bạc Liêu, Văn học dân gian Châu Đốc... cho thấy một diện mạo tư liệu mới của truyện dân gian Nam Bộ. Về cơ bản, các tư liệu đã ghi chép, văn bản hóa theo hình thức ghi lại nguyên văn những truyện kể lưu hành ở địa phương hoặc có bước chỉnh lý văn bản theo đặc điểm truyện dân gian mà các tác giả sưu tầm, biên soạn quan niệm. Nhìn chung, các tư liệu này đã cố gắng giữ lại dấu ấn đời sống dân gian của các truyện kể.

Tuy nhiên, nguồn tư liệu có sự trùng lặp nhiều. Như truyện về Phan Văn Trị, tư liệu cổ nhất là Phan Văn Trị (1830-1910) phụ: Học Lạc - Nhiêu Tâm (1956), tư liệu này được lặp lại trong Kho tàng giai thoại Việt Nam (1998). Hay cùng một truyện kể lại có mặt trong bốn tư liệu của một tác giả biên soạn (Giai thoại dân gian Đồng Tháp Mười, Truyền thuyết Thiên Hộ Dương - Đốc binh Kiều…), hay lặp lại sách khác (có truyện chú thích nguồn). Có trường hợp, do điều kiện khách quan, một số truyện kể bị trùng lặp, như truyện Giết hổ cứu bạn [99], Tại sao mộ Phật thầy Tây An không đắp nấm [182], Nãi chuối cau cúng dường cho Thầy Tây An cư sĩ [160] đã in trong Kỳ tích núi Sam [21]. Hay do việc thay đổi địa giới hành chính Nam Bộ trước đây, như khi xuất bản Vĩnh Long xưa [120], một trấn lớn bao trùm một góc miền Tây mà Sa Đéc, Bến Tre là vùng thuộc Long Hồ ngày trước, tác giả nhắc lại các nhân vật đã nói đến ở Sa Đéc xưa [118], Kiến Hoà xưa [117].

Các tư liệu đặt ra vấn đề biên soạn, văn bản hóa truyện dân gian. Văn bản hóa tác phẩm văn học dân gian là xác lập cho tác phẩm một hình thức ngôn từ cụ thể. Việc ghi chép rất cần thiết, bởi “những lời truyền khẩu đáng nghe song cũng dễ thoảng qua hay chìm mất” [132,3]. Trên thực tế, các tác phẩm văn học dân gian được phổ biến, lưu hành không chỉ bằng phương thức truyền miệng mà còn bằng văn bản. Về bản chất, con đường hình thành tác phẩm văn học dân gian trong mối liên hệ với việc văn bản hóa mang tính chất một quá trình tái tạo, trong đó những sáng tác được ghi chép được cố định văn bản, khi phổ biến ra, đến lượt nó sẽ trở thành tác phẩm truyền miệng. Không chỉ nhân dân sáng tác và lưu truyền mà các nhà sưu tầm, biên soạn qua nhiều thế hệ cũng đã góp phần không chỉ trong việc sưu tầm, phục hồi, chỉnh lý các tác phẩm văn học dân gian phong phú và đa dạng.

Việc ghi chép, biên soạn truyện dân gian ngay từ thời kỳ trước 1975 đã khá phức tạp. “Không ít văn bản đã xa rời lối kể của dân gian - lối kể mà người ta còn có thể tìm thấy trong đời sống để đối chiếu một cách dễ dàng” [148,64]. Khuynh hướng này về sau có chiều hướng gia tăng với những dạng thức khác nhau. Với tư liệu truyện dân gian Nam Bộ, nhiều truyện kể được biên soạn lấy từ tư liệu lịch sử hay văn hóa, xã hội, trong đó, sự có mặt “yếu tố chính sử xen lẫn những tình tiết dã sử” nhiều khi do

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2023