Khác Biệt Giữa Truyện Kiều Và Tiểu Thuyết Tài Tử Giai Nhân - Nhìn Từ Vấn Đề Số Phận Của Tài Tình.

tuyến và gián tiếp (giao tiếp qua tiểu thuyết), thì quan viên và ả đào trong hát nói và ca trù thì trực tiếp và hai chiều, biểu hiện là quay về với diễn xướng dân gian, ở đó, cả quan viên (tài tử) và ả đào (giai nhân) cùng tham gia vào sáng tạo ra hát nói và ca trù, trong một không gian thật, âm nhạc thật, có sự tham gia trực tiếp ít nhất là hai người trở lên. Nó là có thực. Còn tài tử và giai nhân trong tiểu thuyết tài tử giai nhân là tài tử và giai nhân trong mộng. Do vậy, sự chuyển đổi tên gọi gắn liền với sự chuyển đổi bản chất và tính chất sinh hoạt của thể loại. Xét về bản chất quan viên và ả đào cũng là những tài tử và giai nhân, chí ít cũng là những con người phong lưu. Nhưng nội hàm của hai cặp khái niệm đã thay đổi về chất trong đó, cặp đôi tài tử giai nhân gắn với tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Hoa và truyện Nôm tài tử giai nhân Việt Nam, thực chất là không có trong hiện thực. Còn quan viên và ả đào là tài tử giai nhân bằng xương bằng thịt. Nhìn từ góc này thì đây chính là một đặc trưng quan trọng của hát nói- ca trù.

Hai là, nếu nhìn văn học Việt Nam trung đại từ góc nhìn “tính” (hiểu là bản năng) thì có sự chuyển biến theo hướng: nếu như văn học trước nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX là kiềm toả “tính”/ diệt trừ “tính” thì văn học thời kỳ này là sự cởi bỏ “tính”. Nó thể hiện rõ nhất qua các nhân vật trung tâm của mỗi giai đoạn. Giai đoạn trước, nhân vật trung tâm là nhà sư và nhà nho chính thống (đặc trưng của nhân vật này là kiểm soát, kìm toả, diệt bỏ tính) thì nhân vật giai đoạn này dấu hiệu “tính” thể hiện có sự góp mặt của giai nhân - kĩ nữ - ả đào và nhân vật là nhà nho tài tử ( thị tài và đa tình). Trong đó, chúng tôi cho rằng Truyền kỳ mạn lục với cặp đôi là văn nhân và hồn ma, tinh mộc, yêu quái là trung gian. Quan hệ này có thể gọi là quan hệ nguyên nhân kết quả, nguyên nhân càng sâu thì kết quả càng đậm. Nguyên nhân càng kéo dài thì sự tích tụ càng mạnh và bùng phát càng ghê gớm. Nếu như giai đoạn văn học trước nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX là nguyên nhân thì nguyên nhân tích tụ, sự kìm toả “tính” tích tụ quá lâu ( khoảng VIII thế kỉ) và vì vậy sự bùng phát “tính” (tình yêu bản năng) vô cùng mạnh mẽ. Thể hiện rõ rệt nhất là chưa đầy một thế kỉ mà có đền ba cặp nhân vật trung tâm đều có sự hiện diện của giới tính nam nữ, tình yêu tự do. Nó như là một sự bù đắp cho sự thiếu hụt.

Ba là, Nếu nhìn lịch sử văn học Việt Nam trung đại từ giới tính thì có thể thấy: nếu như văn học giai đoạn trước là “nam hoá” (nam giới đóng vai trò chủ đạo: tác giả nhà sư

và nhà nho, nhân vật nhà sư và nhà nho và tư tưởng phật giáo: dấu hiện nam quyền là không có phật là phụ nữ, Quan Âm Bồ Tát nguyên hình là đàn ông, vào Trung Quốc và Việt Nam mới trở thành đàn bà và nho giáo: bảo vệ nam quyền) thì giai đoạn này “nữ hoá” (tác giả : Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du là đại biểu phụ nữ, các tác giả khác là nam giới nhưng dưới cảm hứng thân phận phụ nữ; nhân vật: giai nhân, kĩ nữ, ả đào, và tư tưởng cởi bỏ trói buộc nho giáo, công nhận thân phận và quyền lợi phụ nữ).


3.2. Khác biệt giữa Truyện Kiềuvà tiểu thuyết tài tử giai nhân - nhìn từ vấn đề số phận của tài tình.

Trong Truyện Kiều, Kiều bị vùi dập ở chốn nhà chứa. Những trắc trở mà Kiều gặp phải rất khác với các nhân vật nữ khác ở Tái Sinh Duyên, Bình Sơn Lãnh Yến, Ngọc Lê Kiều, Hoa tiên Phan Trần… Các nhân vật trong tiểu thuyết tài tử giai nhân và truyện thơ Nôm tài tử giai nhân đều trải qua thử thách khác nhau. Lãnh Giáng Tuyết và Sơn Đại khó khăn đơn thuần chỉ là quá trình tìm gặp người mình yêu. Từ Hoa tiên, Phan Trần đến Truyện Kiều tài nữ trong ba tác phẩm này, những bất hạnh mà các tài nữ này trải qua là không giống nhau, trong đó Kiều là bất hạnh nhất. Thứ nhất, tần suất tai họa nhiều gấp nhiều lần so với các tài nữ trong Hoa tiên Phan Trần, thứ hai mức độ nghiêm trọng thì những tổn thương của Kiều là vô cùng nghiêm trọng cả về thể xác và tinh thần.

Trước hết là tần suất gặp khó khăn, trẳc trở. Trong Hoa tiên, Dao Tiên chỉ thực sự ba lần gặp khó khăn, thử thách. Đầu tiên là biết tin Lưu Công gả Lương Sinh cho Ngọc Khanh - nàng đau khổ, trách chàng không chung tình. Lần thứ hai cha Dao Tiên bổ đi làm quan ở Kinh Đô, nhà Dao Tiên dọn lên Kinh Đô, từ đó càng làm tăng thêm sự biệt li. Thứ ba, tin Lương Sinh tử trận, làm cho nàng rất đau lòng. Trong Phan Trần, những khó khăn mà Trần Kiều Liên trải qua khá đơn giản : Kiều Liên và Trần phu nhân chạy loạn, Kiều Liên đi tu, sau đó tình cờ gặp Phan Tất Chánh. Chúng ta nhìn sơ đồ những trắc trở mà Kiều phải trải qua: Gia đình gặp tai biến - bán mình chuộc cha (chuẩn bị thất tiết) - gặp Mã Giám Sinh (thất tiết) - vào lầu xanh lần 1(chuẩn bị thành kĩ nữ) - gặp Sở Khanh (chính thức qui phục Tú Bà, trở thành gái lầu xanh) - gặp Thúc Sinh (Tình yêu đẹp, hạnh phúc, chuẩn bị cho tài họa tiếp theo) - gặp Hoạn Thư (nhục nhã ê chề) - vào lầu xanh lần

2 - gặp Từ Hải (cuộc đời Kiều thay đổi - hạnh phúc nhất) - vào tay Hồ Tôn Hiến (bi thương nhất) - vào tay thổ quan (đỉnh điểm bi kịch) - đoàn tụ. Như vậy, xét về số lần trắc trở, Kiều đối mặt với tổng cộng trên dưới mười lần, trong khi đó Hoa tiên, Dao Tiên chỉ gặp khó khăn ba lần, Trần Kiều Liên gặp khó khăn thực sự một lần. Nhưng đáng chú ý hơn cả, những khó khăn mà Dao Tiên hoặc Trần Kiều Liên gặp phải chỉ là những tình huống khá đơn giản, phương thức giải quyết cũng nhanh gọn, như Trần Kiều Liên, chỉ cần nhận ra Phan Tất Chánh là đoàn viên, Dao Tiên có phức tạp hơn một chút nhưng không quá khó khăn, Lương Sinh được giải vây là mọi chuyện đâu vào đấy. Đặc biệt Dao Tiên và Trần Kiều Liên không gặp phải những đau đớn bất hạnh kiểu như Kiều gặp phải, đó là hai lần vào nhà chứa. Đây là sự đau đớn, nhục nhã nhất đối với người con gái. Dao Tiên chỉ đau khổ nhất thời về mặt tình thần khi nghe tin người yêu đã phụ tình và hi sinh ngoài chiến trận, nhưng sau khi hiểu rõ mọi việc thì không hề lưu lại một vết thương tinh thần nào.

Tóm lại, sự khác biệt giữa Dao Tiên, Trần Kiều Liên và cả các nhân vật như Sơn Đại, Lãnh Giáng Tuyết (Bình Sơn Lãnh Yến)… và Kiều là ở chỗ, Dao Tiên, Trần Kiều Liên, Sơn Đại, Lãnh Giáng Tuyết… đều bảo toàn được chữ “trinh”. Còn Kiều chỉ giữ được “trinh” trong tâm linh. Để thấy rõ hơn sắc thái chua xót khi Nguyễn Du viết về Kiều, chúng ta đọc nguyên tác của Thanh Tâm Tài Nhân: “nàng mới nói ra rằng….Chữ “trinh” đã từng chịu nhục của thiếp, chỉ còn một sợi mong manh, ví thử lại đem cái sợi đó làm ô nhục lần nữa, thì thiếp sẽ phải xương héo hình mòn, tất nhiên sẽ không thể hầu hạ khăn lược đầu cho chàng được nữa” [40, tr. 394]. Không kể lại sự việc như trong nguyên tác, bằng những từ như “chút”, “dày”, “tan”, Nguyễn Du chú ý nhấn mạnh sắc thái cảm xúc và sự đau xót của Kiều khi nói với Kim Trọng. Hay nói như thi pháp học, nếu như trong nguyên tác là điểm nhìn của người kể chuyện kể về Kiều thì trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã chuyển điểm nhìn vào bên trong nhân vật, tức là Kiều tự nói ra cảm xúc của mình. Hay nói như phong cách học, Nguyễn Du không kể lại sự việc nữa mà đi sâu vào phân tích nội tâm nhân vật. Chính di chuyển điểm nhìn và phân tích nội tâm, tâm lý nhân vật làm cho sắc thái đau xót, cảm xúc cay đắng nhục nhã của Kiều ám ảnh hơn nguyên tác rất nhiều.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

Chữ trinh còn một chút này

Chẳng cầm cho vững lại dày cho tan.

Truyện Kiều nhìn trong hệ thống tiểu thuyết tài tử giai nhân - 13

Chữ “trinh” tâm linh, “còn một chút này” là dấu ấn của tình yêu tài tử giai nhân. Là cái gỡ lại cho Kiều nguyên hình là một giai nhân. Còn thực tế, tấm thân của nàng như “hoa tàn” (hoa tàn không phải là héo. Hoa héo là do hiện tượng tự nhiên, hoa tàn là do bị “vầy” nhiều, một cách nói hết sức chính xác nhưng đau xót của Nguyễn Du). Khi nói đến xác thịt, Kiều như con én “sợ làn dây cong”:

Thiếp như con én lạc đàn,

Phải cung, rày đã sợ làn dây cong

thì nó trở thành một nỗi sợ hãi tiềm thức. Nó là nỗi sợ hãi của kĩ nữ, ả đào đã quá nhiều lần phải tiếp khách, bị “vầy” quá nhiều, thân thể đã “tàn” tạ rồi. Nguyễn Du quả là “sâu sắc nước đời” khi Kim Trọng đả động đến vấn đề thân xác, Kiều mới xót xa thốt lên rằng:

- Lại như những thói người ta, Với hương dưới đất, bẻ hoa cuối mùa.

Giở nhơ giở nhuốc bày trò,

Còn tình đâu nữa là thù đấy thôi!

- Chữ trinh còn một chút này

Chẳng cầm cho vững lại giày cho tan.

Còn nhiều ân ái chan chan, Hay gì vầy cái hoa tàn mà chơi.

Cảm giác thân xác không còn, điều kiện vật chất cơ bản của tình yêu không còn, ả đào, kĩ nữ, thực đúng như “cái hoa tàn”. Nó có còn gì nữa đâu mà “vầy”, hay hón gì nữa mà “chơi”. “Vầy” “hoa tàn” càng thêm đau xót, đau xót hơn khi Kiều nghĩ lại: “Nhị đào thà bẻ cho người tình chung”. Chỉ có thân phận của kĩ nữ, ả đào mới có cảm giác thân phận đau xót này. “Có thể nói rằng, ở nước ta cuối thế kỉ XVIII và thế kỉ XIX, những phụ nữ sống bằng việc đem tài đàn, tài thơ và khi cần có thể cả thân xác phục vụ thú ăn chơi giải trí cho giới đàn ông như Đạm Tiên, Thuý Kiều là một sự thật. Chúng tôi cho rằng

ngay cả người tài nữ Hồ Xuân Hương lừng danh cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX rất có thể là một ả đào như thế”[52,tr. 297].

Những nhân vật để lại trong lòng người đọc sự nhức nhối, đau xót, hoặc những mối tình bi kịch như một yếu tố tự nhiên sẽ ám ảnh người đọc trên toàn thế giới. Kiều - kĩ nữ - ả đào là một kiểu nhân vật thuộc loại hình này. Đây có thể là một câu trả lời mà ông Lâm Thìn (Nhà nghiên cứu tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Quốc) ấm ức bấy lâu, tại sao “xuất khẩu” ra ngoài rồi mà lạ có tiếng vang trong nước và nổi tiếng trên thế giới. Đây chính là bí ẩn mà ông Lâm Thìn gọi là “hiện tượng Truyện Kiều”. (ông Lâm Thìn băn khoăn không hiểu tại sao, Kim Vân Kiều xuất khẩu sang Việt Nam, sau đó trở về Trung Quốc với cái tên mới là Truyện Kiều, hay Đoạn trường tân thanh của tác giả Việt Nam là Nguyễn Du, sau đó nổi tiếng thế giới với tên mới này, (Xem Thêm, Nghiên cứu câu chuyện Vương Thuý Kiều, phần mục lục tài liệu tham khảo luận văn này)

Chúng ta hãy điểm lại những tác phẩm văn học làm day dứt lòng dân Việt Nam từ xưa đến nay, không phải ngẫu nhiên những tác phẩm day dứt nhất, nhức nhối nhiều người nhất, tất cả đều liên quan đến tình yêu, hay nói đúng hơn là bị kịch tình yêu: Một là cô Mị Châu đáng thương hay đáng trách (Mị Châu - Trọng Thuỷ), bi kịch tình yêu Trương Chi, trách anh chàng Trương Chi không “biết thân mình biết phận mình”, hay trách cô Mị Nương không dám hết mình với tình yêu, án oan giết chồng hẳn còn làm nhức nhối cả dân tộc hàng nghìn năm nữa (Quan âm Thị Kính). Và bây giờ là Kiều - một nỗi đau dân tộc.

Mối liên hệ của những tác phẩm trên là ở chỗ nào? Theo chúng tôi, bề ngoài chúng chẳng có liên quan gì đến nhau. Nhưng từ trong vô thức, nó có cùng một điểm chung là làm tâm thức cả dân tộc nhức nhối, không yên! Tại sao vậy? nó nhức nhối cả dân tộc là vì nó đã xác nhận một sự thật và không chấp nhận một sự thật. Xác nhận tình yêu là bi kịch. Nhưng không chấp nhận để tình yêu bi kịch. Nó vừa là dũng cảm nhưng cũng yếu hèn. Từ chiều sâu của nó, qua Kiều chúng tôi cho rằng có tiếng hát - khóc của Trương Chi, có tiếng kêu oan của Thị Kính, và có cả hồn ma của những cô gái trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ.

Tình yêu Trương Chi - Mị Nương là không thể xảy ra (hoặc tình yêu Mị Châu - Trọng Thuỷ, tình yêu tài tử giai nhân Kim Trọng - Thuý Kiều, thậm chí cả Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc). Đây là sự xác nhận, thừa nhận bi kịch tình yêu (đã viết thành truyện, đã lưu truyền). Nhưng không chấp nhận để tình yêu này bi kịch. (Biểu hiện là luôn nhức nhối, tìm hiểu, chiêu tuyết, biện giải cho cả Trương Chi và Mị Nương. Các trường hợp trên cũng tương tự, ngày nay vẫn còn chiêu tuyết). Mị Nương trong Trương Chi đáng thương (Nguyễn Du viết: Đau đớn thay phận đàn bà), không chỉ bi kịch Trương Chi mà còn là bi kịch Mị Nương. Bi kịch thân phận. Bi kịch tình yêu của con người không được yêu. Đàn bà trong xã hội cũ đều bi kịch. (Đau đớn thay phận đàn bà). Đây là thông điệp xuyên suốt, trở đi trở lại từ Trương Chi, Mị Châu - Trọng Thuỷ, Quan âm Thị Kính, Truyện Kiều, Thơ Hồ Xuân Hương, cả Liêu Trai chí dị Hồng lâu mộng nữa. Mị Châu là bi kịch tình yêu Mị Châu. Bi kịch thân phận. Thị Kính cũng là bi kịch thân phận. Bi kịch tình yêu. Kiều là bi kịch thân phận. Bi kịch tình yêu. Lâm Đại Ngọc là bị kịch thân phận (không chỉ Lâm Đại Ngọc, nhân vật nữ trong Hồng lâu mộng đa phần chết trẻ). Bi kịch tình yêu. Bi kịch tình yêu là bi kịch chung của người đàn bà trong xã hội cổ truyền phương Đông. Trương Chi, Mị Châu - Trọng Thuỷ là bi kịch của những kẻ yêu nhau mà không đến được với nhau, không sống được với nhau. Bi kịch Quan âm Thị Kính là bi kịch của những kẻ đã sống được với nhau nhưng hạnh phúc không kéo dài. Truyện Kiều là bi kịch của những kẻ sống với nhau mà không còn tình yêu (Kim - Kiều), Sống với nhau nhưng hạnh phúc không kéo dài (Kiều - Thúc Sinh, Kiều - Từ Hải). Hồng lâu mộng là bi kịch tình yêu đẫm máu tự đào hố chôn tình yêu của mình.

ở tầng sâu triết học của nó, xã hội cổ truyền phương Đông (Nho giáo là hạt nhân), không có chỗ chỗ tình yêu tự nhiên. Đây cũng là lí do chính yếu giải thích cho sự xuất hiện sớm bi kịch tình yêu, và loại hình tác phẩm viết về tình yêu mãnh mẽ, mãnh liệt, có từ rất sớm như vậy (Trung Quốc có Kinh Thi, Sở Từ, Tạp Kịch Minh Thanh, truyền kỳ, ở Việt Nam trong ca dao, truyện truyền kỳ, truyện Nôm). Tình yêu là bản năng tự nhiên. Trói buộc nó, chế ngự nó càng bùng phát dữ dội. Đây là nguyên nhân cốt tử giải thích cho hàng loạt những bi kịch tình yêu xuất hiện liên tục trong văn học Trung Quốc và văn học Việt Nam. Chúng tôi cho rằng tất cả các tác phẩm viết về tình yêu, ở những mức độ

khác nhau, cả ở Việt Nam hay Trung Quốc, thậm chí cả Nhật Bản (Truyện Genji) và Hàn Quốc (Xuân Hương truyện), đằng sau đó đều là bi kịch tình yêu người phụ nữ, kể cả những tác phẩm kết thúc viên mãn. Tình yêu tự nhiên càng trói buộc, càng bùng phát mạnh mẽ. Đây chính là chỗ nói lên sự không hoàn hảo, hay sự thiếu sót của triết học phương Đông, thiếu sót cốt tử. Những triết gia phương Đông biết vậy, nhưng lực bất tòng tâm. Thay đổi tư duy triết học thì không thể tồn tại (triết học Hàn Phi Tử mới là triết học nhân văn đúng nghĩa, tư tưởng bản tính con người là ác, xem thêm Nhân tính của người Trung Quốc, Tác giả Le O, dịch Trần Anh Tuấn, Nxb Công an Nhân dân, 2007).

Lịch sử loại truyện tình yêu này là lịch sử không ngừng xác nhận và không ngừng chấp nhận bi kịch tình yêu này. (nếu khẳng định mà không chấp nhận thì tìm một lối rẽ khác, Liêu Trai chí dị (tình yêu người và hồ ma) như Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài hoá bướm, bất tử hoá, tiểu thuyết tài tử giai nhân “đuổi hình bắt bóng”, nhu nhược, “bắt tay” với lễ giáo, “quỳ trước công đường” (chờ lệnh vua ban hôn). Thực chất đây là sự chấp nhận bi kịch, nhưng tự an ủi mình, nguồn gốc đẻ ra phép thắng lợi tình thần). Tiểu thuyết tài tử giai nhân là sự “nắn gân”, “đánh động” lễ giáo phong kiến, mở đường cho cuộc tuyên chiến với triết học phương Đông (chỉ nói Trung Quốc, nho gia là hạt nhân). Hồng lâu mộng đương đầu trực diện với lễ giáo phong kiến và tuyên chiến với Nho gia. Tào Tuyết Cần “khuyên” lễ giáo phong kiến và Nho giáo nên hồi đầu nhận thức lại.

Tào Tuyết Cần đã ngộ ra bi kịch này. ông thực sự đồng điệu và hoá thân vào nỗi đau của nhân vật nữ. Máu của ông thấm trên từng trang giấy, “chữ chữ toàn bằng huyết”[2, tr. 18], “Văn chương bất hủ cổ kim đều viết bằng huyết lệ” (Lâm Ngữ Đường). Đại Ngọc chôn hoa là nói lên tất cả. Tào Tuyết Cần đã dũng cảm xác nhận, thừa nhận bi kịch này thay các tài tử “Giang Nam một dải”. Nguyễn Du uất hận thừa nhận bi kịch này thay Nguyễn Huy Tự, Phạm Thái… (đau đớn thay phận đàn bà, nửa chừng xuân thoát gãy cành thiên hương, Hay gì vầy cái hoa tàn mà chơi, Vớt hương dưới đất, bẻ hoa cuối mùa, Giở nhơ giở nhuốc bày trò, ..)…( Nguyễn Du khi hấp hối không uống thuốc, không nói gì). Có thể nói, Tào Tuyết Cần là một trong những người sớm tiến hành phản tư văn hoá truyền thống Trung Quốc quyết liệt nhất. Hồng lâu mộng ra đời là đánh dấu đỉnh điểm đòi tình yêu tự nhiên trong tiểu thuyết tài tử giai nhân . (chúng tôi cho rằng, Hồng lâu

mộng là tác phẩm đỉnh cao nhất của tiểu thuyết tài tử giai nhân). Vì là đỉnh điểm nên nó là tác phẩm bi kịch nhất: Lâm Đại Ngọc chôn hoa, xác nhận và thừa nhận bi kịch lớn này. Tuyên chiến với lễ giáo đồng nghĩa với tìm đến bi kịch tình yêu. (tình yêu và lễ giáo về bản chất là đối lập. Lễ giáo tu thân, khắc kỷ, kìm nén bản năng, tình yêu tự nhiên, là nở phát bản năng). Do vậy, Hồng lâu mộng là tác phẩm thuộc dòng tiểu thuyết tài tử giai nhân, nhưng nó là “đứa con ngoài giá thú”, dũng cảm nhất, quyết liệt nhất và bi kịch nhất. Vì dũng cảm nhất, quyết liệt nhất, bi kịch nhất, nên cũng là vĩ đại nhất. Lâm Đại Ngọc ám ảnh nhất. Lâm Đại Ngọc làm nhoè đi tất cả giai nhân khác dòng tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Quốc. Truyện Kiều là tác phẩm thuộc dòng truyện thơ Nôm tài tử giai nhân, nó cũng là “đứa con ngoài giá thú”, quyết liệt nhất, dũng cảm nhất và bi kịch nhất. Kiều làm lu mờ các giai nhân khác: “Có Thuý Kiều Dao Tiên trở thành mờ nhạt” [17, tr. 177]. Truyện Kiều là đỉnh cao nhất của loại truyện thơ tài tử giai nhân Việt Nam. Nói cho khách quan, Truyện Kiều bỏ xa không chỉ truyện thơ Nôm tài tử giai nhân Việt Nam mà bỏ xa tiểu thuyết tài tử giai nhân Minh Thanh, sánh vài cùng Hồng lâu mộng. Bởi: Nếu chúng ta coi một tác phẩm văn học là tài sản chung của nhân loại, phải có chiều sâu triết học nhận thức về con người thì:

Từ trong vô thức, Tào Tuyết Cần và Nguyễn Du đều xác nhận một luận điểm mang tính nhân thức luận triết học: bản tính con người là ác. Nhận thức của Nho gia về bản tính thiện của con người đang tồn tại nhiều điều bất ổn, thiếu sót, thậm chí sai lầm. Chúng tôi có thể suy luận như thế này. Nguyễn Du viết: “Đau đớn thay phận đàn bà” (Truyện Kiều), trong Độc Tiểu Thanh ký ông lại viết:

Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như (Trả biết ba trăm năm lẻ nữa

Người đời ai khóc Tố Như chăng?)

ông khóc cho đàn bà, khóc cho Tiểu Thanh, sau đó khóc cho mình (xin nhớ lại Nguyễn Du trước khi chết còn điều u uất không nói ra được được, trong Truyện Kiều có nhiều câu mà nói như thi pháp học là ngôn ngữ nửa trực tiếp: “Biết thân mình biết phận mình thế thôi, giật mình mình lại thương mình xót xa) có thể suy luận: “Đau đớn thay

Xem tất cả 158 trang.

Ngày đăng: 30/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí