Truyền Thuyết Về Người Anh Hùng Mở Cõi, Chống Nạn Xâm Lấn Từ Giai Đoạn Trước Khi Thực Dân Pháp Xâm Lược Trở Về Trước (N.2.1.)

71

thần) hay thánh thần mới là những biểu tượng mơ hồ của sự sợ hãi, phục tùng, mãi đến khi con người biết thờ phụng nhân thần, những người đóng góp công lao cho cộng đồng, là ý thức tôn thờ những bậc tiền nhân khai sơn phá thạch thì mới đạt được chân giá trị. Đây cũng chính là một cơ chế tinh thần củng cố sức mạnh cố kết cộng đồng thôn ấp, tạo nên những giá trị văn hóa truyền thống.

Theo chân các chúa Nguyễn, Phật giáo đã đến xứ sở Đàng Trong (chúa Nguyễn Phúc Chu được mệnh danh là “Quốc chúa - Bồ tát” với công tích hoằng pháp về phương Nam). Ở vùng đất mới khai phá, nhu cầu tâm linh hết sức thiết thực, Phật giáo với tính chất gần gũi và cởi mở đã đáp ứng tích cực yêu cầu nên ngày càng phát triển, trở thành một nhân tố tinh thần đồng hành cùng lịch sử. Theo truyền thống, đây là dòng Phật giáo dân gian mang màu sắc tín ngưỡng bản địa, một hiện tượng văn hóa tâm linh độc đáo của Nam Bộ. Trên nền hiện thực, truyện về các nhân vật tăng sĩ có dấu ấn sâu sắc. Các vị tăng nêu tấm gương hành đạo cao cả vì chúng sinh: Tăng Ân, “người Phật tử xả thân để cứu dân”; Tăng Ngộ lập chùa Tôn Thạnh, đúc tượng Địa Tạng cầu kinh mật niệm giúp đồng bào thoát cơn bệnh dịch (Giồng Ông Ngộ); sư Đạo Trung Thiện Hiếu nguyện hiến xác thân trừ đỉa để “dân chúng được bình yên cày cấy” (Tổ Đỉa)Tiểu kết chương 2

Qua khảo sát, chúng tôi khái quát nội dung đã thực hiện trong chương 2 như

sau:

1. Luận án xác định diện mạo thể loại và cơ cấu văn bản, làm cơ sở để khảo sát

đặc trưng và giá trị hệ thống truyện, một bộ phận truyện dân gian để lại dấu ấn sâu đậm trên những chặng đường lịch sử Nam Bộ, gắn với những điều kiện đặc thù của tiến trình khẩn hoang một vùng đất mới.

2. Luận án đi vào miêu tả nội dung, phân tích đặc điểm cấu tạo của hệ thống truyện. Đồng thời, chúng tôi đưa ra kiến giải về đặc trưng, giá trị nội dung của hệ thống truyện này trên cơ sở những nét đặc thù về điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa Nam Bộ. Luận án cũng phân tích sự xâm nhập lẫn nhau giữa tiểu loại truyền thuyết địa danh và truyền thuyết lịch sử của nhóm truyện, thể hiện sự vận động, biến đổi trong hệ thống thể loại theo đặc trưng của văn học dân gian.

3. Luận án thực hiện việc so sánh, liên hệ với các nhóm truyền thuyết gần gũi trên vùng đất và ở các vùng miền khác, để chỉ ra những nét đặc thù của mảng đề tài, nội dung về khẩn hoang và sự tiếp nối tiến trình của một thể loại truyện dân gian ở vùng đất mới, cũng nhằm làm nổi rõ hơn những đặc trưng của nhóm truyền thuyết được khảo sát chính.

72

CHƯƠNG 3

TRUYỀN THUYẾT VỀ CÁC NHÂN VẬT LỊCH SỬ NAM BỘ LÀ NHỮNG NGƯỜI ANH HÙNG CHIẾN ĐẤU CHỐNG NGOẠI XÂM TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX TRỞ VỀ TRƯỚC

3.1. KHÁI QUÁT HỆ THỐNG TRUYỆN

Như đã nêu, truyền thuyết dân gian Nam Bộ được xây dựng trên chất liệu hiện thực là công cuộc khẩn hoang và chiến đấu chống ngoại xâm của nhân dân Nam Bộ. Đây là bản “trường ca” ngợi ca, tôn vinh tài trí, sự gan góc của những lớp người đi khai sơn phá thạch và lòng yêu nước, ý chí kiên cường của những thế hệ anh hùng chống xâm lược trên vùng đất cuối trời tổ quốc. Đóng vai trò trung tâm của bài ca yêu nước, anh hùng là hệ thống truyền thuyết về các nhân vật lịch sử Nam Bộ là những người anh hùng chiến đấu chống ngoại xâm từ cuối thế kỷ XIX trở về trước nói riêng.

Hệ thống truyền thuyết này kể về lai lịch, công tích các nhân vật lịch sử là những người có công trong công cuộc chiến đấu chống ngoại xâm gắn với tiến trình lịch sử Nam Bộ đến cuối thế kỷ XIX.

Đây là kiểu truyền thuyết về người anh hùng lịch sử, mang âm hưởng bài ca chiến trận. Những cốt truyện lịch sử được xây dựng mang ý nghĩa như những ký ức lịch sử sâu đậm về quá khứ. Trong đó, các truyện kể đã tạo thành những tác phẩm xoay quanh các nhân vật, sự kiện. Về cách thức thể hiện, nhiều truyện kể đã có những môtíp, hình ảnh, chi tiết nghệ thuật... được lựa chọn, tô đậm về nhân vật, thể hiện truyền thống thẩm mỹ trong việc xây dựng hình tượng người anh hùng trong truyền thuyết dân gian. Đồng thời, những truyện kể được truyền tụng có mối quan hệ, sự gắn kết chặt chẽ với các di tích lịch sử, văn hóa (đền thờ, lễ hội...) ở các địa phương.

Hệ thống truyện bao gồm hai tiểu loại: truyền thuyết địa danh (Sông Xá Hương, Đốc binh Vàng, Vàm Hổ Cứ...) và truyền thuyết lịch sử (Oai linh ông Điều Bát làm chấn động đất Trấn Giang, Tài trí của Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân...). Giữa các tiểu loại này có mối quan hệ qua lại, đan xen.

Trong hệ thống truyện, truyền thuyết địa danh xuất hiện không nhiều nhưng có dấu ấn đặc thù. Đó là truyện kể về những vùng đất, xóm ấp, vàm rạch… ghi dấu chiến công hay chứng tích về nhân vật người anh hùng, trở thành những dấu ấn sâu sắc trong tâm tình con người nơi đây. Yếu tố địa danh mang ý nghĩa là chứng tích lịch sử, văn hóa liên quan đến những sự kiện về nhân vật. Đây cũng chính là những truyền thuyết địa danh gắn với cảm hứng lịch sử, biểu hiện của tâm thức lịch sử, đó là hướng niềm tin, lòng tôn kính của nhân dân về với quá khứ lịch sử thông qua địa vật, phong vật: “Lịch sử địa danh chính là lịch sử của làng của nước chắt lọc qua tình cảm của nhân

73

dân” [49,63]. Nói cách khác, đây chính là “cảm hứng sáng tạo được chuyển tải thành hình ảnh, thành những biểu tượng của lòng yêu nước thông qua hình thức giải thích các tên gọi của núi sông” [1,54].

Chúng tôi tập hợp được 91 truyền thuyết và 1 dị bản về những người anh hùng chiến đấu chống ngoại xâm ở Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước, xoay quanh 58 nhân vật lịch sử. Con số thống kê bước đầu cho thấy hệ thống truyện phong phú và dấu ấn đậm nét của nó trong truyền thuyết về nhân vật lịch sử Nam Bộ. Trong hệ thống này, có 9 / 91 truyện (chiếm tỷ lệ 9,8 %) có nói đến nguồn gốc địa danh.

Dựa vào tiêu chí đề tài, nội dung, đặc điểm nhân vật, yếu tố thời gian lịch sử (thời điểm xuất hiện sự kiện về nhân vật), có thể chia hệ thống truyện này thành hai bộ phận: Truyền thuyết về người anh hùng mở cõi, chống nạn xâm lấn từ giai đoạn trước khi thực dân Pháp xâm lược trở về trước và Truyền thuyết về người anh hùng khởi nghĩa chống Pháp đến cuối thế kỷ XIX.

Dưới đây là bảng tổng hợp thống kê, phân loại:

Bảng 3.1. Thống kê, phân loại


Hệ thống truyện

Nhóm truyện

Số truyện, dị bản

Số nhân vật lịch sử

Truyền thuyết về

Truyền thuyết về người anh hùng mở

13

10

người anh hùng

chiến đấu chống

cõi, chống nạn xâm lấn từ giai đoạn

trước khi thực dân Pháp xâm lược trở về

1 db


ngoại xâm từ cuối

trước (N.2.1)



thế kỷ XIX trở về




Truyền thuyết về người anh hùng khởi nghĩa chống Pháp đến cuối thế kỷ XIX (N.2.2)

78

48

trước (N.2)

Tổng cộng


91

1 db

58

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước - 10

Truyền thuyết về người anh hùng mở cõi, chống nạn xâm lấn từ giai đoạn trước khi thực dân Pháp xâm lược trở về trước có 13 đơn vị truyện, 1 dị bản, xoay quanh 10 nhân vật lịch sử. Tư liệu sử có 2 truyện (Đền Lễ Công, Sông Xá Hương), còn lại là tư liệu sưu tầm, biên soạn. Số lượng truyện khá ít ỏi, nhưng đây là những truyền thuyết có ý nghĩa mở đầu về chống ngoại xâm gắn với các nhân vật lịch sử Nam Bộ.

Truyền thuyết về người anh hùng khởi nghĩa chống Pháp đến cuối thế kỷ XIX có 78 đơn vị truyện, xoay quanh 48 nhân vật lịch sử. Qua đó cũng cho thấy dấu ấn sâu sắc của sự kiện lịch sử trong đời sống tinh thần của nhân dân Nam Bộ nói riêng.

Dựa vào nhân vật và trình tự thời gian những cuộc khởi nghĩa chống Pháp có tiếng vang lớn và những cuộc khởi nghĩa chống Pháp khác, chúng tôi tập hợp các

74

truyện kể như sau: Truyện về Trương Định và nhân vật, sự kiện liên quan (14 truyện, 7 nhân vật lịch sử), Truyện về Thiên Hộ Dương và nhân vật, sự kiện liên quan (24 truyện, 12 nhân vật lịch sử), Truyện về Nguyễn Trung Trực và nhân vật, sự kiện liên quan (9 truyện, 2 nhân vật lịch sử), Truyện về Thủ Khoa Huân và nhân vật, sự kiện liên quan (3 truyện, 1 nhân vật lịch sử), Truyện về Trần Văn Thành và các nhân vật trong tổ chức tôn giáo vùng Thất Sơn (7 truyện, 5 nhân vật lịch sử), Truyện về các nhân vật khởi nghĩa khác ở Đông Nam Bộ (14 truyện, 14 nhân vật lịch sử), Truyện về các nhân vật khởi nghĩa khác ở Tây Nam Bộ (7 truyện, 8 nhân vật lịch sử). Các truyện kể nói trên cho thấy thêm vai trò của các nhân vật lịch sử Nam Bộ trong sự hình thành nhóm truyền thuyết về khởi nghĩa chống Pháp. Số lượng và quy mô các truyện về các nhân vật lịch sử không đồng đều. Đa phần truyện kể tập trung ở những cuộc khởi nghĩa có thanh thế lớn và có điều kiện thâm nhập rộng rãi trong nhân dân. Trong đó, truyện về nhân vật lãnh tụ kháng chiến đóng vai trò trung tâm của các truyện của hệ thống này (như truyện về Thiên Hộ Dương, Nguyễn Trung Trực...).

3.2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO

3.2.1. Mô hình cốt truyện

Các truyền thuyết có mô hình cốt truyện truyền thống với lược đồ gồm ba phần, gắn với các tiến trình sự kiện sau:

Tiến trình thứ nhất (1): ghi nhận các yếu tố thời gian, lai lịch, đặc điểm nhân vật (xuất thân, danh tính, chi tiết về nhân thân…), tình huống xuất hiện nhân vật… Tiến trình thứ hai (2): kể công tích, hoạt động của nhân vật, bao gồm: đánh giặc lập chiến công, kỳ tích… Tiến trình thứ ba (3): kết thúc sự kiện, bao gồm chung cục về nhân vật (thắng lợi hay thất trận, hy sinh), sự tri ân, tôn vinh công tích... đối với nhân vật.

Đặc điểm vùng đất / Lai lịch, tình huống xuất hiện nhân vật

(1)

Đặc điểm vùng đất / Lai lịch, tình huống xuất hiện nhân vật

(1)

Đặc điểm vùng đất / Lai lịch, tình huống xuất hiện nhân vật

(1)

Công tích, hoạt động

(2)

Đặc điểm vùng đất / Lai lịch, tình huống xuất hiện nhân vật

(1)

Công tích, hoạt động

(2)

Đặc điểm vùng đất / Lai lịch, tình huống xuất hiện nhân vật

(1)

Công tích, hoạt động

(2)

Chung cục

(kết quả, dấu tích, sự tri ân)

(3)

Công tích, hoạt động

(2)

Mô hình cốt truyện trên được thể hiện ở Bảng 3.2.


Lai lịch, hoàn cảnh xuất hiện nhân vật

(1)

Tài năng, công tích (đánh giặc, lập chiến công…)

(2)

Chung cục (kêt thúc sự nghiệp, sự tri ân…)

(3)

Khái quát về nghệ thuật, chúng tôi xác định kiểu nhân vật của các nhóm truyện gắn với đề tài - cốt truyện như sau:

Bảng 3.3. Thống kê, phân loại kiểu nhân vật, đề tài - cốt truyện


Nhóm truyện

Kiểu nhân vật

Đề tài - cốt truyện

Số truyện, dị bản

Truyền thuyết về người anh

Người anh

Người anh hùng lập chiến

13

75


hùng mở cõi, chống nạn xâm lấn từ giai đoạn trước khi thực dân Pháp xâm lược trở về trước (N.2.1.)

hùng định

quốc, an bang (KNV.2.1)

công hoặc mất do gian lao hay thất trận, hy sinh (ĐT- CT.2.1)

1 db

Truyền thuyết về người anh hùng khởi nghĩa chống Pháp đến cuối thế kỷ XIX (N.2.2.)

Người anh

hùng cứu nước (KNV.2.2)

Người anh hùng với sức khỏe, tài trí và chiến công (ĐT-CT.2.2.1)

78

Người anh hùng với sự thất bại và cái chết kiên cường (ĐT-CT.2.2.2)


Tổng cộng



91

1 db

3.2.2. Những tình tiết, môtíp của các nhóm truyện

Qua khảo sát 91 truyện về những người anh hùng chiến đấu chống ngoại xâm từ cuối thế kỷ XIX trở về trước, chúng tôi thấy có 10 tình tiết và 28 môtíp biểu hiện trong các đề tài - cốt truyện, được thống kê như sau:

Bảng 4.3. Thống kê tình tiết, môtíp


Thứtự

Các tình tiết, môtíp (ký hiệu m)

Tần số xuất hiện

ĐT-CT

2.1

2..2.1 &

2.2.2

1

Người có dấu hiệu khác thường và tài năng lạ (m)

25

1

24

2

Thử tài (m)

2


2

3

Thực hiện mệnh lệnh triều đình

10

10


4

Gươm báu hộ quốc

1

1


5

Mộ binh, tham gia khởi nghĩa

66


66

6

Dân cản đầu ngựa tướng soái

1


1

7

Lời nói trước trận quyết chiến (m)

2


2

8

Nhân vật được giúp sức (m)

3


3

9

Trừng trị Việt gian

1


1

10

Lập mưu lừa giặc (m)

10


10

11

Sáng tạo vũ khí (m)

8


8

12

Thắng trận, lập công (m)

37

6

31

13

Gặp bất ngờ rủi ro (m)

6


6

14

Mất lúc nào không rõ hoặc do một nguyên nhân

2


2

76



nào khác (m)




15

Ẩn tích, phiêu bạt (m)

11


11

16

Đi tìm phương kế phục binh

1


1

17

Lời tiên tri, tuyên bố (m)

3


3

18

Kẻ phản trắc báo tin

7


7

19

Điềm báo cái chết (chiêm mộng) (m)

1

1


20

Cái chết kiên cường (m)

19

6

13

21

Chấp nhận ra hàng vì tính mạng nhân dân (m)

7


7

22

Khước từ khuyến dụ (m)

7


7

23

Làm thơ tuyệt mệnh

2


2

24

Lời nói cuối cùng (m)

7


7

25

Nguyền rủa kẻ thù (m)

4


4

26

Đao phủ khiếp sợ (m)

6


6

27

Nhân vật bị thụ hình (m)

27


27

28

Sự lạ khi đầu rơi (m)

7


7

29

Người dân nhận hung tin (m)

4

1

3

30

Sự linh ứng của thiên nhiên (m)

2


2

31

Hiển linh (m)

24

6

18

32

Tìm nhận thi hài và chôn cất, lập mộ (m)

9

1

8

33

Thờ tự tại chùa, đền miếu, đình... (m)

27

11

16

34

Người dân che mắt giặc (m)

8


8

35

Lưu địa danh, câu ca, thành ngữ... (m)

17

5

12

36

Lời nhắc nhở, bia truyền (m)

5


5

37

Lòng dân ray rứt

2


2

38

Kẻ thù phân bua

1


1


Tổng cộng

382

49

(12%)

333

(88%)

77

3.2.3. Miêu tả những tình tiết, môtíp của các nhóm truyện

3.2.3.1 Truyền thuyết về người anh hùng mở cõi, chống nạn xâm lấn từ giai đoạn trước khi thực dân Pháp xâm lược trở về trước (N.2.1.)

Hệ thống truyền thuyết có 2 / 13 truyện ghi nhận từ chính sử, truyện còn lại lấy từ văn bản sưu tầm, biên soạn (có 1 dị bản).

Hệ thống này có kiểu nhân vật trung tâm là Người anh hùng định quốc, an bang (KNV.2.1). Nhân vật là những bậc danh tướng, hào kiệt, những “cựu thần” nhà Nguyễn, thực hiện trách nhiệm mở cõi về phương Nam, ổn định cương thổ và chống giặc ngoài xâm lấn, được nhân dân nhắc nhở, ngợi ca.

Tương ứng với kiểu nhân vật nêu trên, hệ thống truyền thuyết có đề tài - cốt truyện: Người anh hùng lập chiến công hoặc mất do gian lao hay thất trận, hy sinh (NCT.2.1).

Sơ đồ hóa diễn tiến cốt truyện của những truyện kể thuộc đề tài - cốt truyện này như sau: Quan nhân hay nhân vật thủ lĩnh cộng đồng thực hiện trách nhiệm thắng trận, lập công hoặc hy sinh hiển linh được ghi nhớ, thờ cúng.

Các nhân vật là Người có công định an bờ cõi (NV.2.1.1) và Người có công dẹp loạn ở vùng biên cương (NV.2.1.2).

- Người có công định an bờ cõi (NV.2.1.1)

Nhóm này có 7 truyện: Nguyễn Hữu Cảnh, Hắc Hổ tướng công, Oai linh Hầu tước Sĩ Hòa, Hữu phủ Tống quốc công, Thanh gươm hiển linh, Oai linh Ông Điều Bát làm chấn động đất Trấn Giang, Vồ Ông Bướm.

Nội dung các truyện kể về nhân vật là những quan nhân thực hiện trách nhiệm

đi kinh lý, thảo phạt..., đã lập nên công trận hoặc hy sinh.

Sơ đồ kết cấu cốt truyện của những truyện kể về các nhân vật này như sau: Quan nhân nhận lệnh triều đình đi kinh lý, đánh giặc... thắng trận, lập công hoặc mất do gian lao hiển linh, được ghi nhớ, thờ cúng.

Nhóm tình tiết, môtíp của cốt truyện: -Thực hiện mệnh lệnh triều đình (tần số xuất hiện: 6 lần) -Người có dấu hiệu khác thường và tài năng lạ (m) (1 lần) -Gươm báu hộ quốc (1 lần) -Thắng trận, lập công (m) (5 lần) -Điềm báo cái chết (m) (1 lần) -Người dân nhận hung tin (m) (1 lần) -Hiển linh (m) (3 lần) -Thờ tự trong chùa, đền miếu... (m) (5 lần) -Lưu địa danh, câu ca... (m) (2 lần) (2 tình tiết, 7 môtíp), được miêu tả như sau: Tình tiết Thực hiện mệnh lệnh triều đình

Nhân vật là những quan nhân nhận lệnh của triều đình đi đánh dẹp, trấn giữ biên giới hoặc ổn định dân cư... Như về Nguyễn Hữu Cảnh, văn bản sử ghi: “Thống suất Nguyễn Hữu Kính đi đánh Nặc Chu nước Chân Lạp, thắng trận về đóng ở Lao Đôi...”

78

(/ “Kính lui quân về đóng ở Lao Đôi... ”); hay: “Hầu tước Sĩ Hòa quê Tòng Sơn Thanh Hóa, phụng mệnh đến Long Hồ...” (Oai linh Hầu tước Sĩ Hòa)...

Môtíp Người có dấu hiệu khác thường và tài năng lạ

Môtíp thể hiện một quan niệm có tính chiêm nghiệm: người có tướng mạo dị thường, có tài năng lạ là những con người đặc biệt. Đây là nhân vật xuất chúng, sẽ làm nên những công tích phi thường. Như truyện về Nguyễn Hữu Cảnh kể: “Ngày xưa, lâu lắm, ở Châu Phú có một ông Tướng to lớn, đánh võ rất giỏi, người ông thì đen sì nên người dân gọi là Hắc Hổ tướng công”.

Tình tiết Gươm báu hộ quốc

Tình tiết xuất hiện trong truyện về Tống Phước Hiệp: “... đánh quân Xiêm lập nhiều công trận được tặng gươm báu...” (Thanh gươm hiển linh). Dấu ấn gươm thiêng chỉ mang ý nghĩa một hồi quang sót lại về uy vũ, chính khí của người anh hùng, song cũng tạo nên một ấn tượng mạnh mẽ về hào khí của những trang hào kiệt giữ nước nơi vùng đất phương Nam.

Môtíp Thắng trận, lập công

Đây là môtíp chiến công mang tính đặc trưng của thể loại, được biểu hiện như: “Bất thần quân ta phản công, quân Chân Lạp trở tay không kịp...”, “Xong trận này, quân Chân Lạp ở các vùng lân cận cũng xin hàng....” (Vồ Ông Bướm).

Môtíp Điềm báo cái chết (Chiêm mộng)

Môtíp thể hiện kỳ ảo cái chết của người anh hùng, xuất hiện trong truyện về Nguyễn Hữu Cảnh. Văn bản sử miêu tả sự kiện “khí thiêng về thần” của nhân vật mang màu sắc huyền ảo, với lời đối thoại giữa con người với thần nhân trong giấc mơ đầy ứng nghiệm: “Gặp lúc mưa to gió lớn, núi Lao Đôi lở, tiếng động như sấm. Đêm nằm mơ thấy một người mặt đỏ mi trắng, tay cầm phủ việt bảo: “Tướng quân nên trở về sớm. Ở lại lâu sẽ không có lợi”. Hữu Kính cười nói rằng: “Mệnh ở trời, có phải ở đất này đâu...” (Nguyễn Hữu Cảnh) (hay: “Đêm mơ thấy thần nhân bảo trở về sớm; đem quân về đến Sầm Khê thì mất”). Môtíp Chiêm mộng hay Điềm báo mang ý nghĩa thiêng hóa thực tại. Trong tâm thức văn hóa, giấc mộng ban đêm (mộng dữ) là sự báo trước ít nhiều về một nguy biến sẽ đến. Giấc mơ của vị đại quan là một điềm báo về mệnh trời, với ông, cái chết không đến ngẫu nhiên, bất ngờ. Cuộc đời ông đi theo công đạo, xả thân quên mình nên thần linh soi bước. Đến giây phút cuối cùng, con người trí dũng này cũng không khưỡng cầu sự sống. Điều này cho thấy một nhân cách toàn mỹ.

Sự kiện về nhân vật đã tô đậm quan niệm của nhân dân: “Sống làm danh tướng, chết làm thần”. Với những người anh hùng hy sinh vì nước, nhân vật trở nên uy vũ và

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2023